【#1】Cá Rồng Biển Thân Lá Và Thân Cỏ

Cá rồng biển thân lá (leafy sea dragon, Phycodurus eques) có thân màu vàng đến nâu và được trang điểm lộng lẫy hơn loài cá rồng biển thân cỏ (weedy sea dragon Phyllopteryx taeniolatus) màu hơi đỏ.

Cá rồng biển là một trong những loài sinh vật biển ngụy trang lộng lẫy nhất trên hành tinh. Được trang trí bằng những bộ phận phụ có dạng lá, nhẹ như tơ trên khắp cơ thể, chúng được trang bị hoàn hảo để hòa nhập vào đội ngũ tảo bẹ và rong biển mà chúng sống cùng.

Là loài động vật đặc hữu của vùng nước ngoài khơi đông và nam Úc, chúng có cùng họ hàng với cá ngựa và cá ống (pipefish). Cá rồng biển thân lá có thân màu vàng đến nâu với những bộ phận phụ phủ màu ô-liu tuyệt đẹp. Loài thân cỏ có những bộ phận nhô ra ít sặc sỡ hơn và thường có màu hơi đỏ với những đốm vàng.

Cá rồng biển có mũi nhỏ, rất dài; thân mảnh khảnh được bao phủ bằng những vòng xương; đuôi nhỏ, và không giống như loài cá ngựa cùng họ, chúng không được sử dụng để kẹp chặt. Vây ngực và vây lưng của chúng nhỏ, trắng đục, đẩy chúng tới và định hướng một cách khó khăn trong nước, nhưng dường như chúng rất hài lòng bị cuốn đi và trôi nổi theo dòng nước giống như rong biển. Loài thân lá có thể dài 35 cm, trong khi loài thân cỏ lớn hơn một chút và dài 46 cm.

Giống như cá ngựa, cá rồng biển đực chịu trách nhiệm mang những cá con. Nhưng thay vì dùng túi giống như túi của cá ngựa, cá rồng biển đực có một vùng ấp trứng như bọt biển ở bên dưới đuôi nơi con cái đẻ trứng vào trong giai đoạn cặp đôi. Trứng được thụ tinh trong khi chuyển từ con cái qua con đực. Con đực ấp trứng và đến hạn, đẻ những con cá nhỏ li ti vào nước sau khoảng 4 tới 6 tuần.

Cá rồng biển sống nhờ những động vật giáp xác nhỏ. Người ta chưa biết chúng có bị săn bắt bỡi những động vật khác hay không. Tuy nhiên, chúng thường bị những người lặn biển tìm bắt để nuôi làm cảnh. Thực tế việc bắt chúng như vậy làm giảm số lượng nghiêm trọng đến nỗi vào những năm đầu 1990 Chính phủ Úc đã áp đặt sự bảo vệ hoàn toàn cả hai loài. Sự ô nhiễm và mất nơi sinh sống cũng gây nguy hiểm cho số lượng, gần đây chúng bị xếp vào danh sách các loài sắp nguy cấp.

【#2】Cá Rồng Biển Thân Lá Và Thân Cỏ.

Cá rồng biển thân lá và thân cỏ.

Cá rồng biển thân lá (leafy sea dragon, Phycodurus eques) có thân màu vàng đến nâu và được trang điểm lộng lẫy hơn loài cá rồng biển thân cỏ (weedy sea dragon Phyllopteryx taeniolatus) màu hơi đỏ.

Cá rồng biển là một trong những loài sinh vật biển ngụy trang lộng lẫy nhất trên hành tinh. Được trang trí bằng những bộ phận phụ có dạng lá, nhẹ như tơ trên khắp cơ thể, chúng được trang bị hoàn hảo để hòa nhập vào đội ngũ tảo bẹ và rong biển mà chúng sống cùng.

Là loài động vật đặc hữu của vùng nước ngoài khơi đông và nam Úc, chúng có cùng họ hàng với cá ngựa và cá ống (pipefish). Cá rồng biển thân lá có thân màu vàng đến nâu với những bộ phận phụ phủ màu ô-liu tuyệt đẹp. Loài thân cỏ có những bộ phận nhô ra ít sặc sỡ hơn và thường có màu hơi đỏ với những đốm vàng.

Cá rồng biển có mũi nhỏ, rất dài; thân mảnh khảnh được bao phủ bằng những vòng xương; đuôi nhỏ, và không giống như loài cá ngựa cùng họ, chúng không được sử dụng để kẹp chặt. Vây ngực và vây lưng của chúng nhỏ, trắng đục, đẩy chúng tới và định hướng một cách khó khăn trong nước, nhưng dường như chúng rất hài lòng bị cuốn đi và trôi nổi theo dòng nước giống như rong biển. Loài thân lá có thể dài 35 cm, trong khi loài thân cỏ lớn hơn một chút và dài 46 cm.

Giống như cá ngựa, cá rồng biển đực chịu trách nhiệm mang những cá con. Nhưng thay vì dùng túi giống như túi của cá ngựa, cá rồng biển đực có một vùng ấp trứng như bọt biển ở bên dưới đuôi nơi con cái đẻ trứng vào trong giai đoạn cặp đôi. Trứng được thụ tinh trong khi chuyển từ con cái qua con đực. Con đực ấp trứng và đến hạn, đẻ những con cá nhỏ li ti vào nước sau khoảng 4 tới 6 tuần.

Cá rồng biển sống nhờ những động vật giáp xác nhỏ. Người ta chưa biết chúng có bị săn bắt bỡi những động vật khác hay không. Tuy nhiên, chúng thường bị những người lặn biển tìm bắt để nuôi làm cảnh. Thực tế việc bắt chúng như vậy làm giảm số lượng nghiêm trọng đến nỗi vào những năm đầu 1990 Chính phủ Úc đã áp đặt sự bảo vệ hoàn toàn cả hai loài. Sự ô nhiễm và mất nơi sinh sống cũng gây nguy hiểm cho số lượng, gần đây chúng bị xếp vào danh sách các loài sắp nguy cấp.

【#3】Phát Hiện Mới Về Tập Tính Sinh Sản Của Cá Rồng Biển

Các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng, loài cá rồng biển thân cỏ (weedy seadragon) có các dấu hiệu độc nhất vô nhị và những con đực thường tập trung thành từng nhóm cá thể “mang thai.”

Tiến sĩ Keith Martin-Smith thuộc Đại học Tasmania đã dành thời gian hơn hai năm để chụp ảnh cá rồng biển thân cỏ phân bố ở vùng biển phía Nam Hobart, thủ phủ bang Tasmania.

Ông phát hiện ra rằng, những con đực sống độc lập thường tập hợp lại thành nhóm sau khi phối giống và gọi đây là những “nhà trẻ” bởi vì đó là nơi mà cá rồng biển đực bơi loanh quanh trong khi chăm sóc con non. Tất cả các con đực mang trứng thường tụ tập thành từng nhóm nhỏ trong phạm vi vài mét.

Cá rồng biển thân cỏ

Tiến sĩ Martin-Smith đã sử dụng một phần mềm nhận diện hoa văn để nhận biết các dấu hiệu trên thân cá rồng biển thân cỏ, qua đó phát hiện các con đực mang thai tụ tập thành từng đám.

Loài sinh vật biển này có những chấm rất đẹp dọc theo cơ thể và mỗi cá thể lại có những hoa văn dạng đốm riêng. Những hoa văn này giống như dấu vân tay ở người, ngoại trừ việc có thể phức tạp hơn.

Ông hy vọng qua đó sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu tương tác với công chúng qua mạng Internet để góp phần bảo tồn loài cá rồng biển thân cỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá rồng biển thân cỏ có họ hàng với cá ngựa (sea horse) và giống như những người bà con của mình, con đực chịu trách nhiệm mang thai.

Cá cái sản xuất khoảng 200 trứng màu hồng nhạt rồi đưa các trứng này vào đuôi con đực qua một ống dẫn. Trứng sẽ bám dính vào những nguồn cung cấp oxygen ở đuôi cá đực. Tùy theo điều kiện môi trường nước ở xung quanh, trứng sẽ đổi sang màu tía và bắt đầu nở sau khoảng tám tuần lễ.

Sau thời kỳ này, con đực “thót bụng” đẩy các cá con ra khỏi đuôi. Quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian chừng 24-48 tiếng và các cá thể con sống độc lập kể từ đó.

Ông Martin-Smith cho rằng, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng các mô hình quần thể cá rồng biển để bảo vệ loài sinh vật được bảo vệ nghiêm ngặt này.

【#4】Cá Rồng Biển Có Thực Sự Là Nhà Tiên Tri Dự Đoán Được Động Đất, Sóng Thần?

Năm 2010, không lâu trước thảm họa động đất, sóng thần kép tại Nhật Bản năm 2011, người ta phát hiện khoảng 20 con cá rồng biển trôi dạt vào các vùng bờ biển ở nước này. Hàng chục con cá rồng biển cũng được phát hiện trước trận động đất mạnh 8,8 độ ở Chile năm 2010.

Vài ngày trước trận động đất mạnh 6,7 độ richter ở thành phố Surigao, Philippines, người ta tìm thấy một con cá rồng biển mắc cạn ở bờ biển Agusan de Norte gần đó.

Theo quan niệm của người Nhật Bản, cá rồng biển là sứ giả được gửi tới từ cung điện của thần biển. Theo đó, bất cứ khi nào chúng xuất hiện, người ta tin rằng thần biển đang đưa ra lời cảnh báo trước về thảm họa, động đất, sóng thần sắp xảy ra.

Tuy nhiên không phải chỉ ở Nhật Bản, người dân ở Bắc Âu cũng từng truyền tai nhau về loài cá này thông qua các giai thoại với nhiều dị bản. Một trong các dị bản nổi tiếng nhất là Midgarðsormr, con quái vật to lớn đến nỗi các thủy thủ thường nhầm lẫn cái lưng của nó với một chuỗi đảo. Chúng được mô tả là có thân hình lượn sóng, dài cỡ 30m, đầu giống như đầu ngựa.

Trên thực tế, cá rồng biển là loài cá có xương dài nhất hiện nay. Chúng dài khoảng 10 m, hiếm khi được nhìn thấy vì sống ở độ sâu 1 km. Cá rồng biển thường sống rất thọ, có những con có thể sống tới cả trăm năm.

Trong khi đó, ông Chihuahua Hiroshi Tajihi cho rằng liên hệ cá rồng biển với động đất, sóng thần chỉ là những quan niệm mê tín lỗi thời.

Nadine Arabelle Vivares, nhà nghiên cứu tới từ Trung tâm nghiên cứu biển McKenough có cùng quan điểm khi cho rằng thiếu các cơ sở khoa học khi nói rằng cá rồng biển xuất hiện là thảm họa sẽ tới.

“Có rất nhiều lý do tại sao những con cá rồng biển này mắc kẹt trên bờ biển. Có khả năng là chúng mắc bệnh hoặc có một sự thay đổi đột ngột trong môi trường sống hay thiếu thức ăn trong môi trường chúng sinh sống. Cũng không loại trừ khả năng về sự hiện diện của các dòng chảy mạnh trong các khu vực cá rồng biển sống”, ông Nadine cho hay.

Tuy nhiên hầu hết các nhà khoa học đều có cái nhìn thận trọng về vấn đề này. Họ cho rằng các sinh vật ở các vùng biển sâu vẫn còn là bí ẩn.

Rachel Grant, một giảng viên về sinh học động vật tại Đại học Anglia Ruskin ở Cambridge cho rằng không thể phủ nhận hoàn toàn khả năng rằng truyền thuyết của người Nhật Bản cổ đại dựa trên cơ sở khoa học.

Để chứng minh nhận định của mình, Grant đang liên cứu mối liên hệ giữa những lần xuất hiện của cá rồng biển với bất cứ trận động đất nào trong vòng bán kính 800 km kể từ nơi sinh vật này được tìm thấy.

“Về mặt lý thuyết, có thể khi chuẩn bị xảy ra động đất, sự tích tụ áp lực trong các tảng đá ngầm được giải tỏa khiến các ion tích điện được phóng vào mặt nước. Điều này có thể dẫn tới sự hình thành hydrogen peroxide, một hợp chất độc hại. Các ion tích điện cũng có thể oxy hóa các chất hữu cơ có thể giết chết cá hoặc buộc chúng rời khỏi đại dương sâu thẳm và trồi lên mặt nước”, Grant phân tích.

Một khả năng khác theo Grant là trước khi xảy ra động đất, một lượng lớn khí carbon monoxide sẽ được sản sinh, ảnh hưởng tới môi trường sống của cá rộng biển.

“Tôi cho rằng còn quá sớm để loại bỏ truyền thuyết cổ đại của người Nhật. Nhiều nghiên cứu hơn cần phải được triển khai để xác định mối liên hệ giữa loài cá này với các trận động đất sắp tới”, cô nói.

【#5】Cá Lạ Dài Hơn 3M “đầu Rồng” Dạt Vào Biển Thanh Hóa

Trong lúc đánh cá ngoài khơi, một ngư dân tên Thành, trú tại thôn 8, xã Quảng Đại, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã phát hiện và bắt được 1 con cá khủng mang “đầu rồng”.

Ngày 19/5, ông Thành cùng các thuyền viên khác đang ra khơi đánh cá ngoài biển thì phát hiện và bắt được một con cá lạ có chiều dài hơn 3m với trọng lượng trên 30 kg, bị trôi dạt vào bờ biển. Trên lưng cá có một dãy vây màu đỏ, trên mình có những đốm đen. Quan sát con cá lạ này thì thấy phần đầu và mắt rất giống đầu rồng.

Con cá lạ “đầu rồng” được ngư dân bảo quản trước khi chôn cất

Theo những ngư dân cao tuổi của địa phương, loại cá này được xếp vào diện cá ông, cá bà, một cách gọi đối với những loài cá lạ, cá có kích thước, trọng lượng lớn và hiếm khi phát hiện được. Theo phong tục địa phương, loại cá này khi dạt vào bờ biển, nếu còn sống thì ngư dân sẽ đưa cá trở lại biển, còn nếu đã chết thì người dân sẽ làm lễ cúng tế, chôn cất với mong muốn phù hộ ngư dân ra khơi gặp nhiều may mắn. Con cá khủng mang hình đầu rồng này được ngư dân địa phương xem như là loài cá thiêng và rất hiếm khi phát hiện, bắt gặp.

Phần đầu cá lạ

Nhận được tin báo, chính quyền xã Quảng Đại đã tới ghi nhận sự việc, chiều cùng ngày ngư dân thôn 8 xã đã hoàn thành việc cúng tế và chôn cất con cá theo phong tục.

Trước đó, ngày 7/5, ông Lưu Văn Ngôn, xã Quảng Hùng, huyện Quảng Xương, trước lúc ra khơi cũng đã phát hiện một con cá voi dạt vào bờ biển. Xác cá voi có chiều dài 3,6m, đường kính lớn chỗ nhất 50 cm, trọng lượng khoảng 500 kg. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa xác định đây là loài cá Ông brai có tên khoa học là Balaenoptera edeni Anderson,1878, thuộc bộ cá Voi Cetacea, họ cá Voi lưng xám Balaenopteridae (Người dân địa phương thường gọi là cá Ông voi). Tại Bảng 4 của Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ NN& PTNT quy định đây là loài cá có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam mức nguy cấp (bậc VU), cấm đánh bắt.

Tính đến thời điểm này, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng đã có 2 trường hợp cá lạ dạt vào biển Thanh Hóa.

Anh Tuấn

【#6】Cách Nấu Cháo Cá Dìa Rong Biển Cho Bé Trên 8 Tháng Tuổi

Cách nấu cháo cá dìa rong biển cho bé trên 8 tháng tuổi: Rong biển và cá dìa đều là những thực phẩm chất lượng tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên cách nấu cháo từ 2 nguyên liệu này như thế nào để đảm bảo giữ được thành phần dinh dưỡng thì chắc chắn không nhiều bạn biết. Chính vì vậy hôm nay chuyên mục ẩm thực của chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn nấu…

Bé mấy tháng tuổi thì ăn được cháo cá dìa rong biển?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Hàn Quốc, rong biển chứa nhiều khoáng chất và Vitamin, khi bé dưới 6 tháng tuổi, cơ thể bé còn non nớt, các cơ quan nội tạng vẫn chưa đủ phát triển để hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong rong biển.

  • + Lượng rong biển mỗi lần cho bé ăn: Đối với rong biển khô, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 – 2 gram rong biển khô mỗi lần. Rong biển khô khi gặp nước sẽ nở ra gấp nhiều lần, do đó, mẹ cần cân nhắc điều chỉnh nếu thấy lượng rong biển khi nở quá nhiều.
  • + Tần suất cho bé ăn rong biển: Rong biển là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của bé, nhưng nếu lạm dụng rong biển, bé có khả năng bị cường giáp do chất ferlite clement kích thích tuyến giáp sản sinh hoocmon. Chính vì vậy mẹ chỉ nên cho bé ăn rong biển mỗi tuần một lần thôi.
  • + Rong biển không phù hợp đối với trẻ còi cọc: Rong biển giàu chất xơ và có chứa chất alginate giúp giảm sự hấp thụ chất béo, phá vỡ các chất béo, tăng cảm giác no lâu, có tác dụng giảm mỡ dưới da, giảm cân, chống béo phì. Do đó, rong biển không phải là thực phẩm tốt đối với các bé còi cọc, thiếu cân.

Cách nấu cháo cá dìa rong biển cho bé trên 8 tháng tuổi

Cách nấu cháo cá dìa rong biển cho bé rất đơn giản thôi, các mẹ hãy chuẩn bị một số nguyên liệu tươi từ cá dìa, rong biển khô, hành khô, dầu oliu và cháo trắng nấu sẵn.

  • + Bước 1: Cá dìa sơ chế khử mùi tanh, sau đó luộc gỡ lấy thịt. Rong biển ngâm nở rửa sạch thái nhỏ.
  • + Bước 2: Phi hành vs dầu oliu, cho cá đảo đều rồi đổ nước luộc cá. Nước sôi cho rong biển đun thêm khoảng 10p tắt bếp
  • + Bước 3: Cho canh rong biển cá dìa + cháo trắng xay nhuyễn.

Tags: cháo cá dìa rong biển, cháo cá dìa, rong biển

【#7】Hồ Cá Biển San Hô Những Thiết Bị Và Vật Nuôi Bên Trong

Hồ cá biển Lâm Kim Chi

  • Nhiệt độ nước trong hồ.
  • Độ mặn của nước trong hồ.
  • Độ pH của nước
  • Cường độ ánh sáng thích hợp ban ngày và ban đêm.

Thích nghi với điều kiện nước

Nếu bạn mua phần lớn các vật nuôi của bạn từ cùng một nguồn và bạn có thể điều chỉnh thông số nước cơ bản của bạn phù hợp với với nguồn đó thì quá trình thích nghi có nhiều khả năng thành công cao hơn.

Thích nghi với điều kiện nước trong hồ cá biển

Nhiệt độ nước trong hồ

Tất cả các vật nuôi cần được thả nổi cùng với túi vận chuyển của chúng trong 15-30 phút trong bể lọc, bể chính để cho phép nhiệt độ nước trong túi vận chuyển từ từ điều chỉnh để phù hợp với bể của bạn. Điều này thường được coi là yêu cầu thích nghi “tối thiểu” và tất cả các vật nuôi cần phải trải. Điều này đặc biệt quan trọng nếu như vật nuôi đã phải chịu nhiệt độ cao hoặc thấp bất thường do vận chuyển.

Gợi ý máy đo nhiệt độ và độ mặn nước trong hồ cá biển

Độ mặn của nước trong hồ và các thông số hóa học nước khác

Điều này là quan trọng nếu có nhiều hơn khoảng 0,001 một sự khác biệt giữa bể của bạn với bể bắt vật nuôi. Cá nói chung chịu đựng khá tốt sự khác biệt của nước, nhưng một số động vật không xương sống như động vật da gai có thể cực kỳ nhạy cảm và thích nghi có thể dễ dàng tạo sự khác biệt giữa thành công và cái chết gần như ngay lập tức của vật nuôi. Thông thường bạn sẽ không biết những khác biệt trong điều kiện hóa học của nước là gì, vì vậy thường tốt nhất là giả định rằng có một sự khác biệt đáng kể và tính đến sự khác biệt này.

Độ mặn của nước trong hồ cá biển và các thông số hóa học nước khác nhau

Để thích nghi với độ mặn (cũng như tất cả các thông số nước khác như pH), bạn sẽ cần phải dần dần thêm nước bể vào nước trong túi vận chuyển. Việc này được thực hiện nhanh như thế nào phụ thuộc vào loại vật nuôi.

Thích nghi với ánh sáng

Xem xét sự thích nghi quan trọng khác là ánh sáng của bạn. Điều này chỉ áp dụng đối với các sinh vật ít vận động như san hô hay trai. Rõ ràng là cá và động vật không xương sống vận động có thể điều chỉnh môi trường xung quanh. Nếu ánh sáng trong bể của bạn là tương tự hoặc ít hơn bể mà vật nuôi được bắt ra, bạn không cần phải lo lắng ánh sáng thích nghi. Mặt khác, nếu bạn đang sử dụng một hệ thống chiếu sáng công suất cao, đèn MH công suất đặc biệt cao thì cần chăm sóc kỹ hơn khi thêm vật nuôi vào bể.

Ánh sáng rất quan trong trong hồ cá biển

Chúng có thể bị đốt cháy bởi cường độ ánh sáng tăng đột ngột. Trong trường hợp của san hô SPS (San hô cứng ), san hô có thể bị tẩy trắng một cách nhanh chóng hoặc chết mặc dù san hô này ưa ánh sang mạnh. Trong trường hợp này, quá trình thích nghi thông thường là đặt bất kỳ vật nuôi mới ở dưới đáy của bể trong một thời gian khoảng một tuần để điều chỉnh hệ thống chiếu sáng cơ bản. Cường độ ánh sáng ở dưới đáy bể sẽ ít hơn so với cường độ lên trên cấu trúc rạn san hô. San hô hoặc trai (sò) sau đó có thể được đặt vào vị trí cuối cùng của nó sau khi ở đáy bể 1 tuần trở lên. Một số người khuyên bạn nên nhích dần vật nuôi tới vị trí cuối cùng của nó trong nhiều tuần, nhưng tôi đã không bao giờ thấy cách này là cần thiết và đôi khi không thực tế.

Quá trình thích nghi điển hình của san hô SPS (San hô cứng )

Nên luôn làm điều này vì nó giúp bảo vệ san hô khỏi bị hư hại. Túi đã được mở ra và đặt vào các bể lọc ở một vị trí mà chúng không bị đổ. Trong trường hợp này, nên thêm khoảng 1/2 bát nước mỗi 15 phút trong hơn 1 khoảng thời gian nửa giờ. Các bể mà nhánh san hô này được lấy ra có độ mặn thấp 1,021 và bể của tôi là khoảng 1,025, sự thích nghi chậm như vậy là cần thiết.

Ánh sáng của cường độ và phổ tần số chính xác PHẢI được cung cấp để đạt được sức khỏe san hô trong h ồ cá biển

Đây là dung dịch nhúng san hô đôi khi sử dụng. Những nhánh san hô đặc biệt này chất lượng rất tốt và muốn phải rất cẩn thận với chúng, do đó, đã sử dụng nhúng như hướng dẫn. Dung dịch nhúng được thêm vào cho vào các túi vận chuyển các vật nuôi (10 giọt/lít) và được phép để trong khoảng 8 phút. Dung dịch nhúng này không nên cho vào bể chính.

Nếu nhánh san hô được gắn vào một cục đá nền, nên sử dụng keo epoxy dưới nước hiệu AquaStik để gắn kết các mảnh vào vị trí mong muốn. Nếu nhánh san hô chưa gắn, đầu tiên sẽ sử dụng keo siêu dính để gắn kết các mảnh đế san hô hoặc đá và sau đó sử dụng AquaStik như trước.

Các nhánh san hô gắn kết an toàn trong hồ cá biển

Đối với cá, nhiều người chỉ cần cân bằng nhiệt độ và cho rằng thế là đủ, nhưng nếu bạn muốn thận trọng hơn thì có theo cách tiếp cận: cho phép nhiệt độ để cân bằng cho khoảng 15 phút, sau đó mở túi vận chuyển và thêm nước bể đủ gấp đôi lượng nước trong túi. Sau khoảng 15 phút, bạn có thể thả cá vào bể. Bạn không nên cho nước từ túi vận chuyển vào bể, vì nó có thể chứa đồng hoặc chứa chất gây ô nhiễm không mong muốn khác.

Cách thả cá vào hồ cá biển

Nên giữ miệng túi đủ để cho nước chảy vào một bình trong khi vẫn giữ cá trong túi. Khi đổ hết nước, cá có thể đổ trượt ra khỏi túi vào trong bể. Điều này là dễ dàng hơn đối với cá so với việc đổ cá vào một cái bát và bắt bằng lưới để thả vào bể vì lưới có thể làm xước da của cá. Một số người thích để giữ cá trong một chiếc bể kiểm dịch, mà trong đó họ thả cá mới trong một vài tuần để đảm bảo rằng chúng là không có bệnh và tập cho ăn trước khi đưa chúng vào bể chính bởi vì hầu như không thể bắt riêng một con cá để tách riêng điều trị trong một bể đầy đá sống.

Cách thả cá vào hồ cá biển

Đặt san hô vào hồ cá biển

Tất cả các san hô, cho dù họ là SPS, LPS hoặc các loại san hô mềm, có vẻ tốt với quá trình thích nghi 2 bước như mô tả đối các loài cá, chỉ ngoại trừ vật nuôi có thể được nâng lên khỏi mặt nước và đặt trong bể san hô ở cuối của quá trình. Một bước có thể được thêm vào cho san hô SPS là sử dụng dung dịch nhúng (dip) san hô.

Cắt ở tận chân của san hô, hay là cắt hẳn một miếng đá nhỏ vì cái này sẻ giúp dán dễ hơn là dán chân

Đây là một dung dịch mà bạn có thể thêm vào túi vận chuyển mà được cho là sẽ giết chết vi khuẩn không mong muốn. Tôi đôi khi sử dụng giải pháp này và khó để biết được là tốt hơn hay không. Một ví dụ, hai lần tôi đã nhận được các nhánh san hô (frags), gần như bị tẩy trắng ngay. Trong cả hai trường hợp, tôi mua lại một nhánh khác từ cùng một nguồn đó và lần này xử lý bằng dung dịch nhúng san hô. Trong cả hai trường hợp, các mảnh thứ hai sống. Cảm giác của tôi là rằng việc nhúng không có vẻ làm tổn thương và trong thực tế có thể giúp san hố sống.

Hồ cá biển Lâm Kim Chi

Có một ngoại lệ đối với việc không cho thêm nước túi vận chuyển vào bể là thả bọt biển. Bọt biển không bao giờ được tiếp xúc với không khí vì có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của bọt biển và làm nó chết. Sau khi thích nghi, toàn bộ túi vận chuyển nên được đưa vào vào bể và lấy miếng bọt biển ra trong nước bể.

Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn, từ các chuyên gia trong nghề và kinh nghiệm từ bản thân Lâm Kim Chi. Nếu các bạn à chưa đủ kinh nghiệm hay tự tin để xử lý thì hãy gọi chúng tôi. Hồ cá biển san hô và những vật nuôi bên trong m Hồ Cá Biển Lâm Kim Chi sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí đến Quý khách.

【#8】Cách Giải Quyết No3 Trong Bể Cá Cảnh Biển Bằng Phương Pháp Hóa Học

Khi mới bước chân vào chơi cá biển, thực sự tôi không biết cách giải quyết vấn đề này như thế nào. vì NO3 trong bể của tôi luôn ở mức đèn đỏ ~100mg/l ( chả đo được ý chứ ) . Dù bạn có thay nước 1/3 hồ theo đúng chỉ dẫn thì chỉ hôm trước hôm sau là mức NO3 lại vẫn như thế. Điều này đã làm đau đầu không ít anh em trong hội cá biển ABV. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để hạ mức NO3 xuống dưới mức an toàn ( ở đây tôi cho là dưới 10mg/l ).

Cách đây nửa năm, có một thành viên trong hội cá cảnh biển HAN nhờ người quen nhập từ USA về một thiết bị mà nghe nói là khử được NO3 trong bể 1 cách nhanh chóng. Anh em ai cũng muốn xem thứ hàng độc này công hiệu ra sao. Sau một thời gian trông ngóng thì anh em cũng được biết kết quả khử NO3 của thiết bị này như thế nào. Đầu vào thì NO3 khá cao ~ 25mg/l còn đầu ra thì ~0mg/l, ai cũng vui sướng và háo hức muốn có cho mình 1 cái thiết bị đó.

Và đây là hình dáng cái thiết bị đó

Sau vài tháng nhờ thành viên ABV đặt hàng nguyên liệu của thiết bị đó ( xin gọi tạm là “lò phản ứng khử nitrat”) từ USA về Việt nam thì các thành viên trong hội cá cảnh biển HAN đã có đầy đủ nguyên vật liệu để làm ra cái lò phản ứng khử nitrat.Thân lò phản ứng thì rất dễ mua , hoặc có thể chế tạo nếu khéo tay. Nó được lấy từ máy tạo canxi cho hồ cá biển.Hình dáng của nó đây ạ

Giá 1 hộp này khi về đến HAN chấp nhận được nếu tính theo chi phí cho 1 thiết bị của hồ cá biển Sau một thời gian ngắn phổ cập thiết bị này thì 80% anh em trong hội cá biển HAN đều đã có thiết bị này trong hồ của mình. NO3 của bể giảm nhanh chóng sau một thời gian chạy máy,đầu ra của thiết bị NO3 = 0mg/lSau khi sử dụng máy này thì anh em cá biển HAN có đúc kết được 1 số kinh nghiệm. Em xin mạn phép các bác ấy nêu ra đây để nếu ai muốn dùng cái này còn biết đường mà khắc phục mặt trái của nó.- Khi chạy máy phải theo dõi thường xuyên PH trong bể vì cái này nó làm giảm PH trong bể vì vậy bạn phải theo dõi và bổ sung PH ngay khi có dấu hiệu giảm dưới 8. Em thì thì em làm 1 bộ dossing tự chế bằng bộ truyền dịch nhỏ liên tục dung dịch bổ sung PH vào hồ. Vừa nhỏ vừa kiểm tra PH xem nó như thế nào, tăng nhanh hay chậm mà bổ sung nhiều hay ít, không gây sốc cho sinh vật sống trong hồ.- Thiết bị này sinh ra mùi khá khó chịu nếu bạn điều tiết lượng nước ra không chuẩn-Sau khi kiểm tra NO3 ~0mg/l thì ngưng chạy thiết bị , bổ sung vi sinh và “thức ăn vi sinh” để có 1 hệ vi sinh khỏe mạnh khử hoàn toàn NO3 được sinh ra sau đó.

【#9】5 Cách Nấu Canh Rong Biển Ngon Ngất Ngây Không Tanh

Chuẩn bị nguyên liệu làm canh rong biển thịt bò

  • Rong biển khô 100g (có thể tìm mua tại các siêu thị)
  • Thịt bò tươi 80g
  • Rượu trắng ( hàn quốc)
  • Nước tương ( xì dầu hàn quốc)
  • Tỏi khô
  • Gia vị: muối, dầu ăn, hạt tiêu xay

Cách nấu canh rong biển thịt bò không tanh

  • Sơ chế rong biển: Đem rong biển khô ngâm với nước lạnh từ 20-30 phút cho rong biển mềm và nở ra, sau đó thái rong biển thành từng khúc 5cm. Để khử mùi tanh của rong biển bạn có thể dùng dấm trắng trộn vào rong, bóp nhẹ sau đó rửa sạch. Cách này sẽ giúp rong biển bớt tanh khi nấu.
  • Sơ chế thịt bò: thịt bò thái lát mỏng, ướp với 1 thìa rượi trắng, gia vị tiêu, xì dầu, dầu vừng (có thể dùng dầu olive để thay thế). Để 10-15 phút cho thịt thấm gia vị. Bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, chờ dầu xôi khử thêm ít hành khô cho thơm, cho thịt bò vào xào nhanh trên lửa lớn sao cho bò chín tái là được.
  • Bò chín tới thì cho rong biển vào xào cùng, thêm nửa thìa dầu vừng, xào thêm 2-3 phút đến khi bò chín thì cho nước vào (nên dùng nước ấm). Nấu với lửa vừa đến khi canh sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, để món canh rong biển thịt bò đúng vị hơn bạn có thể dùng gói gia vị bò của Hàn Quốc.
  • Đun thêm nồi canh trên lửa nhỏ, cho thêm muỗng tỏi băm để canh có vị thơm, nấu tiếp đến khi rong biển mềm thì tắt bếp.
  • Thành phẩm

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đậu phụ non 2-3 miếng
  • 100g rong biển
  • 50g nấm mỡ (bạn có thể thay thế với loại nấm khác bạn thích)
  • 10g tôm khô
  • Ít gừng tươi
  • Gia vị hạt nêm

Cách nấu canh rong biển tôm khô đậu phụ

  • Sơ chế rong biển khô bằng cách ngâm nước và thái nhỏ như trên.
  • Đậu hủ cắt miếng vừa ăn.
  • Nấm mỡ rửa nhẹ với nước có pha muối loãng rồi thái lát.
  • Đem tôm khô ngâm với nước ấm cho mềm rồi vớt ra để ráo. Bắt chảo lên bếp, cho ít dầu đun sôi sau đó khử hành tỏi cho thật thơm rồi cho tôm vào đảo nhanh 2-3 phút.
  • Cho lượng nước ấm vừa đủ vào chảo tôm để nấu canh, thêm 1 muỗng gừng tươi thái chỉ vào nấu cùng, việc này giúp canh rong biển không bị tanh. Tiếp theo thả nhẹ đậu hủ và nấm vào nấu cùng.
  • Nước sôi cho rong biển vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, đun thêm đến khi rong mềm thì tắt bếp.

Cách làm canh rong biển thịt bằm cho bé

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g thịt nạc dăm
  • 1 trái bí đao
  • 30g rong biển khô
  • 20g mè trắng; 1 lít nước dùng
  • Gia vị: hạt nêm, muối, đường, tiêu
  • Hành lá, cà rốt trang trí
  • Bí đao bào sạch vỏ, xắt sợi
  • Hành lá lấy phần xanh xắt nhỏ, phần đầu hành băm nhuyễn
  • Mè trắng rang vàng. Cà rốt xắt sợi
  • Thịt nạc dăm băm nhuyễn ướp với gia vị tiêu, muối, đường, hạt nêm để 10-15 phút cho thấm
  • Đun sôi nước dùng, viên thịt thành viên tròn, thả vào nồi, nêm hạt nêm, muối, đường vừa ăn. Nấu lửa nhỏ khoảng 10 phút cho thịt chín.
  • Cuối cùng cho rong biển vào, rắc mè rang lên, nhắc xuống, múc ra tô, rắc cà rốt lên, dùng nóng.
  • Thành phẩm
  • 100gr rong biển khô, 10 con trai hoặc 100gr hến
  • 2 muỗng cà phê tỏi bằm, 1 lít nước dùng
  • 1 muỗng canh nước tương,1 muỗng canh dầu mè
  • Muối và tiêu vừa đủ

Cách nấu canh rong biển ngao (hến)

  • Rong biển ngâm nước 30 phút cho mềm, rửa sạch, cắt ngắn
  • Phi thơm tỏi, xào rong biển với nước tương, để riêng
  • Cho nước vào nồi, luộc trai khoảng 10 phút (đối với hến không cần luộc quá lâu, khoảng 2-3 phút là được), thả rong biển vào nấu mềm, nêm muối tiêu, trước khi tắt bếp thêm dầu mè vào. Ăn nóng.
  • Canh rong biển ngao (hến) ăn rất ngon vì có vị ngọt của thịt ngao (hến) rất phù hợp cho các mẹ cho con bú, việc thường xuyên ăn canh này sẽ giúp mẹ bầu có nhiều sữa hơn.
  • Thành phẩm
  • Ở bước sơ chế rong biển, sau khi ngâm nước, thái lát rửa sạch rồi bóp rong với thìa rượi trắng.
  • Trong khi nấu canh thêm gừng tươi hoặc tỏi xay để món canh thơm át đi mùi tanh của rong biển.

Canh rong biển là món ăn nhẹ bụng, không quá nhiều chất béo và calo nhưng khá giàu can-xi, sắt, protein và nhiều loại vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Qua nghiên cứu cho thấy rong biển có tác dụng bổ máu, tim, thận… Trong rong biển có thành phần quan trọng là chất fertile clement, có tác dụng điều tiết lưu thông máu, tiêu độc và loại bỏ các cặn bã thừa trong cơ thể và còn giúp cơ thể phát triển. Chính vì vậy mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển. Nó là loại canh ngon và rất tốt cho sức khỏe cho dù ăn vào bất cứ bữa ăn nào trong ngày.

【#10】Thưởng Thức Hương Vị Biển Trong Cá Thu Một Nắng Côn Đảo

Thưởng Thức Hương Vị Biển Trong Món Cá Thu Một Nắng

1. Tận hưởng hương vị biển với cá thu một nắng Côn Đảo

Không giống món cá thu ở các vùng khác, cá thu một nắng mảnh đất nàyđược chế biến khác biệt tạo nên món ăn mới lạ, kích thích thính giác, thị giác và vị giác của khách du lịch. Cá ở đây sau khi đánh bắt sẽ được ngư dân lựa chọn những con ngon nhất, cắt khoanh và rửa với nước muối rồi phơi qua một cái nắng duy nhất trong ngày. Cá không được cho thêm bất kỳ chất bảo quản nào, nhờ vậy luôn giữ được vị ngọt tự nhiên và mùi thơm đặc trưng hấp dẫn.

Cá thu một nắng côn đảo không hề có mùi tanh của cá tươi nhưng cũng không cứng và quá mặn như cá khô. Đó là sự kết hợp tuyệt vời của nắng, gió và cá thu tươi sống mang hương vị biển đậm đà vào món ăn. Các thớ cá no tròn đầy với màu sắc bắt mắt và cuốn hút. Chính vì vậy, có nhiều nơi làm cá thu một nắng nhưng đều không ngon như đặc sản của Vũng Tàu.

2. Đặc sản cá thu một nắng Côn Đảo

Cá thu một nắng nơi nàylà thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng mà du khách sẽ có dịp thưởng thức khi đi hành trình. Món ăn này có nhiều đạm, omega 3 có lợi cho sự phát triển não của trẻ nhỏ, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy và người suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống lại một số bệnh như:

  • Ngăn ngừa các tác nhân gây ung thư trong tế bào.
  • Tăng cường sự hoạt động của tim mạch, giúp mạch máu và mao mạch đàn hồi tốt hơn.
  • Cá thu một nắng nơi đâycó khả năng làm giảm cholesterol xấu và giảm huyết áp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể và điều chỉnh quá trình trao đổi chất.
  • Giảm đau khớp, đau nửa đầu, viêm khớp, cải thiện hoạt động của não, tăng cường bộ nhớ.

Cá thu một nắng vùng nàycó thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau mà không cần cho thêm gia vị, ăn kèm với cơm nóng thì không gì tuyệt vời bằng. Một lần thưởng thức nó sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người. Chắc hẳn sẽ không làm thất vọng bất kỳ ai.

Đi chương trình, hãy mang về cho mình và người thân những sản phẩm cá thu một nắng chất lượng. Đây sẽ là món quà đặc biệt mang nhiều ý nghĩa và tận hưởng trọn vẹn dư vị mà vùng đất mảnh đất nàyđể lại sau chuyến đi của du khách.