【#1】Bán Mèo Cảnh Giá Tốt Nhất Tại Hà Nội

Mèo – Vật nuôi của mọi nhà

Mèo thuộc nhóm động vật có vú nhỏ và ăn thịt, mèo được phân biệt thành 2 loại là: Mèo nhà và mèo hoang.

Mèo nhà là loài mèo thường sống chung với con người được nuôi để săn bắt những vật gây hại cho con người hoặc được nuôi làm thú cưng. Trước đây mèo nhà được nuôi để bắt chuột, xua đuổi những con côn trùng,… nhưng dường như ngày nay khả năng đó càng giảm đi, vì môi trường không còn quá nhiều khắc nghiệt như trước, chúng giờ đây được nuôi với xu hướng làm cảnh nhiều hơn.

Mèo hoang là loài mèo sống ngoài môi trường ở những nơi rừng rậm dễ dàng leo trèo trên các thân cây, bắt mồi kiếm ăn, đặc biệt là kiếm ăn vào buổi tối, đó cũng là lý do mèo hoang dã không sống ở những nơi có nhiều động vật quá nguy hiểm.

Mèo cảnh – Thú cưng được yêu thích và cưng chiều

Mèo cảnh là động vật nuôi trong nhà rất được yêu thích và cưng chiều. Với bộ lông mềm mại, vóc dáng siêu “cute”… mèo cảnh nhanh chóng chiếm được tình cảm của rất nhiều người. Những chú mèo cảnh thường thích vui đùa cùng chủ nhân, thích được ôm ấp, vuốt ve và thích được con người nâng niu.

Mèo cảnh mang đậm đặc tính của những chú mèo nhà, bản tính sạch sẽ ham ăn, ham ngủ vẫn luôn là những điểm không thay đổi ở chúng. Những chú mèo cảnh thường có hình dạng béo tròn vì ham ăn và bộ lông óng mượt nhìn rất đáng yêu.

Ngày nay mèo cảnh được nuôi khá nhiều tại Việt Nam với nhiều giống mèo khác nhau như: mèo Ba Tư, mèo Anh lông ngắn, mèo Anh lông dài, mèo Ta…., có những người rất yêu mèo, săn lùng và tìm kiếm những chú mèo đẹp nhưng hiếm ở khắp mọi nơi, mặc dù mức chi phí khá cao. Ngoài ra cũng có khá nhiều chú mèo cảnh có mức giá hợp lý và cũng rất cute.

Địa chỉ mua mèo cảnh uy tín, chất lượng tại Hà Nội.

【#2】Bán Mèo Cảnh Giá Rẻ Nhất

Mèo – Vật nuôi của mọi nhà

Mèo thuộc nhóm động vật có vú nhỏ và ăn thịt, mèo được phân biệt thành 2 loại là: Mèo nhà và mèo hoang.

Mèo nhà là loài mèo thường sống chung với con người được nuôi để săn bắt những vật gây hại cho con người hoặc được nuôi làm thú cưng. Trước đây mèo nhà được nuôi để bắt chuột, xua đuổi những con côn trùng,… nhưng dường như ngày nay khả năng đó càng giảm đi, vì môi trường không còn quá nhiều khắc nghiệt như trước, chúng giờ đây được nuôi với xu hướng làm cảnh nhiều hơn.

Mèo hoang là loài mèo sống ngoài môi trường ở những nơi rừng rậm dễ dàng leo trèo trên các thân cây, bắt mồi kiếm ăn, đặc biệt là kiếm ăn vào buổi tối, đó cũng là lý do mèo hoang dã không sống ở những nơi có nhiều động vật quá nguy hiểm.

Mèo cảnh – Thú cưng được yêu thích và cưng chiều

Mèo cảnh là động vật nuôi trong nhà rất được yêu thích và cưng chiều. Với bộ lông mềm mại, vóc dáng siêu “cute”… mèo cảnh nhanh chóng chiếm được tình cảm của rất nhiều người. Những chú mèo cảnh thường thích vui đùa cùng chủ nhân, thích được ôm ấp, vuốt ve và thích được con người nâng niu.

Mèo cảnh mang đậm đặc tính của những chú mèo nhà, bản tính sạch sẽ ham ăn, ham ngủ vẫn luôn là những điểm không thay đổi ở chúng. Những chú mèo cảnh thường có hình dạng béo tròn vì ham ăn và bộ lông óng mượt nhìn rất đáng yêu.

Ngày nay mèo cảnh được nuôi khá nhiều tại Việt Nam với nhiều giống mèo khác nhau như: mèo Ba Tư, mèo Anh lông ngắn, mèo Anh lông dài, mèo Ta…., có những người rất yêu mèo, săn lùng và tìm kiếm những chú mèo đẹp nhưng hiếm ở khắp mọi nơi, mặc dù mức chi phí khá cao. Ngoài ra cũng có khá nhiều chú mèo cảnh có mức giá hợp lý và cũng rất cute.

Địa chỉ mua mèo cảnh uy tín, chất lượng tại Hà Nội.

【#3】Mẹo Hay Trị Đau Đầu Bằng Canh Cá Diếc Nấu Ngải Cứu

(ĐTĐ) – Chứng đau đầu dai dẳng một thời giờ đã không còn làm phiền tôi. Có được sự thoải mái ấy là nhờ mẹo nhỏ của mẹ chồng tôi để lại, trị đau đầu bằng canh cá diếc nấu ngải cứu.

Ngày đi học, tôi hay bị bỏ dở bài vở và các buổi học bởi những cơn đau đầu dồn dập. Không quá thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng tôi lại bị tra tấn bởi những cơn đau đầu vô căn cứ.

Lo sợ cho sức khỏe của con gái, cha tôi đưa tôi đi khám, kết quả không xác định được tôi đau đầu bởi nguyên nhân gì. Chỉ biết để hạn chế việc trở lại thường xuyên hơn của triệu chứng này, bác sĩ khuyên tôi uống hoạt huyết dưỡng lão.

Lúc đầu, thấy có vẻ như những cơn đau này thưa dần, nhưng thời gian sau đó, nó lại quay trở lại với liều lượng và cường độ ngày một mạnh hơn. Nhiều người khuyên tôi uống đủ thứ, làm đủ kiểu như xông nước lá, chườm cám rang với lá ngải cứu. Nhưng mọi phương pháp chỉ giúp tôi thấy dễ chịu mỗi khi phải đối diện với những cơn đau tưởng chừng như buốt đến tận khối óc. Tuy nhiên, không phương pháp nào giúp tôi trị dứt những cơn đau này.

Thế rồi, chứng bệnh ấy đã không còn làm phiền tôi khi tôi chia sẻ với chồng. Mẹo nhỏ của mẹ để lại được chồng tôi mang ra bày cách cho tôi thực hiện.

Để có thể chữa đau đầu kinh niên, tôi được hướng dẫn đi mua các diếc, loại cá trắng nước ngọt, thân dẹt hai bên, dài 15 – 30cm; đầu và đuôi thuôn, miệng hướng lên trên, mắt có viền màu đỏ, lưng nhô cao. Vây lưng dài nhỏ dần về phía đuôi. Vây đuôi xòe hai thùy nhọn xiên bằng nhau. Toàn thân có màu bạc, bụng màu nhạt hơn phía lưng.

Sau đó mổ lấy ruột và mật, giữ nguyên đầu, ướp mắm muối và cho vào nồi đun bắc bì (đun sơ qua chỉ với mắm muối đã dùng để ướp) để cá có được vị đặm, thịt tươi hơn. Sau đó cho thêm khoảng một bát to nước rồi ninh thật nhừ (có thể ăn được tất cả phần xương của cá).

Lá ngải cứu (nếu là lá ngải ta, thân tía, vị đắng gắt thì càng tốt) nhặt rửa sạch, xắt khúc khoảng 2 đốt ngón tay. Khi cá ninh nhừ, có thể thả rau ngải cứu vào, ninh thêm một lúc để cá và rau cùng mềm, dễ ăn.

Khi nếm miếng đầu tiên, vị đắng của ngải cứu làm tôi rụt lưỡi, nhưng nghĩ đến lúc những cơn đau đầu bị đẩy lui khiến tôi nhịn đắng để ăn cho bằng hết. Không hiểu do sự tận tụy của chồng hay của bát canh ngải cứu nấu cá diếc, một lúc sau tôi thấy đầu nhẹ hơn, đầu không còn nặng trịch và quay cuồng nữa.

Sau khi ăn bát canh đó rồi chợp mắt chút ít, tôi đã tìm lại được cảm giác dễ chịu hơn. Để có thể loại bỏ được triệu chứng này, tôi duy trì ăn thứ canh này mỗi tuần một lần. Giờ thì tôi yên tâm vì mẹo nhỏ của mẹ đã giúp tôi thấy thăng bằng và không còn lo bị ngã dúi vào đâu khi bất chợt cơn đau đầu lại về.

Tuy nhiên, để tránh cảm thấy ngán và khó ăn, có thể chỉ nấu một con cá diếc to với một chẹt rau ngải cứu để vị đắng không quá đậm và nồi canh không quá nhiều giúp người ăn đỡ thấy ngán. Khi ăn, nếu có thể ăn được hết phần xương cá hầm nhừ thì càng tốt bởi can xi cung cấp trong cá diếc được đánh giá là yếu tố có giá trị nhất từ bát canh này.

Và để có thể không bị chứng đau đầu làm phiền, những ai muốn thử nghiệm nên duy trì mỗi tuần một lần để có được hiệu quả cao hơn.

Nguồn Phunutoday.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !

Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

【#4】6 Mẹo Để Diệt Rêu, Tảo Hiệu Quả Cho Bể Cá Cảnh

Môi trường hồ cá

1. Phân loại rêu, tảo hại trong bể cá

Tảo và rêu đều là thực vật bậc thấp, trong đó để phân biệt chúng, các nhà khoa học đã dựa vào cấu tạo tế bào: tảo là đơn bào còn rêu là đa bào. Trước khi tìm hiểu các mẹo để diệt rêu tảo hiệu quả cho bể cá cảnh, chúng ta cần biết các loại rêu, tảo nào là gây hại cho bể cá cảnh trong nhà.

Các loại rêu hại chính bao gồm: rêu chùm đen, rêu bụi xanh, rêu nước xanh, rêu tóc, rêu tơ.

Rêu chùm đen là loại rêu mảnh, có mảng xanh hoặc đen bám trên lá cây, vật trang trí trong bể hoặc trong các ống dẫn nước, ống lọc nước. Chúng phát triển trong môi trường ánh sáng yếu và tối. Loại rêu này không chỉ lấy bớt lượng ô xy có trong nước mà còn làm nhiễm bẩn và làm cản trở dòng chảy ở các ống dẫn nước trong bể.

Nếu bạn không nhìn được rõ cụ thể hình dạng của rêu trong bể nhưng màu nước trong bể đang chuyển dần sang màu xanh, thì bạn cần biết rằng bể của bạn đang có rêu nước xanh. Rêu nước xanh có tốc độ phát triển vô cùng nhanh, chúng sẽ nhanh chóng lấy hết ôxy và các chất dinh dưỡng có trong nước một khi chúng phát triển.

Không ít gặp hơn là những loại rêu có sợi mảnh, dài như những sợi tóc và sợi tơ. Rêu tơ, rêu tóc mọc trong điều kiện nước thiếu dinh dưỡng, có nhiều C02.

Bên cạnh đó, bạn có thể gặp một số loại tảo khác như tảo sừng hươu, tảo lam ít gặp hơn trong bể cá

2. Mẹo để diệt rêu, tảo hiệu quả cho bể cá cảnh

Bạn có thể bơm trực tiếp ô xy già vào trong nước. Chú ý để nước chảy mạnh và bật đèn để tăng hiệu quả xử lý. Dư thừa CO2 và thiếu dưỡng chất trong bể là một trong những nguyên nhân chính khiến rêu, tảo phát triển trong nước. Cho nên bổ sung ô xy và dinh dưỡng là một trong những giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa rêu, tảo phát triển.

Thiếu vệ sinh bể và các ống dẫn nước cũng là lý do khiến rêu và tảo có được môi trường phát triển trong bể cá. Nước, mặt bể và các ống dẫn rất dễ nhiễm bẩn do dư thừa thức ăn và chất thải của cá trong quá trình nuôi thả. Các quy trình vệ sinh cũng cần đảm bảo khách quan và khoa học để đảm bảo sự thích ứng của cá với sự thay đổi của môi trường sống.

Nước trong bể cá phải là nguồn nước sạch, đã qua khâu xử lý, không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức đề kháng của cá cảnh. Chất lượng nước tốt còn giúp hạn chế và ngăn chặn sự hình thành rêu, tảo. Thay nước đều đặn khiến rêu, tảo không có cơ hội để phát triển. Thay nước bể đúng cách và hợp lý cũng là một trong những mẹo để diệt rêu, tảo hiệu quả cho bể cá cảnh trong nhà.

Bên cạnh các loài cá cảnh mà bạn yêu thích, bạn nên nuôi thêm một số loài cá ăn rêu, tảo. Chúng sẽ giải quyết vấn đề rêu, tảo trong bể cá một cách dễ dàng trong trường hợp có những thay đổi bất ngờ về môi trường nước mà bạn chưa kịp kiểm soát.

Thực vật như tảo, rêu rất ưa nắng, chúng phát triển tốt dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, do vậy bạn nên tránh đặt bể cá ở những vị trí đón ánh nắng trực tiếp như khu vực ban công, gần cửa sổ. Bạn nên đặt bể cá ở trung tâm nhà, nơi có ánh sáng vừa phải, bạn có thể thắp thêm đèn Led nếu cần với vị trí và thời điểm sáng chưa được đảm bảo.

Các vật liệu lọc ngoài có tác dụng khử độc, còn giúp tăng cường ô xy, và tiêu diệt rêu tảo, có tác dụng tốt để ngăn cản sự phát triển của rêu, tảo trong bể cá. Ngoài ra, các thùng lọc có tích hợp đèn UV cũng là một giải pháp hiệu quả để tiêu diệt rêu, tảo hiệu quả cho bể cá cảnh trong nhà.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các hóa chất đặc trị diệt rêu, tảo, vừa an toàn với sức khỏe của cá nuôi, vừa tốt cho việc tiêu diệt các loại thực vật gây hại trong bể cá.

【#5】Mẹo Nấu Canh Cá Trê Dưa Cải Chua Dành Cho Mùa Hè

Cách thực hiện món canh chua cá trê

Đem cá trê đi làm sạch và rửa qua với nước muối loãng cho hết cặn bẩn bên bám theo da cá. Bạn có thể để nguyên con hoặc cắt khúc. Ướp với ít muối, hạt nêm, nước mắm và hạt tiêu cho hết mùi tanh, ướp trong vòng 20 phút.

Trong lúc ướp cá, bạn đem dưa muối vắt sạch nước để khi xào lên không bị bắn dầu nhiều, cà chua xắt múi cau. Hành tươi thái nhỏ, hành khô đập dập.

Đem phi thơm hành khô, cho cà chua và dưa muối vào xào thơm, xào khoảng 2 phút bạn đổ lượng nước mà bạn cho là vừa đủ với số người, đợi đến khi nước sôi già, bạn có thể cho cá trê vào rồi!

Khoảng 25 phút sau là bạn đã có một món canh ngon, nếu bạn muốn thêm phần ngọt nước, khi làm cá bạn nên dùng dao đập mạnh vào đầu cá ( vì đầu cá trê rất cứng).

Vậy là món canh chua cá trê đã hoàn thành rồi, giờ bạn cho thêm ít hành tươi vào là có thể múc ra tô và thưởng thức.

Bữa ăn cuối tuần sẽ thật sự mới lạ nếu như bạn biết thay đổi các món ăn thường ngày bằng các món mới để thay đổi khẩu vị cho gia đình. Canh chua cá trê có cách làm giống với cách làm canh chua cá bớp hay canh chua cá hồi, tuy nhiên mỗi loại cá lại có một vị ngọt khác nhau, thích hợp cho các gia đinh thích ăn canh chua từ cá mà vẫn muốn thay đổi khẩu vị ăn.

Cách 2: Nguyên liệu:

– 600gr cá trê

– 1 bát to dưa cải muối có lẫn nước dưa chua

– Gia vị: 3 thìa nhỏ nước mắm, 1 thìa nhỏ mì chính

– 3 quả cà chua nhỏ, 1 nhánh ghệ củ, 1 mớ hành, 1 mớ rau tía tô, rau mùi và rau thơm khác ăn kèm.

Thực hiện:

Bước 1: Cá trê đem xát muối để loại bỏ hết phần nhớt của cá, sau đó rửa lại sạch dưới vòi nước, cắt thành những khúc vừa khoảng 5-6cm.

Bước 2: Nghệ đem giã và chút nước và 1 thìa nhỏ muối, sau đó cho vào cá, ướp 30 phút.

Bước 3: Rau thơm, hành, rau mùi, cà chua bạn đem ngâm và rửa sạch.

Bước 4: Trong lúc đợi ướp cá ta xào dưa: cho 2 thìa nhỏ dầu rán vào chảo nóng rồi cho dưa vào xào cho se lại. Tiếp theo đó, cho cà chua đã được thái vào xào cùng. Nêm gia vị nước mắm cho vừa miệng.

Bước 5: Thêm 1/2 bát nước dưa chua và 1 bát to nước lã vào đun đến khi canh dưa sôi già thì bắt đầu cho cá vào om, om ở nhiệt độ lửa bình thường trong thời gian 25 phút là cá chín mềm.

Bước 6: Sau khi cá nấu dưa chua chín, múc vào bát và nêm rau tía tô, hành thái nhỏ vào bát canh chua và ăn kèm cùng các loại rau thơm.

【#6】Mai Này, Còn Cá Mát Sông Giăng?

(Baonghean) – Việc người dân lâu nay vẫn ngang nhiên vào vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát như khe Khặng (xã Môn Sơn) khe Choăng (Châu Khê), khe Thơi (Lạng Khê)… đánh bắt hải sản trái phép bằng các phương tiện cấm, đến mức một số loài quý hiếm gần như tuyệt chủng. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn và làm rõ trách nhiệm của những người làm công tác quản lý bảo vệ nguồn tài sản quý của quốc gia…

Một thời cá Mát sông Giăng

Khi ngọn Pha Lài nuốt ông mặt trời, hoàng hôn trùm kín, cha con ông Lô Văn Uốn, bản Thái Sơn, người nổi danh là người quăng chài, lặn bắt cá giỏi nhất vùng từ bờ sông Giăng trở về. Trong “cà típ”(giỏ) lủng lẳng bên hông chỉ lèo tèo vài con cá nhỏ chỉ bằng ngón tay.

Ông than thở: “Đi từ vực Văng Môn đến gần tận khe Lẻ từ hôm qua tới giờ mà chỉ được mấy con cá đui ni”. Trên căn nhà sàn, mế của ông là Vi Thị Thiếu đang ngồi bên bếp lửa bập bùng chờ con cháu mang thức ăn về. Thấy ông Uốn đổ ra chậu mấy con cá, miệng móm mém nhai trầu, mế buồn rầu kể: “Ngày xưa khi anh cả Uốn còn nhỏ, tui ở nhà bắc nồi lên bếp, ông nhà tui vác chài ra ngoài bến quăng một mẻ kéo lên xách về luôn thà hồ ngồi gỡ, toàn cá mát”. Nếu hai người đi thuyền độc mộc vào tận thượng nguồn trong khe Bê, khe Tàng chỉ cần thả một cheo lưới sáng ra thu lưới cá mát mắc kín phải đến tạ cá. Mế Thiếu giải nghĩa cá mát, tiếng Thái gọi là “pa khinh”, “pa lạt meo” (cá lệch), “pa va” (cá ních). Người Thái thường chế biến cá thành những món: pa pính phé, pa pính tộp, pa pính giảo, hò mọc pa… Mế Vi Thị Diện, nhà bên sang chơi cũng thêm chuyện: Trước kia, đi đồng về đàn bà ở nhà bắc nồi lên bếp, đàn ông ra sông Giăng thả lưới quăng chài, một lúc trở về đã có cả một oi cá đầy để ăn với “khầu him” (một loại nếp).

Mế nói: Ngày trước chủ yếu là quăng chài, thả lưới, thả đó chứ không kích điện, nổ mìn như giờ. Ở vùng Mường Quạ đánh cá giỏi có ông Lang Văn Tí ở bản Xiềng, ông La Thụ, ông Lô Văn Tuyên ở bản Cò Bà, ông La Bình, ông La Dương người bản Pom… Nay thì cá hiếm lắm, muốn ăn cá mát, mấy anh con trai của tui phải đi mãi vào tận khe sâu vài hôm mới có vài gắp cá mát mang về.

Ông Lô Văn Uốn cho biết, sông Giăng là nơi sinh tụ của loài cá mát, mình cá có từ 3 đến 6 chấm đen, còn vảy cá thì màu hồng. Cá mát nhỏ con chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn, con to nhất chỉ nặng từ 0,5kg đến 0,8kg. Cá mát sống từng đàn ở các khe đá và nơi thác nước chảy xiết, chúng thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Từ chập tối trở đi cá bắt đầu theo nhau đi tìm kiếm các loại côn trùng trên mặt nước, các loại rong tảo bám vào đá nơi thác chảy. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch là mùa cá mát, cữ này khi qua các thác đầu nguồn sông Giăng, cá mát nghiêng mình chao lượn trắng bạc. Cá mát sông Giăng vừa lành vừa bổ, thịt lại thơm ngon, mỡ béo ít xương. Trong ký ức tuổi thơ của ông Uốn, sông Giăng có rất nhiều loài cá, người lội qua sông phải rẽ cá mà đi, người xuống sông tắm từng đàn cá đến vây quanh đùa giỡn.

Ông La Văn Yêu, người Đan Lai bản Cò Phạt kể, người Đan Lai xưa cá mát ăn thay cơm. Đến bữa mỗi người lùi một củ sắn vào bếp rồi vác chài ra sông tung một mẻ chài trên thác đã có đủ một nồi canh cá mát cho và đủ cho mỗi người một con cá ngồi nướng ăn tươi bên bếp lửa. Lễ Tết đến hay cưới hỏi của người Đan Lai phải có cá mát cúng tổ tiên với bài cúng: “Năm hết Tết đến/chúng con chỉ có/Một trành cá mát/Một bát mật o­ng/Một chén rượu lạt/dâng lên tổ tiên/Phù hộ chúng con/ăn nên làm ra/Con suối lắm cá…”.

Và trong ký ức của mỗi người dân, Mường Quạ xưa là cánh đồng màu mỡ, trù phú cho lúa trĩu bông. Ðặc biệt, có loại lúa nếp “khầu củ pháng” (lúa nếp vàng), xôi hông lên chất dầu như mỡ gà trộn vào, màu vàng óng ánh, mùi thơm ngào ngạt. Nếp xôi khầu cú páng ăn kèm với cá mát sông Giăng thì phải nói là tuyệt. Vậy mới có câu thành ngữ còn lưu truyền đến bây giờ:”Cơm mường Quạ, cá sông Giăng”.

Mai này, còn có…?

Từ bến Pha Lài nơi có đập thủy lợi ngăn sông Giăng đưa nước lên tưới cho cánh đồng Mường Quạ, chúng tôi theo chân cha con anh La Văn Thái, bản Thái Sơn ngồi thuyền máy ngược sông Giăng đi đánh cá.

Anh Thái cho biết, đi đánh cá chuyên nghiệp ngoài dụng cụ đánh bắt, trước đây ông cha đánh bắt được nhiều, muốn để lâu chỉ cách duy nhất là nướng khô, nay thì đã có đá lạnh bỏ trong thùng xốp để bảo quản cá. Cùng chúng tôi đi sâu trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát đánh cá, còn một vài tốp khác.

Cá được đánh bắt ở thượng nguồn sông Giăng trong vùng lõi Vườn quốc gia

Pù Mát.

Một ngày ròng rã tung nhiều mẻ chài, vây nhiều mẻ lưới nhưng cha con anh Thái chỉ bắt được vài lượng cá mát. Anh Thái nói: Bây giờ họ toàn dùng kích điện, đánh mìn, mới hơn người ta còn đầu tư đồ lặn, dùng súng bắn cá để bắt những con cá lăng, cá lệch… nằm sâu trong hang đá.

Trở về bến Pha Lài, gặp ông Lô Văn Péng, người bản Xiềng đang nghỉ ngơi sau chuyến đi vào sâu tận trong bản Khe Búng trở ra, trong bộ đồ cộc đang rét run vì lạnh. Rít điều thuốc lào xong, ông vừa thoăn thoắt bưng thùng xốp đá đựng cá đổ ra sàn vào cân cho chủ quán đóng bằng bè nằm ngay ở bến đập Pha Lài. Tuy nhiên, khi phân ra loại cá, chỉ có mấy lượng cá mát, ông chặc lưỡi nói: “Tui đi từ hôm kia, mưa gió rét là thế mà chỉ được có chừng ni cá mát. Dạo này cá mát không có nhiều, chỉ còn một số như cá chạch, cá bọp, cá lăng, còn cá ních thì đã tuyệt chủng. Từ nhỏ tui đã theo ông, theo cha đi đánh cá chỉ cần vây một đường lưới ngắn đã được một oi cá đầy. Vậy mà bây giờ không chỉ riêng cá mát mà nhiều loài cá ngon của sông Giăng cứ ngày một hiếm. Trước đây đi thả lưới, quăng chài người giỏi được vài yến cá, còn nay chỉ được 1 đến 2 cân đã là nhiều lắm.

Thấy chủ quán bè trả cho ông Péng một cân cá mát giá 200 nghìn đồng. Ông “Dũng sẹo” chủ quán nói: Cá mát chừ là đặc sản để phục vụ “thượng đế” là các du khách đến tham quan và chuyển về nhà hàng thành món đặc sản quý hiếm ngoài thị trấn, về xuôi, giá cả cũng ngày một đắt mà lại rất hiếm…

Anh Vi Văn K người bản Xiềng, một thợ đánh bắt cá chuyên nghiệp cho biết, người đi đánh bắt cá chủ yếu là người bản địa phương đi theo tổ, mỗi tổ từ 1 đến 3 người. Hình thức đánh bắt cũng đa dạng từ đánh bắt truyền thống như thả lưới, chài. Hiện nay dân chuyên nghiệp đánh bắt cá bằng các dụng cụ hiện đại bị cấm như kích điện, nổ mìn. Theo anh K chỉ với một bộ kích gồm độ kích loại 24 sò, một bình điện loại 75 ampe cũng đủ để những chú cá lệch nặng tới 0,9- 10 kg nằm sâu ở dưới đáy vực sông cũng “mò” theo dòng kích điện nổi lên. Quăng mìn chỉ trong mấy giây, đàn cá to nhỏ tấm mén đều nổi lềnh bềnh, người đánh bắt chỉ việc vớt cá lên thuyền.Chúng tôi hỏi đi đánh bắt cá có ai kiểm tra, kiểm soát hay ngăn cấm không? Anh không chút đắn đo trả lời: “Có ai hỏi, kiểm tra chi mô, cá dưới sông ai muốn vào bắt thì bắt, mà núi rừng rộng lớn thế ai kiểm tra nổi”.

Bộ kích điện được sử dụng để đánh bắt cá.

Nói về thực trạng nguồn cá sông Giăng, đặc biệt cá mát đang dần bị cạn kiệt có nguy cơ tiệt chủng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Môn Sơn, Trung tá Nguyễn Trọng Vinh cho biết: Thời gian qua lực lượng biên phòng đều triển khai công tác xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý giám sát, xử phạt trường hợp cố ý vi phạm trong việc sử dụng kích điện đánh bắt cá trái phép trên sông suối. Hàng tháng, Đồn phân công cắm mỗi bản một tổ, mỗi tổ 6 người để tuần tra. Thường xuyên phân công tổ công tác nghiệp vụ kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền về tác hại của việc đánh bắt quá mức dẫn đến tuyệt chủng cá sông Giăng.

Đồn trưởng Nguyễn Trọng Vinh cho biết thêm, tuy nhiên vẫn còn một số đối tượng cố ý vi phạm, năm 2012 phát hiện xử lý 7 vụ, 10 đối tượng; tịch thu 6 gam thuốc nổ, 1 kíp thuốc nổ và 3cm dây cháy chậm; xử phạt hơn 5 triệu đồng, tịch thu 8 bộ kích điện. Bắt và xử lý 1 vụ, 2 đối tượng mua bán, sử dụng vật liệu nổ. Trong quý 1 năm 2013, Đồn bắt được 2 vụ ở bản Cò Phạt, xử phạt 1 vụ 700 nghìn đối với một đối tượng ở bản Yên sử dụng kích điện đánh bắt cá.

Chúng tôi liên lạc để có cuộc tiếp xúc làm việc với ông Nguyễn Phúc Chiến, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Pha Lài, thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Pù Mát để tìm hiểu thêm công tác bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng như bảo vệ nguồn hải sản trong khu vực do trạm quản lý, nhưng ông này đã từ chối không làm việc với lý do chưa được phép cấp trên.

Thực tế những ngày có mặt tại xã Môn Sơn cho thấy việc người dân ở vùng đệm vẫn lén lút hoặc ngang nhiên vượt qua sự kiểm soát của các nhà chức trách vào thượng nguồn sông Giăng thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt Vườn Quốc gia Pù Mát đánh bắt hải sản bằng các loại phương tiện, trong đó có các loại phương tiện cấm như mìn, kích điện… đến mức một số loài cá quý hiếm gần như tuyệt chủng.

Không riêng các loài cá, các loài động vật hoang dã quý hiếm khác nằm trong sách đỏ ở vùng Khe Khặng, thượng nguồn sông Giăng mà theo phản ánh ở các vùng khác như khe Choăng, khe Thơi… cũng trong tình trạng tương tự. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn, làm rõ trách nhiệm của những người làm công tác quản lý bảo vệ nguồn tài sản quý của quốc gia!

【#7】Mẹo Làm Cá Mè Hôi

Hướng dẫn chi tiết cách chế biến canh chua cá mè

Cá mè hôi là một loại thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe với hàm lượng axit béo omega 3 cao, nhiều loại vitamin A, D, B,… và có nhiều chất khoáng. Khi chế biến thành các món ăn từ cá mè còn có thể chữa được nhiều loại bệnh. Loại cá này có vị ngọt, bổ não, khỏe gân cốt, giảm chóng mặt và rất lành tính. Nhiều lợi ích là vậy nhưng cá mè hôi lại có mùi tanh rất đặc trưng, tanh hơn rất nhiều các loài cá nước ngọt. Bởi vậy nên khi sơ chế bạn nên làm sạch sẽ và có thể áp dụng một vài cách sau đây để loại bỏ mùi tanh.

Mời bạn xem thông tin thêm về món :

  • Đầu tiên bạn phải làm cá thật sạch, trong công đoạn mổ bụng cá ra sẽ nhìn thấy các lớp màng màu đen có bên trong, chú ý bóc hết lớp màng đó đi vì chúng chính là nguyên nhân tới mùi tanh. Bỏ nội tạng, cắt đuôi, móc mang và rửa lại với nước sạch.
  • Sử dụng chanh hoặc giấm pha cùng một chút nước lạnh rồi bỏ cs đã làm sạch vào ngâm chừng 5 phút. Nếu bạn muốn rán cá thì có thể ngâm lâu hơn bởi khi ngâm thịt cá vào nước chanh hoặc giấm khi rán sẽ hạn chế bắn dầu và cá không bị nát.
  • Trộn hỗn hợp muối, gừng, rượu trắng trà lên mình con cá để loại bỏ mùi tanh.
  • Đê cá có mùi thơm hấp dẫn, hãy ướp cùng với tiêu, ớt, hành, gừng,…. Các loại gia vị như mẻ, sấu, khế, dứa để món ăn thêm vị chua.

Các bước thực hiện nấu món canh chua cá mè hôi

ở phần trên của bài viết bạn đã thấy món ăn này rất hấp dẫn rồi phải không nào? Và bây giờ hãy đồng hành cùng nàng nước Châu Đốc tìm hiểu các bước chế biến món ăn này.

  • 1 con cá mè chừng 1kg hoặc có thể to hơn tùy vào số thành viên gia đình bạn.
  • Các loại rau dậy mùi như rau thơm, thì là, ngò, hành lá.
  • Cà chua và sấu non mỗi loại 3 quả.
  • Các loại gia vị khác.

Bước 1: Sau khi đã làm sạch và khử mùi tanh của cá. Đem cắt thành các khúc nhỏ vừa ăn sau đó ướp với các gia vị để cá ngấm đều rồi chiên sơ cá

Bước 2: Cà chua cắt thành từng lát hoặc bổ múi cau.

Bước 3: Đợi nồi nóng thì phi thơm hành cùng một chút dầu ăn, hành vàng đều cho cà chua vào xào chung. Khi cà chua đã chín mềm, nước có độ sánh thì bỏ sấu vào và đổ 2/3 nồi nước.

Bước 4: Nước sôi đổ cá vào, cho lửa nhỏ nấu tầm 20 phút để thịt cá mềm và ngọt hơn. Nêm gia vị cho vừa với khẩu vị của gia đình.

Bước 5: Cuối cùng bạn bỏ các loại rau thơm đã chuẩn bị vào, đảo đều và tắt bếp. Như vậy là đã có một nồi canh chua cá mè hôi thơm ngon bổ dưỡng rồi đấy.

Hướng dẫn chế biến món cá cóc sông kho nước dừa

Cá cóc sông kho nước dừa là một món ăn dân gian và rất đưa cơm trong tiết trời se lạnh. Để thực hiện món ăn này ngon chuẩn vị không phải ai cũng biết. Trong phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện món cá cóc kho nước dừa chuẩn bị miền Tây.

  • 1 cân cá cóc.
  • Các loại gia vị, hành, tỏi.
  • Các loại rau ăn kem như xà lách, bông điên điển, dưa chuột

Bước 1: Chọn những con cá còn sống, làm sạch và khử mùi tanh rồi ướp cùng các laoij gia vị như muối, đường, bột ngọt và đặc biệt là gốc hành tươi giã nhuyễn. Lưu ý để có vị ngon đúng chuẩn miền Tây thì khi làm cá không được loại bỏ vảy cá.

Bước 2: Đổ nước dừa xiêm tươi pha mắm lên trước, khi nước sôi thì cả cá vào. Lưu ý cá không xếp chồng lên nhau, nước phải xâm xấp vừa ngập mình cá.

Bước 3: Đun cá ở lửa nhỏ liu riu, nước sôi trở cá để ngấm gia gia vị cho đều.

Bước 4: Khi nước trong nồi cạn và có hiện tượng cháy cạnh thơm phức thì bắc ra thưởng thức cùng cơm trắng và các loại rau đã chuẩn bị.

Thưởng thức món cá mè hôi – cá cóc sông ngon nhất ở đâu tại Châu Đốc?

Món cá mè hôi – cá cóc sông đã trở thành món ăn bình dân đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm ra đúng vị miền Tây. Bởi vậy bạn hãy tới ngay: Đường Thi Sách, tổ 3, Khóm Châu Thơi 2, p.Châu Thới B, Tp. Châu Đốc, An Giang là đã có thể thưởng thức món ăn thơm ngon bổ dưỡng rồi.

Đặc biệt món ăn này sẽ được chính tay người dân miền Tây chế biến để tạo nên được hương vị chính gốc. Ngoài ra bạn có thể đặt món ăn này từ xa theo số hotline của Làng nướng Châu Đốc: 097.834 8989

Như vậy làng nướng Châu Đốc đã tổng hợp chi tiết cách chế biến cá mè hôi – cá cóc sông để các bạn có thể tự tay thực hiện món ăn ngon và bổ dưỡng này cho cả gia đình. Ngoài ra, để có thể lựa chọn và thưởng thức các món ăn khác bạn hãy truy cập vào Website :Làng Nướng Châu Đốc. Rất nhiều món ăn độc lạ và thơm ngon đang chờ các bạn.

【#8】【4/2021】Cách Làm Cá Mao Ếch Nướng Muối Ớt Chuẩn Vị Thơm Ngon Khó Cưỡng【Xem 472,032】

Cá Mao Ếch nướng muối ớt là món ngon không thể bỏ lỡ. Ngay sau đây chính là bí quyết cách làm cá Meo Ếch nướng muối ớt cùng chia sẻ với mọi người. Hãy tham khảo để có được món ăn chế biến từ loại cá đặc biệt này thật hấp dẫn.

Cá Mao Ếch nướng muối ớt làm như thế nào

Nguyên liệu chuẩn bị làm cá Mao Ếch nướng muối ớt

Bạn đừng nhầm tưởng cá mao ếch là loại sống ở nước mặn hay nước ngọt. Chúng là loài cá sống ở nược lợ đó. Cá này chuyên sống tại vùng đáy và ăn mồi, hoạt động và ban đêm. Mùa cá Mao Ếch là khoảng vào mùa thu từ tháng 6 đến tháng 10 dương. Để bắt được chúng, có rất nhiều cách như cào, câu hoặc lặn để bắt cá Mao Ếch.

Để chế biến cá Mao Ếch nướng muối ớt, bạn có thể mua cá Mao Ếch sống tại Hải sản Ông Giàu. Gọi điện thoại Hotline, bạn sẽ được giao hàng tận nơi những chú cá Mao Ếch sống nguyên con.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1kg cá Mao Ếch tươi sống mua tại Ông Giàu
  • Sa tế
  • Hành tím khô, ớt
  • Gia vị: Muối, mắm, bột ngọt, tiêu, dầu ăn

Hướng dẫn ướp cá Mao Ếch nướng muối ớt thơm ngon

Ăn gì với món cá Mao Ếch ngon? Câu trả lời không nằm ngoài 2 món ăn là cá Mao Ếch chưng tương và cá Mao Ếch nướng ngon quên trời đất. Thật tình, không gì bằng cái phần thịt dai dai, ăn vào lại ngọt, thêm chút muối, chút ớt cay cay nữa mà nướng lên đúng là “quên luôn trời đất” đấy chứ.

Hướng dẫn cách làm cá Mao Ếch nướng muối ớt ngon

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Cá Mao Ếch bạn để da hoặc lột sạch vẫn được, đây là tùy vào sở thích. Bỏ phần mao cá và phần ruột cá đi. Hành tím thái mỏng hoặc băm nhuyễn.
  • Bước 2: Làm gia vị ướp cá Mao Ếch nướng: 1/2 muỗng muối, 1 muỗng sa tế, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng cafe tiêu. Tất cả trộng đều, có thể thêm ớt giã nhuyễn để tăng độ cay.
  • Bước 3: Ướp cá Mao Ếch với gia vị vừa chuẩn bị trong 30 phút. Để cá thấm đều hơn, bạn có thể xẻ thân cá thành khứa (không đứt đoạn) để gia vị thấm hơn.
  • Bước 4: Cho cá lên bếp than và nướng cho đên khi vàng đều và dậy mùi thơm là được.

【#9】Cách Nấu Cá Trê Kho Riềng Ngon Tuyệt Cú Mèo Đúng “chuẩn” Nhất

Cách nấu món cá trê kho riềng ai cũng thích mê

Nguyên liệu làm cá trê kho riềng

+ 1 con cá trê: 1kg.

+ 100g thịt lợn ba chỉ.

+ 1 củ riềng to.

+ Vài cái nấm hương.

+ 2 quả ớt.

+ 2 củ hành khô.

+ Các gia vị thông thường như: hạt nêm, hạt tiêu, muối, bột canh, nước mắm.

+ Thịt ba chỉ: Rửa sạch, trần qua nước sôi để loại bỏ hết các tạp chất rồi thái miếng nhỏ vừa ăn.

+ Cách làm nước màu: Đun nóng chảo, cho vào 2 thìa canh đường, kết hợp đun và đảo đều, đường sẽ tan chảy và chuyển sang màu vàng nâu. Tiếp đó, đổ 1 bát con nước vào và đun sôi, bạn sẽ thu được nước màu như ý muốn. Nước màu sẽ giúp món cá trê kho giềng trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn.

Cách kho cá trê với riềng:

+ Cho nồi cá lên bếp đun to cho sôi sau đó hạ nhỏ lửa.

+ Nêm nếm lại gia vị sao cho hợp khẩu vị rồi kho âm ỉ với lửa nhỏ đến khi nước cá kho trông nồi gần cạn hết là được.

Nguyên liệu làm cá trê kho riềng mẻ

+ 500g cá trê

+ 50g riềng

+ 50g mẻ

+ 30g mỡ nước

+ hành tươi, tỏi, ớt và các gia vị thông thường.

Cá trê làm sạch, tuốt sạch nhớt, cắt thành từng khúc 3-4cm, mướp với muối 05-10 phút. Riềng cạo vỏ, rửa sạch rồi đem giã nhỏ. Hành rửa sạch, củ đem băm nhỏ, lá cắt khúc 3 cm. Tỏi bóc vỏ sau đó băm nhỏ. Ớt cũng thái nhỏ. Tiếp đó, đun cho mỡ nóng giá rồi cho cá trê vào rán qua. Phi thơm hành tỏi, rồi cho riềng cho các nguyên liệu riềng, mẻ, hành, ớt, nước mắm vào đảo đều. Thả cá vào sau đó cho thêm nước ngập cá, đun nhỏ lửa khoảng 20-30 phút đến khi gần cạn nước là được.

Cách chế biến cá trê kho nghệ thơm ngon

Nguyên liệu làm cá trê kho nghệ

+ 600g cá trê cắt khúc

+ 200g thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn

+ 1 miếng nghệ

+ 1 miếng gừng

+ 2 nhánh riềng

+ 2 của sả; 4 quả ớt

+ 200ml nước chè xanh, dầu ăn, mắm, muối, hạt tiêu…

Nghệ, sả, gừng, riềng, ớt rửa sạch rồi thái nhỏ. Ướp cá với nước mắm, đường và hạt tiêu. Rán sơ cá cho bớt tanh. Thịt ba chỉ cũng rang sơ qua. Tiếp tục cho đường vào chảo để lấy nước màu kho cá. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, thêm 200ml nước chè xanh vào rồi tiến hành kho cá. Khi nồi cá sôi, hãy để lửa nhỏ liu riu cho cá và thịt ngấm gia vị. Đun lửa nhỏ khoảng 20-30 phút cho đến khi nước trong nồi cá gần cạn hết là được.

Cách làm món cá trê kho rau răm cực ngon

Nguyên liệu cho món cá trê kho rau răm

+ 500g cá trê

+100g thịt ba chỉ

+ 1/2 bát cơm xôi

+ rau răm

+ nước tương

+ đầu hành cắt nhỏ

+ hành tím băm

+ 2 quả ớt; ớt bột

+ hạt tiêu, đường, muối, mì chính…

Cá mổ bỏ ruột, mang và làm sạch hết chất nhớt rồi cắt thành từng khúc dày từ 3-4cm. Thịt ba chỉ thái thành từng miếng dày khoảng 2cm. Ớt bỏ hạt rồi thái lát nhỏ. Tiếp đó, ướp thịt ba chỉ, cá với 1/2 muỗng canh muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, hành tím băm nhỏ, 1 thìa cà phê ớt bột, 1 muỗng canh hạt tiêu, ớt, đầu hành cắt nhỏ, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước mắm và một nửa phần rau răm đã thái nhỏ. Để khoảng 20- 30 phút cho đến khi thịt cá thấm đều các gia vị.

+ Cách kho: Cho rau răm thái nhỏ xuống dưới nồi, sau đó thêm thịt cá đã ướp lên phía trên. Đun lửa lớn trong khoảng 5 phút cho cá săn lại. Tiếp đó, cho 1/2 bát nước sôi rồi vặn nhỏ lửa. Khi thấy nước kho gần cạn hết, bạn nêm nếm lại gia vị theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình. Cho thêm 2 thìa dầu hạt điều vào nồi và tiếp tục kho cho đến khi nước cạn gần hết. Rắc nốt phần rau răm thái nhỏ còn lại lên trên nồi cá trước khi tắt bếp là được.

Comments

【#10】Cách Làm Cá Khoai Kho Tiêu Ăn Với Cơm Ngon Tuyệt Cú Mèo

Cá khoai có thể dùng để nấu canh, làm khô cá hay chiên… nhưng cá khoai kho thì lại không phải nhiều người biết và thực hiện. Vào những ngày mưa phùn hay gió mùa lạnh lạnh nếu có một âu cá kho tiêu ăn kèm với cơm trắng dẻo thì đảm bảo rằng bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời không gì bằng.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách làm cá khoai kho tiêu ngon, hấp dẫn.

Cùng chuẩn bị nguyên liệu món cá khoai kho tiêu xanh

  • Cá khoai: 500g
  • Mước mắm: 3 muỗng canh
  • Đường: 2 muỗng
  • Tiêu: ½ muỗng café
  • Mỡ: 3 muỗng
  • Hành tím: 2 củ
  • Tỏi: 1 củ nhỏ
  • Ớt tươi, hành lá
  • Mỡ phần
  • Nước dừa xiêm: 1 quả

Sơ chế nguyên liệu cho cách làm cá khoai kho tiêu chay ngon chuẩn vị

Cá khoai: đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 – 15p. Vớt ra rửa sạch với nước, để ráo và thái khúc (có thể thái khúc hoặc để cả con).

Hành khô và tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn đựng vào bát con.

Mỡ phần xắt khúc nhỏ, bắc chảo lên rán cho ra hết mỡ, những không rán mỡ đến quắt mà rán vừa phải để tóp mỡ vừa mềm, vừa dai.

Cách làm cá khoai kho tiêu ngon

Bước 1: Ướp cá

Cho cá khoai vào bát cùng hành lá, tỏi băm, hành tím, ớt, tiêu, nước mắm, muối, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

Bước 2: Thắng đường tạo màu

Cho thìa dầu ăn vào chảo, 2 muỗng đường rồi bật bếp lửa nhỏ thắng đường. Bao giờ đường chuyển màu cánh gián thì đạt.

Bước 3: Kho cá

Cho cá đã ướp vào nồi kho. Đỏ nước dừa xiêm cho ngập cá, thêm chút nước mắm và gia vị tùy theo khẩu vị từng người. Kho cá trong khoảng 45 phút với lửa nhỏ. Với cách làm cá khoai kho tiêu chuẩn thì cá phải được ngấm đều vị và đẹp mắt, muốn vậy khi kho cá tuyệt đối không đảo, hay lật cả mà chỉ dùng muỗng múc nước trong nồi lên tưới đều mặt cá.

Bước 4: Hoàn thiện món cá khoai kho tiêu thơm ngon

Kho cá đến khi phần nước trong nồi hơi quánh lại thì cho tóp mỡ vào đun thêm khoảng 5p thì tắt bếp. Thêm hành lá và một chút tiêu vào là chúng ta đã có món cá kho tiêu để chiêu đãi cả nhà.

Bước 5: Trang trí và thưởng thức món cá khoai kho tiêu

Cho cá khoai ra bát, gắp nhẹ nhàng để tránh cá bị gãy nát mất thẩm mỹ. Xếp cá vào bát rồi tưới nước cá kho đều lên bề mặt cá. Cắt vài lát ớt và vài sợi hành tươi để trang trí.

Món cá khoai kho tiêu thành công phải đạt được thành quả thịt cá không bị nát, không dính nồi. Từng thớ thịt thấm gia vị mặn mà, béo mềm do quyện với tóp mỡ. Khi thưởng thức, thịt cá ngọt, tan trong miệng.

Cá khoai kho tiêu ăn kèm với cơm trắng, canh khoai mỡ cùng gia đình và bạn bè thì tuyệt cú mèo!

Bí quyết chọn cá khoai tươi ngon

Điều quan trọng nhất để cách làm cá khoai kho tiêu xanh ngon ngoài kỹ thuật nấu đó chính là phần chọn nguyên liệu. Cá khoai sau khi đánh được xâu lại thành từng xâu, cá khoai tươi thân sẽ ánh lên những tia máu hồng li ti dọc theo thân cá, có màu xám bạc, thân trong, khi chọn cá khoai có thể nhìn được bằng mắt thường với đặc điểm dễ dàng này.

Cá khoai nếu ươn sẽ có màu hồng, thân đục trắng, mềm nhũn. Với các loại cá ướp urê khi nhìn bề ngoài sẽ thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường. Tuy nhiên, độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi kỹ cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.

Cá khoai ngon sau khi rửa sạch thì cắt riêng phần đầu, bỏ đi phần vây cá. Với những người sành ăn, đặc biệt là với cá khoai thì sau khi mổ bụng bỏ phần ruột nhưng phải giữ lại phần dạ dày của cá. Đây chính là phần ngon nhất nhỉ của cá, nếu bỏ đi thì lại chưa đúng cách thưởng thức cá khoai.