【#1】Ứng Dụng Dịch Thủy Phân Protein Phụ Phẩm Cá Tra Trong Sản Xuất Nước Mắm

Kiến thức khoa học

Ứng dụng dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra trong sản xuất nước mắm

Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra được ứng dụng trong sản xuất nước mắm. Chế độ ủ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra trong chượp cá cơm để gây hương nước mắm đã được nghiên cứu. Kết quả đã cho thấy rằng chế độ ủ gây hương nước mắm thích hợp là tỉ lệ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra so với chượp cá cơm 100% và thời gian ủ gây hương 8 tuần. Nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra có hàm lượng nitơ tổng số 25,69 g/l, hàm lượng nitơ axit amin 14,38 g/l và hàm lượng nitơ amoniac 2,35 g/l. Nước mắm có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng tổng axit amin 9,48g/100ml, trong đó hàm lượng các axit amin không thay thế 5,39g/100ml, chiếm 57,46% so với tổng axit amin. Nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra đạt tiêu chuẩn chất lượng và được phân loại thượng hạng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107-2003.

Từ khóa: Dịch thủy phân protein, nước mắm, phụ phẩm cá tra, ủ gây hương.

Cá tra được nuôi phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sản lượng cá tra nguyên liệu đạt 1,1-1,2 triệu tấn/năm. Theo báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2021 xuất khẩu cá tra đạt 1,78 tỷ USD (VASEP, 2021). Ngành công nghiệp chế biến cá đã tạo ra một lượng lớn phụ phẩm (hay còn gọi là nguyên liệu còn lại sau chế biến), bao gồm đầu, xương, nội tạng, da, vây… dễ gây ô nhiễm môi trường. Phụ phẩm cá là nguồn giàu protein, do đó có thể tận dụng nguồn protein sẵn có này để sản xuất dịch thủy phân protein. Dịch thủy phân protein thu được có giá trị dinh dưỡng cao có thể được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, như trong việc sản xuất nước mắm.

Nước mắm là sản phẩm rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ nước mắm của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sản lượng khai thác cá cơm ngày càng ít dần. Nguồn nguyên liệu cá cơm dùng cho sản xuất nước mắm không còn nhiều như trước, giá cá cơm càng ngày càng cao. Trong khi đó, lượng phụ phẩm cá tra được thải ra từ quá trình chế biến cá rất lớn và có giá rẻ hơn nhiều so với cá cơm. Mặc khác, thời gian sản xuất nước mắm cá cơm theo phương pháp truyền thống dài, thường khoảng 12 tháng, trong khi đó việc bổ sung enzyme protease để thủy phân protein phụ phẩm cá làm tăng nhanh quá trình thủy phân, do đó rút ngắn được thời gian sản xuất nước mắm rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Nhờ rút ngắn thời gian sản xuất nên các doanh nghiệp sản xuất nước mắm có thể thu hồi vốn nhanh hơn nhiều so với sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống.

Xuất phát từ những lý do trên, nên việc nghiên cứu ứng dụng dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra trong sản xuất nước mắm là hết sức cần thiết và cấp bách trong thực tiễn sản xuất, là cơ sở cho việc triển khai sản xuất nước mắm từ phụ phẩm cá tra với quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước mắm ngày càng cao của người tiêu dùng. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, không những góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do phụ phẩm cá tra gây ra mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm từ công nghiệp chế biến, tạo ra một loại sản phẩm nước mắm mới có giá trị cao, làm đa dạng hóa các mặt hàng nước mắm trên thị thường.

II.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra thu được từ sự thủy phân phụ phẩm cá tra theo chế độ thủy phân thích hợp đã xác định được ở nghiên cứu trước: Giai đoạn đầu thủy phân phụ phẩm cá tra bằng enzyme Alcalase với tỉ lệ nước 20%, tỉ lệ Alcalase 0,15% so với nguyên liệu, nhiệt độ thủy phân 55°C, pH tự nhiên của nguyên liệu (6,5), thời gian thủy phân 4 giờ và giai đoạn sau tiếp tục thủy phân bằng enzyme Flavourzyme với tỉ lệ 0,1%, nhiệt độ 55°C và thời gian thủy phân 5 giờ (Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2021). Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra có màu vàng nâu, mùi tự nhiên của dịch thủy phân protein cá, không có mùi lạ, không đắng, trong, không vẩn đục. Dịch thủy phân này có hàm lượng nitơ tổng số 24,33 g/l, hàm lượng nitơ axit amin cao 13,4 g/l, chiếm 55,08% so với nitơ tổng số, hàm lượng nitơ amoniac thấp 0,6 g/l, chiếm 2,48% so với nitơ tổng số, không phát hiện histamin trong dịch thủy phân với mức giới hạn phát hiện của phương pháp là 5mg/l (Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2021). Hàm lượng lipit trong dịch thủy phân thấp 0,102%. Chỉ số peroxide nhỏ hơn ngưỡng định lượng của phương pháp (< 0,06 meq/kg chất béo). Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra có các chỉ tiêu cảm quan và hóa học tốt, và được ứng dụng trong sản xuất nước mắm.

Hình 1. Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra

Chượp cá cơm được sử dụng trong nghiên cứu này là chượp chín đã được sản xuất một năm với tỉ lệ muối so với cá cơm là 25%. Chượp chín cá cơm đã được kéo rút lấy nước mắm nhĩ. Sau khi lấy nước mắm nhĩ, chượp cá cơm này được sử dụng để gây hương nước mắm cho dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra. Chượp cá cơm có chất lượng tốt, có màu nâu sáng, mùi tự nhiên của chượp, không có mùi tanh hôi, không có mùi lạ, có hàm lượng nước 55,39%, protein 19,41%, lipit 3,34 % và tro 17,31%.

2.Phương pháp nghiên cứu

Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra có hàm lượng đạm cao thích hợp cho việc sản xuất nước mắm. Tuy nhiên dịch thủy phân protein chưa có hương vị đặc trưng của nước mắm. Do đó, để ứng dụng dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra trong việc sản xuất nước mắm, cần cho dịch thủy phân protein ủ trong chượp cá cơm một thời gian để gây hương nước mắm.

2.1.Thí nghiệm xác định chế độ ủ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra trong chượp cá cơm để gây hương nước mắm

Quá trình ủ gây hương nước mắm được thực hiện ở điều kiện tự nhiên (nhiệt độ thường). Trong quá trình ủ gây hương nước mắm, tỉ lệ dịch thủy phân so với chượp cá cơm cao hay thấp có ảnh hưởng đến chất lượng của nước mắm thu được. Ngoài ra, thời gian ủ gây hương dài hay ngắn cũng ảnh hưởng đến chất lượng của nước mắm. Vì vậy, cần bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ dịch thủy phân so với chượp cá cơm thích hợp và xác định thời gian ủ gây hương thích hợp.

2.1.1.Thí nghiệm xác định tỉ lệ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra so với chượp cá cơm thích hợp

Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra được bổ sung muối với tỉ lệ muối 25% so với thể tích dịch thủy phân. Mỗi thạp chứa 1 kg chượp cá cơm. Cho dịch thủy phân đã bổ sung muối vào các thạp chứa chượp cá cơm với tỉ lệ dịch thủy phân/chượp cá cơm lần lượt là 50%, 100%, 150%, 200% và 250%, tức là lượng dịch thủy phân cho vào các thạp lần lượt là: 0,5 lít, 1 lít, 1,5 lít, 2 lít và 2,5 lít. Đậy kín nắp thạp và ủ dịch thủy phân trong chượp cá cơm ở điều kiện tự nhiên trong thời gian 4 tuần để gây hương nước mắm. Sau đó kéo rút và lọc nước mắm bằng giấy lọc và đem đánh giá cảm quan. Từ đó, chọn tỉ lệ dịch thủy phân protein so với chượp cá cơm thích hợp.

2.1.2.Thí nghiệm xác định thời gian ủ gây hương nước mắm thích hợp

Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra được bổ sung muối với tỉ lệ muối 25% so với thể tích dịch thủy phân. Sau khi đã bổ sung muối, cho dịch thủy phân vào các thạp chứa chượp cá cơm với tỉ lệ dịch thủy phân/chượp cá cơm thích hợp đã chọn được ở thí nghiệm trước. Đậy kín nắp thạp và ủ gây hương nước mắm trong điều kiện tự nhiên trong thời gian 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần, 10 tuần và 12 tuần. Sau đó kéo rút và lọc nước mắm bằng giấy lọc. Nước mắm được đem đánh giá cảm quan. Từ đó, chọn thời gian ủ gây hương thích hợp.

2.2.Quy trình sản xuất nước mắm từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra

Sau khi xác định được chế độ thích hợp cho quá trình ủ gây hương nước mắm, tiến hành xây dựng quy trình sản xuất nước mắm từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra với các thông số đã xác định được.

2.3.Sản xuất nước mắm và kiểm tra đánh giá chất lượng của sản phẩm nước mắm.

Tiến hành sản xuất 10 lít nước mắm theo quy trình đã xây dựng, sau đó đánh giá chất lượng của sản phẩm nước mắm thông qua việc kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan như màu sắc, mùi, vị và độ trong; chỉ tiêu hóa học như nitơ tổng số, nitơ axit amin, nitơ amoniac, muối NaCl và axit; chỉ tiêu vi sinh vật như tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E. coli, Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, tổng số bào tử nấm men và nấm mốc. Ngoài ra, nước mắm còn được xác định hàm lượng histamin, chì và hàm lượng các axit amin. Căn cứ vào Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107: 2003 để đánh giá và phân hạng chất lượng nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra.

2.4.Phương pháp phân tích

Nước mắm được đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3215-79. Hàm lượng nước được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3700 – 90. Hàm lượng tro được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5105 – 90. Hàm lượng lipit được xác định bằng phương pháp Folch. Hàm lượng peroxide được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6121-2010. Hàm lượng nitơ tổng số được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3705-90. Hàm lượng protein thô = 6,25 x Hàm lượng nitơ tổng số. Hàm lượng nitơ amoniac được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3706-90. Hàm lượng nitơ formol được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3707-90. Hàm lượng nitơ axit amin = Hàm lượng nitơ formol – Hàm lượng nitơ amoniac. Hàm lượng muối NaCl được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3701-90. Hàm lượng axit được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3702-90. Hàm lượng histamin được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8352:2010. Hàm lượng chì được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10643:2014. Hàm lượng axit amin được xác định theo phương pháp sắc ký.

Định lượng tổng số vi sinh vật hiếu khí theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4884 -1:2015. Định lượng Coliform theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6848:2007. Định lượng chúng tôi theo ISO 16649-3:2015. Định lượng Staphylococcus aureus theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4830- 3:2005. Định lượng Clostridium perfrigens theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4991:2005. Định lượng tổng số nấm men, nấm mốc theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8275-2: 2010.

Số liệu được tính toán và xử lý thống kê trên phần mềm Microsoft Excel 2013 và phần mềm SPSS 20. One -way ANOVA và phép kiểm định Duncan được sử dụng để kiểm tra sự khác nhau giữa các giá trị trung bình. Sự sai khác được đánh giá có ý nghĩa khi p < 0,05.

III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1.Kết quả xác định chế độ ủ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra trong chượp cá cơm để gây hương nước mắm

1.1.Kết quả xác định tỉ lệ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra so với chượp cá cơm thích hợp.

Ảnh hưởng của tỉ lệ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra so với chượp cá cơm đến chất lượng cảm quan của nước mắm được thể hiện ở Hình 2. Chất lượng cảm quan của nước mắm được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Màu sắc, mùi, vị và độ trong. Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra ban đầu chưa có màu sắc, mùi vị đặc trưng của nước mắm. Nhưng sau khi ủ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra trong chượp cá cơm trong thời gian 4 tuần rồi kéo rút ra và lọc thì thu được nước mắm có màu nâu cánh dán và trong suốt, có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt của đạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm cảm quan của các mẫu nước mắm ứng với tỉ lệ dịch thủy phân protein so với chượp cá cơm 50%, 100%, 150%, 200% và 250% lần lượt là 17,12; 17,65; 16,88; 16,19 và 15,41. Hai mẫu nước mắm ứng với tỉ lệ dịch thủy phân protein so với chượp cá cơm 50% và 100% có chất lượng cảm quan tốt nhất trong số 5 mẫu. Hai mẫu này đều có mùi đặc trưng của nước mắm, vị ngọt của đạm, trong suốt. Mẫu nước mắm ứng với tỉ lệ dịch thủy phân protein so với chượp cá cơm 100% có điểm cảm quan cao nhất (17,65) và có màu vàng nâu đỏ đẹp hơn mẫu nước mắm ứng với tỉ lệ dịch thủy phân protein so với chượp cá cơm 50%.

Hình 2. Ảnh hưởng của tỉ lệ dịch thủy phân protein so với chượp cá cơm đến chất lượng cảm quan của nước mắm.

Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Quá trình hình thành màu sắc của nước mắm được quyết định bởi các phản ứng sinh hóa như phản ứng Melanoidin (hay Maillard) và oxy hóa. Màu sắc của nước mắm còn do các sắc tố trong bản thân nguyên liệu tạo nên (Trần Thị Luyến, 1994). Lopetcharat và Park (2002) đã cho thấy màu sắc của nước mắm phụ thuộc vào loài cá và sự xuất hiện các sản phẩm của phản ứng Mail- lard và điều kiện lên men. Trong nghiên cứu này, dịch thủy phân phụ phẩm cá tra ban đầu có màu vàng nâu, nhưng sau khi cho dịch thủy phân ủ trong chượp cá cơm rồi kéo rút ra thì thu được nước mắm có màu vàng nâu cánh dán đặc trưng của nước mắm. Điều này có thể nhờ sắc tố có trong cá cơm và các phản ứng sinh hóa diễn ra trong quá trình ủ gây hương nước mắm.

Sau khi cho dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra ủ trong chượp cá cơm thì thu được nước mắm có hương thơm đặc trưng rõ rệt. Điều này là nhờ chượp cá cơm đã lên men trước đó. Quá trình hình thành mùi đặc trưng của nước mắm là do sự lên men sinh ra các axit hữu cơ bay hơi, các cacbonyl bay hơi, các amin bay hơi. Các axit hữu cơ bay hơi đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành mùi của nước mắm như axit axetic, axit propionic, axit butyric, axit izobutyric. Các hợp chất bay hơi có tính kiềm và hợp chất trung tính dễ bay hơi cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển mùi của nước mắm. Lopetcharat và Park (2002) đã cho thấy các hợp chất bay hơi có tính kiềm trong nước mắm chủ yếu là amoniac, trimethylamin, dimethylamin. Các hợp chất trung tính của nước mắm chủ yếu là rượu và methyl xetone (Sanceda et al, 1984). Tác nhân chủ yếu tham gia vào quá trình tạo mùi nước mắm là vi sinh vật gây hương trong chượp cá cơm. Các vi khuẩn tham gia sự hình thành mùi nước mắm như Bacillus, Staphylococcus, Micrococcus, Coryneformes và Streptococcus (Lopetcharat và Park, 2002). Udomsil và đồng tác giả (2010) đã cho thấy Tetragenococcus halophilus đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các hợp chất bay hơi trong quá trình lên men nước mắm, các thành phần bay hơi chính là 1-propanol, 2-methylpropanal và benzaldehyde.

Sau khi ủ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra trong chượp cá cơm rồi kéo rút ra thu được nước mắm có vị ngon ngọt hơn so với dịch thủy phân ban đầu. Vị ngon ngọt của nước mắm thu được có lẽ không chỉ do các axit amin và một số peptid ngắn mạch sẵn có trong dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra mà còn do sự kết hợp hài hòa với các axit amin và các peptid ngắn mạch từ chượp cá cơm. Tungkawachara và đồng tác giả (2003) đã cho rằng axit amin tự do tạo nên vị của nước mắm, chẳng hạn glycine, alanine, lysine, serine và threonine cho vị ngọt của nước mắm.

Mẫu nước mắm ứng với tỉ lệ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra so với chượp cá cơm 100% có điểm cảm quan cao nhất. Vì vậy, tỉ lệ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra so với chượp cá cơm 100% là thích hợp nhất cho việc gây hương nước mắm.

1.2.Kết quả xác định thời gian ủ gây hương nước mắm thích hợp

Ảnh hưởng của thời gian ủ gây hương nước mắm đến chất lượng cảm quan của nước mắm được thể hiện ở Hình 3.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong quá trình ủ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra trong chượp cá cơm trong thời gian từ 2 đến 12 tuần thì mùi vị và màu sắc của nước mắm thu được từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra dần dần được hình thành. Từ tuần ủ gây hương thứ 2 đến tuần thứ 8, mùi vị và màu sắc của nước mắm được hình thành nhanh. Nước mắm có màu nâu cánh gián, mùi vị thơm ngon đặc trưng, trong suốt. Mùi là chỉ tiêu cảm quan quan trọng nhất của nước mắm. Các công trình nghiên cứu trước đây đã cho thấy có rất nhiều chất bay hơi đã được xác định trong nước mắm như axit, rượu, các hợp chất chứa nitơ, phenol, carbonyl, este. Các chất bay hơi này góp phần vào sự tạo mùi cho nước mắm (Sanceda et al., 2003; Yang et al., 2008). Sanceda và đồng tác giả (1983) cho thấy các axit béo bay hơi có mặt trong nước mắm đóng vai trò chính trong việc tạo mùi của nước mắm.

Điểm cảm quan của nước mắm thu được ứng với thời gian ủ gây hương từ 2 đến 8 tuần tăng từ 15,74 đến 18,41. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian từ 2 đến 8 tuần, nếu thời gian ủ gây hương càng dài thì dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra càng hòa quyện với chượp cá cơm và làm cho chất lượng cảm quan của nước mắm tạo thành tăng lên theo thời gian ủ gây hương. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng không có sự khác nhau có ý nghĩa về điểm cảm quan giữa 3 mẫu nước mắm ứng với thời gian ủ gây hương 8 tuần, 10 tuần và 12 tuần. Từ tuần thứ 8 trở về sau, mùi vị và màu sắc của nước mắm thu được hầu như ổn định, chất lượng cảm quan hầu như không thay đổi.

Từ các kết quả về chất lượng cảm quan cho thấy việc ủ gây hương nước mắm trong thời gian 8 tuần là thích hợp nhất.

Tóm lại, chế độ ủ dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra trong chượp cá cơm để gây hương nước mắm thích hợp nhất là tỉ lệ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra so với chượp cá cơm 100% và thời gian ủ gây hương 8 tuần.

Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian ủ gây hương nước mắm đến chất lượng cảm quan của nước mắm.

Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

2.Quy trình sản xuất nước mắm từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra

Quy trình sản xuất nước mắm từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra thể hiện ở Hình 4.

Hình 4. Sơ đồ quy trình sản xuất nước mắm từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra

2.2.Thuyết minh quy trình

Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra

Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra có chất lượng tốt, có màu vàng nâu, trong, không vẩn đục, không đắng, có mùi tự nhiên, không có mùi hôi thối hoặc mùi lạ.

Muối được sử dụng là muối hạt, yêu cầu phải có chất lượng tốt, có màu trắng, khô ráo, không ẩm ướt, không vón cục và không có mùi lạ. Bổ sung thêm muối vào dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra với tỉ lệ muối 25% so với thể tích dịch thủy phân nhằm ức chế hoạt động của vi sinh vật, đảm bảo dịch thủy phân không bị thối trong quá trình ủ gây hương nước mắm.

Cho dịch thủy phân protein ủ trong chượp cá cơm

Dịch thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra được cho vào thùng chượp chín cá cơm để ủ gây hương nước mắm với tỉ lệ dịch thủy phân là 100% so với khối lượng chượp cá cơm (tỉ lệ dịch thủy phân/chượp cá cơm là 1/1). Tiến hành ủ gây hương nước mắm ở nhiệt độ thường trong thời gian 8 tuần.

Sau khi ủ gây hương nước mắm trong 8 tuần, tiến hành kéo rút để thu nước mắm. Sau đó nước mắm được đem lọc trong để thu được nước mắm thành phẩm.

Nước mắm, đóng thùng và bảo quản.

Nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra được chiết vào chai, đóng thùng và bảo quản ở nhiệt độ thường.

3.Kiểm tra đánh giá chất lượng của nước mắm từ dịch thủy phân phụ phẩm cá tra.

Tiến hành sản xuất 10 lít nước mắm theo quy trình đã xây dựng. Sau đó kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa học và chỉ tiêu vi sinh vật của nước mắm.

Chỉ tiêu cảm quan của nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra được thể hiện ở Bảng 1.

Hình 5. Nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra

Các chỉ tiêu hoá học của nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra được thể hiện ở Bảng 2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra có màu nâu cánh gián, mùi thơm đặc trưng của nước mắm, không có mùi lạ, có vị ngọt của đạm, có hậu vị, nước mắm trong, không vẩn đục và không có tạp chất. Nước mắm không bị biến màu và biến mùi.

Hàm lượng nitơ tổng số (NTS) trong nước mắm thu được từ dịch thủy phân phụ phẩm cá tra là 25,69 g/l. Trong 1 lít nước mắm có 25,69 g NTS, trong đó có 24,33 g NTS từ dịch thủy phân phụ phẩm cá tra (chiếm 94,71%) và 1,36 g NTS từ chượp cá cơm (chiếm 5,29%).

Hàm lượng nitơ axit amin trong nước mắm là 14,38 g/l, chiếm 55,97% so với nitơ tổng số. Hàm lượng nitơ amoniac là 2,35 g/l, chiếm 9,16% so với nitơ tổng số. Hàm lượng axit 6,88 g/l và hàm lượng muối 263,33 g/l.

Hàm lượng histamin trong nước mắm thấp, chỉ có 43,27 mg/l. Theo Codex Stan 302-2011 về tiêu chuẩn chất lượng nước mắm thì hàm lượng histamin không được vượt quá 400 mg/l. Kết quả phân tích không phát hiện chì trong nước mắm với mức giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,5 mg/l. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107 -2003 thì dư lượng tối đa của chì trong nước mắm là 1 mg/l.

Chỉ tiêu vi sinh vật của nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra được thể hiện trong Bảng 4.

So sánh các chỉ tiêu chất lượng của nước mắm thu được từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra với các chỉ tiêu cảm quan, hóa học và vi sinh vật của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107: 2003 cho thấy nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra theo quy trình đã xây dựng đạt tiêu chuẩn chất lượng và được phân loại thượng hạng. Để đánh giá thêm giá trị dinh dưỡng của nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra, nước mắm cũng đã được xác định hàm lượng các axit amin. Hàm lượng các axit amin trong nước mắm được thể hiện ở Bảng 5.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng tổng axit amin là 9,48g/100ml, trong đó hàm lượng các axit amin không thay thế là 5,39g/100ml, chiếm 57,46% so với tổng axit amin. Các axit amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể con người có trong nước mắm bao gồm histidine, isoleucin, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine và valine. Nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra là một nguồn giàu axit amin không thay thế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các axit amin có hàm lượng cao trong nước mắm là glutamic, lysine, aspartic, valine, leucine và threonine.

Theo Park và cộng sự (2001), nước mắm thương mại của Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật có hàm lượng tổng axit amin lần lượt là 6,732g/100ml; 9,826g/100ml; 3,335g/100ml; 0,869g/100ml; 6,061g/100ml; 5,406g/100ml và 7,532g/100ml. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra có hàm lượng tổng axit amin (9,48g/100ml) gần bằng nước mắm thương mại của Việt Nam được sản xuất từ cá cơm (9,826g/100ml). Nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra có hàm lượng tổng axit amin cao hơn so với nước mắm thương mại của Thái Lan, Myanmar, Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật.

Dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra có thể được ứng dụng trong sản xuất nước mắm. Nước mắm được sản xuất từ dịch thủy phân protein phụ phẩm cá tra có giá trị dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng và được phân loại thượng hạng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107-2003.

1.Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2021. Nghiên cứu sử dụng kết hợp enzyme Alcalase và Flavourzyme để thủy phân phụ phẩm cá tra. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 3 và 4: 183-191.

2.Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5107:2003. Nước mắm.

3.Trần Thị Luyến, 1994. Nghiên cứu quy luật biến đổi của nitơ, axit amin và nâng cao hiệu suất thu đạm trong sản xuất nước mắm. Luận án phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật. Trường Đại học Nha Trang.

4.VASEP – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản, 2021. Bản tin thương mại thủy sản. Số 2, ngày 19/01/2018.

5.Codex stan 302 – 2011. Standard for fish sauce.

6.Klomklao S., Benjakul S., Visessanguan W., Kishimura H., Simpson B.K., 2006. Effects of the addition of spleen of skipjack tuna (Katsuwonus pelamis) on the liquefaction and characteristics of fish sauce made from sardine (Sardinella gibbosa). Food Chemistry, 98: 440-452.

7.Lopetcharat K., Park J.W., 2002. Characteristics of fish sauce made from Pacific whiting and surimi by-products during fermentation storage. Food Science, 67: 511-516.

8.Park J.N., Fukumoto, Y., Fujita, E., Tanaka, T., Washio,T., Otsuka, S., Shimizu, T., Watanabe, K., Abe , H. 2001. Chemical composition of fish sauces produced in Southeast and East Asian countries, Journal of Food Composition and Analysis, 14: 113-125.

9.Sanceda, N., Kurata T., Arakawa, N. 1983. Volatile acids in the steam distillate of Patis, a Philippine fish sauce. The Philippine Agriculturist, 66: 176-182.

10.Sanceda, N., Kurata T., Arakawa N., 1984. Fractionation and identification of volatile compounds in Patis, a Philippine fish sauce. Agric. Biol. Chem.,48: 3047-3052.

11.Tungkawachara, S., Park, J.W., Choi, Y.J., 2003. Biochemical properties and consumer acceptance of Pacific whiting fish sauce, Food Science, 68: 855-860.

12.Udomsil, N., Rodtong, S., Tanasupawat, S., Yongsawatdigul, J., 2010. Proteinase-producing halophilic lactic acid bacteria isolated from fish sauce fermentation and their ability to produce volatile compounds, International Journal of Food Microbiology, 141:186-194.

13.Yang, Y.F., Chen, S. R., Ni, H., Ye, X. Q., 2008. Analysis of volatile components in a Chinese fish sauce, Fuzhou Yulu, by gas chromatography-mass spectrometry. J Zhejiang Univ Sci B., 9: 977-981.

Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang

【#2】Cau Ca Ngu Vay Xanh

Navigation

  • Trình đơn chuyển hướng
  • Loài động vật lớn nhất trên Trái Đất, nặng tới 180 tấn
  • Cá ngừ đại dương – cá ngừ vây xanh giá bao nhiêu tiền 1kg 2021
  • Cận cảnh cá ngừ vây xanh ‘khủng’ gần 350kg
  • Một ngư dân xứ Wales mất hơn hai tiếng để kéo con cá ngừ nặng kg lên khỏi mặt nước. Con cá ngừ vây xanh nặng hàng trăm kg, dài khoảng 1,5 m được ngư dân Khánh Hòa bắt được trên biển Hoàng Sa.

    Chủ một chuỗi nhà hàng sushi Nhật Bản hôm nay chi hơn Một con cá ngừ vây xanh vừa được mua lại với mức giá kỷ lục 1,7 triệu USD tại một phiên đấu giá ở Tokyo, gấp gần ba lần so với mức giá năm ngoái. Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh đang trong diện nguy cấp để có đủ nguyên liệu mà làm sushi Khám phá – Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức. Trong chợ cá lớn nhất thế giới tại Nhật Bản: Mỗi con cá ngừ được bán với giá bằng vài ngôi nhà Nhật Bản Khám phá – Chợ cá Tsukiji của Nhật Bản là nơi cho ra đời những thương vụ mua bán cá trị giá lên tới hàng triệu đô la mỗi ngày.

    Ngư dân lão làng tóm gọn con cá ngừ nặng nhất thế giới Đời sống – Với bản lĩnh của một thợ câu chuyên nghiệp, ông Andrew Alsop đã tóm gọn được con cá ngừ nặng tới kg. Tìm thấy siêu cá ngừ khổng lồ to bằng một con bò Khám phá – Cá ngừ khổng lồ đã là chuyện ít thấy nhưng nó còn mắc cạn ở sông thì lại càng xưa nay hiếm. Câu chuyện “tàn nhẫn và nghiêm ngặt” của món sushi đắt nhất hành tinh Đời sống – Món ăn quốc hồn quốc túy của Nhật Bản nhưng chứa nhiều tranh cãi đằng sau đó.

    Sự thật tàn khốc đằng sau miếng sushi 1,5 triệu đồng trứ danh của Nhật Bản Đời sống – Sushi cá ngừ là món ăn trứ danh siêu đắt đỏ của đất nước mặt trời mọc nhưng chứa nhiều tranh cãi đằng sau nó.

    Trình đơn chuyển hướng

    Đây là lý do tại sao con cá ngừ vây xanh này được bán với giá trên trời 1,8 triệu USD Kinh doanh – Cá ngừ được đánh bắt vào dịp đầu năm luôn có giá cao nhất so với những tháng còn lại! Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh đang trong diện nguy cấp để có đủ nguyên liệu mà làm sushi Khám phá – Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức. Theo anh Huỳnh Văn Ty, anh và 3 thuyền viên tàu KH TS phải mất gần 5 giờ, từ 2 giờ sáng đến 7 giờ sáng mới đưa được con cá lên tàu.

    Hai chuyên gia thu mua cá ngư đại dương Nhật đến đánh giá chất lượng cá. Trọng lượng con cá là kg. Theo ngư dân, nếu tính cả ruột và mang cá đã bị móc bỏ, vây đuôi đã bị chặt, con cá nặng gần kg. Nếu chất lượng cá tốt, giá mua tại cảng có thể tới Cá ngừ vây xanh được tìm thấy chủ yếu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cân nặng trung bình khoảng kg, có thể sống đến 40 năm và lặn ở độ sâu hơn 1.

    Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương to nhất có thể nặng kg. Đầu năm , tại chợ cá Tsukiji Tokyo, Nhật , một con cá ngừ vây xanh nặng gần kg đã được mua với giá Năm , một con cá ngừ vây xanh nặng kg đã được mua với giá ,4 triệu Yên khoảng 1,3 triệu USD.

    Loài động vật lớn nhất trên Trái Đất, nặng tới 180 tấn

    Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là đều mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Loại cá này đứng top đầu trong cá ngừ đại dương và chúng được xếp vào loại cá hiếm, rất được người nhật ưa chuộng. Loại cá này có giá trị cao bởi vì thịt của chúng ngon, có thể chế biến thành các loại Sishi có thể ăn sống được nên giá trị của chúng có thể đến gấp 65 lần lo với những loại cá ngừ thông thường khác.

    Qúa trình đánh bắt cá ngừ vây xanh cũng rất khó khăn bởi chúng nặng đến kg và chủ yếu chỉ được tìm thấy ở những vùng biển Thái Bình Dương và Ấn độ dương, đó cũng là một trong những lí do tại sao chúng ngày một khan hiếm và giá thành lại đắt đến vậy.

    Loại cá này chúng thường được bắt ở những vùng biển lạnh như Nam Phi và Úc. Thịt của chúng nhiều mỡ có thể chế biến được rất nhiều món ăn, chúng được sử dụng nhiều nhất ở nước Nhật và chế biến những món cá sống rất tuyệt vời. Loại cá ngừ này hiện nay rất nhiều chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên biển. Thân của chúng nặng, thịt nhiều và chắc đặc biệt có cặp mắt to. Loại cá ngừ này có đặc điểm có vây và ngực hình lưỡi kiếm dài, thịt của chúng trắng và phù hợp để làm món cá ngừ đóng hộp.

    Chúng khá ngon và có giá thành rẻ hơn nhiều so với những loại cá ngừ khác. Chúng được bắt ở những vùng cận nhiệt đới và đại dương, với hình dáng trung bình không quá lớn như cá ngừ vây xanh, giá thành rẻ thường được bày bán nhiều ở các chợ trong nước và thường sử dụng để chế biến món cá ngừ đóng hộp, chế biến để làm nước dùng nấu cá.

    Đối với những cá ngừ thông thường hiện nay chỉ có giá khoảng Loại cá ngừ vây xanh được đánh giá là loại cá hiếm và có giá trị đắt nhất hiện nay. Vào năm đã bắt được con cá ngữ nặng kg và chúng có giá trị lên đến 1,8 triệu USD.

    Giá trị của cá ngừ vây xanh lớn cũng bởi vì chúng được sử dụng ở các nhà hàng cao cấp và chế biến những món ăn sang trọng và đắt tiền. Tính cho đến thời điểm hiện tại giá cá ngừ vây xanh là , Và để có thể mua được mua kg cá ngừ vây xanh bạn phải bỏ ra số tiền từ 1. Thịt cá ngừ cung cấp hàm lượng Omegar 3 rất cao nên có thể chống các bệnh khô mắt rất tốt ngoài ra thịt cá ngừ còn giàu các dưỡng chất vitamin và các loại muối khoáng vì thế sẽ giúp ngăn chặn các nguy cơ rối loạn về mắt.

    Cá ngừ đại dương được đánh giá là loại cá có thể giúp giảm cân hiệu quả bởi những loài cá này rất giàu hàm lượng Protenin, HDA… lại chứa rất ít chất béo và calo nên có thể giúp mang lại một thần hình đẹp cho những ai đang có ý định giảm cân.

    Vừa có thể làm đẹp lại vừa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể,. Hàm lượng DHA trong cá ngừ cao có thể giúp ngăn chặn những căn bệnh mất trí nhớ, nó là một loại dưỡng chất rất tốt cho sự hoạt động của trí não, giúp hoàn thiện trí não một cách toàn diện nhất. Đối với những ai đang bị bệnh thiếu máu hoặc thiếu chất sắt có thể sử dụng cá ngừ để bổ sung những chất này.

    Đồng thời trong cá ngừ sẽ chứa một lượng lớn sắt và b12 nên có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt được một cách dễ dàng nhất. Bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa các bệnh thiếu máu. Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên những người có chứng bệnh về gan, gan làm việc không tốt có thể sử dụng chất EPA hoặc DHA có trong cá ngừ để làm giảm lượng chất béo nhằm giúp bạn có thể tăng cường các chức năng của gan.

    Đây là lý do tại sao con cá ngừ vây xanh này được bán với giá trên trời 1,8 triệu USD Kinh doanh – Cá ngừ được đánh bắt vào dịp đầu năm luôn có giá cao nhất so với những tháng còn lại! Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh đang trong diện nguy cấp để có đủ nguyên liệu mà làm sushi Khám phá – Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức. Trong chợ cá lớn nhất thế giới tại Nhật Bản: Mỗi con cá ngừ được bán với giá bằng vài ngôi nhà Nhật Bản Khám phá – Chợ cá Tsukiji của Nhật Bản là nơi cho ra đời những thương vụ mua bán cá trị giá lên tới hàng triệu đô la mỗi ngày.

    Ngư dân lão làng tóm gọn con cá ngừ nặng nhất thế giới Đời sống – Với bản lĩnh của một thợ câu chuyên nghiệp, ông Andrew Alsop đã tóm gọn được con cá ngừ nặng tới kg.

    Tìm thấy siêu cá ngừ khổng lồ to bằng một con bò Khám phá – Cá ngừ khổng lồ đã là chuyện ít thấy nhưng nó còn mắc cạn ở sông thì lại càng xưa nay hiếm.

    Cá ngừ đại dương – cá ngừ vây xanh giá bao nhiêu tiền 1kg 2021

    Câu chuyện cau nhẫn vay nghiêm vay của món cau đắt xanh hành tinh Xanh sống – Ngu ăn xanh hồn quốc ngu của Vay Bản cau chứa ngu tranh cãi đằng sau đó. Ảnh: Reuters. Lấy mã mới Mã xác nhận không đúng. Cứ thấy nó vùng mạnh quá, căng cần thì thả dây câu. Tuy nhiên, do cá to nên chỉ khúc đuôi nhỏ lại là đủ độ muối đá, còn phần thân thì độ lạnh không đủ nên thương lái ra giá là

    Cận cảnh cá ngừ vây xanh ‘khủng’ gần 350kg

    Cá ngừ thường có nhiều ở những vùng biển ấm và chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao, cung cấp nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt cá ngừ được ưa thích cũng bởi có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Chúng là loại cá có kích thước lớn và thân hình thuôn dài, phần thân trên tròn có phần thân dưới có xu hướng hơi dẹt. Nếu những chú cá ngừ ở tuổi trưởng thành chúng sẽ có độ dài từ 89 đến cm với tuổi thọ từ năm tuổi sẽ được coi là cá ngừ trưởng thành.

    Hình ảnh cá ngừ đại dương chắc hẳn đã quá quen thuộc với chúng ta, chúng có phần đầu gần giống với hình tam giác và sẽ nhỏ hơn so với tỷ lệ của cơ thể. Loại cá này có sự đặc biệt là hai chiếc vay lưng của chúng được sắp xếp khá gần nhau vay trên có màu sẫm còn vay dưới sẽ có màu vàng nhạt.

    Cá ngừ đại dương sẽ sinh sản chủ yếu vào mùa hè và chứng là loài đẻ trứng, có thể đẻ được từ 2 đến 3 triệu trứng , quá trình sinh nở sẽ diễn ra trong 2 ngày mới hoàn thành. Sau khi chúng để trứng cá đực sẽ bơi theo để phóng tinh và trứng sẽ được thụ tinh trong vòng 48 giờ mới có thể nở thành cá ngừ con. Cá ngừ bao gồm nhiều loại và mỗi loại sẽ những đặc điểm và giá trị khác nhau, có những cách chế biến thành những món ăn cũng khác nhau.

    Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là đều mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Loại cá này đứng top đầu trong cá ngừ đại dương và chúng được xếp vào loại cá hiếm, rất được người nhật ưa chuộng.

    Loại cá này có giá trị cao bởi vì thịt của chúng ngon, có thể chế biến thành các loại Sishi có thể ăn sống được nên giá trị của chúng có thể đến gấp 65 lần lo với những loại cá ngừ thông thường khác. Qúa trình đánh bắt cá ngừ vây xanh cũng rất khó khăn bởi chúng nặng đến kg và chủ yếu chỉ được tìm thấy ở những vùng biển Thái Bình Dương và Ấn độ dương, đó cũng là một trong những lí do tại sao chúng ngày một khan hiếm và giá thành lại đắt đến vậy.

    Loại cá này chúng thường được bắt ở những vùng biển lạnh như Nam Phi và Úc. Thịt của chúng nhiều mỡ có thể chế biến được rất nhiều món ăn, chúng được sử dụng nhiều nhất ở nước Nhật và chế biến những món cá sống rất tuyệt vời.

    Ireland Con cá ngừ vây xanh trị giá tới hơn 3 triệu USD được nhóm đi câu gắn thẻ và thả nó về biển. Hiện tượng ấm lên toàn cầu và nạn đánh bắt quá mức đang làm tăng hàm lượng chất độc thủy ngân trong cá tuyết và cá ngừ. Kiyoshi Kimura nổi tiếng trả giá cao cho những sản phẩm đánh bắt ấn tượng, nhưng ông vẫn bất ngờ với giá của con cá ngừ vây xanh.

    Có lỗi phát sinh.

【#3】Cách Loại Trừ Các Loại Rêu Trong Bể Cá Thủy Sinh

Với những người nuôi các cảnh thì chắc không thể tránh được bể cá xuất hiện rêu. Để bể cá thủy sinh luôn trong xanh và sạch sẽ như lúc đầu bể cá mới setup thì bạn cần loại bỏ những loại rêu khiến cho bể cá của bạn bị bẩn. Vậy rêu có hại như thế nào đối với bể cá thủy sinh. Cách nhận biết rêu hại và xử lý rêu hại thủy sinh như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm kinh nghiệm về rêu hại trong bể cá thủy sinh

Những loài rêu hại trong bể thủy sinh là loài rêu tự phát trong một điều kiện nhất định trong môi trường nước. Chúng sẽ bám vào các cây thủy sinh, đá, thậm chí là những rêu trong hồ thủy sinh của mình. Với tốc độ phát triển khá nhanh và mất sự tinh tế trong hồ thủy sinh, các loài rêu hại không mời mà đến ấy có khi phá hỏng hết tất cả bể cá thủy sinh chỉ trong thời gian ngắn.

1. Rêu nâu (tảo nâu): Loài rêu mà phát triển đầu tiên trong bể cá mới setup đó chính là rêu nâu và nó thường bám trên những viên sỏi và kính. Không như các loại rêu khác, loại rêu này cần silicat(Khoáng vật silicat là lớp khoáng vật lớn nhất và quan trọng nhất trong các lớp khoáng vật tạo đá) để mọc, tăng mức độ ánh sáng rêu nâu có thể loại bỏ dễ dàng khỏi bể thủy sinh. Rất nhiều loài cá không thích ăn loài rêu nay.

Cách khắc phục:

Dùng động vật ăn rêu: cá Otto, tép RC , ốc táo đỏ hoặc thốc nitrite-Test(NO2).

Thay đèn công suất cao hơn.

2. Rêu tảo nước xanh: là một loại rêu thông thường nhất, rêu xanh là 1 chỉ điểm tốt cho bể cá chất lượng tốt. Giảm lượng ánh sáng và giảm nguồn nitrat có thể kiểm soát được loại rêu này, nếu quá nhiều ánh sáng hoặc có nắng chiếu vào rêu sẽ bùng phát và làm cho nước xanh luôn.

Tắt đèn, chùm mềnh hồ trong 5 ngày: Đây là phương pháp tốt nhất để tiêu diệt loài rêu hại này.

Lọc hệ thống vi sinh tốt cũng loại trừ như tuyệt đối tảo nước xanh.

Dùng đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt tảo nước xanh

Lọc bông gòn tăng cường nhiều bông lọc sẽ cải thiện kha khá loài rêu hại này.

Thay nước đều đặn và tương đối trong vòng 1-2 tuần. Phương pháp đơn giản nhất để diệt rêu hại tảo nước xanh.

Hoặc có thể cho Rận nước (nhiều người dùng rận nước để ăn sạch tảo nước xanh), tuy nhiên phương pháp này không khuyến khích lắm.

3. Rêu đùm đen (Rêu chùm đen): là loài rêu hại khó chịu nhất trong các loài rêu hại được liệt kê từ đầu đến giờ. Rêu chùm đen có màu đen, đỏ, xám, hoặc nâu, chúng nhanh chóng phủ kín hết các viền cây và lan cả xuống đất nền.

Tăng CO2 kích thích sự phát triển cây thủy sinh, hấp thụ dinh dưỡng sẽ cắt đi nguồn sống của rêu hại chùm đen này.

Bơm dung dịch oxy già hoặc Seachem Excel trực tiếp vào rêu hại chùm đen.

Gỡ bỏ bằng tay, đôi khi dùng biện pháp mạnh cắt bỏ luôn vật chủ thể.

Thả Cá bút chì hay tép Yamato rất có ích trong việc tiêu diệt rêu hại chùm đen.

Thay nước liên tục cách ngày chỉ 30% nước hiện có.

4. Rêu nhớt (rêu xanh lục lam): Rất nguy hiểm cho cây, do chất lượng nước quá kém, mức photphat và nitrat quá cao. Phải thay nước thường xuyên để loại bỏ rêu này, nếu chất lượng nước quá bẩn loại rêu này lại xuất hiện.

Cách khắc phục:

Tăng nitrite-Test(NO2) lên hàm lượng 5 ppm(mật độ).

Trồng nhiều cây phát triển nhanh.

Tắt đèn tảo lam sẻ chết.

Thay nước đều và bớt lượng thức ăn dư thừa lại.

5. Rêu tóc (rêu sợi): Loại rêu này xanh tươi và có thể dài 2-3cm, có một vài loài cá thích ăn rêu này, nếu để mặc rêu này phát triển, nó sẽ mọc thành bụi và khi bóc bỏ nó sẽ mọc lại nhanh chóng.

Cách khắc phục:

Giống như ở trên mình nói, rêu tóc là loài rêu hại rất dễ xử lý.

Xử lý bằng tay: Dùng nhíp hoặc lấy tay bốc rêu tóc ra càng nhiều càng tốt

Xử lý bằng cá: thả cá bình tích, cá mún, tép mồi, cá moly… Các loài cá này rất thích ăn rêu tóc, đôi khi người ta nuôi rêu hại này để làm thức ăn cho chúng

Cân bằng lại chất dinh dưỡng trong hồ thủy sinh: N (10-20ppm), P (0.5-2ppm), K (10-20ppm), Ca (10-30ppm), Mg (2-5ppm), Fe (1ppm).

Thay nước 30% mỗi tuần một lần để ngăn ngừa và hạn chế rêu tóc mọc.

6. Rêu xoắn (xoăn): là loài rêu hại thường mọc ở các rìa lá cây, có dạng lông xoăn, chùm.

Nguyên nhân sinh ra các loại riêu hai là gì?

Dùy trì hàm lượng CO2 và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong hồ thủy sinh

Sử dụng động vật ăn rêu hại: Tép RC, Tép Amano, Ottos, cá mún, cá molly, cá bút chì và một vài loài cá plecos.

Ánh sáng: Một trong những nguyên nhân chính làm bùng phát là kéo dài thời gian chiếu sáng, với thời gian chiếu sáng 16 tiếng mỗi ngày đã dẫn đến hậu quả là nước không thể nào trong được, phải tránh ánh sáng ánh nắng trực tiếp vào bể. Ánh nắng không những làm cho bể của bạn trở nên xanh rêu mà còn làm tăng nhiệt độ ảnh hưởng tới cá.

Do hệ vi sinh trong hồ chưa hoàn thiện: chất lượng nước chưa ổn định một cách toàn diện lượng phân thừa của cá chưa được xử lý tạo ra dinh dưỡng cho loài rêu này phát triển.

Dư dinh dưỡng: Thường có khoảng 2 tuần sau khi làm hồ do chu trình chuyển hóa Nitrozen chưa tốt

【#4】Đá Bám Rêu Minifiss Trãi Nền Lá Nước Trang Trí Hồ Cá Thủy Sinh Size 7

Mã sản phẩm: 9609

Tình trạng:

ĐẶT HÀNG NHANH Điền thông tin bên dưới để mua hàng nhanh

Đá bám rêu Minifiss trãi nền lá nước trang trí hồ cá thủy sinh size 7-10 cm là một trong những loại rêu được các bạn chơi thủy sinh thường dùng để trang trí bề mặt. Với vẻ bề ngoài như 1 dải thảm cỏ thì rêu mini fiss rất thích hợp cho các bạn chơi thủy sinh dạng núi non trùng trùng điệp điệp với những thảm cỏ xanh mướt tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ của chiếc hồ thủy sinh.

Kích thước: đường kính trung bình khoảng 7 – 10 cm

Trọng lượng sản phẩm: 100 gram

Để có thể mua hàng tại web chúng tôi quý khách vui lòng thực hiện các bước sau: Bước 1:

Hãy tìm kiếm sản phẩm bạn muốn mua tại trang chủ. chúng tôi đã phân loại sản phẩm khá rõ ràng giúp bạn, hoặc bạn nhập tên sản phẩm cần tìm vào ô tìm kiếm.

Bước 4:

Sau khi đã chọn những sản phẩm xong, quý khách vui lòng clich chọn thanh toán

+ Đăng nhập vào dochoicholon.com

Nếu đã có tài khoản bạn hãy đăng nhập. Nếu chưa có tài khoản, bạn tạo tài khoản chúng tôi để dễ dàng quản lý tài khoản và đơn hàng của mình.

+ Cung cấp thông tin người nhận hàng: Nếu đã có sẵn địa chỉ bạn hãy chọn hình thức thanh toán sau đó nhấn nút “Xác Nhận Đơn Hàng” để chuyển sang bước tiếp theo. Hoặc nếu chưa có bạn hãy nhập thông tin người nhận hàng vào và nhấn nút “Xác Nhận Đơn Hàng”.

+ Kiểm tra lại thông tin về đơn hàng gồm số lượng, chủng loại, đơn giá, thành tiền, nơi nhận hàng, phương thức thanh toán và nhấn nút ” Thanh Toán Ngay ” để mua hàng.

Hiện tại chúng tôi sử dụng dịch vụ COD ( quý khách sẽ thanh toán cho nhà vận chuyển tiền hàng sau khi nhận hàng) để giao nhận hàng hóa trên cả nước, phí vận chuyển khách sẽ chịu.

Phạm Vi Giao Nhận Hàng Hóa Tại TP. HCM

– Nội thành: Các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú.

Ngoại thành 1: Các quận 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức.

– Ngoại thành 2: Huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi.

Bảng Phí Giao Nhận Tại TP. HCM

Khu vực nội thành phí giao nhận là 20.000 VNĐ – 22.000 VNĐ

Khu vực ngoại thành 1 phí giao nhận là 25.000 VNĐ

Khu vực ngoại thành 2 phí giao nhận là 35.000 VNĐ

Phạm Vi Giao Nhận Hàng Hóa Tại Hà Nội

– Nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân.

Ngoại thành 1: Long Biên, Hà Đông, Từ Liêm, Hoàng Mai.

– Ngoại thành 2: Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Chương Mỹ, Mê Linh, Đan Phượng, Thanh Oai, Thanh Trì.

Bảng Phí Giao Nhận Tại Hà Nội (0.5/kg, +10.000 / 0.5kg tiếp theo)

Khu vực nội thành phí giao nhận là 3 0.000 VNĐ

Khu vực ngoại thành 1 phí giao nhận là 3 5.000 VNĐ

Khu vực ngoại thành 2 phí giao nhận là 4 5.000 VNĐ

Phạm Vi Giao Nhận Hàng Hóa Tại Đà Nẵng

– Nội thành: Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu

– Ngoại thành 2: H. Hòa Vang

Bảng Phí Giao Nhận Tại Đà Nẵng (0.5/kg, +10.000 / 0.5kg tiếp theo)

Khu vực nội thành phí giao nhận là 3 0.000 VNĐ

Khu vực ngoại thành 2 phí giao nhận là 4 5.000 VNĐ

Bảng Phí Giao Nhận Ước Tính Tại Các Tỉnh Khác (0.5/kg, +10.000 / 0.5kg tiếp theo)

Khu vực nội thành phí giao nhận là 35.000 VNĐ

Khu vực ngoại thành 1 phí giao nhận là 40.000 VNĐ

Khu vực ngoại thành 2 phí giao nhận là 50.000 VNĐ

Vui lòng gọi số Hotline: 0909.384.900 để được báo giá chính xác.

Chính Sách Hỗ Trợ Phí Vận Chuyển (KHÔNG ÁP DỤNG VỚI PHỤ KIỆN CÁ CẢNH)

Chúng tôi sẽ giao hàng miễn phí với hóa đơn trên 250.000 VNĐ trong khu vực nội thành tại Tp. HCM.

Chúng tôi sẽ giao hàng miễn phí với hóa đơn trên 500.000 VNĐ trong khu vực ngoại thành 1 & 2 tại Tp. HCM.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ phí giao hàng 15.000 VNĐ với hóa đơn trên 250.000 VNĐ trong khu vực ngoại thành 1 & 2 và các tỉnh thành khác.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ phí giao hàng 50.000 VNĐ với hóa đơn trên 1.000.000 VNĐ đối với các tỉnh khác.

Đối Với Các Khách Hàng Chuyển Khoản Ngân Hàng

Ưu điểm: đối với khách hàng ở tỉnh (trừ Hà Nội, Đà Nẵng) sẽ được giảm phí vận chuyển vì không tính cước phí thu hộ (COD).

Thông tin chuyển khoản:

Ngân hàng : Vietcombank – Quận 10, TP. HCM

Số tài khoản: 007 1000 7580 49

Tên tài khoản: Trương Minh Trí

Ngân hàng : Techcombank – Chi nhánh Bà Chiểu

Số tài khoản: 190 3245 0500 011

Tên tài khoản: Nguyễn Thụy Tường Vi

Sau khi nhận được thông tin đơn hàng và chuyển khoản của quý khách, chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách để xác nhận số tiền đã nhận và giao hàng cho quý khách trong thời gian sớm nhất.

Mua sản phẩm đồ chơi trẻ em của shop Đồ Chơi Chợ Lớn Trên

【#5】Các Loại Rêu Hại Và Cách Xử Lý Trong Bể Thuỷ Sinh

Một điều rất quan trọng là phải hiểu rõ cây thuỷ sinh cũng như rêu hại đều cần ánh sáng và chất dinh dưỡng để sống sót. Khi bạn nhìn thấy một bể thuỷ sinh nước trong vắt và cây thuỷ sinh xanh tươi rực rỡ thì chắc chắn bể đó vẫn luôn tồn tại rêu hại. Mọi bề mặt bao gồm lá cây đều có một lớp áo mỏng rêu tảo, vi khuẩn và các sinh vật siêu nhỏ khác. Nước trong vắt thực ra vẫn rải rác các tế bào rêu tảo. Trong trường hợp này sự phát triển của rêu hại khá cân bằng với sự phát triển của cây thuỷ sinh. Không có một cách nào để diệt rêu hại hoàn toàn hoặc thậm chí tối đa hoá việc này trong một bể thuỷ sinh. Rêu là một phần quan trọng trong chuỗi thức ăn trong bể thuỷ sinh và cũng có ích để duy trì một hệ cân bằng sinh thái ổn định, nền tảng cho một bể thuỷ sinh tuyệt đẹp. Có những bằng chứng cho thấy cây thuỷ sinh phát triển tích cực sẽ tạo ra hoạt chất ức chế sự phát triển của rêu (Allelopathy – Chất đối kháng thực vật), giúp duy trì sự cân bằng sinh thái ở trạng thái phù hợp nhất. Cũng có một thứ tự hết sức tự nhiên về việc xuất hiện các loại rêu nhất định trong từng giai đoạn của bể. Ở môi trường bình thường, các loại rêu khác nhau sẽ xuất hiện và biến mất khi bể thuỷ sinh đạt đến độ và sự cân bằng của rêu hại đã đến ngưỡng. Chìa khoá để giảm thiểu tối đa sự phát triển của rêu hại là tạo ra môi trường kích thích cây thuỷ sinh phát triển nhanh hơn rêu. Nói chung điều này có nghĩa là duy trì mức độ CO2 ổn định và diu trì chất dinh dưỡng một cách nghiêm ngặt để cây thuỷ sinh phát triển nhanh hơn sự bùng phát rêu.

Rêu chùm đen – Black Brush Algae (BBA)

Một trong những loại rêu khó nhằn nhất, Audouinella thực ra là một loiaj rêu đỏ có sợi (filamentous red algae). Nó bám vào các riềm lá cây, lũa và các vật trang trí trong bể thuỷ sinh, có dạng bụi màu tối, mượt. BBA sẽ bám vào đầu ra của ống out máy lọc nơi có dòng nước chảy mạnh hoặc ở chỗ có tuần hoàn nước kém trong bể. Loại rêu này sẽ mọc ở trong môi trường ánh sáng yếu hoặc mờ. Nó rất khó để có thể được loại bỏ khỏi cây thuỷ sinh và các bề mặt thậm chí cho đến lúc chúng chết.

Cách phòng chống & kiểm soát

  • Cắt bỏ các lá cây nơi có rêu xuất hiện
  • Làm từng bước để tối đa sự phát triển của cây thuỷ sinh nhằm ức chế rêu
  • Xử lý nước với liều cao hơn sử dụng các chất phụ gia carbon lỏng (glutaraldehyde-based).Ví dụ như Scheam Excel hoặc Removebba..
  • Cung cấp CO2 ổn định để cây thuỷ sinh mọc ở tốc độ ổn định và chiến thắng được BBA
  • Nuôi thêm cá bút chì (Siamese algae eaters) để diệt rêu một phần.

Tảo Lam – Blue-Green Algae

Có rất nhiều loại tảo lam (BGA) khác nhau có thể xuất hiện trong bể thuỷ sinh của bạn. Anabaena, Aphanizomenon, và Microcystis là các loại thường gặp. BGA về mặt khoa học là một loại vi khuẩn có khả năng quang hợp được gọi là Cyanobacteria. Chúng bùng phát trong môi trường nước giàu dinh dưỡng và môi trường ánh sáng thấp. BGA có thể xuất hiện ở bể mới setup chưa ổn định hoặc khi bể được chăm sóc kém và quá bẩn. Thông thường nó sẽ tự biến mất khi bể đạt đến độ ổn định.

Aphanizomenon

Cách phòng & kiểm soát

  • BGA có thể xuất hiện ở những bể thuỷ sinh mới set up
  • Hãy hút rêu ra trong lúc thay nước (khoảng 30%)
  • Tăng độ tuần hoàn để tránh những điểm nước tù
  • Tăng nồng độ nitrate lên 20 ppm nếu bạn sử dụng phương pháp diệt rêu Estimative Index
  • Tránh để nền có chất hữu cơ thừa từ lá cây chết hoặc thức ăn thừa.
  • BGA sẽ biến mất ở một bể có cây cối phát triển tốt, khoẻ mạnh và nước sạch
  • Nếu BGA vẫn còn, hãy sử dụng các loại thuốc diệt rêu có chứa erythromycin

Cỏ mền – Blanket weed (Cladophora)

Có rất nhiều loại Cladophora có thể xếp trong thử mục cỏ mền. Loại rêu này là một nhánh của rêu có sợi xanh. Loại rêu này có thể hình thành những thảm lơ lửng trong nước hoặc bám vào lũa, sỏi và cây thuỷ sinh. Chúng sẽ phát sinh khi chất dinh dưỡng trong nước tăng cao. Cladophora hấp thu Carbon thông qua biocarbonate (alkalinity) hoặc CO2 mặc dù thực tế là dù CO2 thấp chúng vẫn có thể bùng phát. Tăng cường carbon glutaraldehyde-based có thể giúp kiểm soát loại rêu này

Phòng & Kiểm soát

Tảo nâu – Diatoms – Brown algae

Tảo nâu là một loại rêu đơn bào có thể tạo thành một áo khoác màu nâu phủ lên các loại cỏ và cây nền, nền hoặc lá cây thuỷ sinh. Có rất nhiều loại tảo nâu. Tảo nâu tạo ra tường tế bào silica được gọi là frustule. Silica được chiết xuất từ nước để tạo ra bộ xương cứng (skeleton) trong khoa học. Tảo nâu là một trong những loại rêu hại phát triển đầu tiên trong bể thuỷ sinh, xuất hiện trên kính và nền. Khi bể đến độ ổn định thì tảo nâu trở nên yếu ớt và không còn đáng chú ý nữa. Tảo nâu có thể bám vào các cây thuỷ sinh mọc yếu hoặc các lá cây chết. Nếu trong nước có hàm lượng silic cao có thể làm bùng phát sự phát triển của tảo nâu.

Phòng & Kiểm soát

Rêu Bụi Xanh – Green dust algae

Loại rêu này trông giống như một lớp xanh mỏng trên kính và trên lũa. Nó rất dễ xử lý bằng cách cạo rêu trên thành kính. Nguyên nhân chủ yếu là sự mất cân bằng trong cuộc đua giữa cây thuỷ sinh và rêu hại đối với chất dinh dưỡng và ánh sáng. Một sự thiếu hụt của một loại chất dinh dưỡng, giống như Nitrate hoặc Phosphate, có thể ức chế sự phát triển của cây thuỷ sinh và gây ra sự phát triển của Green Dust Algae. Thời gian chiếu sáng quá dài cũng gây ra sự phát triển của loại rêu này.

Phòng & Kiểm soát

  • Không nên chiếu sáng quá 10 tiếng 1 ngày
  • Sử dụng chế độ phân bổ sung cân bằng
  • Cạo kính bằng dao cạo rêu
  • Duy trì mức CO2 ổn định với bể có ánh sáng mạnh
  • Sử dụng cá lau bể Bristlenose pleco hoặc một đànOtocinclus

Rêu đốm xanh – Green spot algae

Rêu đốm xanh tạo thành những khu nhỏ các đơn bào rêu mọc trên lá cây và thành kính. Rêu chấm xanh này khá khó cạo khỏi kính. Loại rêu này thường xuất hiện trên lá các loại cây mọc chậm. Tốc độ mọc cây chậm và chiếu sáng quá nhiều có thể khiến GSA trở nên mất kiểm soát và xuất hiện ở diện rộng.

Phòng & Kiểm soát

Rêu nước xanh – Green water algae blooms

Nước xanh là do sự bùng nổ của loại rêu đơn bào green planktonic algae. Các tế bào rêu sẽ nhân bản cực nhanh cho đến khi nước chuyển sang màu xanh. Cuối cùng loài rêu này sẽ chết khi các chất dinh dưỡng cạn kiệt. Việc rêu chết đột ngột có thể tạo ra môi trường thiếu hụt Oxy có thể làm cá chết.

Phòng & Kiểm soát

Rêu tóc là một loại rêu có sợ xanh mọc thành sợi dài. Rêu tóc có thể bám vào lọc và và vướng vào các cây thuỷ sinh. Cũng như blanket weed, rêu tóc phát triển khi bể thuỷ sinh mất cân bằng dinh dưỡng và cây thuỷ sinh phát triển chậm.

Phòng & Kiểm soát

Tảo sừng hươu – Staghorn algae

Compsopogon là một loại tảo đỏ có dạng màu xanh, trắng hoặc xám. Nó có mô hình phát triển giống sừng hươu. Tảo sừng hươu có thể bám vào các bề mặt cứng hoặc lá cây thuỷ sinh. Sự mất cân bằng dinh dưỡng hoặc CO2 thấp có thể khiến cho chúng bùng phát.

Phòng & Kiểm soát

Rêu tơ – Fuzz Algae

Các loại tảo có sợi này nhìn rất dùng các chùm tơ. Fuzz algae có thể xuất hiện khi chất dinh dưỡng ở mức cao và cây thuỷ sinh phát triển chậm do hạn chế CO2. Rêu tơ có thể phát triển khi thiếu hụt dinh dưỡng khiến cho cây thuỷ sinh bị ức chế phát triển.

Phòng & Kiểm soát

Đây là những chiến binh có thể tạm thời sửa chữa các vấn đề về rêu tảo. Tuy nhiên, hãy ghi nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ có thể phụ thuộc vào chúng để kiểm soát rêu tảo. Chìa khoá để đánh bại rêu tảo hại là sự cân bằng các chất trong nước, ánh sáng và CO2.

【#6】Rêu Tóc Trong Bể Thủy Sinh

Tên gọi của loại rêu này bắt nguồn từ hình dạng của chúng, có khá nhiều hình thái rêu tóc khác nhau: dài, ngắn, thô, mượt… nhưng chúng có nhiều điểm chung nên bouaqua xin phép được gọi bằng một cái tên chung là “rêu tóc”.

Rêu tóc hầu như không gây hại gì cho hệ động thực vật trong bể thủy sinh, mọi người không thích rêu tóc đơn giản vì chúng làm mất thẩm mỹ của bể. Rêu tóc một khi đã xuất hiện thì sẽ phát triển khá nhanh và có thể làm nản lòng người chơi vì sự dai dẳng của mình. Rêu tóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong bể, nhưng thường sẽ là khu vực nhiều sáng và có một chút dòng chảy.

Loài nào ăn rêu tóc?

  • Tép yamato: Thiên địch số 1 của rêu tóc. Tép yamato có thể xử lý tất cả các loại rêu tóc một cách hiệu quả. Rất nhiều người không thể sử dụng tép yamato một cách hiệu quả do các yếu tố trong môi trường bể mà họ tạo ra.
  • Cá otto: Có thể xử lý các loại rêu tóc mảnh, dạng sợi ngắn, không xử lý được các loại rêu tóc dài. Yếu điểm của loài này là cần môi trường nước sạch và ổn định một chút nên nó cũng ít được người chơi lựa chọn.
  • Cá bút chì: Cũng như cá otto, loài này có thể xử lý tốt các loại rêu sợi ngắn. Điểm mạnh của bút chì là khả năng thích nghi và có thể chịu đựng được môi trường bất lợi, do đó bút chì thường là loài xuất hiện sớm nhất trong bể để phòng ngừa rêu hại. Khá nhiều người không thể sử dụng bút chì hiệu quả do các yếu tố trong môi trường bể mà họ tạo ra.
  • Các loài tép khác: Cá tép trong môi trường tự nhiên đều có khả năng ăn các loài rêu hại để sống, tuy nhiên rêu tóc không phải là lựa chọn đầu tiên của chúng nên chúng chỉ được xếp hạng 2 mà thôi.

Thiên địch chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề

Đúng như vậy, các loài ăn rêu tóc “chuyên nghiệp” cũng chỉ giúp kiềm chế sự phát triển chứ không thể trị tận gốc vấn đề. Nếu hồ bạn bị rêu tóc nhẹ, thiên địch có thể giúp, trường hợp hồ đã bị nặng, tốc độ hoành hành của rêu tóc ở mức cao rồi thì các loài thiên địch cũng chịu “bó tay”, cho dù bạn có nâng số lượng chúng lên mức “nhung nhúc” đi chăng nữa. Lúc này bạn cần kiên cường lên, chúng ta phải trị tận gốc vấn đề thì mới có được “hòa bình” dài lâu. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân phát sinh của rêu tóc và xử lý các vấn đề này. Cho dù bạn không diệt được hoàn toàn thì cũng có thể hạn chế chúng tới mức thấp nhất và qua quá trình này bạn cũng thu thập được thêm rất nhiều kiến thức đấy.

Nguyên nhân phát sinh rêu tóc

Có 4 nguyên nhân chính, bouaqua sẽ đi từ những nguyên nhân phổ biến nhất và quan trọng nhất để các bạn có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân trong hồ của mình.

  • Sắt (Fe): Khi hồ bạn có lượng ánh sáng dồi dào thì chỉ cần một lượng sắt rất nhỏ dư thừa trong nước cũng có thể khiến rêu tóc “không biết từ đâu chui ra” đầy hồ bạn. Sắt là thành phần giúp cây lên được màu đỏ, do đó trong các loại phân nước, phân nền ít nhiều đều có sắt. Cây lá xanh cũng hấp thụ sắt nhưng không nhiều. Có thể hồ bạn thiếu vắng cây lá đỏ khiến sắt trở nên dư thừa trong nước hoặc có cây lá đỏ nhưng môi trường nước quá cứng để cây có thể hấp thụ được chất sắt một cách dễ dàng. Nếu hồ bạn có cây màu đỏ, hãy quan sát chúng, nếu màu đỏ không được “thắm” như bạn vẫn thấy thì khả năng cao là chúng không hấp thụ được hết sắt trong nước rồi, cần có sự điều chỉnh. (Nhiều người diệt rêu tóc thành công chỉ nhờ thay nước, đó là do họ đã loại bỏ được lượng sắt thừa).
  • CO2: Thiếu CO2 hoặc CO2 hòa tan vào nước không hiệu quả cũng là nguyên nhân gây ra rêu tóc. Cụ thể là cây trồng thiếu một nguồn cổ vũ lớn lao để có thể sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước một cách triệt để (bao gồm cả chất sắt). Như phần trên đã nói, CO2 cũng giúp làm mềm nước, từ đó cây đỏ dễ dàng hấp thụ sắt hơn, giúp triệt tiêu nguồn sắt dư thừa trong môi trường. (CO2 như một “lá bùa hộ mệnh” cho bể thủy sinh, nó sẽ giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề mà bạn không ngờ tới).

Đôi khi rêu tóc ngắn lại là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại rêu hại khác

Rêu tóc dạng sợi ngắn khi xuất hiện trên lá cây sẽ khiến lá cây của bạn trông như một chiếc “bàn chải” vậy. Các tạp chất hữu cơ, rác trong nước khi trôi qua vô tình bị giữ lại. Sau một thời gian “bãi rác” này sẽ trở thành nguyên nhân phát sinh thêm các loài rêu hại khác nhau.

Tại sao các loài thiên địch của tôi không hiệu quả?

Có nhiều người phàn nàn rằng các loài thiên địch mà họ thả vào bể để xử lý rêu tóc đều không tỏ ra hiệu quả và thường họ sẽ sử dụng chất hóa học như một phương pháp kỳ diệu nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ trong tương lai. Có một số vấn đề với các loài thiên địch mà nguyên nhân xảy ra vấn đề chính là bạn nhưng bạn lại không nhận ra. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, hãy khoan đổ lỗi.

Thiên địch không chịu ăn rêu, chỉ tranh thức ăn của cá. Đó là do thói quen cho ăn của bạn, các loài cá nhỏ trong bể thủy sinh đều có thể tồn tại với khẩu phần ăn ít ỏi, việc chúng ăn nhiều hay ăn ít đều do bạn. Nếu bạn cho chúng ăn hàng ngày (như một thú vui), chúng có thể ăn rất nhiều. Nếu bạn cho chúng ăn hàng tuần, chúng vẫn có thể sống khỏe mạnh (với điều kiện tiên quyết là hồ của bạn có một môi trường ổn định). Thậm chí 2 tuần cho ăn một lần chúng vẫn không hề hấn gì (yêu cầu nguồn cá khỏe mạnh). Lý do đơn giản là trong tự nhiên không ai cho chúng ăn cả, chúng sẽ phải tự thỏa mãn bản thân với các loại rong rêu, sinh vật phù du hoặc đôi khi là quả chín rớt xuống nước. Bản năng sinh tồn của chúng rất mạnh mẽ và trong môi trường nhân tạo đôi khi bạn đã khiến chúng trở nên mềm yếu. Thức ăn công nghiệp nói chung đều có mùi vị rất hấp dẫn, các loài thiên địch thật sự không thể làm ngơ và bản năng khiến chúng phải giành giật thức ăn của các loài cá cảnh trong hồ, đó là lẽ tự nhiên mà thôi. Bouaqua khuyên bạn hãy cho ăn ít lại, lý tưởng nhất là 02 lần một tuần và chỉ cho ăn một lượng vừa đủ, ưu tiên sử dụng các loại thức ăn nổi để hạn chế sự tranh cướp từ các loài chuyên diệt rêu hại.

Thiên địch nhát, không chịu thò mặt ra ăn rêu hại. Các loài cá thường có xu hướng sống bầy đàn, những cá thể lẻ loi thường cảm thấy bị stress khi đối diện với các loài cá khác có số lượng đông đảo hơn. Mặt khác, các loài ăn rêu hại khi đủ số lượng để tạo đàn thì “càn quét” của chúng cũng ấn tượng hơn rất nhiều. Hạn chế nuôi các loài cá cảnh có kích thước quá lớn hoặc hung dữ trong hồ, chúng sẽ áp chế các loài diệt rêu hại nói riêng và các loài cá nhỏ khác nói chung. Những loài có tập tính phân chia lãnh thổ cũng cần được cân nhắc khi đưa vào hồ.

Các loài cá, tép diệt rêu hại nói chung đều rất chăm chỉ, trường hợp chúng trở nên lười biếng thì thật sự điều bạn cần xem lại là cách quản lý và chăm sóc bể của bản thân đã hợp lý hay chưa. Không có loài diệt rêu hại nào là vô dụng cả, có chăng chỉ là do bạn đã vô tình làm “hư” chúng mà thôi.

【#7】Cách Trồng Rêu Mini Taiwan Bonsai Trong Bể Thủy Sinh

Đặc điểm của rêu Mini Taiwan

Rêu Mini Taiwan có tên khoa học là Taxiphyllum alternans đây là một loài Rêu trong họ Hypnaceae. Chúng phân bố chủ yếu ở Đông Á và được tìm thấy ở đất đá ẩm ướt gần khe suối, thác nước hoặc mọc trên các thanh gỗ lũa mục nát ở đầm lầy.

Mới đầu Rêu Mini Taiwan có tên gọi là Taiwan moss và sau đó được giáo sư Benito C. Tan người Singapo xác thực lại tên khoa học chính xác của nó là Taxiphyllum alternans. Còn tại Việt Nam thì anh em giới thủy sinh vẫn thường gọi là Rêu Mini Taiwan.

Điều kiện phát triển của Rêu Mini Taiwan

Rêu Mini Taiwan cũng như các loại rêu khác như rêu Minifiss đó là thích phát triển trên đá hoặc các giá thể khác như lũa cây.

  • Nhiệt độ: Cây ưa mát, nhiệt độ từ 12 đến 28 độ.
  • PH: từ 5 đến 7.5
  • CO2: Rêu ít cần CO2 nhưng có co2 rêu sẽ phát triển tốt hơn
  • Chiều dài: Dài khoản 3 đến 8 cm

Cách trồng và chăm sóc rêu Mini Taiwan trong bể thủy sinh

Đối với anh em mới chơi thì việc sử dụng Rêu Mini Taiwan chắc sẽ vô cùng bỡ ngỡ vì không biết nên tìm mua và trồng chăm sóc ra sao.

Hiện nay rêu mini Taiwan ở Việt Nam cũng được trồng và bán khá nhiều. Nếu bạn ở quê vùng xa thành phố không có điều kiện tới các cửa hàng thủy sinh thì có thể đặt hàng online. Tuy nhiên, bạn phải chịu rủi ro vì rêu vận chuyển đi xa rất dễ bị hỏng.

Nếu như bạn ở thành phố thì khuyên bạn nên đến trực tiếp cửa hàng thủy sinh để chọn mua được rêu đẹp và tốt nhất.

Rêu mini Taiwan sẽ được trồng theo từng vỉ giá thành tùy nơi bán. Giá giao động từ 40 đến 50k/ 1 vỉ có đường kính khoảng 8x8cm.

Khi mua rêu về bạn cần xử lý rêu thật kỹ và loại bỏ đất đá, các loại rêu hại có lẫn trong rêu. Sau đó bóc tách từng sợi rêu để trồng lên lũa, bonsai hoặc đá.

Nếu không có keo dán rêu thì bạn có thể dùng chỉ đen để quấn. Cách này thường được nhiều người sử dụng hơn là dùng keo dán.

Chăm sóc rêu mini Taiwan

Theo tư vấn của Vua Thủy Sinh thì để rêu mini Taiwan phát triển xanh đẹp cần chú ý đầu tiên đến nhiệt độ nước. Rêu phát triển tốt khi nước mát. Nhiệt độ từ khoảng 12 đến 28. Anh em tại Việt Nam thì hay để khoảng 26 độ.

Rêu Mini Taiwan theo đánh giá là loại rêu ít cần CO2. Tuy nhiên, nếu muốn rêu phát triển tốt thì cần bổ sung CO2.

Rêu Mini Taiwan khi phát triển mạnh sẽ thường bị lẫn các loại rêu hại. Vì vậy bạn cần nuôi kết hợp thêm một số loại cá như Cá Bút Chì, Cá Otto hoặc một số loại tép như Tép yamato. Chúng sẽ đảm nhiệm việc vệ sinh rêu cho bạn.

Khi rêu phát triển quá dài bạn cần cắt tỉa lại rêu tránh cho rêu bị già và phá dáng. Sau khi tỉa xong cần vệ sinh lại rêu và vớt những nhánh rêu vừa tỉa xong ra khỏi bể. Bạn cũng có thể tận dụng lại rêu đó để trồng ở bể thủy sinh khác.

【#9】Bể Cá Thủy Sinh Xiaomi Mini

Bể cá thủy sinh HFJH mini là sự kết hợp độc đáo giữa hệ sinh thái tự nhiên và công nghệ hiện đại. Cụ thể với thiết kế phân vùng cực kì độc đáo như tầng trên là cảnh quan tầng dưới là môi trường thủy sinh cho cá cùng kết cấu cực kì mini, đẹp mắt với 7 màu sắc phong phú thì đây sẽ là trang bị hợp lý cho bàn làm việc hoặc những không gian có diện tích nhỏ.

Thiết kế mini, vật liệu cao cấp

Đây là phiên bản mini cải tiến của bể cá HFJH ra mắt trước đó. Về thiết kế thì vẫn là một tổng thể khá đơn giản, mini nhưng lại được trang bị khá nhiều chức năng khác nhau như lọc, sục khí, chiếu sáng bằng đèn LED,… từ đó giúp đáp ứng một cách linh hoạt thú vui nuôi cá tao nhã cho người dùng hiện đại.

Kích thước khá nhỏ gọn nên sẽ tiết kiệm diện tích tối đa, thậm chí bạn có thể dễ dàng bố trí bể cá thủy sinh ngay trên bàn làm một vật trang trí đẹp mắt. Vật liệu PMMA cùng ABS cao cấp cũng mang đến độ bền tốt hơn, độ trong suốt cũng cao hơn và đặc biệt là chịu được sự thay đổi của nhiệt độ, không xỉn màu sau thời gian dài sử dụng.

Đặc biệt, bể cá còn được thiết kế với vách ngăn có thể tháo rời cực thông minh. Cụ thể khi lắp vách ngăn thì bạn có thể chia không gian bể cá làm 2 phần để đáp ứng nhu cầu cho ăn từng khu vực cho từng loại cá hoặc bảo vệ những loài cá yếu hơn. Ngoài ra, vách ngăn cũng có thể được tháo rời để mở rộng không gian, giúp cá có thể bơi tự do hơn.

Bể nuôi cá thủy sinh còn được tích hợp cảnh quan cây cảnh phía trên vô cùng độc đáo. Từ đó người dùng có thể thoải mái kết hợp trồng từng loại cây mà mình yêu thích. Thiết kế như vậy không chỉ giúp tăng thêm tính thẩm mỹ hơn cho bể cá mini mà còn giúp môi trường bố trí có thêm không khí tự nhiên, tràn đầy sức sống hơn. Với bể cá mini này người dùng hoàn toàn có thể tự do sáng tạo, thiết kế cảnh vật phù hợp với sở thích và không gian gia đình mình.

Đèn LED 7 màu với ánh sáng đồng đều, độ sáng cao, hỗ trợ chuyển đổi màu tự do chỉ với 1 nút cũng được tích hợp. Thiết kế này sẽ giúp cho bể cá trông lung linh hơn đặc biệt là đẹp mắt hơn cho không gian bố trí.

Trang bị hệ thống lọc thông minh

Đáy bể được tích hợp 1 hệ thống lọc hiệu quả cao. Kết cấu gồm phía trên là bông lọc, phía dưới là đá lọc cho hiệu quả lọc được các tạp chất thông thường, giữ nước được sạch hơn, hạn chế vi khuẩn có hại phát sinh. Đặc biệt bể cá thủy sinh mini HFJH còn sử dụng máy bơm oxy riêng với nguyên lý khép kín cho khả năng kiểm soát tốt hiệu quả tiếp xúc giữa nước và không khí. Từ đó giúp duy trì hàm lượng oxy trong nước, tạo nên một môi trường sống tự nhiên hơn cho cá.

Hoạt động của máy bơm và hệ thống đèn LED đều lấy năng lượng từ nguồn điện áp suất thấp 5V được cung cấp bởi giao diện USB. Chính vì vậy mà người dùng có thể linh hoạt bố trí bể cá HFJH ở bất cứ vị trí xa, gần nguồn điện, thậm chí là có thể sử dụng nguồn từ pin sạc dự phòng lúc có sự cố mất điện đột xuất.

【#10】Bán Đèn Uv Cho Hồ Thủy Sinh

Đèn UV diệt khuẩn cho hồ cá Koi JBL AquaCristal UV-C 5W. Water clarifier for the aquarium (freshwater and saltwater) and pond

Đèn hồ thủy sinh, ban den uv, Bán đèn UV cho hồ thủy sinh, be thuy sinh bi reu, den cuc tim, diet reu ho thuy sinh, JBL AquaCristal UV-C, nước hồ cá ngoài trời, Đèn UV, Đèn UV diệt khuẩn, đèn UV hồ thủy sinh Đèn UV-C

Giá: 2.950.000 VNĐ / Chiếc

– Model: JBL AquaCristal UV-C 5W

– Nhà sản xuất: JBL

– Xuất xứ: Germany

– Công suất: 5W

– Điện áp: 236,6 V; Current: 0,16 Amp

– Volt-ampe: 37,86 VA; cos phi: 0.24

– Hoạt động điện: 9.1 W

– Kích thước: 21 cm

Chức năng:

JBL AquaCristal UVC – Công suất Đèn UV nào phù hợp cho hồ cá/ ao cá của bạn?

  1. Loại bỏ màu xanh lục (nổi tảo) và tảo màu trắng (do vi khuẩn) làm vẩn đục nước hồ cá ngoài trời, hồ cá cảnh nước ngọt và hồ cá nước mặn bằng bức xạ UV-C đáng tin cậy và nhanh chóng.
  2. Làm giảm ô nhiễm nước do vi trùng và nguy cơ lây nhiễm mà không có hại cho cá và động vật thủy sinh khác.
  3. Chiều dài cáp: Chấn lưu điện tử 2m + 5 m từ chấn lưu điện tử đến đèn UV-C.
  4. Dùng cho hồ cá lên đến 500L

    Dùng với ao cá đến 4000 L

Điện năng tiêu thụ của đèn diệt khuẩn JBL AquaCristal UV-C 5W?

Một đèn diệt khuẩn nước JBL AquaCristal UV-C gồm: bóng đèn UVC và chấn lưu. Chấn lưu cũng tiêu thụ một số lượng điện năng nhất định. Do đó, tổng năng lượng điện của Đèn diệt khuẩn UVC cao hơn so với năng lượng sử dụng của bóng đèn UVC.

JBL AquaCristal UV-C: Tôi có thể dùng đèn UV-C trong suốt quá trình điều trị bệnh cho cá?

Luôn tắt đèn UV-C trong khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cho cá cảnh.

JBL AquaCristal UV-C: Tôi có thể nhìn thấy ánh sáng xanh-tím ở hai bên. Là có hại đối với tôi?

Ánh sáng tỏa ra từ đầu nối, lung linh và nhẹ qua vỏ hoàn toàn không có hại đối với con người và không còn chứa bất kỳ bức xạ UV-C.

JBL AquaCristal UV-C: Dùng đèn UV như thế nào là đúng?

Đặc biệt, nếu hồ cá bạn đang bệnh nhiễm khuẩn của các loài động vật, carong1068 khuyên bạn nên mở đèn UV hoạt động liên tục. Đây là cách duy nhất để giảm mật độ các vi khuẩn trong nước. Nếu không có bệnh, hoặc hồ cá bình thường thì carong1068 khuyên bạn chỉ giới hạn dùng 12 h mỗi ngày.

What JBL AquaCristal UVC unit do you need for your aquarium or your garden pond?

Below you will find a synoptic table, which shows the ranges of the devices and the possible flow rate, depending on its intended purpose.

What is the power consumption for the JBL AquaCristal UV-C 5 W water clarifier ?

A JBL AquaCristal UV-C water clarifier comprises the UVC burner and a ballast. The ballast also consumes a certain amount of electricity so that the total electrical power of the UVC clarifier is higher than the power used in the UVC lamp.

The following table provides an overview of the actual measured values.

JBL AquaCristal UVC 5 W

Voltage: 236.6 V

Current: 0.16 amp

Volt-amperes: 37.86 VA

cos phi: 0.24

Active power: 9.1 W

JBL AquaCristal UV-C: Can I leave the UV-C water clarifier running while using remedies?

Always switch off the UV-C water clarifier while using remedies.

JBL AquaCristal UV-C: You can see violet-blue light on the sides. Is that harmful for me?

The light coming out of the connectors and shimmering lightly through the casing is not harmful for humans and no longer contains any UV-C radiation.