【#1】Chọn Loại Cá, Đặt Bể Cá Cảnh Theo Phong Thủy

Mỗi loài cá cảnh mang những màu sắc khác nhau tính cách hiền lành, ôn hòa hay hung dữ khác nhau đều mang một ý nghĩa khác nhau trong phong thủy ngũ hành, cũng như mọi sự vật hiện tượng khác đều được phân chia thành ngũ hành tức: thủy, mộc, hỏa, thổ, kim. 5 hành này sinh ra nhau theo thứ tự: Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim sinh Thủy. Đặt bể cá cảnh và chọn loại cá cảnh nuôi trong nhà phù hợp theo quan niệm phong thủy sẽ mang lại sự thịnh vượn và phát tài cho gia chủ.

Chọn lựa cá cảnh theo phong thủy

Những loài có tính khí hiền hòa sống thành hòa thuận với nhau trong bầy đàn như: cá Vàng, cá Dĩa, v..v. theo phong thủy là những lòai cá mang đến cho gia đình hoặc văn phòng làm việc tràn đầy sự hòa khí, bình an, sự thịnh vượng và may mắn.

Nhưng cũng có những nơi trên bàn làm việc nên nuôi một con cá đá ( cá betta), nó có ý nghĩa tương tự như một đồng nghiệp có ý chí chiến đấu, cạnh tranh với nhau và điều cần chú ý là phải giữ cho bể nước luôn sạch, tinh khiết, vị trí bể cá luôn nằm bên góc trái bàn làm việc mang ý nghĩa cạnh tranh công bằng và mang lại sự phát triển cho tập thể, công ty.

Những nơi như sở cảnh sát, tòa án, trại giam nên nuôi cá hiền hòa, và những loài có tính mạnh mẽ để hóa giải sát khí như: cá Huyết Anh Vũ (còn gọi là cá két đỏ), cá Đèn, các giống cá nhiệt đới nước ngọt.

Ở không gian rộng như phòng khách, chúng ta nên chọn nuôi cá kích thước lớn như cá rồng, tai tượng, cá la hán. Các loại cá này có dáng vẻ hùng dũng, thể hiện sự sang trọng, quyền uy.

Còn không gian hẹp hơn như phòng giải trí, phòng ăn nên nuôi cá nhỏ như cá đuôi én. Ngoài ra, ở nơi cần sự yên tĩnh, bạn nên nuôi loại cá bơi chậm, thong dong như cá ông tiên, cá vàng,..

Cá có màu đen tượng trưng cho sự an lành. Cá vàng tượng trưng cho sự may mắn. Sự kết hợp tốt nhất là hai chú cá vàng (tượng trưng cho sự may mắn và giàu năng lượng) và một chú cá đen ( tượng trưng cho sự an lành).

Nhưng cũng có những người thích nuôi cá vàng mắt lồi màu đen vì cho rằng trong “ngũ hành” màu đen biểu tượng cho “nước”, nước lại ví như tiền tài (tiền vô như nước). Do đó cho rằng màu đen có tác dụng phát tài.

Các chuyên gia cho rằng muốn tăng thêm hiệu quả về thị giác thì nên nuôi cá có màu sáng tươi tắn. Riêng cá Trê màu sắc hơi sẵm tối, và luôn bơi dưới đáy hồ không thích hợp xem như là cá phong thủy.

Dựa theo phong thuỷ và tuỳ theo mục đích, không gian khác nhau mà bạn có sự chọn lựa hướng bể cá cảnh và loài cá thích hợp. Ngoài ra, bạn còn cần xem tuổi của mình thuộc về hành nào và thích hợp với những loại cá nào.

Vị trí đặt bể cá cảnh theo phong thủy:

Theo quan niệm phong thuỷ: hướng Bắc và Đông Nam là 2 hướng biểu trưng cho sự may mắn, sinh sôi, nảy nở. Cho nên, hướng tốt nhất cho một bể cá là Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có.

Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim như ngân long, mã giáp, ánh trăng… Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy cung Quan Lộc. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thuỷ. Và như vậy khi đặt bể cá ở hướng Bắc mang ý nghĩa: bể cá nuôi cá thuộc hành kim sẽ sinh ra hành thủy (làm phát triển hành thủy của hướng bắc) từ đó mang lại Quan Lộc cho gia chủ (do hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc).

Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam… Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình.

Nếu bạn làm kinh doanh, tốt nhất đặt bể cá ở hướng Đông Nam và nên thả tám con cá màu đỏ và một con màu đen. Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hoà âm dương (màu đen là âm, màu đỏ là dương).

Một chậu cá đặt ở bên trái cửa ra vào (khi từ trong phòng bạn nhìn trực diện với cửa ra vào) sẽ mang lại tài lộc.

Trên thị trường, hiện có rất nhiều loại cá kiểng, chủ yếu là những loài cá có màu sắc tươi tắn, màu sáng sủa, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống, mọi người cần tìm hiểu về phong thủy tuôi và ngôi nhà của mình để chọn lựa cho mình những chú cá cảnh đẹp và bể cá cảnh hợp với phong thủy. Chúc mọi người luôn bình an và hạnh phúc.

【#2】Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nuôi cá vàng

– 1 hoặc 2 con cá vàng

Một số dụng cụ và phụ kiện chuyên dụng khác

Bước 2: Bể cá

Mặc dù nuôi cá vàng trong bể tròn sẽ đẹp hơn nhưng nhìn chung đây không phải là loại bể cá cảnh lý tưởng. Bể cá tròn thường dễ mang đi mang lại và cọ rửa nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp đủ oxy cho cá. Sẽ tốt hơn cho cá cảnh nếu chúng được nuôi trong những bể có bề mặt phẳng. Nên lưu ý rằng cá vàng không phải là vật nuôi hoàn toàn trong nhà. Chúng sẽ khỏe mạnh hơn nếu được nuôi ở môi trường bên ngoài ví dụ như ao cá ở ngoài vườn.

Bể cá tròn thường dễ mang đi mang lại và cọ rửa nhưng diện tích mặt nước lại quá nhỏ để có thể cung cấp đủ oxy cho cá.

Bước 3: Cách chọn cá vàng đẹp và khỏe mạnh

Sau khi nhận biết được thời điểm thích hợp để thả cá vào hồ, việc kế tiếp là chọn mua cá. Nhiều người cho rằng cá vàng chậm chạp, thật ra điều đó không đúng vì chúng rất linh hoạt, bơi suốt ngày và ít đứng yên nếu cá khỏe.

Có 2 loại cá vàng

Loại thứ nhất có thân dài là loại cá vàng phổ biến hay gặp. Ví dụ như loại cá vàng Comet hay còn gọi là cá vàng sao chổi.

Loại thứ hai là loại có thân tròn gọi là Fancy. Cá Fancy cũng chia ra làm nhiều loại nhỏ với đặc trưng là đuôi dài, mắt lồi và đầu to hơn mình. Cá Fancy bao gồm các loại như Moors, Orandas, Ranchus, loại mắt bong bóng, cá thiên đàng, đầu sư tử và loại đuôi quạt.

Không nên nuôi cùng lúc cả hai loại cá thân dài và cá thân tròn trong cùng 1 bể. Vì loại cá thân dài bơi nhanh hơn nên chúng sẽ chiếm hết thức ăn và khoảng không gian trong bể cá của loại cá thân tròn.

Cách nhận biết cá khoẻ mạnh:

– Cá phải luôn luôn linh động và nhanh nhẹn, không ở một chổ, không nằm dưới đáy hồ, không nổi đầu lên mặt nước để ngáp (do thiếu oxy, cá sắp chết).

– Vây bơi linh hoạt, không có chỉ máu, đuôi xoè, vảy óng ánh, không bị xù hay tróc hoặc chảy máu, không bị xuất huyết.

– Không có những chấm nâu hình oval viền trong ở ngoài, hơi đậm ở trong vì có khả năng là cá bị rận, rận cá nếu quan sát kỹ sẽ di chuyễn trên mình cá (thay đổi vị trí).

– Cá không được nhảy dựng bất thường (có khả năng do nhiễm rận và ký sinh).

– Môi cá không bị phù, miệng đớp nước đều đặn, thích bơi ngược dòng và không bị trôi theo dòng chảy, không lật ngược lật xuôi và bị hút dính vào máy lọc nước, khi bơi phải nằm ngang, không chổng ngược chổng xuôi.

– Không ghẻ chóc, không nổi những bệt trắng có gồ (nhiễm nấm), mắt cá phải trong hoặc đen rõ rệt, không được đục, bể tròng.

Lưu ý: Dù cá đẹp đến cỡ nào nếu không đạt các tiêu chuẩn trên thì đừng mua vì cá sẽ dễ chết, không sống lâu.

Khi mua cá vàng dù gần hay xa, cũng phải nói người bán bơm oxy thật đầy, cá vàng không cần nhiều nước mà chỉ cần nhiều oxy, thậm chí nước xâm xấp lưng cá cũng không sao, trung bình cứ 1 con cá vàng thì túi đựng cá phải có từ 1-2 lít (thể tích khí) như vậy với hai con cá vàng thì ít nhất cũng phải có hai lít khí bơm vào.

Cách cho cá vào hồ

Không chỉ riêng đối với cá vàng mà với tất cả các loại cá cảnh khác, trong điều kiện thay đổi môi trường sống một cách đột ngột (từ chỗ bán cá về nhà, từ nơi này sang nơi khác) đều làm cho cá bị sốc dẫn đến cá không được khoẻ và dễ chết.

Bước 1: Ngâm cả bịch cá còn cột dây thun vào hồ. Mục đích giúp nhiệt độ nước trong hồ và trong bịch cá cân bằng nhau, mặc khác giúp cá quen với khung cảnh trong hồ.

Bước 2: Mở bịch ra và múc một ít nước từ trong hồ cho vào bịch. Tiếp tục cho thêm nước vào bịch (mỗi lần cách nhau 5 phút). Mục đích là để cá quen dần với nguồn nước mới.

Bước 3: Từ từ nghiêng bịch để cá tự động bơi ra. Không nên trút bịch cá quá nhanh.

Lưu ý: Sau khi thả cá vào hồ hãy quan sát hành động của chúng:

– Nếu cá bơi lội bình thường như lúc ở tiệm thì bạn đã thành công.

– Nếu thấy cá bơi hoảng loạn và đâm đầu vào bể hay các vật trang trí thì bạn hãy dời bể cá đến nơi không có người qua lại, không có tiếng động để chúng hồi phục lại và quen với hồ mới, nếu không chúng sẽ chết chỉ trong vài ngày.

Bước 4: Thức ăn của cá vàng và cách cho cá ăn

Cá vàng là loài ăn tạp nên thích hợp với nhiều loại thức ăn

Người nuôi chủ yếu cho cá vàng thức ăn tổng hợp dễ tiêu hoá và ít bẩn nước, còn dinh dưỡng thì trùn chỉ, lăng quăng (mình thường lược trùn chỉ qua nước muối nồng độ cao trước khi cho ăn để diệt hết khả năng gây bệnh)

Lâu lâu để một ít loại rau vào nước đến khi úng thì cá mới ăn dc, những loại trái cây mềm như bưởi, dưa hấu sầu riêng… tụi cá vàng rất thích

Mấy lần đầu cá sẽ không ăn những món đó, phải kiên nhẫncá của bạn không bị gì đâu, nếu như cá nằm dưới đáy hồ ít cử động nghĩa là chúng đang ngủ đấy, không có gì đâu, chỉ có điều ngủ không đúng giờ giấc thôi nếu có thời gian thì khi cho ăn nhớ tắt máy lọc (vẫn để sủi khí), khoảng 30 phút sau cá ăn hết thì bật lại

Thức ăn cho cá vàng có nhiều loại khác nhau chẳng hạn như dạng viên và dạng mảnh. Loại viên chìm chậm rất tốt cho cá cảnh vì các loại cá ở mặt bể hay đáy bể đều có thể ăn được. Chỉ nên thả lượng thức ăn cho cá ăn trong khoảng 3 phút. Bạn nên cho loại cá vàng còn nhỏ và đang phát triển ăn khoảng 2-3 lần một ngày, còn loại cá vàng lớn tuổi hơn chỉ một lần một ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn của cá kiểng thêm giun sống và tôm (loại có sẵn từ các cửa hàng cá kiểng).

Bước 5: Thay nước cho bể cá

Trước khi mua cá 1 ngày, hứng nước vào thau, mực nước ước cao hơn lưng cá một tí, thêm muối 2%, sủi oxy. Giúp cá khỏi phải bơi nhiều lúc đang mệt mỏi.

Sau khi mua cá về, thau nước để sau 12h đã đc khử hết Clo. Đặt bao cá còn nguyên tem vào thau nước. Giúp cá quen với nhiệt độ của môi trường nước mới.

Cho vào 1/2 thuốc trong viên con nhộng Tetracylin, mua ở tiệm thuốc. Tăng sức đề kháng cho cá.

Quan sát tình hình sau 1 ngày, nếu thấy cá khoẻ thì vớt cá vào hồ mới. Nếu không, thay một ít nước (đã để qua đêm) và tiếp tục dưỡng.

Ngâm với thuốc tetra sẽ sinh ra nhiều bọt vàng, vớt sạch bọt trên bề mặt nước khi thấy quá dày đặt dọn bề mặt thoáng cho cá thoải mái.

Thường cá mới mua về sẽ đi phân. Vớt hết phân sau một ngày, và không nên cho cá ăn ngay.

Cá vàng sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh nếu được sống trong môi trường nước an toàn. Bạn nên thay nước và làm sạch bể cá kiểng thường xuyên. Nhưng mỗi lần bạn chỉ nên thay một phần nước để cá dễ dáng thích nghi được với môi trường sống mới

Bước 6: Cách phòng và trị bệnh cho cá vàng

Những vật dụng , thuốc cần thiết khi chữa bệnh cho cá vàng :

– Bể bệnh viện ( nếu có bể bé thì tốt , hoặc là cái xô , cái chậu )-(chú ý rửa sạch và dùng riêng)-(sau khi chữa bệnh cho cá xong bắt buộc phải để khô ráo , sạch sẽ)

– Nhíp (dùng riêng, để sạch)

– Máy sủi ô xy (loại nào cũng được)

– Máy lọc (công suất nhỏ thôi vì ít dùng – có cũng được không có cũng chả sao)

– Thuốc Tetracylin dạng viên nhộng ( có bán tại các hiệu thuốc tây)

– Xanh metylen ( có bán tại các hiệu thuốc)

– Muối hột ( loại không có i ốt)

Như bất kì loại cá cảnh khác, cá vàng cũng dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh. Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kỳ nào thay đổi trong hành vi hay ánh mắt của chúng. Đây có thể là những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh đốm trắng và nấm vây. Hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Khi cho thuốc vào bể cá kiểng, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Đôi khi phải cách ly con cá vàng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Mặc dù cá vàng là loại cá cảnh khá đơn giản nhưng chúng cần được chăm sóc cẩn thận và chú ý trang trí bên trong cho đẹp. Hãy tham khảo ý kiến của các cửa hàng bán cá cảnh, sách hướng dẫn hay những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm để được tư vấn khi cần.

【#3】Tìm Nơi Bán Cá Vàng Ranchu Đẹp, Chất Lượng ?

Cá vàng Ranchu là một giống cá vàng có nguồn gốc xuất xứ đến từ đất nước Nhật Bản. Chúng được được lai tạo và phát triển từ thời vua Minh Trị (1870 – 1885). Chúng được coi “vua của các loài cá vàng” bởi vẻ đẹp ấn tượng vô cùng riêng biệt với những dòng cá vàng khác.

Được lai tạo từ giống từ dòng cá chép đầu sư tử của đất nước Trung Quốc và cá vàng thông thường. Ngày nay những chú cá vàng Ranchu đã được nhân giống rộng rãi và được nuôi dưỡng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những nơi bán cá vàng ranchu cũng trở nên phổ biến và dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu.

Cá vàng Ranchu có một kích thước cơ thể vừa phải, cân đối. Nó phù hợp với nuôi trong những bể cá phong thủy nhỏ. Thông thường một chú cá Ranchu khi trưởng thành có thể dài từ 12 – 15cm. Tuy nhiên có những chú cá có kích thước cực đại có thể dài tới 20 – 30cm.

Phần đầu của cá vàng ranchu

Phần đầu của cá vàng ranchu khá vuông vức, hầu hết đều có hình chữ nhật, hai con mắt có khoảng cánh tương đối xa. Mắt của cá vàng Ranchu tương đối nhỏ. Điểm đặc biệt nhất của cá vàng ranchu là trên đầu của chúng có một chiếc bướu nhỏ xù xì nổi hẳn lên. Với những người chưa biết đến loại cá này đến những nơi bán cá vàng rachu chắc chắn sẽ thấy vô cùng thích thú cá vì đặc điểm này.

Khác với những giống cá vàng thông thường, nó có phần lưng hơi cong đến đoạn gốc nối đuôi thì lại cụp lại. Phần thân của và lưng của cá vàng ranchu rất rộng và không có vây lưng. Phần thân của nó lại tương đối ngắn và tròn. Nó khiến chú cá trở nên vô cùng xinh xắn và dễ thương.

Phần đuôi của cá vàng ranchu

Những chú cá vàng Ranchu có một điểm đặc biệt nữa chính là ở phần vây đuôi. Phần đuôi của cá vàng Ranchu tương đối và, xòe rộng như một chiếc quạt lớn mềm mại. Khi chú cá bơi lượn giống như một nàng tiên cá đang múa trong hồ cá của bạn.

Địa điểm bán cá vàng ranchu

Là một dòng cá cảnh khá phổ biến ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm địa điểm mua một chú cá vàng Ranchu . Các bạn có thể đến các cửa hàng bán cá cảnh trên toàn quốc từ Hà Nội cho đến thành phố Hồ Chí Minh đều có thể mua được.

Giá của cá vàng ranhchu

Vì hình dạng tương đối đặc biệt, giá của cá vàng Ranchu có mức giá thành tương đối cao so với mặt bằng chung các giống cá cảnh nuôi tại Việt Nam.Muốn sở hữu một cặp bạn phải chi trả với mức giá 1.5 – 2 triệu đồng cho một cặp cá vàng ranchu. Mức giá của nó sẽ chênh lệch dựa theo thời điểm mua cá, và yêu cầu về màu sắc kích thước của cá.

Cách lựa chọn nơi bán cá vàng ranchu

Để chọn được những chú cá vàng ranchu đẹp khỏe mạnh, bạn nên đến tận nơi bán cá vàng ranchu. Tại các cửa hàng cá cảnh, quan sát những chú cá trong khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ. Chú cá nào có sức bơi khỏe, các chuyển động của chúng nhẹ nhàng và uyển chuyển thì chúng đạt chuẩn về sức khỏe. Bên cạnh đó bạn cũng cần quan tâm đến hình dáng và đuôi của chúng. Đuôi phải dài và xòe mềm mại như vậy khi bơi cá mới có thể toát nên được vẻ đẹp của chúng.

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để tận các cửa hàng thì bạn cũng có thể lựa chọn nơi bán cá vàng ranchu online. Mua online sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tuy nhiên bạn cần lưu ý lựa chọn các cửa hàng có uy tín, giá cả phù hợp.

Nếu như bạn nhìn hình ảnh và ham giá rẻ thì rất có thể bạn sẽ mua phải chú cá kém chất lượng. Đồng thời những cửa hàng online cần có địa chỉ rõ ràng. Bạn cũng nên quan tâm đến các phản hồi của khách hàng để lựa chọn được cho mình nơi bán cá vàng ranchu online uy tín, chất lượng.

【#4】Hướng Dẫn Nuôi Cá Vàng

Loài cá cảnh đầu tiên ở Trung Quốc được ưa chuộng nhất có lẽ là cá Vàng, vì chính cá Vàng được lai tạo từ đây thông qua loài cá chép hoang dã và cũng là tổ tiên của loài cá Vàng hiện tại.

Cá Vàng đến từ đâu?

Cá Vàng hay còn gọi là cá Ba Đuôi có tên khoa học là Carassius Auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá Vàng được xem là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.

Cá Vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nay đã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.

Đặc biệt hơn, cá Vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong hồ nuôi. Cá sống trong hồ tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian. Cá Vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá Vàng cũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá Vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.

Chế độ ăn uống của cá Vàng

Cá Vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng Oxy trong nước rất thấp. Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá Vàng:

  • Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây hoặc bèo tấm, cá Vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu Hà Lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải.
  • Động vật: Là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá Vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.
  • Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá Vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn khô là các loại cám, giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

Sinh sản và sinh trưởng của cá Vàng

Cá Vàng có khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.

Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21 – 24 oC, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6 – 8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu Vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 o C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2 – 3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60 – 70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3 – 4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.

Các dòng cá Vàng

Cá Vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi.

Thân dài, vây đuôi đơn:

  • Cá Vàng thông thường (Common Goldfish).
  • Cá Vàng sao chổi (Comet).
  • Cá Vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin).

Thân dài, vây đuôi đôi:​

  • Cá Vàng đuôi bướm (Jikin)
  • Cá Vàng đuôi công (Tosakin)
  • Cá Vàng Wakin (Wakin)

Thân ngắn, vây đuôi dài:

  • Cá Vàng đuôi voan (Veiltail)
  • Cá Vàng đầu lân (Oranda),
  • Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​)
  • Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor)
  • Cá Vàng hướng thiên (Demeranchu) hay Hướng thiên nhãn (Telescope)

Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng:

  • Cá Vàng đuôi quạt (Fantail)
  • Cá Vàng ngọc trai (Pearlscale)

Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng:

  • Cá Vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye)
  • Cá Vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)
  • Cá Vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​
  • Cá Vàng sư tử (Lionhead)
  • Cá Vàng Lan Thọ (Ranchu)
  • Cá Vàng Lan sư (Lionchu)
  • Cá Vàng Thọ tinh
  • Cá Vàng Pompon

Ngoài ra còn có một số giống cá khác: Cá Vàng gấu trúc, cá Vàng xà cừ,…

【#5】Thông Tin Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng ( Cá Ba Đuôi)

Đã từ rất lâu, cá vàng đã trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, bởi chúng có sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và có giá thành cũng tương đối mềm. Chính vì vậy khi bắt đầu bước chân vào việc nuôi hay chơi cá cảnh thì hầu như ai cũng đã từng nuôi loại cá này

Giới thiệu về cá vàng

Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi có tên khoa học là Carassius auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng được xe là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.

Video cá vàng – cá ba đuôi

Cá vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nayđã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.

Đặc biệt hơn, cá vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian.

Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá vàngcũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.

Clip cá vàng bơi trung tăng ăn mồi

Thức ăn của cá vàng

Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp.

Cárất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:

  • Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải
  • Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.
  • Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

Tập tính sống và hình thức sinh sản

Cá đực xuất hiện những nốt sần đẹp ở phần nắp mang, trên ngực và cơ thể có khi cũng có nốt sần, cá tỏ ra bị kích thích và đuổi theo cá cái và xô đẩy nó; cá đực dùng nốt sần kích thích cá cái.

Ở cá cái thì bạn cũng có thể nhận thấy một cách khá là dễ dàng khi thấy phần bụng của cá to hẳn lên và lệch về một bên, cá bơi lội chậm chạp, lỗ sinh dục màu đỏ hồng đến đỏ sẫm và hơi lồi ra.

Sau khoảng thời gian giao hoan, cá cái sẽ tự chui vào các đám cây để tiết trứng, cùng lúc đó cá đực cũng luôn bám sát cá cái để tiến hành quá trình thụ tinh cho trứng của mình.

Cá vàngcó khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ.

Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.

Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21-24 độ C, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày.

Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ.

Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C.

Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3-4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.

Phân loại các dòng cá

Cá vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi, cụ thể như sau:

Thân dài, vây đuôi đơn:

Cá vàng thông thường (Common Goldfish)

Cá vàng sao chổi (Comet)

Cá vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin)

Cá vàng đuôi bướm (Jikin)

Cá vàng đuôi công (Tosakin)

Cá vàng Wakin (Wakin)

Cá vàng đuôi voan (Veiltail)

Cá vàng đầu lân (Oranda)

Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​)

Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor)

Cá vàng hướng thiên (Demeranchu)

Cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Cá vàng ngọc trai (Pearlscale)

Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye)

Cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)

Cá vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​

Cá vàng sư tử (Lionhead)

Cá vàng Lan Thọ (Ranchu)

Cá vàng Lan sư (Lionchu)

Cá vàng Thọ tinh

Cá vàng Pompon

Cá vàng Lưu kim

Cá vàng gấu trúc

-Ngoài ra còn có một số giống cá khác: cá vàng xà cừ,…

Trong bài viết nếu như có thông tin đang chưa chính xác về các dòng cá vàng mong Quý đọc giả góp ý cùng Kinh Nghiệm Quý để xây dựng một thông tin chung gửi đến Quý đọc giả. Xin cảm ơn

【#6】Các Loại Cá Cảnh Nước Ngọt Phổ Biến Nhất

1. Cá Rồng

Cá rồng là một trong các loại cá nước ngọt bao gồm nhiều yếu tố “sang” nhất hiện nay, loại cả cảnh nước ngọt được quan tâm nhiều nhất. Trước tiên, theo quan niệm của người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì rồng chính là con vật linh thiêng nhất, đứng đầu trong tứ linh “long, ly, quy, phụng”. Rồng tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực, đem lại may mắn, thịnh vượng. Do vậy, cá rồng luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Vì cá rồng là loài cá khá dữ nên bạn chỉ có thể nuôi 1 con duy nhất hoặc nhiều con trong hồ lớn. Giá thành cho loài cá này thường cao hơn hẳn so với các loài cá cảnh nước ngọt khác cũng bởi ý nghĩa để trấn trạch trong nhà, gia chủ luôn phát đạt và bình an.

Cá Bình Tích là loài cá cảnh đẹp lạ và hấp dẫn với thân hình bầu bĩnh đáng yêu. Cách nuôi cá bình tích rất dễ, cá Bình tích được phân loại theo màu sắc như Bình tích đen, Bình tích trắng, Bình tích Vàng, Bình tích trân châu. Cá sinh sản và phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi, cá con khi mới đẻ có thể ăn được bobo hoặc các loại thức ăn mịn khác.

Cá có thân dày, thuôn dần về phía đuôi, không có râu. Thân cá có màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Miệng phía dưới, rạch ngang, có môi dưới rộng hình tam giác, với nhiều gai thịt tròn nổi. Cá anh vũ có kích thước trung bình, chiều dài toàn thân từ 31-67 cm, trọng lượng có thể lên đến 5 kg. Cách nuôi cá anh vũ không khó bởi thức ăn của cá anh vũ chủ yếu là tảo lục, tảo khuê và các loại động vật không xương sống nhỏ sống dưới nước bằng cách dùng môi cạo thức ăn bám trên đá.

4. Cá Ông Tiên

Tên khoa học: pterophyllum aitum

Loại sản phẩm:Cá nước ngọt

Thức ăn: là loại cá ăn tạp, chậm chạp, tầng sống hoạt động khá rộng.

Sinh sản:Hãy để ý kỹ đôi cá sẽ trở nên hoạt bát lạ thường . Cá đẻ vài trăm trứng có mầu trắng . Tăng nhiệt độ lên cao hơn một hai độ trong thời gian giữ nước mềm và pH thấp pH 6.5-7.0 GH 400ppm, độ nitơ hòa tan< 10 mg/L . Nước có tính chất mềm tạo điều kiện cho trứng phát triển.

Tên khoa học: Paracheirodon simulans

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Mô tả chi tiết:

Môi trường nước: sạch, mềm

Nhiệt độ thích hợp: 24-280

Neon là loài cá nhỏ và yếu không nên thả chung với các loại cá có kích cỡ to và phát triển như: mã giáp, C-cam… tránh tình trạng làm rách vây trên người cá làm cá bơi yếu và có thể dẫn đến cá chết. Khi nuôi phải chú ý chế độ dinh dưỡng cho phù hợp để cá có thể sống khỏe mạnh, màu sắc bóng bẩy như khi cho ăn chỉ cho các loại thức ăn nhỏ, mịn hoặc có thể cho cá ăn trứng tôm hoặc tôm khô say ra có thể rắc trên mặt nước.

Xuất xứ: Brazil to Colombia

Loại sản phẩm:Cá nước ngọt

Thức ăn: bao gồm những sinh vật phù du, côn trùng, thức ăn thừa.

Đặc điểm: sống tầng giữa và đáy, sống hòa bình với các loại cá khác. Loài cá này được tìm thấy trong thiên nhiên ở những dòng chảy ngầm, sâu dưới lòng hồ, chúng núp dưới những đám cây rậm rạp hoặc chui dưới các giá thể lớn

Xuất xứ:Đông Phi

7. Cá Sấu Hỏa Tiễn

Cá sấu hỏa tiễn là loại cá ăn thịt với thân hình kỳ lai được nhiều người chọn nuôi để làm cảnh trong bể cá của mình có những con có kích thước đến 5 – 6 kg.

8. Cá Ngựa Vằn Đen

Loại sản phẩm:Cá nước ngọt

Thức ăn: Giun, động vật thân giáp, côn trùng, thức ăn tổng hợp.

Đặc điểm: Cá ngựa vằn có thân mỏng, hơi dẹp bên. Cá cái lớn hơn cá đực, có bụng tròn hơn. Lưng mầu ooliu nâu, bụng trăng trắng. Màu sắc và đường nét trang trí của hông rất đặc trung.Ở cá đực, màu nền là vàng kim, điểm xuyết thêm bốn vạch dọc màu lam đậm trải ra suốt chiều dài của cơ thể, từ nắp mang cho đến tận cùng vây đuôi. Sinh Sản: Để cá sinh sản được, nước phải ngọt hoặc cứng trung bình, và nhiệt độ nước trên 240.

Xuất xứ: Đông Ấn Độ, Sri Lanka

Tên khoa học:Poecilia reticulata

Loại sản phẩm:Cá nước ngọt

Cá bẩy màu ưa thích bể cảnh nước cứng, và có thể trụ vững trong môi trường với độ mặn cao. Cá bẩy màu nói chung là ưa chuộng hòa bình, mặc dù hành vi cắn xé vây đôi khi thể hiện ở những con đực hoặc nhằm vào loài cá bơi lội ở tầng trên như các loài cá kiếm.Đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn.Cá bảy màu đẻ nhiều.

10. Cá Chuột Hổ

Tên khoa học:Botia macracanthus

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Họ: Chromobotia macrocanthus

Thức ăn: thích ăn mồi sống, ăn tạp

Môi trường sống: nước mềm, hơi acid

Là loài cá hiền lành, sống theo bầy.

Xuất xứ:Bromeo, Ấn Độ, Indonesia

11. Cá Lông Vũ

Tên khoa học: Apteronotus albifrons

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Thức ăn: trùn chỉ, một số loại thức ăn khô

Đặc điểm: Cơ thể hình lông gà, phần đuôi dẹt kéo dài có hai vòng mầu trắng. Cá trú ẩn ở tầng thấp hoạt động tích cực vào ban đêm, là loại cá khỏe, sống hòa bình với các loại cá khác, là loại cá không sinh sản trong bể kính.

Tên: Đô đông dương (Nàng hai, thác lác)

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Thức ăn: các loại giáp xác nhỏ, côn trùng, giun, cá con…..

Đặc điểm: Cá có chiều dài 30-40cm, đầu nhỏ, dẹp hai bên. Miệng trước rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi mắt, xương hàm trên phát triển.Răng nhiều, nhọn, mọc trên hàm dưới trên phần giữa xướng trước hàm.

Sinh sản: Khi đạt trọng lượng 30-40grm đã trưởng thành, tuổi sinh sản ở năm thứ 3. Buồng trứng của cá phát triển không đồng đều. Cá đẻ nhiều đợt trong mùa sinh sản từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi lần đẻ 300-1000 trứng. Ở nhiệt độ 28-320c trứng sẽ nở sau 4-5 ngày

Tên khoa học: Symphysodon discus

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Họ: Cá rô phi – Cichlidae

Chiều dài cá trưởng thành: 15-20 cm

Đặc điểm: Thân cá dạng dĩa, rất cao, dẹp bên, miệng nhỏ, che xiên theo chiều cao. Màu nền là màu nâu vàng, hay màu hạt dẻ, mầu mận… Có nhiều vân ngũ sắc màu lam nhạt nhìn thấy rõ bên hông cá. Có 7 sọc dọc sẫm mầu, sọc thứ 5 nằm ở giữa thân là sọc rộng nhất và sẫm mầu hơn các sọc khác. Thức ăn: Cung quăng, trùn chỉ, ròng ròng, thịt bò băm nhỏ, thức ăn khô tổng hợp, nên thay đổi thường xuyên để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng.

Tên khoa học: Blood Parot

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Thức ăn: Là loại cá dễ nuôi, thức ăn của loại cá này bao gồm các loại động vật, thực vật, đồ ăn khô.

Đặc điểm: Loại cá này sống tương đối hòa bình, có thể nuôi theo đàn và nuôi chung với các loại cá không quá nhỏ.

ĐK sinh sản: Không vượt quá ngưỡng 300C. Sử dụng 10-15% nước cho RO, hoặc có thể cho nước chảy nhỏ giọt. Độ PH không được vượt quá 7.

15. Cá Mút Rong

Tên: Cá mút rong ( cá dọn bể)

Tên khoa học: Gyrinocheilus

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Môi trường nước: bình thường, dễ thích nghi

Thức ăn: những loại rêu, tảo bám trên đá, trên lá, thành bể, lá rong mềm.

Đặc điểm: thường sống tầng giữa và đáy bể, nuôi trong bể thủy sinh có nhiều thực vật. Là loại cá nhút nhát, hòa bình và có thể nuôi trung với nhiều loại cá khác. Không sinh sản trong môi trường nhân tạo.

Chú ý: Việc ăn rêu của cá dọn bể không thực sự khéo léo, dễ làm hỏng và tổn hại đến những loại rong lá mềm.

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Môi trường nước: nước sạch

Thức ăn: những loại rêu tảo bám trên cây thủy sinh, trên đá, thành bể.

Đặc điểm: mình rộng, thân sọc nâu hoặc đen. Sống ở tầng giữa và đáy bể. Là loài cá hiền và có thể nuôi theo đàn.

Sinh sản: Trong bể phải có sấy đo nhiệt độ, thay nước thường xuyên, nước sạch, trứng được đẻ trong những ổ nhỏ, sau khi đẻ trứng vớt cá bố mẹ ra, cá con sau 2 đến 3 tuần sẽ phát triển.

Xuất xứ: Paragoay, Dpto Loreto

Tên khoa học:Trichogaster trichopterus

Loại sản phẩm:Cá nước ngọt

Thức ăn: là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Loại thức ăn khoái khẩu của chúng là những loại rêu, rong trong môi trường chúng sinh sống.

Đặc điểm: Dễ nuôi, dễ sống, sống hòa bình với những loài cá lớn hơn hoặc cùng cỡ. Nhưng có thể ăn thịt những con cá có kích thước nhỏ hơn. Chúng được tìm thấy trong những rãnh nước, kênh mương, đầm lầy, sông ngòi và ao hồ tự nhiên.

Tên khoa học: Moenkhausia sanctaefilomenae

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Thức ăn: Mồi sống, thức ăn hạt gốc thực vật

Quan hệ: Năng động sống thành từng đàn

Môi trường: không kén, nước mềm tới cứng vừa, trong tự nhiên sống ở suối, đất ngập nước, đầm lầy

19. Cá Hồng Tượng

Tên: Cá Hồng Tượng (Tài Phát Hồng Kỳ)

Tên khoa học: Osphronemas goramy.

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

-Kích thước: 40cm, hình elip

– Loài cá này mà đã nuôi một mình lâu quá rồi thì rất khó nuôi ghép với loài cá nào khác vì lúc đó nó rất dữ, thậm chí cắn gẫy cả vây càng cá rồng trưởng thành…

20. Cá Sặc Rắn

Tên khoa học: trichogaster pectoralis

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Là loài cá hiền, có thể nuôi chung với các loài có kích thước tương đương

Tên khoa học: Apistoggramma ramirezi gold

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Sống theo bầy đàn, sống hòa bình với các loài cá khác

22. Cá Chuột Gấu Trúc

Tên khoa học: Corydoras panda

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Sống theo bầy đàn, thường sống ở tầng đáy, sống được trong môi trường acid.

Tên khoa học:Xiphophorus Maculatus (Platy

Loại sản phẩm:Cá nước ngọt

Sống hòa bình, thân thiện,sinh sống ở tầng đáy; sống định cư không di trú; sống trong môi trường nước ngọt.

24. Cá Mún Trân Châu

Tên khoa học: Poecilia velifera

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Giới tính: Mún đực có vây lưng rất cao so với cá cái

Thức ăn: ăn tạp, rêu, tảo, mồi sống

Tầng sống: trên, giữa, đáy

Quan hệ: rất hiền, nhưng M hay gây hấn với nhau

Sinh sẳn: Dễ, đẻ con.

Môi trường: nước sạch, có thêm tí muối biển (1/2 muỗng cà phê/1 gallon nước)

25. Cá Sóc Đầu Đỏ, Mũi Đỏ

Tên khoa học:Hemigrammus bleheri

Loại sản phẩm:Cá nước ngọt

Thức ăn: mồi sống, thịt xay

Quan hệ: hiền lành, thân thiện, sống thành đàn

Sinh sản: rất khó sinh trong môi trường nhân tạo, đẻ trứng ở môi trường pH of 5.5-6.5, độ cứng 1-4 dH, nhiệt độ 79-82°F (27-28°C).

Tên khoa học: Trigonostigma heteromorpha –

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Giới tính: cá mái nhỉnh hơn cá trống một chút

Thức ăn: trùng lông nhỏ, tôm nhỏ

Tầng sống:Tầng giữa và tầng đáy

Quan hệ: sống hòa bình, có thể nuôi chung với các loài cá khác cùng cỡ

Môi trường: sinh sống ở những vùng nước trong, không thấy loài này sống ở những vùnh nước đục

27. Cá Đầu Bạc

Tên khoa học: Aplocheilus lineatus

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Giới tính: Con trống to và sặc sỡ hơn, vây dài và các sọc ngang mờ hơn con mái

Quan hệ: Có thể nuôi chung các loài cá lớn hơn

Sinh sản: Đẻ trứng vào giá thể nổi trong hồ có cây. Trứng nở trong vòng 2 tuần. Cá con ăn vi sinh và ấu trùng tôm

28. Cá Phượng Hoàng Vẹt

Tên khoa học: Apistogramma cacatuoides

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Quan hệ: hiền hòa, nhiều mái chung 1 trống

Sinh sản: Đẻ vào hang hốc. Tỉ lệ trống mái khi ấp trứng phụ thuộc vào nhiệt độ, 20oC cho nhiều mái,

30oC thì nhiều trống hơn

Môi trường: Nước mềm acid

29. Cá Đuôi Kéo Tòng Long

Tên khoa học: Rasbora caudimaculata

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Thức ăn: ăn ấu trùng nhỏ, chú ý vì chúng cũng thường gặm cây thủy sinh

Môi trường: thường xuất hiện ở phần mặt những dòng sông, suối

30. Cá Hồng kim (Cá Kiếm)

Nguồn gốc: Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam cách đây hơn 50 năm.

Sống trong môi trường nước ngọt pH = 7, nhiệt độ 25 – 28oC, dài trung bình 6cm.

– Quá trình sinh sản: cá đẻ tự nhiên, tập tính đẻ theo đàn: chọn 2 con cái khoẻ mạnh và 1 con đực to

khoẻ, cho chúng vào hồ nuôi chung. Khi cá đẻ trứng phải tách riêng bố mẹ vì cá hay ăn trứng và không có thói quen nuôi con.

– Thức ăn cho cá bố mẹ: trùng chỉ, cá con và thức ăn chế biến sẵn.

– Thức ăn cho cá con: bo bo, actemia.

31. Cá Xiêm

Tên khoa học:Betta Spleaens Regan.

Nguồn gốc: sống ở vùng nhiệt đới nhưng chỉ tìm thấy nhiều ở vùng Đông Nam Á.

Cá xiêm có nhiều màu sắc và hình dáng rất đẹp: xanh da trời, xanh lam, đỏ cam, vàng, bạch tạng hoặc pha các màu lẫn lộn.

Là loài cá cực kỳ hiếu chiến, sau khi đã tách bầy, không thể ở gần nhau.

Môi trường sống: Cá xiêm sinh sản trong môi trường nước có nhiệt độ 26 – 28oC, pH = 7, dH = 10.

Sinh sản: Mỗi lứa cá mái đẻ từ 100 – 500 trứng, trứng sẽ nở tốt sau 30 giờ.

32. Cá Vàng

Tên khoa học: Carassius Auratus Linnaeus (gold fish)

Phân bố: nguyên sản ở Bắc Á và Đông Nam Á, hiện nay được phân bố rộng rãi ở rất nhiều nước. Chiều

dài: 8 – 13cm, dài tối đa 59cm, cân nặng tối đa 4,5kg.

Tập tính sinh sống: Được nuôi trong bể cạn, non bộ, trong bể kiếng, trong hồ. Cá thích nước cũ, chịu

mặn tối đa 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước thấp. Không dùng nước máy nuôi cá vì có Fl, Cl cá sẽ bị bào mòn và chết.

Thức ăn: Thức ăn khô, thức ăn nhân tạo; thức ăn sống: tôm, tép, bo bo, sâu nhỏ, lăng quăng, trùn trùn chỉ. ( Tránh dùng chùn chỉ mua ngoài quầy hàng vì bắt ở sông, rạch bẩn dễ gây bệnh chết cá theo đàn)

Kỹ thuật sinh sản: Sinh sản dễ dàng trong bể nuôi lớn có đầy đủ ánh sáng mặt trời. Cá sinh sản quanh năm nhưng thích hợp nhất là tháng 3, tháng 6. Trứng (độ 1000 – 10000 cho mỗi con cái) nhỏ và trong suốt. Cần bỏ riêng cây cỏ có dính trứng vào một bể khác để ấp cho cá nở (4 ngày với nhiệt độ 21 – 24oC

Tên khoa học: Aphyocharax

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Môi trường nước: nước trung tính, dòng chảy mạnh.

Đây là loài cá hiền lành thường sống theo bầy đàn, trong bể sống chủ yếu ở tầng giữa của bể. Thức ăn thường dùng những loại thức ăn nhỏ mịn, và khi sinh sản thường đẻ trứng phân tán, sau khi nở cá con ăn ấu trùng tôm. Trong đàn thường thì những con đực mầu sắc sặc sỡ hơn nhưng con cái.

Tên khoa học: Hyphessobrycon

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Mô tả chi tiết:

Môi trường nước mềm. Nhiệt độ: 21 – 280 . Độ PH: 6-8

Đặc điểm: thân mảnh, nước: nhỏ, có sọc đen giữa người, lưng tròn.

Thức ăn: thức ăn nhỏ, mịn, mồi sống, tôm xay, thịt xay

Là loài cá hiền lành, thân thiện thường sống thành đàn, sống ở tầng trên và tầng giữa.Dễ sinh trong môi trường nhân tạo, đẻ trứng ở nhiệt độ 85 -860F. Chú ý khi cá đẻ dùng sỏi hoặc lưới trải xuống đáy bể để trứng lọt xuống, tránh bị cá bố mẹ ăn. Sau 22 đến 27h trứng sẽ nở. Neon đen là loài cá không ưa ánh sáng, thích nước tĩnh và nhiều thực vật thủy sinh.

Tên khoa học: Puntius titteya

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Giới tính: Cá trống có màu đỏ thắm khi đã trưởng thành, cá mái màu nhạt và luôn hiện rõ một vân đen từ mắt đến đuôi

Tầng sống: Giữa và đáy.

Quan hệ: Hòa bình.

Sinh sản: Tương đối dể trong môi trường nhân tạo với từng nhóm nhỏ cân đối số trống và mái

Môi trường: Cá dể thích nghi nước cứng, trung bình, mềm

Tên khoa học: Geophagus balzanii

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Kích thước: 10cm. Tuổi thọ: 10 năm

Giới tính: Cá trống có kích thước lớn, cá mái nhỏ hơn chỉ khoảng 14 cm . Cá trống có phần trán dồ về phía trước, có những vây tia nhỏ ở cuối vây lưng và rãi rác những điểm trắng trên vây này . Cá mái có khoảng 5 – 8 vệt đen rõ trên thân

Thức ăn: Mồi sống, ốc, tôm tép và mồi khô. Tầng sống: Tầng đáy. pH: 6,5 – 7,5

Quan hệ: Bề ngoài có vẽ hiếu chiến nhưng lại khá hòa bình với những loại cá không quá bé . Hoàn toàn có thể nuôi ghép với các loại cat fish, tetra lớn …Nếu nuôi riêng có thể giữ 2-3 cá mái hay nhiều hơn bên cạnh một cá trống

Sinh sản: Khi đạt kích thước 5cm, cá trống trưởng thành và bắt đầu có những thay đổi về hình dáng và màu sắc . Cá mái đẻ đến 500 trứng trê mặt đá phẳng, cá trống thụ tinh và sau đó rời khỏi cá mái . Trứng được cá mẹ bảo vệ và nở sau 24 – 32h

37. Cá Hồng Ngọc

Tên khoa học: hemichromis bimaculatus

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Giới tính: Rất khó phân biệt

Sinh sản: Rất khó để phân biệt trống mái nên người ta thường nuôi từng đàn, khi thấy bắt cặp mới tách ra cho sinh sản

38. Cá Bã Trầu – Cá Thanh Ngọc

Tên khoa học: Trichopsis pumila

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Kich thước : 7 cm (trong tự nhiên khoảng 5 cm)

Giới tính: cá trống có bộ vây nhiều màu

sắc hơn cá mái, vây bụng cá trống dài và to hơn.

39. Cá Đào Tam Hoàng

Tên khoa học: Chaetodontidae

Loại sản phẩm: Cá nước mặn

Phân bổ: Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Thức ăn: Rong, rêu,san hô, thủy sinh.

40. Cá Phát Tài

Dù không có đủ sức mạnh, quyền uy và được sùng bái như cá rồng nhưng cá tài phát cũng là lựa chọn của nhiều gia đình “bậc trung”. Cá tài phát nếu được nuôi dưỡng tốt có thể đạt tới ngưỡng 1m, cùng với chiếc vây đuôi dài, dầy mình và màu hồng rực rỡ tin tưởng rằng có thể đem lại nhiều tài lộc, xoay chuyển vận mệnh cho gia chủ. Giá của cá tài phát dao động từ khoảng vài chục nghìn đến vài triệu tùy vào kích cỡ và màu sắc.

41. Cá La Hán

Cá la hán có tên tiếng Anh là “Flower Horn” và là một trong những loài cá được ưa chuộng nhất tại Việt Nam từ nhiều năm nay bởi sự may mắn và độc đáo của nó. Cá la hán ra đời nhờ vào sự lai tạo tuyệt vời của các nghệ nhân nên nó càng đáng quý. So với cá rồng và cá tài phát thì cá cảnh nước ngọt có tên cá la hán dễ nuôi hơn, tuổi thọ cũng khá cao (trên 10 năm) lại có hình thù ngộ nghĩnh với cái gù trên đầu giống như phật La hán. Tiêu chuẩn chung để đánh giá 1 chú La hán đẹp là thân hình phải có nhiều “châu” tức là nhiều vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu có phần gù càng to thì càng giá trị.

Cá hổ có lẽ là loài cá cảnh hung dữ nhất hiện nay, thậm chí có thời gian đã bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu yêu thích loài cá cảnh nước ngọt dũng mãnh này và biết cách chăm sóc chúng, bạn sẽ có 1 “đội quân” thực sự tuyệt vời. Cá hổ xuất xứ chủ yếu từ các nước: Thái Lan, Campuchia, Inđonexia… Cá hổ Thái Lan có thân hình dài, dạng đuôi tách rời hình chữ V nhọn. Còn cá hổ Campuchia có sọc 3 thẳng tắp, sọc giữa xiên ít, màu hanh hanh, xám xanh, khi bơi hay chúi đầu. Cá hổ Inđo thường có 3 hoặc 4 sọc. Cá hổ tuy đẹp nhưng cũng khá nguy hiểm bởi những chiếc răng sắc nhọn, do vậy khi chăm sóc bạn nên chú ý cẩn thận.

43. Cá Sam là loại cá cảnh nước ngọt đẹp và dễ nuôi

Cá sam hay còn gọi là cá đuối nước ngọt cũng được coi là một trong các loại cá cảnh nước ngọt đẹp và độc đáo hiện nay. Chúng gồm hơn 22 loài thuần khác nhau và chủ yếu thuộc họ Potamotrygonidae bắt nguồn chủ yếu ở vùng Amazon. Có nhiều biến thể màu sắc và hoa văn khác nhau của các loài cá đuối. Bạn có thể thích những đốm đen trắng đan xen của cá đuối đen hoặc là hoa văn ấn tượng của loài cá đuối hổ hay cá đuối hoa. Chính sự phân bố địa lý khác nhau đã làm nên sự khác biệt của loài cá đuối để chúng ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng độc của 1 số loài cá sam gây nguy hiểm cho người chơi cá cảnh, do vậy, dù rất thích bạn cũng nên thận trọng.

44. Cá Ranchu là loại cá cảnh nước ngọt được yêu thích

Cá ranchu (Nhật Bản) vẫn luôn được mệnh danh là “vua của các loài cá vàng” và được phát triển mạnh mẽ nhất tại Nhật Bản. Đặc điểm nổi bật của cá vàng ranchu là không có vây lưng, với dáng chuẩn là các đường cong như quả trứng gà nên trông ngộ nghĩnh và rất đáng yêu. Ranchu cũng khá dễ nuôi, tuy nhiên nếu bạn muốn nuôi 1 con Ranchu chuẩn không lai tạp nhiều thì mức giá sẽ khá cao.

45. Cá Hoàng Bảo Yến

So với những loài cá trên thì cá hoàng bảo yến có giá “bình dân” hơn cả, chỉ khoảng vài chục nghìn đến dưới 1 triệu đồng/con. Cá hoàng bảo yến có nhiều màu sắc sặc sỡ trong đó chủ yếu là sắc vàng nên được quan niệm là đem lại may mắn cho gia chủ. Đây cũng là loài cá cảnh nước ngọt nhập nội và được lai tạo từ những năm 2002 và trở thành cá cảnh do bị thoát ra từ các bè sản xuất trên hồ Trị An.

Hãy đến trực tiếp địa chỉ 15b/110 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội để được tận mắt thấy những chú cá cảnh nước ngọt đẹp với đầy đủ các size, có nguồn ngốc nhập khẩu từ các nước Indonexia, Malaysia, Singapor, Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác nhau trên thế giới Hoặc gọi ngay đến 0912217907 đế được hỏi đáp và tư vấn về cá cảnh tốt nhất.

Ai cũng thích có 1 bể cá lớn thả đủ loại phải không nào? Có 1 số loài cá khá phổ biến khi nuôi cộng đồng nhưng nó có thể gây nguy hiểm cho những chú cá khác, sau đây xin cung cấp 1 số loại cá phổ biến nhưng cần lưu ý về những chú cá này trước khi nuôi chung.

1. Cá Ông Tiên

Có thể bạn sẽ bất ngờ vì đây là cá phổ biến và đẹp, và rất dễ nuôi, tuy nhiên khi lớn chúng sẽ rất hung dữ, nhất là mùa sinh sản, nếu nuôi trong hồ thủy sinh, nó có thể ăn những con cá nhỏ như neon, bảy màu,… khi chúng lớn. Nên lựa size nhỏ hoặc nuôi cá lớn riêng.

2. Cá Cánh Buồm, Tứ Vân, Hồng Nhung

Đây cũng là những loại cá phổ biến, nhưng chúng có thể rỉa vây của những con cá có vây, đuôi dài như bảy màu, vàng, ông tiên,… Nên nuôi chúng chung hoặc với những con cá vây hay đuôi ngắn như hỏa tiễn, hòa lan, ngựa vằn,…

3. Cá Lau Kính, Cá Nô Lệ

Là loài cá dọn bể phổ biến, tuy nhiên chúng hay mút nhớt cá, đặc biệt cá dĩa, nên phải cẩn trọng trước khi nuôi chúng, và khi không nuôi lau kiếng nữa, không nên thả ra sông hồ, để cho nó chết khô luôn vì thả ra lau kiếng sẽ trở thành mối nguy hại như rùa tai đỏ, có thể thấy bây giờ ở sông rất nhiều lau kiếng do chúng bị thả ra do người nuôi cá và thành sinh vật ngoại lai do thích nghi mạnh, trong khi nó không có giá trị, bắt thì hư lưới nên phát tán rất nhanh.

4. Cá Sặc Kiểng

Đây là loài cá sống được môi trường nghèo oxi, cách nuôi như cá betta (xiêm đá, phướn), có thể nuôi trong hũ nhỏ, nuôi trong hồ có rong hay hồ thủy sinh sẽ lên màu rất đẹp, nhưng những con kích thước lớn sẽ rất hung dữ, đặc biệt là đực, chẳng khác nào nuôi betta trống chung với cá khác, nên lựa size nhỏ, khi to, thấy hung dữ có thể nuôi riêng trong hũ hoặc phóng sinh (bạn cứ an tâm vì đây là 1 loài cá bản địa VN, thường người ta đánh bắt để bán kiểng).

Do cùng họ hàng với cá tai tượng, xiêm đá,…nên rất hung dữ khi lớn lên, nuôi size nhỏ hiền hơn.

【#7】Cá Vàng Lưu Kim/lưu Kim Nhật (Ryukin)

(tiếng Nhật: Ryukin-琉金) hay còn gọi là cá vàng gù là một giống cá vàng có nguồn gốc từ Nhật Bản và các trang trại từ Trung Quốc, chúng là giống cá vàng được ưa chuộng làm cá cảnh với màu sắc sặc sỡ, bóng bẩy và những chiếc vây lớn và chiếc mũi cong đặc trưng trông ấn tượng.

Đặc điểm Cá vàng Lưu kim/Lưu kim nhật (Ryukin)

Kích thước của cá từ 15-20 cm. Trong điều kiện nuôi tốt, cá có thể đạt đến chiều dài 21 cm. Kích thước tối đa: 8 inch. Cá Vàng Gù Ryukin có xương sống cong, vây bụng và vây lưng dài.

Nó có một cái miệng nhọn nhỏ, với thân mình hình tam giác. Có một bướu nhỏ ở phía ngay sau đầu. Cá vàng Ryukin trông giống một sự pha trộn giữa cá biển và quả banh mềm. Nó có một vây lưng cao và một cặp vây ngực, vây bụng và vây hậu môn.

Vây đuôi có thể dài hoặc ngắn, rách tua hoặc như cánh bướm. Đặc điểm phân biệt nhất của Ryukin là phần lưng phát triển cao, phần này càng cao con cá càng có giá trị. Màu sắc của chúng gồm đỏ, cam, đỏ và trắng, trắng, hơi lục, xanh dương, đốm và nâu chocolate.

Những con cá Vàng Gù Ryukin có thể xuất hiện những cá thể với màu Đỏ-Trắng, Loang, Đỏ-Đen và Đỏ. Ryukin là loại bơi khỏe, không chọn những con bơi nổi trên mặt hoặc chúc đầu xuống, đó là dấu hiệu của những triệu chứng về bong bóng của cá.

Tập tính Cá vàng Lưu kim/Lưu kim nhật (Ryukin)

Đây là giống cá thuộc nhóm cá chép nên chúng tương đối khỏe mạnh, nước lạnh cũng không ảnh hưởng. Tuổi thọ 20 năm. Cá có khả năng sinh sản 1000 trứng/lần. Chúng sống ở tầng giữa. Chúng cần lượng nước lớn khoảng 30 gallon, có thể sống ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ tối ưu 18-23 °C. Nước cần duy trì pH 6,5-7,5 và dH 4-20. Có thể nuôi chung với Oranda, Lionhead và Ranchu.

Có thể cho sỏi vào hồ nuôi. Chúng tương đối thích phá phách những cây thủy sinh trong bể. Cá đực và cá cái được phát hiện trong giai đoạn bắt cặp, chúng đẻ hàng nghìn trứng và nở ra cá trong vòng từ 5 tới 6 ngày.

Chúng là giống cá ăn tạp, thức ăn của cá là tôm, trùn chỉ, daphnia, rau (spirulina, zucchini, rau diếp và đậu Hà Lan), có thể cho chúng ăn đồ khô, đồ tươi sống, thức ăn viên. Khẩu phần ăn duy trì 30% protein. Không nên cho Ryukin ăn thức ăn dạng viên và thức ăn nổi dạng miếng. Tất cả thức ăn khô phải được ngâm trước khi cho ăn. Cá con nên được cho ăn các loại thức ăn nhỏ, mảnh, như trùn chỉ, thịt bò nhuyễn.

Nguồn tham khảo Cá vàng Lưu kim/Lưu kim nhật (Ryukin)

  • Matsui, Yoshiichi; Betts, L.C. (1981). Goldfish guide (2nd ed.). Neptune, NJ: T.F.H. Publications. p. 51
  • Andrews, Chris, Dr. An Interpet Guide to Fancy Goldfish, Interpet Publishing, 2002
  • Johnson, Erik L., Dr. D.V.M. and Richard E. Hess. Fancy Goldfish: A Complete Guide to Care and Collecting, Weatherhill, Shambala Publications, Inc., 2006

【#8】Cá Vàng ( Cá Ba Đuôi)

Đã từ rất lâu, cá vàng đã trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, bởi chúng có sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và có giá thành cũng tương đối mềm. Chính vì vậy khi bắt đầu bước chân vào việc nuôi hay chơi cá cảnh thì hầu như ai cũng đã từng nuôi loại cá này

Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi có tên khoa học là Carassius auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng được xe là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.

Video cá vàng – cá ba đuôi

Cá vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nayđã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.

Đặc biệt hơn, cá vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian. Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá vàngcũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.

Clip cá vàng bơi trung tăng ăn mồi

Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:

* Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải

* Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.

* Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

XEM CHI TIẾT TRONG BÀI VIẾT: Cá vàng ăn gì?

Tập tính sống và hình thức sinh sản

Cá vàngcó khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.

Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21-24 độ C, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3-4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.

Cá vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi, cụ thể như sau:

-Thân dài, vây đuôi đơn:

Cá vàng thông thường (Common Goldfish)

Cá vàng sao chổi (Comet)

Cá vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin)

-Thân dài, vây đuôi đôi:​

Cá vàng đuôi bướm (Jikin)

Cá vàng đuôi công (Tosakin)

Cá vàng Wakin (Wakin)

-Thân ngắn, vây đuôi dài:

Cá vàng đuôi voan (Veiltail)

Cá vàng đầu lân (Oranda),

Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​)

Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor)

Cá vàng hướng thiên (Demeranchu) hay Hướng thiên nhãn (Telescope)

-Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng:

Cá vàng đuôi quạt (Fantail)

Cá vàng ngọc trai (Pearlscale)

-Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng:

Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye)

Cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)

Cá vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​

Cá vàng sư tử (Lionhead)

Cá vàng Lan Thọ (Ranchu)

Cá vàng Lan sư (Lionchu)

Cá vàng Thọ tinh

Cá vàng Pompon

-Ngoài ra còn có một số giống cá khác: Cá vàng gấu trúc, cá vàng xà cừ,…

Một số hình ảnh đẹp về cá vàng

【#9】Cá Chép Vàng Có Ăn Được Không? Ý Nghĩa Tâm Linh Của Cá Chép Vàng Trong Văn Hóa Việt ” Ranchu Việt Nam

I. Giới thiệu về cá chép vàng

Cá chép vàng có tên khoa học là Carassius auratus. Là một trong những giống cá sống trong môi trường nước ngọt được thuần hoá làm sớm nhất và rất phổ biến ngày này.

Qua quá trình phát triển hình dáng kích thước của cá chép vàng cũng khác biệt so với hình dáng ban đầu. Bên cạnh đó hoa văn trên thân cá cũng ngày càng đa dạng và chia ra nhiều dòng với nhiều hoa văn khác nhau.

Kích thước của cá dao động khoảng 5 – 20cm, cân nặng từ 0,1 – 10kg tuỳ theo từng loại cá chép vàng. Với cân nặng lớn như thế nhiều người nhầm tưởng cá chép vàng khi câu được là loại cá bình thường, lỡ ăn vì thế khách hàng mới có thắc mắc: Cá chép vàng có ăn được không?

Cá chép vàng ăn gì? Cá chép vàng là loại động vật ăn tạp, chúng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, vì thế chúng rất dễ nuôi. Tuỳ vào môi trường sống mà tuổi thọ của một chú cá chép vàng dao động từ 5 đến 20 năm.

Cá chép vàng bắt đầu quá trình sinh sản khi được 12 tháng tuổi, mỗi lần chúng sẽ đẻ khoảng 1000 trứng. Trong quá trình đẻ trứng nên cung cấp đầy đủ thức ăn cho cá để tránh tình trạng cá ăn trứng làm giảm lượng cá thể được sinh ra.

Giá cá chép vàng dao động từ 20.000 – 50.000 cho 1 cặp cá. Đối với những con cá có màu sắc đẹp, ấn tượng thì giá thành sẽ cao hơn.

II. Cá chép vàng có ăn được không?

Cá chép thường là một trong những loại cá yêu thích của nhiều gia đình đặc biệt là bà bầu. Cá chép thường cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng giúp bé phát triển thông minh, khoẻ mạnh và ít bị còi xương.

Cá chép vàng cũng thuộc họ cá chép vì thế chúng có thể ăn được. Nhưng thịt cá bở, độ ngọt không bằng và hàm lượng dinh dưỡng trong cá ít hơn cá chép thường.

Tuy ăn được nhưng hầu như mọi người không ăn cá chép vàng. Vì cá chép vàng được cho là một trong những vâth nuôi linh thiêng có công đưa ông táo về trời, gắn liền với sự tích cá chép hoá rồng. Là một trong những loại cá cảnh mang ý nghĩa phong thuỷ tốt.

Ngoài ra, khi nuôi cá cảnh tại nhà thì chúng ta thường dành nhiều thời gian để chăm sóc, cho chúng ăn, ngắm chúng bơi lội. Vì thế ít hay nhiều đều có tính cảm với chúng.

    Kết luận:Cá chép vàng có thể ăn được nhưng tuỳ theo quan niệm của từng người mà có câu trả lời riêng cho câu hỏi: Cá chép vàng có ăn được không?

III. Ý nghĩ của cá chép vàng

1. Ý nghĩa của cá chép vàng trong văn hoá Việt Nam

Theo như truyền thuyết ngày xưa cá chép vàng là loài động vật duy nhất vượt qua sóng dữ, kiên trì, bền bỉ và đủ can đảm. Cá chép hoá rồng mang nước đến cho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi, người dân ấm no.

Với vai trò và ý nghĩa to lớn, cá chép xuất hiện nhiều trong các lễ hội ở Việt Nam như: Trung thu, rằm tháng 8, rằm tháng 5… hoặc trong dịp 23 tháng 12, cá chép đưa ông táo về trời.

Theo phong thuỷ cá chép vàng là vật mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Đối với những người học hành thi cử cá chép vàng như biểu tượng vượt khó vươn lên đạt thành tích cao.

【#10】Đâu Là Địa Chỉ Bán Cá Vàng Ranchu Tại Hà Nội?

hiện đang là một dòng cá vàng cảnh đang “gây bão” trên thị trường cá cảnh hiện nay và rất được đông đảo người chơi cá cảnh yêu thích vì vậy các địa chỉ bán cá vàng Ranchu tại Hà Nộ i luôn là điểm đến quen thuộc của những người yêu cá thủ đô. Tuy nhiên, trước khi “rinh” về một vài bé cho bể cá nhà mình thì bạn cần phải hiểu rõ loài cá này để có thể chọn được những chú cá xinh xắn nhất.

Cá vàng Ranchu có tên gọi tiếng anh là Buffalo Head Goldfish là một giống cá cảnh có vẻ đẹp rất đặc biệt và được mệnh danh là “Vua của các loài cá vàng”.

Đây là một giống cá vàng được lai tạo và phát triển từ loài cá chép đầu sư tử (hay có tên gọi khác là cá vàng sư tử) của Trung Quốc nhưng lại có nguồn gốc xuất xứ đến từ đất nước hoa anh đào – Nhật Bản.

Cụ thể là giống cá này đã được các nhà khoa học lai tạo từ thời vua Minh Trị ( 1870 – 1885) với vẻ đẹp ấn tượng không giống với những loài cá vàng khác. Ngoài việc sở hữu nhiều màu sắc rực rỡ, đa dạng thì còn có một thân hình mập mạp vô cùng đáng yêu nhưng khi chuyển động thì lại vô cùng duyên dáng, ấn tượng. Hiện nay thì những chú cá Ranchu đã được nhân giống và nuôi dưỡng ở rất nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Thái Lan,… và trong đó có cả Việt Nam.

Khi đến các địa chỉ bán cá vàng Ranchu tại Hà Nội thì bạn có thể dễ dàng quan sát được những chú cá Ranchu có kích thước cơ thể vô cùng cân đối và vừa phải được nuôi trong những bể cá thủy tinh nhỏ nhắn.

Thực tế thì một chú cá Ranchu trưởng thành có thể dài từ 12 – 15cm và có những chú cá phát triển tốt thì có thể lên tới 20 – 30cm nhưng nhìn tổng thể thân hình của chúng thì vẫn có sự cân đối, hài hòa giữa các bộ phận: đầu, thân, bụng, vây và đuôi.

Ranchu là loài cá vàng sống ở trong môi trường nước ngọt và phù hợp với cả các bể cá trong nhà hay các ao, hồ ngoài trời. Mặc dù cá Ranchu có thể đáp ứng cả hai môi trường nhưng để nuôi cá tốt nhất thì bạn cũng nên chú ý đến lượng nước và nhiệt độ của nước trong bể.

Theo đó thì môi trường nuôi dưỡng cá Ranchu tốt nhất là từ 18 – 23 độ C và độ pH tron bể nuôi phải luôn trong khoảng từ 6,5 – 7,5 cũng như là độ dH thì nên ở trong khoảng từ 4 – 20. Và nếu được chăm sóc tốt thì tuổi thọ của cá vàng Ranchu có thể lên tới 20 năm nếu được chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ.

Cùng với sự ưa thích của mọi người dành cho cá vàng Ranchu thì loài cá này hiện đang rất phổ biến ở Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nơi bán cá vàng Ranchu tại Hà Nội ở khắp các cửa hàng cá cảnh trên địa bàn thủ đô.

Cá kiểng Ranchu và những thông tin hữu ích về loài cá này

Vì sao bạn nên chọn S&C Pet Shop?

Bảng báo giá các loại thú cưng tại S&C Pet Shop

S&C Pet Shop cung cấp những giống vật nuôi, được tuyển chọn khắt khe qua nhiều vòng kiểm định.

S&C Pet Shop sở hữu đa dạng các loại vật nuôi, phù hợp với sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: chó, mèo, cá cảnh,chim cảnh,…

S&C Pet Shop chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết nuôi và chăm sóc các loại thú cưng, vật nuôi trong nhà, hỗ trợ và giúp đỡ khách hàng trong việc chọn lựa, chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng.

Địa chỉ: 379 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. HCM