【#1】Full Gold Ribbon Sharkfim Mái Full Vẩy Đầu

Mô tả

Thông tin cá bảy màu Full Gold nói chung:

  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Chủng loại: Cá bảy màu
  • Màu sắc: toàn thân màu vàng và có vảy, đuôi có ánh kim
  • Nhiệt độ: 22-28 độ C để có có thể phát triển tốt và cũng là nhiệt độ thuận lợi cho việc sinh sản của cá. Nhiệt độ cao trên 30 độ C sẽ làm cá bị suy giảm hệ miễn dịch. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, bạn nên thả bèo vào hồ để cá có nơi nấp, ngoài ra bạn có thể mua thêm cây giữ nhiệt để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho cá.
  • pH nước : 6.5 -7.5
  • Kích thước: con cái sẽ có chiều dài từ 4 – 6.5cm, con đực có kích thước 2.5 – 3.5 cm.
  • Phân biệt trống, mái: Đối với dòng Full gold thường này, ta có thể phân biệt 1 cách dễ dàng. Cá mái thường có thân hình to hơn, màu tai bơi trắng trong suốt, không vàng. Trong khi đó, trống thì có thân hình thon hơn, phần tai bơi và phần đầu được phủ bởi màu vàng.
  • Thức ăn:

    + Đối với cá bột mới đẻ, bạn nên cho chúng ăn artemia tươi ấp sẵn sẽ đầy đủ dinh dưỡng và phát triển tốt nhất

    + Đối với cá trưởng thành từ 3 tuần trở nên, ngoài việc bổ sung thêm artemia thì bạn nên cho cá ăn bữa chính là cám cho cá bảy màu (nên dùng cám chuyên dụng cho cá bảy màu như: cám thái inve, cám nhật b2…) Bổ sung thêm trùn chỉ, bobo tươi, artemia là vào bữa phụ sẽ giúp những chú cá trưởng thành sinh trưởng và phát triển đầy đủ nhất.

  • Bạn có thể tham khảo các mẫu thức ăn mà Mây sử dụng cho cá tại shop ạ:https://mayaqua.vn/?s=th%E1%BB%A9c+%C4%83n&post_type=product&dgwt_wcas=1

Đặc điểm Full Gold Ribbon Sharkfin: Full Gold Ribbon cũng mang trên mình những đặc điểm của Full Gold. Tuy nhiên, giá thành cao hơn dòng Full Gold thường vì:

  • Full Gold ribbon có vây bụng dài ra, gấp đôi so với vây bụng cá bình thường. Dây đó được gọi là dây ribbon của những chú cá này.
  • Và đương nhiên, tỉ lệ ra được những con mái ribbon chỉ có xác xuất <25% thôi, nên giá cá mái ribbon sẽ cao hơn nếu bán lẻ mái.

Các giống cá Full Gold Guppy với nhiều chủng loại, màu sắc và kích thước đa dạng khác nhau khiến nhiều người mê mẩn và tìm mua. Tuy nhiên, yêu cầu về môi trường sống và chế độ dinh dưỡng của giống cá này không quá cao. Và đặc biệt, đây là dòng Mắt Đen Guppy nên nhìn chung cá rất khỏe.

Được đánh giá là dễ nuôi và phù hợp với các bể thủy sinh, bể ngoài trời nên đây là dòng được rất nhiều anh em lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo cá sinh trưởng và phát triển tốt, người chơi cũng cần lưu ý một số đặc điểm sau:

  • Muốn cá lên màu đẹp, ngoài các loại thức ăn tổng hợp, người nuôi có thể bổ sung cho cá thêm các loại thức ăn tươi sống.
  • Lưu ý cách ly cá bố mẹ sau khi sinh sản, tránh tình trạng cá bố mẹ ăn cá con.
  • Vệ sinh bể cá thường xuyên, lọc vớt các thức ăn thừa và phân cá.
  • Tuyệt đối không được cho cá ăn nhiều, tránh làm tình trạng dư thừa thức ăn gây đục nước, hỏng nước, tạo sán và là mầm bệnh làm cá của bạn bị bệnh.
  • Thay nước liên tục 3 ngày- 1 tuần/ lần. Mỗi lần 20-30% nước trong bể. Lưu ý :điều chỉnh nhiệt độ bể để tránh tình trạng sốc nhiệt
  • Đối với anh em nuôi cá ở bể ngoài trời cần che chắn vào giúp cá khỏe hơn.
  • Ngoài ra, bể cá nhà bạn cũng cần có cho bể cá bảy màu. Nó sẽ giúp không khí lưu thông, làm tăng lượng oxy trong nước, giúp cá sẽ phát triển nhanh hơn.

【#2】Cá Guppy (7 Màu) Ăn Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu Tiền 2021?

Cá Guppy còn có tên gọi khác là cá 7 màu hay Milions fish, thuộc họ cá Khổng Tước. Cá Guppy phân bố nhiều ở đảo Trinidad và Nam Mỹ, Hiện nay độ phổ biến của chúng hầu như là khắp thế giới. Cá Guppy có nguồn gốc từ Jamaica, chúng được một người tên là Robert John Lechmere Guppy phát hiện và cái tên cá Guppy cũng bắt đầu từ đó.

Cá Guppy với nhiều màu sắc tự nhiên, sở hữu thân hình sặc sỡ. Dễ thích nghi với môi trường xung quanh, đặc biệt thức ăn của cá Guppy cũng khá đơn giản.

Cá Guppy đực trưởng thành có kích thước 3cm – 4cm, con cái trưởng thành có kích thước 4cm – 5cm. Cá Guppy có nhiều màu sắc sặc sỡ tập trung chủ yếu ở vây lưng và vây đuôi, dòng cá Guppy có đến bảy màu sắc nhưng mỗi cá thể chỉ có khoảng trên dưới 3 màu, rất hiếm thấy cá có đủ 7 màu sắc.

Cá Guppy có thân hình nhỏ nhắn nên miệng và đầu của chúng cũng khá nhỏ.

Đặc điểm trời phú của cá Guppy giúp chúng được ưa chuộng nhiều đó chính là phần đuôi. Đuôi của chúng có thể xòe rộng và có nhiều màu rất đẹp, với đặc điểm này nhiều người hay gọi chúng là cá bảy màu đuôi quạt.

Cá Guppy có tập tính sống theo bầy đàn với tuổi thọ cao và mức độ sinh sản nhanh thì số lượng cá thể trong bầy tăng rất nhanh. Tuổi thọ của cá bảy màu Guppy khoảng 2 – 3 năm.

Cá Guppy Full Gold có nguồn gốc từ Thái Lan. Trong dòng này chia ra làm hai loại là Full Gold thường và Full Gold Ribbon. Loại Full Gold Ribbon có vây hậu môn dài ra, tuy có vẻ đẹp như vậy nhưng lại khó sinh sản hơn loại Full Gold thường.

Cá Guppy Full Gold xuất hiện ở nước ta được khoảng một thời gian và chúng được khá nhiều người yêu thích. Với màu sắc toàn thân màu vàng và đặc biệt có ánh kim. Đối với một con Guppy Full Gold trưởng thành, màu vàng ánh kim sẽ xuất hiện trên cả vây và đuôi. Sự có mặt của chúng chắc chắn sẽ làm nổi bật bể cá cảnh nhà bạn.

Loại này có nhiều tên gọi như: Full red guppy, cá 7 màu full red. Có nguồn góc từ Thái Lan, với thân mình được phủ một lớp màu đỏ (full red) toàn thân. Trong dòng này có thêm nhiều dòng nhỏ khác với màu sắc và hoa văn đẹp hơn như: Full Red Ribbon, Full Red Swallow, Full Red BDS.

Là một dòng cá khá đẹp trong gòng Guppy được nhiều người chơi cá săn lùng. Tuy nhiên loại này hơi khó nuôi, rất nhạy cảm với môi trường sống và điều kiện thời tiết, vì vậy trước khi nuôi cá Guppy Full Red trước tiên cần tìm hiểu thêm về loài cá này.

Dòng cá này được nhiều người chơi cá đặt với nhiều tên gọi khác nhau như: cá bảy màu full black, guppy đen, full black guppy. Được rất nhiều người biết đến với độ phổ biến khá rộng rãi, đặc biệt là những người chơi lâu năm, ưa màu đen tuyền quý phái của chúng. Cá trống có thân, vây, đuôi màu đen đậm, cá mái sẽ có màu nhạt hơn.

Guppy Full Black khá dễ nuôi lại sinh sản nhiều, ít bệnh. Chúng không sống theo bầy nhưng nên nuôi khoảng vài cặp trong bể trông rất đẹp.

Loại này có nguồn gốc từ Thái Lan, Đài Loan, với nhiều màu sắc rực rỡ đỏ, tím, đen, vàng, xanh,…

Đặc điểm nổi bật ở các Guppy rồng đỏ chính là vây lưng và đuôi có hoa văn mosaic, trên thân có vảy ánh kim. Đối với một số loại hiếm hơn ánh kim có trên cả vây ngực. Vây của chúng khá lớn đặc biệt là vây lưng dựng đứng tuyệt đẹp.

Với màu sắc phong phú kèm hoa văn sặc sỡ, rất được những người mới chơi cá Guppy ưa chuộng.

Trong dòng cá bảy màu Guppy rồng đỏ được chia ra thành nhiều loại với tên gọi phụ thuộc vào màu sắc của chúng như: Guppy rồng tính (indo), Guppy rồng xanh (indo).

Là một phiên bản khác của cá chép Koi, để nhắc đến chúng có nhiều tên gọi như: Cá 7 màu Guppy koi đỏ, koi guppy. Với ba màu chủ đạo là vàng, đỏ, trắng rất được nhiều bạn trẻ mua về nuôi trong bể thủy sinh. Loại này thích hợp nuôi ngoài trời có ánh sáng tự nhiên giúp cá lên màu tốt hơn.

Guppy koi đỏ không kén người chơi, nên không cần phải quá cầu kì trong khâu chăm sóc cá. Chỉ cần cho ăn đầy đủ và thay nước thường xuyên là cá có thể sinh trưởng tốt.

Dòng cá Guppy koi đen với hai màu chủ đạo là đen, đỏ và xanh, thân hình của cá Guppy đen nhỏ nhưng di chuyển rất nhanh. Cá mái có thân to hơn cá trống, nhưng về màu sắc thì nhạt hơn cá trống. Thân của cá Guppy koi màu đen, đầu và đuôi có màu đỏ, trên lưng có thêm màu xanh.

Bể nuôi rất quan trọng đối với quá trình phát triển của cá bảy màu Guppy. Kích thước bể sẽ cho thấy cá phát triển sau này như thế nào. Cần chuẩn bị một bể có thể chứa được hơn 10 lít nước. Theo chúng tôi thì bạn nên chon bể phẳng và không nên chọn bể dạng tròn. Bởi vì bể dạng tròn sẽ làm méo hình cảnh của cá khi ta nhìn vào. Kích thước bể hợp lý để nuôi cá Guppy là 60x30cm.

Cũng như các loài cá cảnh mini khác, cá 7 màu cần oxy để sống. Vì vậy nên trang bị thêm một máy bơm oxy để cung cấp một lượng oxy cần thiết cho cá. Và không làm mất quá nhiều sức khi cá phải ngoai lên mặt nước để thở.

Nếu có thể thì bạn nên trang trí trong bể nuôi cá Guppy những cây thủy sinh, bèo và non bộ để bể cá trở nên sinh động hơn.

Tiếp đến là nguồn nước. Nước trong bể cần phải đảm bảo sạch. Trường hợp dùng nước máy thì nên để nước qua đêm để clo trong nước bay hết. Lưu ý trong quá trình nuôi cá Guppy, nên thay nước thường xuyên để đảm bảo môi trường sống chất lượng cho cá. Mỗi lần thay nước chỉ cần thây khoảng độ 50%, không nên thay hết bởi vì thay hết nước sẽ làm cho cá bị sốc nước.

Nhiều bạn cứ mắc sai lầm đó là lúc đi mua cá bảy màu Guppy ở cửa hàng về thì thả cá luôn vào bể mới. Làm như vậy cá sẽ dễ bị sốc nước dẫn đến bỏ ăn và có thể là chết. Vì vậy, khi mua cá về không nên thả cá vào bể ngay mà thả luôn bịch đựng cá vào bể mới. Cứ để như vậy cho cá dần dần làm quen với môi trường nước mới, khoảng 1 giờ sau hẳn thả cá ra.

Khi thả cá Guppy vào bể mới không lên cho cá ăn ngay, lúc này cá còn lạ nước nên khoảng 3 – 4 giờ sau mới cho cá ăn.

Hẳn là nhiều bạn cũng đang gặp vấn đề là cá 7 màu Guppy ăn gì. Thức ăn của cá Guppy cũng khá đơn giản và dễ kiếm. Ngoài tự nhiên thức ăn chủ yếu của chúng là tảo, rong, rêu và các sinh vật nhỏ trong nước. Trong môi trường sống nhân tạo thức ăn của chúng sẽ được chia làm hai loại để cung cấp đầy đủ dưỡng chất là thức ăn tươi sống và thức ăn khô:

Cám Nhật B2: Đây là loại cám dành riêng cho cá bảy màu Guppy nên bạn cứ yên tâm sử dụng. Chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cá phất triển khỏe mạnh như: đạm, béo và vitamin. Vì là sản xuất dành riêng cho cá nên hàm lượng chất dinh dưỡng đã được cân bằng hợp lý, thích hợp cho ăn hằng ngày.

Cám Nhật B1: Nhiều bạn chưa biết cá 7 màu Guppy mới để cho ăn gì là thích hợp thì đây cám nhật B1. Được sản xuất dành cho cá Guppy mới đẻ khoảng 12h. Nếu bạn không có ấu trùng artemia thì có thể sử dụng cám Nhật B1 cho cá con ăn.

Tảo Spirulina: Chứa nhiều vitamin, chất xơ kèm theo nhiều chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cá. Việc lên màu đẹp của cá Guppy cũng cần đến sự trợ giúp của vitamin và chất sơ. Đây là sự lựa chọn thích hợp cho cá Guppy trưởng thành.

Cám Inve NDR 3/5 Thái: Cá Guppy rất thích ăn loại này, có mùi thơm, nhỏ dễ ăn. Loại này cũng được nhiều người chơi cá Guppy lựa chọn.

Cám tổng hợp: Cá guppy thuộc loại dễ nuôi và không kén ăn nên cám tổng hợp cũng là một lựa chọn cho những bạn không có thời gian chuẩn bị những loại thức ăn khác. Với sự tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng vì vậy rất được nhiều bạn nuôi cá Guppy ưa dùng.

Thức ăn tươi sống

Các loại đồ ăn tươi sống của cá Guppy cũng khá giống với cá rồng và cá betta. Cần đảm bảo nguồn cung sạch.

Trùn huyết: Mang giá trị dinh dưỡng rất cao, thành phần chứa nhiều chất như protein, béo, đạm,… giúp cá mau lớn. Cá Guppy rất thích ăn trùn huyết, một tác dụng khác của trùn huyết là giúp cho cá lên màu đẹp.

Lưu ý nên mua trùn huyết ở những cửa hàng chuyên cung cấp. Không nên dùng trùn huyết không rõ nguồn gốc sẽ không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn có hại.

Trùn chỉ: Ngoài trùn huyết, trùn chỉ cũng là một loại thức ăn mang nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cá Guppy. Đặc biệt giúp cá sinh sản tốt, được nhiều người lựa chọn trong quá trình nuôi cá bảy màu.

Cũng như trùn huyết, cần phải đảm bảo chất lượng và mua ở những cơ sở uy tín.

Lăng quăng: tên gọi khác là bọ gậy, là ấu trùng của muỗi. Loại này rất được ưa chuộng bởi mềm cá dễ ăn lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cá.

Bo Bo đông lạnh: loại này thuộc động vật gáp xác. Trong cơ thể bo bo chứa nhiều chất enzyme tiêu hóa rất có ích cho cá 7 màu guppy.

Tiếp đến là cách cho cá Guppy ăn, đối với cá Guppy trưởng thành bạn chỉ cần cho ăn mỗi ngày 2 lần sáng chiều là đủ. Sáng cho cá ăn thức ăn tươi sống thì chiều cho ăn thức ăn khô, tốt nhất là đan xen nhau.

Đối với cá Guppy con thì nên cho chúng ăn 3 ngày lần, nhưng khẩu phần ăn rất ít, để có có đủ chất dinh dưỡng cho mau lớn.

Cá cần môi trường sống đảm bảo sạch sẽ thì chúng sẽ phát triển tốt. Vì vậy mỗi tuần cần thay nước cho cá khoảng 2 – 3 lần. Mỗi lần chỉ nên thay khoảng 50% nước. Không nên thay hết cá sẽ dễ bị sốc nước và stress.

Không nên cho cá ăn nhiều, vì là cá nhỏ nên chỉ cần một ít là quá đủ cho chúng. Nếu cho quá nhiều thức ăn vào bể, cá ăn không hết, thức ăn dư thừa sẽ làm nước bẩn nhanh và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ làm cho cá bị bệnh.

Có bận đến mấy cũng nên dành một ít thời gian mua thức ăn tươi sống cho cá ăn, không được đều đặng nhưng có còn hơn không. Khi cá không được ăn thức ăn tươi sống, cá sẽ không sung và lên màu cũng không đẹp.

Chọn cá Guppy đực có thân hình nhỏ, đuôi bành to, vây và lưng có nhiều màu sắc tự nhiên, di chuyển nhanh nhẹn. Con cái có thân hình to, bụng to, khỏe mạnh.

Thời gian mang thai của cá Guppy khoảng 28 ngày, sau khi cá Guppy cái thụ tinh thì màu da của cá bị sẫm màu. Nhiệt độ trong hồ cá bảy màu 28ºc với cái nhiệt độ này thì sẽ giúp cá khỏe mạnh, ít bị bệnh và ăn nhiều, ánh sáng đầy đủ để sinh sản. Cá bảy màu Guppy sinh khoảng 15-35 con.

Trong hồ phải bỏ thêm rong rêu, cây thủy sinh để làm chỗ cho cá mẹ đẻ và cá con sinh ra cũng có những giá để bám và ẩn nấp và ngoi lên mặt nước để thở dễ dàng hơn.

Khi cá mẹ đẻ thì tách các cá con ra hồ riêng vì cá Guppy có xu hướng ăn cá con. Tách cá con ra hồ kính nhỏ, để lượng nước thấp để cá con ngoi lên mặt nước để thở và cho ít muối hột để nước có tính sát khuẩn an toàn cho cá con hơn.

Khi cá Guppy con được khoản 1 tuần thì có thể cho ăn ấu trùng, cám ngoài ra có thể ăn những thức ăn khác giun đỏ, thủy trần, bobo nhưng phải vệ sinh hồ sạch, nếu thấy nước đục và có mùi hôi thì thay nước nếu không cá con sẽ bệnh.

Giá cá Guppy Full Gold: 150.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy Full Red: 160.000 đồng/ cặp

Giá cá Guppy Full Black: 140.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy rồng đỏ: 160.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy rồng xanh: 300.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy Koi đỏ: 160.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy Koi đen: 160.000 đồng/cặp

Động vật ăn côn trùngĐộng vật ăn thịt

【#3】Thoái Hoá Gen Ở Cá Bảy Màu Và Một Số Đặc Điểm Thoái Hoá Điển Hình

Thoái Hoá Gen Ở Cá Bảy Màu Và Một Số Đặc Điểm Thoái Hoá Điển Hình

Những người chơi cá 7 màu sau một thời gian đầu bỡ ngỡ, sẽ nhận ra rằng chơi cá 7 màu không phải là quá khó khăn.

Cá 7 màu vốn có tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian đạt độ chín sinh dục ngắn (chỉ khoảng 3-4 tháng), mỗi lần sinh sản số lượng đàn con từ vài chục tới cả trăm con. Những yếu tố đó tưởng như sẽ giúp cho người chơi 7 màu dễ dàng duy trì được dòng cá mà mình yêu thích.

Tuy nhiên thực tế lại chỉ ra rằng vấn đề làm đau đầu hầu hết những người chơi 7 màu ở Việt Nam đó là việc làm sao để dòng cá mà mình đang sở hữu duy trì được những yếu tố về sức khỏe và vẻ đẹp một cách lâu dài qua các đời con cháu.

Kể từ năm 2009, thời điểm mà tôi cho rằng những bậc đàn anh đã đặt những viên gạch đầu tiên, tạo ra nền móng chính thức, một chỗ đứng cho phong trào chơi cá 7 màu trong cộng đồng cá cảnh Việt Nam, cho tới nay tôi đã chứng kiến rất nhiều dòng cá 7 màu được du nhập. Số lượng các dòng cá ngày càng đa dạng và có thể nói là nhiều dòng cá mới, lạ và đẹp đã xuất hiện tại Việt Nam.

Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là trong chỉ một vài năm ngắn ngủi, có không ít các dòng cá chỉ xuất hiện 1 thời gian ngắn trong cộng đồng nuôi, rồi sau đó biến mất hoặc rất ít được nhắc tới.

Nguyên nhân của sự mai một những dòng cá này theo tôi xuất phát từ việc có quá nhiều những dòng cá mới được du nhập về trong một thời gian ngắn, khiến cho cộng đồng không thể dung nạp chúng kịp thời. Hoặc do một sự biến đổi tất yếu của cuộc sống, những dòng cá mới sẽ thay thế cho những dòng cá cũ có vẻ đẹp không sánh bằng?? Hay, nhìn từ một góc khuất, thì sự mai một đó xuất phát từ một cộng đồng chơi cá 7 màu không có cá tính, thiếu đi những cá nhân chơi cá theo bản sắc và vẻ đẹp thực chất của dòng cá đó. Người ta đam mê cá vì độ hot và đắt tiền của cá nhiều hơn là vẻ đẹp thẩm mỹ nguyên bản mà chú cá ấy đem lại.

Nhưng cũng thật khó trách 1 người nuôi cá vì mục đích thương mại khi họ từ bỏ 1 dòng cá mà nhu cầu thị trường đã bão hòa trong khi những dòng cá hot khác thì người mua đang tranh giành nhau để được sở hữu. Khi những người chơi cá thương mại đã từ bỏ dòng cá cũ, chỉ còn lại một số ít chúng được một số người trong cộng đồng giữ lại. Nhưng với những người chơi cá phong trào thì chỉ việc giữ cho số cá đó duy trì dân số qua các đời cá đã là một khó khăn lớn, chứ đừng nói đến những vật cản như sự thoái hóa gene và những yếu tố ngoại lai khác.

Ngoài ra một yếu tố nữa cũng làm nản lòng nhiều người chơi 7 màu đó là yếu tố di truyền giảm dần của các tính trạng được mong đợi khiến cho nhiều người chơi cảm thấy thất vọng khi đàn cá họ đang nuôi trải qua các đời cứ mất đi dần những tính trạng mà họ yêu thích nhất.

– Điều làm tôi khá bất ngờ đó là đa phần người chơi cá 7 màu ở Việt Nam đều biết về vấn đề thoái hóa gene, nhưng nhiều người nhắc đến nó chỉ với 1 cái phẩy tay. Có vẻ thoái hóa gene là một vấn đề của người sản xuất chứ không phải của người chơi cá.

Tôi đồng ý, với điều kiện bạn hãy từ bỏ việc cho cá sinh sản để duy trì dòng cá và sẵn sàng chấp nhận mua cá 7 màu với giá nhập khẩu từ nước ngoài như một người chơi cá vì vẻ đẹp của nó đơn thuần, chứ đừng nói gì đến việc lai tạo cá, cũng đừng kêu ca than vãn khi cá của bạn ốm bệnh chết vì sức khỏe yếu. Còn không thì tốt nhất bạn nên góp 1 tay vào để làm giảm tình trạng thoái hóa của dòng cá mà bạn đang nuôi, đơn giản nhất là bằng cách thỉnh thoảng trao đổi bổ sung một vài chú cá cùng dòng từ những người bán khác nhau để cải thiện gene cho cá của cả 2 phía.

– Tôi từng có dịp nhìn tận mắt 2 bể cá 7 màu ở cạnh nhau, của chung một người nuôi. Bể thứ nhất nuôi dòng cá Blue Grass HTD mới trải qua đời thứ 3 của cặp cá giống nhập từ Thái Lan, bể thứ hai nuôi dòng cá Blue Grass đã trải qua 4 năm truyền qua các đời con cháu từ cặp cá giống bố mẹ đầu tiên. Bể cá Blue Grass HTD có những cá thể chấm bi rất nhuyễn, đạt màu sắc và sức khỏe tốt, kiểu hình khỏe và kích thước lớn. Bể Blue Grass còn lại màu sắc vẫn đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên số lượng cá thể bị nhiễm đỏ toàn phần (red grass) và bị nhiễm màu đa sắc (multi grass) xuất hiện rất nhiều, kích thước của cá cùng tháng tuổi cũng nhỏ hơn, và đặc biệt là chấm bi rất to, khoảng cách giữa chấm bi rất lớn, đuôi cá thường không thể bung được thành hình delta như tổ tiên, khoảng 30% cá thể thậm chí không có chấm bi trên đuôi vây mà thay vào đó là những vòng cung liền mạch của dạng hoa văn mosaic. So sánh Cá Blue Grass này với hình ảnh của những con cá Blue Grass đầu tiên, tổ tiên của chúng khi được nhập về Việt Nam cách đây 4 năm, thì chúng hoàn toàn thua kém về phẩm chất.

Một số đặc điểm thoái hóa di truyền điển hình:

– Một số dòng cá tôi cho rằng đã bị thoái hóa đi rất nhiều hoặc không còn thấy xuất hiện trong cộng đồng chơi cá 7 màu Việt Nam hiện nay nữa (hi vọng là mình đã sai):

RREA Silver Grass

RREA Super White

RREA Full Gold

Sunset mắt đen

Silver Blue Grass mắt đen

RREA Red Grass

RREA Yellow Lace King Cobra (không phải yellow lace king cobra đang bán tràn lan ở Việt Nam bây giờ thực chất là dòng cá do cộng đồng 7 màu Việt tự lai tạo và đặt tên)

Blue Moscow mắt đen

RREA Tuxedo White

RREA Red Grass Seethru

RREA Yellow Leopard

RREA Blue Topaz

RREA Blue Galaxy…

– Tôi xin đề cập đến một số quy tắc di truyền không mong đợi điển hình của các dòng cá 7 màu tại Việt Nam, với mục đích cung cấp thông tin chung cho những người chơi, hi vọng phần nào đó khiến người chơi 7 màu lưu tâm và chú trọng đến những phương pháp để khắc phục những hiện tượng này. Thực tế cho thấy có một số dòng cá 7 màu có tính trạng di truyền ổn định tương đối so với các dòng cá 7 màu còn lại.

– Nếu không tính tới các trường hợp thoái hóa cá biệt (cá thể trong đàn đẻ ra hoàn toàn khác biệt so với bố mẹ và rất hiếm cá thể khác tương đồng với nó), các tính chất thoái hóa di truyền thường gặp ở cá 7 màu mang tính chất đặc trưng theo dòng, trong cùng dòng cá đó sẽ có một số cá thể khác tương đồng, mang các đặc điểm mới về màu sắc, hoa văn như nhau.

– Trong một số trường hợp, mức độ biến đổi này gần như là chắc chắn, luôn luôn xuất hiện ở cá con ngay từ đời F1 với tỉ lệ tương đối cao (20% -50% hoặc có thể hơn), và những cá thể có đặc điểm mới của đàn con nếu tiến hành ghép cặp tương đồng lại cho kết quả sinh sản đạt tỉ lệ thuần chủng cao (50-80%). Vì vậy trong trường hợp này ngay từ đời F2 một số dòng cá 7 màu đã gần như biến đổi (và có thể coi là hình thành một dòng cá mới).

– Việc đánh giá một dòng cá bị biến đổi có được coi là hình thành một dòng cá mới hay không có lẽ sẽ gây tranh luận rất nhiều, và cũng chưa có một quy tắc nào quy định về vấn đề này. Cho đến khi có một quy tắc thống nhất tương đối, thì tôi chỉ xin đưa ra một số yếu tố để giúp người chơi dựa vào đó đánh giá và tự đưa ra kết luận của riêng mình. Bạn hãy tự đặt ra một số câu hỏi sau và trả lời xem: Dòng cá mới có làm mất đi dòng cá gốc hay không (nếu dòng cá mới ngay đời F1- F2 đã biến đổi và mất đi dòng cá gốc thì nên chăng bạn nên đặt câu hỏi về dòng cá gốc vì nó không thể duy trì đc đặc điểm di truyền điển hình thông qua con cháu của nó thì nó có xứng đáng là 1 dòng cá hay không)? Mức độ thuần chủng của dòng cá mới cao hay thấp? Các tính trạng di truyền của dòng cá mới đã ổn định chưa (hay là đến đời cháu nó lại biến đổi tiếp?)

    Tính trạng di truyền không mong đợi về mặt màu sắc:

– Dòng Full Black: cá đực bị nhiễm màu xanh lục.

– Dòng RREA Full Gold: cá đực bị nhiễm màu platinum.

– Dòng RREA Full Red: cá mái bị nhiễm màu xanh lục.

– Dòng RREA Super White: cá bị nhiễm màu xanh dương, trắng, vàng.

– Dòng RREA Red Lace: cá mái bị nhiễm màu xanh dương hoặc màu bạc.

– Dòng RREA Blue Grass: cá bị nhiễm màu đỏ.

– Dòng RREA Red Grass: cá bị nhiễm vàng, một số trường hợp cá biệt hoàn toàn bị chuyển đổi tính trạng đuôi Yellow Grass nhưng hoa văn trên thân vẫn mang màu đỏ và có dấu hiệu chuyển đổi thành dạng da rắn.

– Dòng RREA Blue Topaz: cá bị nhiễm màu xanh lục, đỏ, trắng, vàng.

– Dòng RREA Yellow Leopard: cá bị nhiễm đỏ.

– Dòng RREA White Tuxedo: cá bị nhiễm vàng.

– Dòng Blue Grass mắt đen: cá bị nhiễm đỏ, nhiễm vàng hoặc đen.

– Dòng Blue Green Moscow mắt đen: cá bị nhiễm đen.

– Dòng Tuxedo White mắt đen: cá bị nhiễm xanh hoặc vàng.

– Dòng Chili Endler mắt đen: cá bị nhiễm màu bạc hoặc tím, xanh dương.

– Dòng Blue Japanese Endler mắt đen: cá bị nhiễm màu bạc hoặc xanh lục, vàng,

– Các dòng cá mắt đen: thoái hóa có thể sinh sản ra cá con có tính trạng bạch tạng, một số cá con có tính trạng mắt đỏ.

    Tính trạng di truyền không mong đợi về hoa văn:

– Dòng Grass: chấm bi thoái hóa trở nên to, khoảng cách giữa các chấm bi lớn. Phần cuống đuôi của cá bị mất chấm bi và đổi sang màu xanh lục. Thân cá bị nhiễm màu platinum ở cuống đuôi và chấm bi không đều trên thân. Thoái hóa nhiều đời có thể dẫn đến việc hoa văn chấm bi bị biến đổi thành hoa văn Mosaic dạng vòng. Một số trường hợp bi grass bị biến mất trở thành dạng solid màu (một màu) hoặc bị mất màu hoàn toàn(không màu). Cá biệt trên cuống đuôi cá xuất hiện hoa văn da rắn loại lớn và thiếu đồng nhất.

– Dòng da rắn: hoa văn trên đuôi cá có thể bị mất đi, thay vào đó đuôi cá có màu solid (toàn bộ đuôi vây bị mất hoa văn mà chỉ có màu), hoa văn trên thân cá to và kém nhuyền, không dày, có trường hợp cá hoàn toàn bị mất hoa văn.

    Tính trạng di truyền không mong đợi về kiểu hình:

– Ribbon: Cá đực ribbon khó ép mái, cá mái ribbon khó mang trứng hơn so với thông thường. Tính trạng Ribbon truyền cho đời sau giảm dần qua các đời.

– Swallow: Cá swallow có tỉ lệ di truyền tính trạng thiếu ổn định hơn tính trạng ribbon, giảm dần đối với cá đời con cháu.

– HTD: tính trạng vây lựng. Cá cha mẹ có tính trạng này có thể sinh ra cá con có các tính trạng HTD hoặc HD hoặc không có tính trạng này.

– Vây lưng, vây bụng: Trải qua các đời độ xòe rộng và mức độ to của bản đuôi ngày càng thu hẹp so với đời cá giống.

– Đuôi kiếm: Tình trạng đuôi kiếm sẽ bị di truyền thành các dạng song kiếm, đơn kiếm trên hoặc dưới, không có sự nhất quán và đảm bảo về độ ổn định của độ dài kiếm, một số bị mất tính trạng đuôi kiếm.

– Thân người: thân người cá qua nhiều đời sẽ bị kéo dài và mỏng, đặc trưng nhất là cuống đuôi dài bất thường.

    Tính trạng di truyền không mong đợi về mặt giới tính:

– Tình trạng cá thuộc giới tính thứ 3, thường được xác định là vô sinh: Cá có thân hình lớn bất thường, màu sắc hoa văn như cá trống nhưng lại có kích cỡ và phom người như cá mái. Cần chú ý phân biệt đối với 1 số cá thể mái đặc biệt cũng có màu sắc hoa văn như cá trống nhưng vẫn có khả năng sinh sản(nhưng cá thể này rất ít).

Khi một dòng cá mới được giới thiệu, nếu bạn cảm thấy muốn tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ của chúng thì bạn có thể dễ dàng sử dụng công cụ tìm kiếm hình ảnh trên mạng bằng cách sử dụng tên gọi của chúng. Thông thường thì những dòng cá có xuất xứ nước ngoài luôn có hình ảnh đi kèm dễ dàng được tìm thấy. Nếu bạn không tìm thấy hình ảnh của chúng trên mạng thì có khả năng rất cao đó là một dòng cá được lai tạo tại Việt Nam, hoặc chỉ là một loại cá đột biến hay thoái hóa gene trong quá trình nuôi được trải qua các thời kỳ chắt lọc và lựa chọn tại Việt Nam.

Dù dòng cá đó có xuất xứ như thế nào, bạn hãy đánh giá chúng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về sức khỏe, vẻ đẹp thẩm mỹ và mức độ thuần chủng trong sinh sản chứ đừng nên dựa vào nguồn gốc hay độ hot của nó. Đó là quan điểm của tôi. 🙂

Hi vọng đây sẽ là một bài viết có ích cho cộng đồng chơi cá 7 màu 🙂

【#4】Cá Guppy Full (Gold, Red, Black), Rồng, Koi Ăn Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu?

Cá Guppy còn có tên gọi khác là cá 7 màu hay Milions fish, thuộc họ cá Khổng Tước. Cá Guppy phân bố nhiều ở đảo Trinidad và Nam Mỹ, Hiện nay độ phổ biến của chúng hầu như là khắp thế giới. Cá Guppy có nguồn gốc từ Jamaica, chúng được một người tên là Robert John Lechmere Guppy phát hiện và cái tên cá Guppy cũng bắt đầu từ đó.

Cá Guppy với nhiều màu sắc tự nhiên, sở hữu thân hình sặc sỡ. Dễ thích nghi với môi trường xung quanh, đặc biệt thức ăn của cá Guppy cũng khá đơn giản.

Cá Guppy đực trưởng thành có kích thước 3cm – 4cm, con cái trưởng thành có kích thước 4cm – 5cm. Cá Guppy có nhiều màu sắc sặc sỡ tập trung chủ yếu ở vây lưng và vây đuôi, dòng cá Guppy có đến bảy màu sắc nhưng mỗi cá thể chỉ có khoảng trên dưới 3 màu, rất hiếm thấy cá có đủ 7 màu sắc.

Cá Guppy có thân hình nhỏ nhắn nên miệng và đầu của chúng cũng khá nhỏ.

Đặc điểm trời phú của cá Guppy giúp chúng được ưa chuộng nhiều đó chính là phần đuôi. Đuôi của chúng có thể xòe rộng và có nhiều màu rất đẹp, với đặc điểm này nhiều người hay gọi chúng là cá bảy màu đuôi quạt.

Cá Guppy có tập tính sống theo bầy đàn với tuổi thọ cao và mức độ sinh sản nhanh thì số lượng cá thể trong bầy tăng rất nhanh. Tuổi thọ của cá bảy màu Guppy khoảng 2 – 3 năm.

Cá Guppy Full Gold có nguồn gốc từ Thái Lan. Trong dòng này chia ra làm hai loại là Full Gold thường và Full Gold Ribbon. Loại Full Gold Ribbon có vây hậu môn dài ra, tuy có vẻ đẹp như vậy nhưng lại khó sinh sản hơn loại Full Gold thường.

Cá Guppy Full Gold xuất hiện ở nước ta được khoảng một thời gian và chúng được khá nhiều người yêu thích. Với màu sắc toàn thân màu vàng và đặc biệt có ánh kim. Đối với một con Guppy Full Gold trưởng thành, màu vàng ánh kim sẽ xuất hiện trên cả vây và đuôi. Sự có mặt của chúng chắc chắn sẽ làm nổi bật bể cá cảnh nhà bạn.

Loại này có nhiều tên gọi như: Full red guppy, cá 7 màu full red. Có nguồn góc từ Thái Lan, với thân mình được phủ một lớp màu đỏ (full red) toàn thân. Trong dòng này có thêm nhiều dòng nhỏ khác với màu sắc và hoa văn đẹp hơn như: Full Red Ribbon, Full Red Swallow, Full Red BDS.

Là một dòng cá khá đẹp trong gòng Guppy được nhiều người chơi cá săn lùng. Tuy nhiên loại này hơi khó nuôi, rất nhạy cảm với môi trường sống và điều kiện thời tiết, vì vậy trước khi nuôi cá Guppy Full Red trước tiên cần tìm hiểu thêm về loài cá này.

Dòng cá này được nhiều người chơi cá đặt với nhiều tên gọi khác nhau như: cá bảy màu full black, guppy đen, full black guppy. Được rất nhiều người biết đến với độ phổ biến khá rộng rãi, đặc biệt là những người chơi lâu năm, ưa màu đen tuyền quý phái của chúng. Cá trống có thân, vây, đuôi màu đen đậm, cá mái sẽ có màu nhạt hơn.

Guppy Full Black khá dễ nuôi lại sinh sản nhiều, ít bệnh. Chúng không sống theo bầy nhưng nên nuôi khoảng vài cặp trong bể trông rất đẹp.

Loại này có nguồn gốc từ Thái Lan, Đài Loan, với nhiều màu sắc rực rỡ đỏ, tím, đen, vàng, xanh,…

Đặc điểm nổi bật ở các Guppy rồng đỏ chính là vây lưng và đuôi có hoa văn mosaic, trên thân có vảy ánh kim. Đối với một số loại hiếm hơn ánh kim có trên cả vây ngực. Vây của chúng khá lớn đặc biệt là vây lưng dựng đứng tuyệt đẹp.

Với màu sắc phong phú kèm hoa văn sặc sỡ, rất được những người mới chơi cá Guppy ưa chuộng.

Trong dòng cá bảy màu Guppy rồng đỏ được chia ra thành nhiều loại với tên gọi phụ thuộc vào màu sắc của chúng như: Guppy rồng tính (indo), Guppy rồng xanh (indo).

Là một phiên bản khác của cá chép Koi, để nhắc đến chúng có nhiều tên gọi như: Cá 7 màu Guppy koi đỏ, koi guppy. Với ba màu chủ đạo là vàng, đỏ, trắng rất được nhiều bạn trẻ mua về nuôi trong bể thủy sinh. Loại này thích hợp nuôi ngoài trời có ánh sáng tự nhiên giúp cá lên màu tốt hơn.

Guppy koi đỏ không kén người chơi, nên không cần phải quá cầu kì trong khâu chăm sóc cá. Chỉ cần cho ăn đầy đủ và thay nước thường xuyên là cá có thể sinh trưởng tốt.

Dòng cá Guppy koi đen với hai màu chủ đạo là đen, đỏ và xanh, thân hình của cá Guppy đen nhỏ nhưng di chuyển rất nhanh. Cá mái có thân to hơn cá trống, nhưng về màu sắc thì nhạt hơn cá trống. Thân của cá Guppy koi màu đen, đầu và đuôi có màu đỏ, trên lưng có thêm màu xanh.

Bể nuôi rất quan trọng đối với quá trình phát triển của cá bảy màu Guppy. Kích thước bể sẽ cho thấy cá phát triển sau này như thế nào. Cần chuẩn bị một bể có thể chứa được hơn 10 lít nước. Theo chúng tôi thì bạn nên chon bể phẳng và không nên chọn bể dạng tròn. Bởi vì bể dạng tròn sẽ làm méo hình cảnh của cá khi ta nhìn vào. Kích thước bể hợp lý để nuôi cá Guppy là 60x30cm.

Cũng như các loài cá cảnh mini khác, cá 7 màu cần oxy để sống. Vì vậy nên trang bị thêm một máy bơm oxy để cung cấp một lượng oxy cần thiết cho cá. Và không làm mất quá nhiều sức khi cá phải ngoai lên mặt nước để thở.

Nếu có thể thì bạn nên trang trí trong bể nuôi cá Guppy những cây thủy sinh, bèo và non bộ để bể cá trở nên sinh động hơn.

Tiếp đến là nguồn nước. Nước trong bể cần phải đảm bảo sạch. Trường hợp dùng nước máy thì nên để nước qua đêm để clo trong nước bay hết. Lưu ý trong quá trình nuôi cá Guppy, nên thay nước thường xuyên để đảm bảo môi trường sống chất lượng cho cá. Mỗi lần thay nước chỉ cần thây khoảng độ 50%, không nên thay hết bởi vì thay hết nước sẽ làm cho cá bị sốc nước.

Nhiều bạn cứ mắc sai lầm đó là lúc đi mua cá bảy màu Guppy ở cửa hàng về thì thả cá luôn vào bể mới. Làm như vậy cá sẽ dễ bị sốc nước dẫn đến bỏ ăn và có thể là chết. Vì vậy, khi mua cá về không nên thả cá vào bể ngay mà thả luôn bịch đựng cá vào bể mới. Cứ để như vậy cho cá dần dần làm quen với môi trường nước mới, khoảng 1 giờ sau hẳn thả cá ra.

Khi thả cá Guppy vào bể mới không lên cho cá ăn ngay, lúc này cá còn lạ nước nên khoảng 3 – 4 giờ sau mới cho cá ăn.

Hẳn là nhiều bạn cũng đang gặp vấn đề là cá 7 màu Guppy ăn gì. Thức ăn của cá Guppy cũng khá đơn giản và dễ kiếm. Ngoài tự nhiên thức ăn chủ yếu của chúng là tảo, rong, rêu và các sinh vật nhỏ trong nước. Trong môi trường sống nhân tạo thức ăn của chúng sẽ được chia làm hai loại để cung cấp đầy đủ dưỡng chất là thức ăn tươi sống và thức ăn khô:

Cám Nhật B2: Đây là loại cám dành riêng cho cá bảy màu Guppy nên bạn cứ yên tâm sử dụng. Chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cá phất triển khỏe mạnh như: đạm, béo và vitamin. Vì là sản xuất dành riêng cho cá nên hàm lượng chất dinh dưỡng đã được cân bằng hợp lý, thích hợp cho ăn hằng ngày.

Cám Nhật B1: Nhiều bạn chưa biết cá 7 màu Guppy mới để cho ăn gì là thích hợp thì đây cám nhật B1. Được sản xuất dành cho cá Guppy mới đẻ khoảng 12h. Nếu bạn không có ấu trùng artemia thì có thể sử dụng cám Nhật B1 cho cá con ăn.

Tảo Spirulina: Chứa nhiều vitamin, chất xơ kèm theo nhiều chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cá. Việc lên màu đẹp của cá Guppy cũng cần đến sự trợ giúp của vitamin và chất sơ. Đây là sự lựa chọn thích hợp cho cá Guppy trưởng thành.

Cám Inve NDR 3/5 Thái: Cá Guppy rất thích ăn loại này, có mùi thơm, nhỏ dễ ăn. Loại này cũng được nhiều người chơi cá Guppy lựa chọn.

Cám tổng hợp: Cá guppy thuộc loại dễ nuôi và không kén ăn nên cám tổng hợp cũng là một lựa chọn cho những bạn không có thời gian chuẩn bị những loại thức ăn khác. Với sự tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng vì vậy rất được nhiều bạn nuôi cá Guppy ưa dùng.

Thức ăn tươi sống

Các loại đồ ăn tươi sống của cá Guppy cũng khá giống với cá rồng và cá betta. Cần đảm bảo nguồn cung sạch.

Trùn huyết: Mang giá trị dinh dưỡng rất cao, thành phần chứa nhiều chất như protein, béo, đạm,… giúp cá mau lớn. Cá Guppy rất thích ăn trùn huyết, một tác dụng khác của trùn huyết là giúp cho cá lên màu đẹp.

Lưu ý nên mua trùn huyết ở những cửa hàng chuyên cung cấp. Không nên dùng trùn huyết không rõ nguồn gốc sẽ không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn có hại.

Trùn chỉ: Ngoài trùn huyết, trùn chỉ cũng là một loại thức ăn mang nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cá Guppy. Đặc biệt giúp cá sinh sản tốt, được nhiều người lựa chọn trong quá trình nuôi cá bảy màu.

Cũng như trùn huyết, cần phải đảm bảo chất lượng và mua ở những cơ sở uy tín.

Lăng quăng: tên gọi khác là bọ gậy, là ấu trùng của muỗi. Loại này rất được ưa chuộng bởi mềm cá dễ ăn lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cá.

Bo Bo đông lạnh: loại này thuộc động vật gáp xác. Trong cơ thể bo bo chứa nhiều chất enzyme tiêu hóa rất có ích cho cá 7 màu guppy.

Tiếp đến là cách cho cá Guppy ăn, đối với cá Guppy trưởng thành bạn chỉ cần cho ăn mỗi ngày 2 lần sáng chiều là đủ. Sáng cho cá ăn thức ăn tươi sống thì chiều cho ăn thức ăn khô, tốt nhất là đan xen nhau.

Đối với cá Guppy con thì nên cho chúng ăn 3 ngày lần, nhưng khẩu phần ăn rất ít, để có có đủ chất dinh dưỡng cho mau lớn.

Cá cần môi trường sống đảm bảo sạch sẽ thì chúng sẽ phát triển tốt. Vì vậy mỗi tuần cần thay nước cho cá khoảng 2 – 3 lần. Mỗi lần chỉ nên thay khoảng 50% nước. Không nên thay hết cá sẽ dễ bị sốc nước và stress.

Không nên cho cá ăn nhiều, vì là cá nhỏ nên chỉ cần một ít là quá đủ cho chúng. Nếu cho quá nhiều thức ăn vào bể, cá ăn không hết, thức ăn dư thừa sẽ làm nước bẩn nhanh và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ làm cho cá bị bệnh.

Có bận đến mấy cũng nên dành một ít thời gian mua thức ăn tươi sống cho cá ăn, không được đều đặng nhưng có còn hơn không. Khi cá không được ăn thức ăn tươi sống, cá sẽ không sung và lên màu cũng không đẹp.

Chọn cá Guppy đực có thân hình nhỏ, đuôi bành to, vây và lưng có nhiều màu sắc tự nhiên, di chuyển nhanh nhẹn. Con cái có thân hình to, bụng to, khỏe mạnh.

Thời gian mang thai của cá Guppy khoảng 28 ngày, sau khi cá Guppy cái thụ tinh thì màu da của cá bị sẫm màu. Nhiệt độ trong hồ cá bảy màu 28ºc với cái nhiệt độ này thì sẽ giúp cá khỏe mạnh, ít bị bệnh và ăn nhiều, ánh sáng đầy đủ để sinh sản. Cá bảy màu Guppy sinh khoảng 15-35 con.

Trong hồ phải bỏ thêm rong rêu, cây thủy sinh để làm chỗ cho cá mẹ đẻ và cá con sinh ra cũng có những giá để bám và ẩn nấp và ngoi lên mặt nước để thở dễ dàng hơn.

Khi cá mẹ đẻ thì tách các cá con ra hồ riêng vì cá Guppy có xu hướng ăn cá con. Tách cá con ra hồ kính nhỏ, để lượng nước thấp để cá con ngoi lên mặt nước để thở và cho ít muối hột để nước có tính sát khuẩn an toàn cho cá con hơn.

Khi cá Guppy con được khoản 1 tuần thì có thể cho ăn ấu trùng, cám ngoài ra có thể ăn những thức ăn khác giun đỏ, thủy trần, bobo nhưng phải vệ sinh hồ sạch, nếu thấy nước đục và có mùi hôi thì thay nước nếu không cá con sẽ bệnh.

Giá cá Guppy Full Gold: 150.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy Full Red: 160.000 đồng/ cặp

Giá cá Guppy Full Black: 140.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy rồng đỏ: 160.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy rồng xanh: 300.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy Koi đỏ: 160.000 đồng/cặp

Giá cá Guppy Koi đen: 160.000 đồng/cặp

Động vật ăn côn trùngĐộng vật ăn thịt

【#5】Cẩm Nang Cần Thiết Về Cá Bảy Màu

Nuôi cá cảnh đang là xu hướng đang được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Không những có tính thẩm mỹ cao mà còn khá dễ nuôi dễ tìm. Những chậu cá cảnh được trang trí đẹp mắt sẽ khiến cho căn nhà của bạn trở nên thật hiện đại và sang trọng. Một trong những loại cá cảnh được yêu thích nhất hiện nay là cá bảy màu.

Tìm hiểu về loài cá bảy màu

Cá bảy màu là một loại cá cảnh nước ngọt có độ phổ biến cao trên thế giới. Chúng là thành viên nhỏ của loài cá khổng tước. Chúng có nguồn gốc ở Jamaica và thường sống ở trong vùng vĩnh cạn hoặc eo biển mương rãnh,…

Đây là một loại cá bản địa của Trinidad cũng như một số vùng thuộc khu vực Nam Mỹ. Đặc biệt là ở một số vùng như quần đảo Virgin, Venezuela, Antilles Brazil,… Tuy nhiên tại Việt Nam thì đây là loại cá cảnh rất được yêu thích.

Đặc điểm nổi bật của cá bảy màu

Ngoại hình của cá 7 màu

Cá 7 màu là một giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng về chủng loại nhất trong số các loại cá cảnh. Con đực có kích thước là 3m-3,5cm. Trong khi con cái có kích thước 4cm-6cm. Loại cá này có đặc điểm hơi đặc biệt so với những loại cá khác là con cái có kích thước lớn hơn con đực. Thông thường tuổi thọ của chúng kéo dài từ 2 năm đến 3 năm.

Phần thân hình của chúng tương đối nhỏ và mảnh, so với tỉ lệ và chiều dài của thân thì phần đầu của chúng khá nhỏ. Đặc biệt chúng khó khoang miệng nhỏ và mắt hơi lồi.

Đặc điểm thu hút nhất của cá 7 màu chính là phần đuôi và phần vây. Đuôi và vây của cá khá lớn và xòe rộng. Kết hợp với màu sắc rực rỡ và được kết hợp tinh tế. Nhờ vậy mà chúng luôn có sức hút rất lớn đối với những ai yêu thích cá cảnh.

Cá 7 màu có đa dạng các màu sắc khác nhau và tùy thuộc vào chủng loại mà có những màu sắc riêng biệt. Tuy nhiên chúng có một số màu phổ biến như các màu đơn sắc (rồng xanh, rồng tím, rồng đỏ,… ), các màu khác đa dạng như màu viền anh, da báo, hạt cỏ, gạch khảm, đồng, bạch tạng,…

Tập tính của cá 7 màu

Cá 7 màu thường ưa thích môi trường nước có nhiệt độ là 28 độ C để thuận lợi cho việc sinh sản của chúng. Chúng có thể sinh ra từ 2 cho đến 200 con cá con. Tuy nhiên thông thường sẽ ở mức từ 5 đến 10 con. Cá con ngay khi vừa sinh ra đã có khả năng bơi, tiếp thu thức ăn và tránh những tác động nguy hiểm.

Có một điều đặc biệt là chỉ sau vài giờ khi đẻ xong cá cái có thể sẵn sàng tiếp tục thụ thai. Cá cái có khả năng đặc biệt là lưu trữ tinh trùng nên sau khi đẻ xong chúng vẫn có thể tiếp tục việc thụ thai.

Phân loại cá bảy màu

Cá bảy màu thái

Cá 7 màu Thái đã được du nhập vào nước ta trong vòng một vài năm trở lại đây. Chúng thu hút những người chơi cá, nuôi cá bằng màu sắc rực rỡ và thu hút như đen full, đỏ full,…

Tại Việt Nam có rất nhiều cửa hàng đã nhập cá Thái về để nhân giống và sinh sản. Việc này nhằm mục đích giảm giá thành mua bán và giúp cá có thể thích nghi được thật tốt với môi trường tại Việt Nam. Điều này sẽ khiến người nuôi cá dễ dàng nuôi và giữ gìn.

Cá bảy màu rồng

Cá 7 màu rồng có rất nhiều màu sắc khác nhau và thường chia thành các loại như sau:

  • Cá rồng màu tím. Đây là một dòng cá đơn sắc, màu sắc bao phủ toàn bộ cơ thể là màu ánh tím kết hợp với phần đuôi xòe rộng có một chút đốm đen.
  • Cá rồng màu xanh. Giống với cá màu đơn sắc màu tím thì cá 7 màu rồng màu xanh là loại cá đơn sắc được bao phủ bởi màu xanh dương đậm. Tùy theo góc độ nhìn mà sẽ có ánh kim khác nhau.
  • Loại cá rồng đỏ. Chúng được bao phủ toàn bộ cơ thể bởi một màu đỏ đậm, kết hợp với phần đuôi xòe rộng. Khi di chuyển trong nước trong vô cùng đẹp mắt và thu hút nhờ màu sắc nổi bật.
  • Loại cá rừng mái Endler. Khác với các dòng cá đơn sắc thì dòng cá này có màu sắc vô cùng rực rỡ. Phần đuôi ngắn và không xòe rộng như các dòng cá khác.

Cá bảy màu Mỹ

Cá 7 màu Mỹ hay còn gọi là cá thuần chủng, sống phổ biến ở khu vực Nam Mỹ. Nơi đây cũng chính là nơi sinh sống của rất nhiều chủng loại khác nhau. Các dòng cá nổi bật của là cá Galaxy, Mosaic,Leopard,…

Cá bảy màu full gold

Cá 7 màu full gold có nguồn gốc tại Thái Lan và xuất hiện tại Việt Nam trong một vài năm gần đây. Sở dĩ chúng có tên là cá 7 màu full gold là bởi chúng có toàn thân là màu vàng ánh kim. Cá màu full gold thường chia thành hai loại phổ biến.

  • Theo kiểu vây sẽ có hai dòng chính là full gold thường và full gold ribbon. Với dòng cá full gold ribbon sẽ có vây hậu môn dài ra. Tuy nhiên chúng lại khó sinh sản hơn so với dòng full gold thường.
  • Theo kiểu màu sắc của thân cá. Có một số dòng full gold có thịt màu đen, một số dòng khác lại có thịt vàng. Tuy nhiên dòng full gold có thịt màu vàng lên màu sẽ tốt hơn so với full gold màu đen.

Cá bảy màu Nhật

Bên cạnh những dòng cá đã quá nổi tiếng tại nhật như cá Koi, cá vàng, cá chép thì cá 7 màu cũng rất được yêu thích tại Nhật Bản. Đặc biệt dòng cá màu Nhật bản có khả năng sinh sản tốt và giá thành cao hơn so với những loại cá khác.

Thức ăn của cá bảy màu

Đối với cá con từ lúc đẻ ra cho đến khi chúng được 6 tuần bạn nên cho chúng ăn tôm con mới nở. Có một mẹo là bạn cho một chút muối vào bể để cá sống lâu và khỏe hơn. Sau đó bạn có thể cho cá ăn thức ăn khô tán nhuyễn. Đặc biệt bạn nên cho cá ăn duy nhất một loại thức ăn.

Khi cá được 6 tuần tuổi trở lên bạn cần cho cá ăn lượng thức ăn cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp. Giai đoạn 3 tháng đầu đời là giai đoạn rất quan trọng đối với cá 7 màu. Bạn nên cho cá ăn thường xuyên và đều đặn từ 6 đến 8 lần mỗi ngày. Một số thức ăn bạn có thể tham khảo như tôm con, loăng quăng, tảo,…

Bảng giá bán cá bảy màu

Tùy thuộc vào loại cá và màu sắc mà cá 7 màu có giá cả khác nhau.

  • Với giá cá màu Thái chúng thường có giá là 80.000 vnđ một cặp.
  • Với dòng cá màu full gold thịt vàng sẽ có giá 40.000 vnđ.
  • Với loại cá màu full red Bds có giá là 150.000 vnđ một cặp.
  • Cá full red mắt đen sẽ có giá là 100.000 vnđ một cặp.
  • Các bảy màu Blue Grass có giá mềm hơn chỉ từ 80.000 vnđ một cặp.

Địa chỉ mua cá bảy màu

Bạn có thể mua cá 7 màu tại các tiệm cá cảnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM,…

Tại Hà Nội bạn có thể đến mua cá ở một số địa chỉ như sau.

  • Guppy city shop, số 56, ngõ 52 Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
  • Cá cảnh Phúc Long, Số 15b, ngõ 110, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Tiệm cá cảnh Sơn Yến, 655 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
  • Tiệm cá cảnh Thái Hòa, 545 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
  • Tiệm cá cảnh Tuấn Phong, Số 107, Phố Thiên Hiền, Phường Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Tại TPHCM bạn có thể tìm mua ở một số địa điểm như sau.

  • Tiệm cá cảnh Trung Tín. Địa chỉ 718 Trường chinh, Phường 15, Tân Bình hoặc Đường số 18, P. Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân.
  • Khu vực cá cảnh Lưu Xuân Tín

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm tại các trang bán hàng online như shopee, lazada hoặc những địa điểm bán online trên facebook. Khi mua hàng với hình thức online bạn sẽ được giao hàng đến tận nơi mà không cần đến tận cửa hàng.

Lời kết

【#6】Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá 7 Màu Nhanh Lớn, Lên Màu Đẹp

Cá bảy màu được nhiều người chơi cá cảnh chuyên nghiệp gọi là cá guppy, chúng còn có tên gọi là cá đuôi quạt, cá công…

– Tên khoa học: Poecilia reticulata, thuộc họ Cá khổng tước. Cá 7 màu là dòng cá phổ biến trên thị trường, chúng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới với nhiều màu sắc đa dạng khác nhau.

– Phân bố: Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Cá bảy màu là một trong số .

– Đây là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng và phong phú nhất trong số các loài cá cảnh (về màu sắc). Cá bảy màu nhập ngoại vào Việt Nam có 2 loại chính: bảy màu đuôi rắn và bảy màu thân xanh đen, đuôi màu xanh biếc, đỏ điểm vạch trắng. Ở các nước khác có cá bảy màu toàn thân đen tuyền chưa thấy có tại Việt Nam.

Hình ảnh cá bảy màu đẹp không cần oxy

Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó.

Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi “guppy” vẫn được sử dụng. Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ.

II. Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc cá 7 màu đẻ nhiều, nhanh lớn, lên màu đẹp

Nguồn thức ăn tươi sống là nguồn thức ăn được cá guppy yêu thích nhất. Đặc biệt là trùn chỉ. Loại thức ăn này không những đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá bảy màu phát triển mà nó còn rất rẻ.

Ngoài trùn chỉ thì artemia ấp nở cũng là một loại thức ăn rất được cá 7 màu yêu thích. Tuy nhiên, dù là loại thức ăn nào, khi nuôi cá bảy màu bạn cũng cần chú ý không nên cho cá ăn quá nhiều. Cách tốt nhất là nên cho cá ăn từng chút một. Như vậy sẽ giúp hạn chế được lượng thức ăn dư thừa và giúp cho bể cá được sạch sẽ hơn.

Trùn chỉ làm thức ăn cho cá 7 màu

Ngoài ra, cá 7 màu còn có thể ăn các loại thức ăn khô. Một trong những loại thức ăn khô được cá bảy màu yêu thích nhất chính là cám Nhật B2. Đây là loại cám có mùi hương rất thơm nên cá guppy rất thích ăn. Loại thức ăn này sẽ kích thích cá ăn nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Artemia dạng bột khi trộn cùng với bột tảo sẽ mang lại nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất cho cá. Thành phần có trong hỗn hợp thức ăn này sẽ cung cấp đủ chất xơ, chất khoáng và các loại vitamin để cá phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.

“Cá 7 màu ăn gì để lên màu đẹp?” là câu hỏi được rất nhiều chơi quan tâm. Những người nuôi cá chuyên nghiệp thường lựa chọn kết hợp cả bột tảo và artemia để nuôi cá bảy màu được lên màu đẹp hơn. Do vậy, bạn nên chú ý tới các vấn đề này khi nuôi cá 7 màu.

Giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế “điểm an toàn ” cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi.

Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá 7 màu bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 – 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ.

Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ trôi dạt vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bảy màu bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 – 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá 7 màu con do môi trường sống thay đổi đột ngột.

Hình ảnh cá 7 màu con mới đẻ

Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy… Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 10% giữa môi trường cũ và mới.

Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ sung đầy đủ thức ăn, đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động… đều là những biện pháp giảm hao hụt cá bảy màu mới sinh.

Để cá bảy màu được phát triển khỏe mạnh, người nuôi cần phải chú ý tới vấn đề vệ sinh bể cá thường xuyên. Cách tốt nhất là nên thả rong rêu hoặc những món đồ trang trí sau khi đã làm sạch bể. Nếu bạn sử dụng nguồn nước máy trong bể cá thì nên xả nước để bên ngoài khoảng 1-2 ngày. Như vậy sẽ giúp lượng clo được trung hòa và giảm bớt đi.

Về nhiệt độ của bể cá, bạn nên chú ý giữ ổn định trong khoảng từ 25- 28 độ C. Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể dùng máy sưởi để cá 7 màu được điều hòa thân nhiệt và tránh bị lạnh. Khi nhiệt độ xuống thấp vi khuẩn nấm phát triển nhanh cá sẽ ốm bệnh.

Một chú ý nữa khi nuôi và chăm sóc cá bảy màu đó là việc thay nước định kỳ. Trung bình khoảng 3-4 ngày bạn nên thay nước 1 lần. Khoảng thời gian này thích hợp để thay nước bởi khi đó lượng thức ăn dư thừa do cá 7 màu không ăn hết có thể làm bẩn nguồn nước. Do đó, tùy thuộc vào mức độ bẩn của nguồn nước, bạn sẽ có khoảng thời gian thay nước phù hợp. Thông thường nếu nuôi cá guppy với số lượng nhiều thì nguồn nước sẽ nhanh bị bẩn hơn.

Khi thay nước cũng cần chú ý để cá không bị thay đổi môi trường sống một cách đột ngột. Người nuôi nên giữ lại khoảng 50% nguồn nước cũ. Cách này sẽ giúp cá 7 màu dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới hơn.

Cá 7 màu nên nuôi chung cá gì, nên nuôi cá 7 màu chung với những loài cá cảnh dễ bơi theo đàn trong hồ thủy sinh như:

Khi cá bị bệnh, đuôi cá cụp vào như một cái kim. Bệnh này chỉ có thể xảy ra khi cá còn nhỏ. Trong môi trường sinh sản khoa học, cá không dễ mắc bệnh trong độ tuổi từ 1 – 6 tháng. Nhưng nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của cá và điều này cực kỳ có hại. Đối tượng chính là cá già, cá baby, cá đầy tháng.

Miệng, mắt, cơ thể và các bộ phận khác có màng trắng. Vết thương có sợi nấm và bị mốc. Ở nước ít dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh này rất nhỏ. Nếu kết hợp với nhiệt độ cao trên 25°C thì hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn.

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý theo khả năng kiểm soát chất lượng nước là cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa căn bệnh. Khi khả năng kiểm soát chất lượng nước thấp thì nhiệt độ tương đối cao. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh cụp đuôi ở cá 7 màu sẽ tăng lên. Vì vậy bạn nên điều chỉnh nhiệt độ một cách phù hợp.

Đây cũng là một loại nấm khác với bệnh thối mang. Bệnh cá thối mang chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. Cơ chế hoạt động là do số lượng lớn vi khuẩn trong mang cá sẽ dẫn đến tắc nghẽn, bị thủng và bị viêm nghiêm trọng. Còn bệnh nấm mốc là số lượng các loại nấm được nhân lên trong mang cá.

Bệnh phổ biến nhất cũng dễ điều trị nhất. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn cần phải phòng ngừa. Tốt nhất vẫn là không để cá bị bệnh. Bạn phải thường xuyên chú ý quan sát, tạo thói quen quan sát cá hàng ngày. Bệnh càng được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ càng thuận lợi.

Ngoài 4 bệnh trên, bệnh viêm ruột và nhiễm trùng máu cũng cần được phòng ngừa. 2 bệnh này là những bệnh dị ứng phổ biến có thể gặp ở nhiệt độ khác nhau hằng năm.

Cá bảy màu rồng có thể nói là loại cá bảy màu phổ biến và được nhiều người tìm chơi nhất ở nước ta. Màu sắc sặc sỡ, là tâm điểm của mọi ánh nhìn khi hướng về bể cá. Có rất nhiều phối màu khác nhau có thể kể đến như: cá bảy màu rồng đỏ, rồng tím, rồng xanh, màu hồng và rồng vàng.

Hình ảnh cá 7 màu rồng quý hiếm

Cá bảy màu Mỹ là giống bảy màu lớn, có đuôi to, xòe rộng và màu sắc sặc sỡ. Cá bảy màu Mỹ được lai tạo và ghép bởi nhiều loại cá khác nhau, nên mỗi chú cá guppy đều có màu sắc ko cố định, mỗi con đều có điểm khác nhau, rất khó để tìm được 2 chú cá giống hệt nhau như các dòng cá bảy màu thuần chủng khác như Full Red hay Blue Grass Guppy.

Hình ảnh cá bảy màu mỹ màu sắc sặc sỡ

Cá 7 màu Full gold chúng rất nổi bật trong bể với toàn thân màu vàng và có ánh kim. Cá trưởng thành tay bơi và đuôi cũng có màu vàng, trông chúng thật sự nổi bật trong bể cá của bạn.

– Theo kiểu vây: có 2 dòng chính là Full Gold thường và Full Gold Ribbon, Full Gold ribbon là loại cá có vây hậu môn dài ra, cá mái và cá đực trông đẹp hơn, tuy nhiên khó sinh sản hơn cá Full Gold thường.

– Theo màu sắc thân: Một số dòng cá Full Gold có thịt đen, có dòng có thịt vàng (thân blone). Full Gold thân vàng lên màu tốt hơn, màu vàng sáng hơn full gold thịt đen.

Hình ảnh cá bảy màu full gold nổi bật

Cá bảy màu tiger King Cobra phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28C. Cá 7 màu Tiger Yellow King Cobra mất khoảng 2 đến 3 tháng để trưởng thành. Trong 1 vòng đời cá mái có thể sinh sản được 5 đến 8 lần.

Tuổi thọ trung bình cá bảy màu Guppy thường là khoảng 1 đến 2 năm, phần lớn phụ thuộc vào môi trường sống của chúng. Cá bảy màu trong môi trường sống ăn thịt cao thường có tuổi thọ lâu hơn vì vòng đời sinh sản của chúng dài hơn so với những sinh vật sống trong môi trường sống không ăn thịt.

Hình ảnh cá 7 màu Tiger đẹp độc đáo

Nguồn gốc xuất xứ của giống cá bảy màu Koi đỏ này là từ Nam Mỹ. Nếu như ban đầu giống cá này được tìm thấy ở khu vực sông nước lợi và suối núi thì ngày nay nó đã được nuôi tại rất nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ các nước Mỹ, Singapore, Trung Quốc mà ngay cả Việt Nam cũng rất chuộng mẫu cá bảy màu Koi Red Ear này.

Hình ảnh cá 7 màu Koi đỏ lạ mắt

Khả năng thích ứng môi trường của cá bảy màu Koi đỏ rất tốt. Do đó, khi nuôi tại Việt Nam cũng không quá khó khăn trong việc chăm sóc. Bởi thời tiết của Việt Nam cũng rất phù hợp để bạn nuôi giống cá cảnh này. Trung bình một con cá Koi Abino Koi Red Ear được nuôi dưỡng tốt sẽ có kích thước chuẩn là 5cm đối với cá trống. Riêng cá mái sẽ có kích thước khoảng 6cm.

Trong các loại cá bảy màu thì cá 7 màu rừng Endler là loại cá khỏe nhất và có khả năng chống chịu rét và các loại bệnh tốt nhất.Cá bảy màu rừng có rất nhiều loại nhưng ở nước ta phổ biến nhất là 3 loại bảy màu: endler song kiếm, Tiger endler, Chili Endler ngoài ra còn một số các loại bảy màu rừng khác.