Cá Betta Là Gì ?

--- Bài mới hơn ---

  • Tượng Gỗ Cá Xiêm – Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Trưng Bầy Thu Hút Tài Lộc
  • Nuôi Cá Cảnh Xuất Khẩu
  • Xếp Hạng Các Loại Xoài
  • Thú Vui Chơi Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Rồng
  • Halfmoon Việt Nam: Betta Rồng Đỏ, Betta Red Dragon
  • Cá Betta là tên gọi chung một chi cá nước ngọt nhỏ kích thước khoảng từ 2,5 cmm đến 12,5 cm, thuộc lớp cá vây tia nằm trong họ cá tai tượng, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á. Cá betta sống ở vùng nước tĩnh, mực nước thấp như ruộng lúa, ao rạch tuy nhiên vẫn có loài sống ở vùng nước lợ như Mahachai (Thái Lan) chẳng hạn. Ngày nay cá betta thuần dưỡng có vây và màu sắc đặc sắc rất khác so với cá hoang dã với vây ngắn, màu sắc kém hơn. Cá betta là loài tương đối dễ nuôi, dễ chăm sóc, điểm đặc biệt thích thú ở cá betta là khi nuôi ta không cần bộ sục khí oxy như ở một số loài cá khác vì cá betta có một bộ phận hô hấp độc đáo gọi là mê lộ (labyrinth) lấy một phần oxy trực tiếp từ không khí, cho phép cá sống sót trong môi trường nước nghèo oxy mặc dù cá vẫn hấp thu oxy hòa tan trong nước, bạn có thể quan sát điểm thú vị này khi cá betta thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước đớp không khí. Chính vì khả năng này, nên mỗi con cá betta hoàn toàn có thể được nuôi trong keo, lọ tuy nhiên dung tích chứa nên càng lớn càng tốt để đảm bảo sức sống lâu dài. Tuổi thọ trung bình của cá betta khoảng 2 đến 3 năm nhưng thực tế để cá sống thọ đến đó khá khó vì phải đảm bảo cá không nhiễm bệnh tật từ nguồn nước & thức ăn và những nguyên nhân không rõ lý do.

    Trong phân loại sinh học thì chi Betta thuộc họ cá Tai tượng có khoảng hơn 70 loài nhưng phổ biến hơn cả là loài Betta Splendens với các tên gọi theo chuẩn (tổ chức cá betta quốc tế ibc) & địa phương như fancy, rồng, koi, phướng, xiêm, lia thia…nhiều thế nhưng đều là betta cả.

    Tên gọi cá betta và phân bố ở Việt Nam

    • Miền Nam tên thường gọi lia thia như loài lia thia mang đỏ, lia thia mang xanh thuộc chi Betta (Betta splendens). Cụ thể gồm: Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis, Betta smaragdina, Betta taeniata, Betta pugnax, cá dùi đục (Betta sp. Bung Binh)…
    • Miền Trung, Bắc Việt Nam thuộc chi Cá Cờ cùng họ với cá betta, tên thường gọi: cá thia cờ, cá sọi cờ, cá đuôi cờ, săn sắt, sin sít, cá cờ chấm cờ
    • Ngoài ra còn có một loài khá giống với betta hoang dã thuộc chi cá Thanh Ngọc cùng họ với cá betta, tên thường gọi là cá bảy trầu, cá bãi trầu

    Với tôi, vào khoảng thập niên 1990  tên gọi quốc tế betta ở Việt Nam chưa phổ biến như bây giờ, lúc đó chỉ gọi là cá xiêm (Siam trong tiếng Thái) hay cá đá, cá chọi. Mua bán cá betta thời đó chỉ là cá xiêm vây đuôi ngắn & dài (cá Phướng ~ Phướn) với màu chủ yếu xanh, đỏ chứ chưa có có betta Halfmoon (đuôi xòe 180 độ) đủ loại như bây giờ. Ngày này bạn có thể online xem hình ảnh, video clip cá của người bán đăng trên website, mạng xã hội như Facebook group, page cá betta. Sau khi ưng ý, bạn có thể liên hệ đặt mua, thanh toán (thông thường là chuyển khoản cho người bán), vận chuyển đến tận tay mà không cần phải đến các tiệm cá như trước đây. Còn về giá bán cá betta hiện nay cũng không phải là mắc, mức giá bán lẻ tùy loại theo độ đẹp, độc & lạ và giá thì giao động từ 30.000đ đến mấy trăm ngàn 1 con cũng có.

    Save

    Save

    Save

    Chia sẻ:

    Like this:

    Số lượt thích

    Đang tải…

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tượng Gỗ Cá Xiêm
  • Túm Đuôi Cá Bảy Màu
  • Cá Bảy Màu Rồng Đỏ
  • Cá Bảy Màu Full Black
  • Cá Bảy Màu Fullred S2

Cá Betta Là Gì ? Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Betta

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Thuỷ Sinh Bơi Theo Đàn Đẹp Cho Bể Cá Cảnh Được Nuôi Nhiều Hiện Nay
  • Thiết Kế Hồ Cá Rồng Trọn Bộ Tủ Gỗ Tại Bình Thạnh
  • Phụ Kiện Cá Cảnh Uy Tín
  • Nguyên Nhân Cá Cảnh Chết Trong Quá Trình Chăm Sóc
  • 5 Điều Cần Nhớ Để Nuôi Cá Mùa Đông Mà Không Bị Nấm
  • Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.

    1. Giới thiệu thông tin cá betta, cá xiêm đá

    – Tên khoa học: Betta spp

    – Chi tiết phân loại:

    Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

    Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

    Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 …

    Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thia; Cá Thia xiêm; Cá Chọi; Cá Phướn

    Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish

    Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

    – Tên Tiếng Anh: Betta

    – Tên Tiếng Việt: Cá Xiêm; Cá Đá

    – Nguồn cá:Sản xuất nội địa

    – Số kiểu hình:8

    Hình ảnh cá betta, cá xiêm đá

    2. Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá

    – Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

    – Chiều dài cá (cm):5 – 7,5

    – Nhiệt độ nước (C):24 – 30

    – Độ cứng nước (dH):5 – 20

    – Độ pH:6,0 – 8,0

    – Tính ăn:Ăn tạp

    – Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

    – Chi tiết đặc điểm sinh học:

    Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …

    Tầng nước ở: Mọi tầng nước

    Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …

    3. Kỹ thuật nuôi cá betta, cá xiêm đá

    – Thể tích bể nuôi (L):50 (L)

    – Hình thức nuôi: Nên tách riêng biệt

    – Nuôi trong hồ rong:Có

    – Yêu cầu ánh sáng:Vừa

    – Yêu cầu lọc nước:Ít

    – Yêu cầu sục khí:Ít

    – Chi tiết kỹ thuật nuôi:

    Chiều dài bể: 30 – 40 cm

    Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.

    Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất dành cho người mới tập chơi cá cảnh

    Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

    --- Bài cũ hơn ---

  • Máy Tách Bọt Cho Bể Cá Cảnh Aqua Excel Ae401
  • Hệ Thống Siêu Thị Cá Cảnh, Thủy Sinh Hoàng Lam
  • Cung Cấp Canxi Cá Tuyết Quận 9
  • 19 Loại Cá Cảnh Nhỏ, Đẹp, Dễ Nuôi Nhất Ở Việt Nam & Thế Giới
  • Các Loại Cá Cảnh Đẹp Nhất Khiến Những Người Yêu Cá Mê Tít

Cá Betta Plakat Là Gì ? Cách Phân Biệt Cá Betta Plakat ! Cách Nhận Dạng Cá Betta Plakat

--- Bài mới hơn ---

  • Người Mạnh Dạn Phát Triển Cá Betta Thế Hệ Mới
  • Kiếm Tiền Từ Nghề Nuôi Cá Betta
  • Tìm Hiểu Về Loài Cá Betta (Cá Chọi)
  • Tải Betta Fish Wallpapers Cho Máy Tính Pc Windows Phiên Bản
  • Cá Betta Đumbo White Size 2
  • Cá Betta Plakat, một dạng cá Betta cảnh, có hình dạng tương tự như con Halfmoon nhỏ. Đây là dòng cá đang phát triển mạnh mẽ vì ngày càng có nhiều người yêu thích HMPK hơn là plakat truyền thống. Điều này dẫn đến việc betta Plakat lên giá còn plakat truyền thống bị mất giá.

    – Đây là một con Halfmoon Plakat mà tôi thấy rất gần với Halfmoon Plakat lý tưởng mà mọi người cố gắng đạt tới. Vây lưng lớn, vây đuôi khi xòe ra rất đẹp và cả 3 vây chồng lên nhau một cách rất dễ thương.

    – Hai vây đuôi đầu tiên có tia vây phân làm 4 nhánh nhưng vây đuôi thứ ba chỉ phân làm 2 nhánh, điều không được chấp nhận đối với một Halfmoon Plakat chính hiệu.

    – Hãy quan sát những cái vây lưng ở trên. Hình 1 và 2 là những cái vây lưng lý tưởng. Cái thứ nhất rộng, phát triển mạnh về phía sau và thẳng đứng. Cái thứ hai rộng và xếp chồng một cách thích hợp lên vây đuôi. Cái thứ 3 không đủ rộng và không xếp chồng lên vây đuôi. Vây đuôi này không đạt so với hai vây đuôi đầu.

    – Hãy quan sát những cái vây hậu môn ở trên. Vây hậu môn ở hình đầu là ít lý tưởng nhất. Thứ nhất nó quá dài nên không tỷ lệ với vây đuôi. Thứ hai, nó không xếp chồng thích hợp lên vây đuôi. Vây thứ hai trông rất tù và ngắn. Với tôi nó không đẹp lắm nhưng chấp nhận được chừng nào nó tỷ lệ hài hòa với thân và các vây khác. Vây hậu môn thứ 3 theo tôi là lý tưởng nhất. Đầu cuối của nó vòng xuống, hướng về phía sau và xếp chồng một cách thích hợp lên vây đuôi.

    – Một Halfmoon Plakat lý tưởng phải có các vây và thân hình tỷ lệ tùy theo độ tuổi và đặc điểm của cá. Cạnh đuôi phải thẳng, đuôi xòe rộng 180 độ. Vây lưng nên to và thẳng đứng, không nên cong hay nhỏ vì nó sẽ không thể xếp chồng lên vây đuôi được. Vây hậu môn nên hơi hướng về phía sau và xếp chồng lên vây đuôi.

    nguồn : sinhvatcanh

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Để Chăm Sóc Cá Betta
  • Tên Gọi Và Giải Thích Về Tên Gọi Dòng Cá Betta
  • Phân Biệt Betta Trống Và Mái
  • Cách Chăm Sóc Để Cá Betta Lớn Nhanh, Lên Màu Đẹp?
  • Cá Beta Khổng Lồ Tại Hà Nội

Cá Betta Là Cá Gì? Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Betta Khỏe Mạnh, Lớn Nhanh

--- Bài mới hơn ---

  • Làm Sao Để Chăm Sóc Bể Cá Lúc Về Quê Ăn Tết?
  • Top 4 Địa Chỉ Bán Cá Cảnh Đẹp Và Uy Tín Nhất Đà Nẵng
  • Kỹ Thuật Ép Cá Betta Để Đạt Được Số Lượng Cao
  • Vé Máy Bay Giá Rẻ Từ () Đi Xiêm Riệp (Rep)
  • Cá Betta King Sống Được Bao Lâu?
  • là một loài cá cảnh đang được rất nhiều người yêu thích. Những chú cá này có màu sắc sặc sỡ và những chiếc vây mềm mại, óng ả sẽ làm cho không gian ngôi nhà được đẹp mắt hơn. Tuy nhiên nuôi cá Betta cần chú ý những gì và kỹ thuật nuôi cá chọi cảnh Betta có khó không? Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết sau.

    Cá Betta hay còn gọi là cá Xiêm, cá chọi. Đây là loài cá được nuôi rất phổ biến ở nước ta. Cá có tên khoa học là Betta splendens, thuộc bộ cá vược và có họ với cá tai tượng.

    Cá Betta có nguồn gốc từ loài cá Betta splendens Regan. Hiện nay chúng được chọn lọc và lai tạo vì thề có rất nhiều loại khác nhau. Đây là một loài cá có tuổi thọ trung bình là 2 – 3 năm. Tuy nhiên trong vòng 1 năm đầu, cá sẽ khỏe mạnh và có vẻ đẹp rực rỡ nhất.

    Một trong những lý do loài cá này được yêu thích đó là vì chúng có rất nhiều màu sắc rực rỡ. Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp vảy dày, thâm chí lớp vảy còn trùm kín cá nắp mang và trên đầu. Phần vây của cá dài và mềm mại, quyến rũ.

    Hiện tại loài cá này được lai tạo có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh dương, xanh ngọc, xanh thép, màu vàng, màu đen, màu nhị sắc… Một số chú cá còn có hoa văn như bướm hoặc cẩm thạch.

    Giống cá này được nhập khẩu từ Thái Lan và được mệnh danh là nữ hoàng trong những loài cá Betta. Bởi chúng có màu sắc khá giống với những chú cá chép Koi đến từ Nhật Bản. Trên thân chúng có rất nhiều màu từ đơn sắc, nhị sắc và đa sắc. Những mảng sắc màu trên đuôi chính là điều mà ai cũng yêu thích ở loài cá này.

    2.2. Betta Halfmoon – cá Fancy đuôi dài

    Loài cá này có giá cả sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc nó có xuất xứ từ Thái Lan hay Việt Nam. Chúng có đặc trưng với các cặp vây lớn hơn so với những con cá chọi thông thường. Loài cá này chính là kết quả của sự lai tạo giữa một chú cá Betta thông thường và một dòng cá Betta Smaragdina.

    Tuy không có bộ đuôi với góc xòe đủ rộng 180 độ như các loại cá Betta khác tuy nhiên chúng lại có một điểm đặc biệt khác. Đó là những chiếc vây bơi to ở hai bên, chính vì thế chúng còn được gọi là ” cá tai voi”. Hiện tại loài cá này có 5 màu sắc cơ bản là ánh đỏ, ánh tím, ánh vàng, siêu trắng bạch kim.

    Bạn đã tìm được giống cá Betta mà mình yêu thích chưa? Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá Betta mà bạn cần biết.

    – Khi chọn cá Betta trống thì nên chọn con có kích thước lớn, màu sắc rực rỡ, chuẩn nét. Các vây, vảy hoàn thiện không được rách hoặc nhợt nhạt màu sắc. Những vây bụng và lưng phải xòe rộng, không dị tật. Đây là những con cá chọi Betta khỏe mạnh và hung hăng nhất.

    – Đố với cá mái thì việc chọn những con khỏe mạnh và vẻ ngoài hoàn thiện sẽ tốt nhất. Tuy nhiên với cá mái thì nên để ý bụng xem có tròn không. Bạn cũng có thể bắt cá mái lên tay và xem phần hậu môn có mụn trắng không? Nếu đã có thì đây là chú cá có thể sẵn sàng sinh sản được.

    Môi trường sống luôn là điều rất quan trọng khi bạn chọn nuôi bất kỳ loại cá nào. Và môi trường tốt nhất để nuôi betta là nước mềm, ấm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ. Một điều bạn cần lưu ý nữa là trong bể cá không nên đặt các thiết bị chạy oxy hay máy lọc. Bởi loài cá này yêu thích môi trường nước yên tĩnh.

    Trong bể cá bạn cũng có thể thả thêm rong, tảo nếu muốn bể cá sinh động hơn. Không gian để nuôi cá cũng không cần quá lớn. Bạn có thể nuôi những chú cá này trong bể cá mini, chai thủy tinh cũ… Tuy nhiên nên đặt bể cá ở nơi không có ánh sáng trực tiếp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Đồng thời nên quan sát và thay nước thường xuyên để cá luôn sống trong môi trường sạch sẽ.

    Khi nuôi bất kỳ một loài cá cảnh nào, thức ăn là điều bạn nên quan tâm. Bởi với mỗi loài cá nguồn thức ăn bạn cần cung cấp cho chúng là khác nhau. Trong tự nhiên, cá Betta thường ăn các ấu trùng hay côn trùng nhỏ. Chính vì thế khi nuôi cá bạn hoàn toàn có thể sử dụng những loại thức ăn này.

    Chỉ nên lưu ý một điều đó chính là bạn không nên cho cá ăn quá nhiều. Mỗi ngày chỉ cần 10 con cung quăng hay vài cọng trùn chỉ. Hoặc nếu không có những loại thức ăn trên thì tìm mua những thức ăn chế biến sẵn cũng có thể nuôi được cá. Chia nhỏ lượng thức ăn trên cho 2 – 3 bữa/ ngày như vậy cá mới có thể phát triển khỏe mạnh.

    Cá Betta là loài có tính hiếu chiến cao, chính vì thế không nên nuôi cá với số lượng nhiều. Bởi vì chúng sẽ thể hiện sức mạnh của mình bằng cách đánh nhau. Bạn cũng không nên để gương phản chiếu ở gần nơi chúng sinh sống, có thể chú cá sẽ hiểu nhầm đấy.

    Tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng có thể cho chúng ở cùng bể với nhau. Bởi vì đôi lúc hiếu chiến cũng giúp chúng tỉnh tá, tinh nhanh hơn.

    Khi đã biết được kỹ thuật nuôi cá thì bạn đã sẵn sàng nuôi một bể cá rồi đúng không? Tuy nhiên giá của các loại cá này như thế nào, địa chỉ mua cá ở đâu? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau.

    Giá của cá betta rồng nhìn chung khá rẻ chính vì thế không khó để sở hữu một bể cá chọi trong nhà. Tuy nhiên giá của cá mái sẽ cao hơn cá trống.

    Thông thường giá rơi vào khoảng 90,000 đồng đến 180.000 đồng/con.

    Để lựa chọn được một điểm mua cá Betta uy tín, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng không phải dễ. Tuy nhiên nếu ở các thành phố lớn thì sẽ có một vài gợi ý :

    Ở thành phố Hồ Chí Minh: Cơ sở nuôi Minh Quang, Betta Garden, Betta shop…

    Ở thành phố Hà Nội bạn nên đến Công ty TNHH Minh Vương, Mega Betta VN…

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thú Chơi Cá Lia Thia
  • Lá Bàng Khô Có Lợi Hay Hại Cho Cá Betta Bạn Đã Biết Hết Chưa?
  • Các Loại Cá Cảnh Dễ Sinh Sản, Dễ Nuôi
  • Bệnh Đốm Trắng Ở Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Và Cách Điều Trị
  • Cá Betta Sinh Sản Như Thế Nào ?

Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Koi Là Gì? Anh Em Đã Chơi Cá Betta Koi Chưa?

--- Bài mới hơn ---

Như Thế Nào Là Cá Betta Lem Hay Cá Betta Nhiễm ?

--- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Betta Koi Plakat Khỏe Mạnh Lớn Nhanh, Máu Chiến
  • Cá Tầm Giao Tận Nơi Tphcm
  • Giới Thiệu Chung Về Cá Tầm
  • Cách Làm Cá Kho Tộ Đậm Vị Xiêu Lòng Người Ăn Đơn Giản
  • Cách Làm Cá Kho Tộ Thơm Ngon Đặc Biệt Của Người Miền Nam
  • “Lem” hay “Nhiễm” màu ở cá betta là gì?

    Tiến sĩ Gene Lucasnguồn http://www.bettas4all.nl

    Một trong những vấn đề nhức đầu đối với các nhà lai tạo cá betta đơn sắc để tham dự triển lãm đó là sự hiện diện thường trực, nhất là ở vây, của hai màu hoà vào nhau. Ở loại cá đơn sắc, điều này được xem như là một nhược điểm nghiêm trọng. Tôi nghĩ đặc điểm như vậy bị coi là lỗi dựa trên các tiêu chuẩn triển lãm và sự tồn tại của chúng buộc các nhà lai tạo phải tuyển chọn cá theo hướng định sẵn, mà điều đó có thể hạn chế sự phát triển của những dòng cá mới một khi chúng chưa được công nhận bởi các tiêu chuẩn triển lãm và chấm điểm. Tôi sẽ mô tả về vấn đề này ở cá betta, rồi mô tả chi tiết về ảnh hưởng của các tiêu chuẩn.

    Một con cá betta đuôi delta đa sắc xanh. Nó được coi là cá xanh bị “nhiễm” đỏ hay “lem” đỏ ở vây. Cá không hoàn toàn đỏ hoặc xanh vì cả hai màu trên đều thuộc loại đơn sắc trong các cuộc triển lãm.

    “Lem” hay “Nhiễm” màu ở cá betta

    Thuật ngữ thông dụng nhất thường được nghe khi người ta trao đổi về những con cá như vậy là “vây xanh bị lem đỏ” hay “vây đỏ bị nhiễm xanh”. Tôi xin đưa ra một bức ảnh điển hình về con cá bị tình trạng này. Hầu hết mọi người đều nhận ra đấy là kiểu đột biến màu sắc phổ biến, nó được xếp vào loại cá “đa sắc” từ khi tiêu chuẩn về màu sắc của IBC được xây dựng. Con cá này xuất phát từ bầy có cá cha mẹ là xanh và đỏ, với mục đích tạo ra cá màu tím.

    Mặc dù con cá này nhìn chung hơi tím, nó hoàn toàn không gồm hai màu tách bạch mà chỉ đỏ ở một số nơi và xanh ở những nơi khác. Hầu hết cá betta trong các bầy lai đều thuộc dạng này. Vấn đề ở đây đó là chúng không hoàn toàn là cá đơn sắc hay nhị sắc (thân một màu và vây một màu khác). Sự pha trộn màu sắc khiến tạo ra màu nền (trường hợp này là đỏ) và “màu vỏ” (trường hợp này là màu xanh).

    Mặc dù có rất nhiều loại cá betta đơn sắc nền sẫm, nhưng không có màu nào hoàn hảo. Màu đỏ đẹp nhất mà tôi gọi là đỏ hồng đào. Chúng mạng gen “bóng” (blond) mà nó làm giảm màu đen và dường như giúp cải thiện mức độ đỏ. (Màu đỏ có thể đậm và lan rộng trên vây của cá cambodian nhưng thân chúng lại nhạt. Màu của chúng không bao giờ tốt bằng màu đỏ sậm). Thật không may, hầu hết cá đỏ đều có viền đen hay chấm đen hình oval trên mặt vảy. Màu đỏ dường như phát triển chậm hơn các màu khác và đi sau sự phát triển của vây. Điều này rất rõ rệt, nhất là ở cá đực đuôi dài. Nhược điểm ở đây là màu tại chóp vây thường mỏng và nhạt đi khi đuôi dài ra.

    Ở cá betta ánh kim như xanh dương và xanh lục, các sắc tố thường phát triển rất mạnh lấn át các sắc tố khác. Nó cũng lan rộng trên khắp bề mặt thân và vây ngoại trừ ở vây ngực và kỳ. Ở cá hoang dã, sắc tố này bị giới hạn thành các hàng và đốm trên mặt vảy và các vệt hay hoa văn trên vây. Tuy nhiên, có một giới hạn đáng chú ý ngăn cản sắc tố lan rộng toàn thân. Đó là màu sắc dường như không bao giờ lan lên đến đầu và vây ngực. Những nơi này nên có màu sắc. Những nhà lai tạo nghiêm túc luôn nỗ lực cải thiện điều này. Vây ngực thường trong suốt còn vây bụng thường màu đỏ với chóp trắng. Cá xanh với vây bụng đỏ là điều không mong muốn, mà nên có màu xanh (xanh lục, xanh thép, xanh dương).

    Các thể loại màu của IBC bao gồm đơn sắc đỏ hay đơn sắc xanh (hay đơn sắc tím nếu có). Một loại khác là nhị sắc khi mà thân màu xanh còn vây màu đỏ (hay ngược lại) nhưng ở cá nhị sắc, các màu nên giới hạn chỉ ở thân hoặc ở vây. Sự lem màu từ thân sang vây hay ngược lại bị coi là lỗi nặng trong thể loại nhị sắc. Thân con cá betta trong ví dụ có màu tím thuần nhưng vây không ra đỏ hay xanh. Sử dụng thuật ngữ như mô tả ở trên, trong trường hợp này chúng ta có thể nói cá bị nhiễm đỏ hay lem đỏ lên màu xanh (hay nói cách khác, màu đỏ bị nhiễm xanh và màu xanh bị lem đỏ), gọi cách nào cũng được.

    Tiêu chuẩn đánh giá cá betta xếp loại màu này vào loại đa sắc, dù gọi như vậy nhưng tôi tin không mấy nhà lai tạo cố tình lai tạo chúng. Tôi cho rằng chúng hầu hết đều xuất phát từ những bầy cá đơn sắc và nên huỷ đi nếu bầy cá được tuyển chọn để tham dự thể loại cá đơn sắc. Nhiều con chỉ có thể liệt vào loại tự do (Form and Finnage) mà nó vốn được lập ra để đánh giá những con cá xuất sắc nhưng lại không thuộc thể loại đơn sắc.

    Nếu chúng ta muốn tham dự triển lãm, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị ở một mức độ nào đó. Chừng nào còn có sự khác biệt thì còn có những ý kiến khác nhau về những gì “đẹp nhất” hay được mong đợi nhất. Giải pháp cho vấn đề này là xây dựng một hệ thống để sắp xếp tất cả vào đúng thể loại của chúng. Do đó mà các cuộc triển lãm, trường đua hay những dạng thi đấu khác được tổ chức thành vô số thể loại, phân loại hay những cấp độ phân loại dự thi khác nhau để phục vụ mục đích này. Tốt nhất, các thể loại nên do những người có kinh nghiệm quyết định, họ sẽ xây dựng những bộ tiêu chuẩn hợp lý đối với hàng loạt nhóm bất kỳ dựa trên một nền tảng chung.

    Làm sao có thể so sánh giữa cây táo và hoa mai? Hãy tưởng tượng một cuộc triển lãm chó mà tất cả được xếp chung vào một thể loại. Làm sao có thể xác định được con thắng cuộc? Việc đánh giá sẽ là cảm tính, thiếu định hướng và hoàn toàn chủ quan. Một trọng tài có thể thích chó với kích thước nhất định, trọng tài khác ở màu sắc, người khác nữa ở trí khôn của nó, và vân vân. Đây là bí quyết để biến sự hỗn độn thành có trật tự. Hãy liên hệ về bất cứ loài nào từ chó cho đến hoa huệ, và bạn sẽ tìm ra chân lý. Ví dụ, nếu bạn từng theo dõi chương trình Triển lãm chó Westminster trên TV thì bạn sẽ hiểu ý tôi.

    Hãy lấy triển lãm chó làm ví dụ. Mọi người sẽ thấy rằng có nhiều loại chó thuần dưỡng khác nhau. Chúng được phát triển thành những loại chuyên biệt trong một thời gian dài và trên thực tế, những dòng mới đang được tạo ra dựa trên những dòng có sẵn. Những dòng chó được di truyền một số đặc điểm vốn được duy trì ở chó thuần dưỡng. Không cần đưa ra thật nhiều dòng chó để minh chứng cho những dòng lai khác nhau. Hãy xem xét một đặc điểm của chúng:

    1. Kích thước. Chó có nhiều kích cỡ, từ những dòng tí hon (Chihuahua) nặng vài trăm gram đến dòng khổng lồ (Saint Bernard) nặng đến vài trăm kilogram. Mỗi dòng đều có tầm cân nặng nhất định… và giới hạn.

    2. Màu sắc. Chó có nhiều màu từ trắng, vàng, đỏ và đen đến đa sắc (German Shepherd, Doberman…) và hàng loạt hoa văn, kiểu lông thảm (Collie, Beagle…), và những kiểu đốm (Dalmatian, Pointer…) cùng những màu khác.

    3. Lông. Có thể thẳng, lượn sóng, xoăn tít… có thể dài, trung bình, ngắn hay thậm chí không có lông! Lông có thể trơn tru và mượt hay thậm chí thô ráp (như một số con Char-pei). Bên cạnh bộ lông tự nhiên, lông chó có thể được tỉa tót thành hình dạng và hoa văn độc đáo. Lông có thể được nhuộm, tỉa tót và vuốt để trông phù hợp hơn so với tiêu chuẩn.

    4. Hình dạng. Các dòng có thể được phát triển dựa trên một số đặc điểm chẳng hạn như mặt ngắn (Pug, Boxer…) hay chân rất ngắn (Daschund, Bulldog…), kích thước tai, thân hình (Great Dane, Boxer…) vân vân. Một vài bộ phận có thể được “cải thiện” và thường là bằng phương pháp nhân tạo như tỉa tai và đuôi.

    5. Mức độ thân thiện. Mức độ thân thiện của chó từ hiền lành và đáng yêu (Golden Retriever, Border Collie) đến hung dữ và nguy hiểm (Pit Bull, Chow…). Một số chó nhỏ rất hung dữ nhưng một số chó khổng lồ lại rất hiền lành.

    6. Công dụng. Nhiều dòng chó được phát triển với mục đích đặc biệt chẳng hạn như kéo xe, chăn cừu, gia súc…, truy lùng, bao gồm theo dấu vết người và đánh hơi hành lý, chạy đua, canh nhà và vân vân. Một số chỉ để chơi và làm bạn.

    Bản tóm tắt ở trên cho thấy rằng chỉ với một vài đặc điểm cũng có thể sắp xếp thành vô số kiểu kết hợp. Điều này có thể không thấy rõ khi quan sát những dòng chó khác nhau nhưng nếu khảo sát kỹ từng loại thì người ta sẽ thấy chúng bao gồm các đặc điểm kể trên. Tôi không muốn đi quá sâu vào chi tiết do tôi chỉ muốn sử dụng chó như là một ví dụ vì mọi người biết nhiều về chúng.

    Bởi vì sở thích chính của tôi là cá betta, tôi sẽ sử dụng các tiêu chuẩn của IBC để minh hoạ. Một nhóm màu chính của cá betta gọi là “đơn sắc sẫm”. Chúng được phân thành “ánh kim” (gồm ba loại: xanh dương, xanh lục và xanh thép) và “không ánh kim” (gồm hai loại: đỏ và đen). Cá lý tưởng thuộc mỗi loại phải có màu đơn sắc tương ứng với loại đó. Một uỷ ban sẽ ban hành các tiêu chuẩn đánh giá cho mỗi loại. Màu sắc nên đậm và sạch và bao phủ toàn thân cá. Ở các loại này, sự hiện diện của bất cứ màu nào khác được xem là lỗi và càng xuất hiện nhiều thì lỗi càng nặng.

    Việc phát hiện lỗi là dễ dàng trong khi chấm điểm nhưng luôn có câu hỏi. Đâu là màu xanh lục hay đỏ lý tưởng? Cá xanh lục biến thiên từ xanh lá mạ qua xanh lá cây đến xanh ngọc. Màu đỏ biến thiên từ “đỏ cam” qua đỏ đào, đỏ huyết đến đỏ bầm. Màu xanh lục được ưa thích nhất là xanh lá cây và màu đỏ được ưa thích nhất là màu đỏ đào hay đỏ huyết. Một trọng tài có thể dễ dàng phát hiện ra lỗi nhưng vẫn chủ quan trong việc đánh giá đâu là màu xanh lục hay đỏ đẹp nhất. Việc cung cấp những bảng màu và hình ảnh mẫu để so sánh đã từng xảy ra nhưng không được phổ biến cho lắm. Đồng thời, nó cũng hạn chế sự phát triển của một số đột biến khác. Màu cam là một ví dụ, nó trở nên phổ biến vì được đánh giá là dòng cá tốt, nhưng những nhà lai tạo muốn chiến thắng trong các triển lãm sẽ không duy trì và lai tạo dòng cá này bởi vì hiện chưa có thể loại betta cam do đó chúng bị xem là loại cá đỏ kém chất lượng ( VNRD: đó là vào thời điểm 2002, hiện tại dòng vàng/cam/trong suốt đã được IBC công nhận).

    Tôi đã bày tỏ mối quan tâm đến sự tác động của những tiêu chuẩn triển lãm đến sự phát triển của những dòng hay dạng cá mới. Với tư cách là nhà di truyền học, người yêu thích những điều mới mẻ và khác biệt, tôi rất thích những cá thể lạ vốn đang được duy trì. Tôi không nghĩ mình là người duy nhất có ý kiến như vậy. Các bạn có ý kiến gì không?

    Tiến sĩ Gene A. Lucas

    Chuyên mục BETTAS… AND MORE

    Tạp chí FAMA, số tháng 6/2002 Nguồn: http://www.diendancacanh.com/

    Người dịch: Nguyễn Trung Đại – vnreddevil

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Betta Black Devil Là Loài Như Thế Nào?
  • Tải Hình Nền Cá Betta Cho Máy Tính Pc Windows Phiên Bản
  • Cách Cải Thiện Vây Lưng Của Betta
  • 10 Loại Cây Tốt Nhất Cho Cá Betta
  • Giới Thiệu Cơ Bản Về Loài Cá Betta (Lia Thia, Xiêm)

Cá Betta Koi Là Cá Gì? Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Khỏe Mạnh Lớn Nhanh

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Xử Lý Triệt Để Nước Hồ Cá Koi Bị Vàng
  • Có Thể Nuôi Cá Koi Chung Với Cá Gì?
  • Cá Koi Nuôi Chung Cá Gì? Bật Mí Cách Nuôi Cá Koi Đơn Giản Mà Hiệu Quả
  • Hình Xăm Cá Chép Hóa Rồng Đẹp 3D
  • Hướng Dẫn Lựa Chọn Cá Koi Phù Hợp Với Phong Thủy Nhà Bạn
  • Cá Betta Koi (Halfmoon) là một loài cá nhập khẩu được nhiều người chơi cá cảnh ở Việt Nam yêu thích. Có được những bể cá Betta Koi Halfmoon trong nhà chắc chắn ngôi nhà của bạn sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều. Tuy nhiên để những chú cá phát triển khỏe mạnh thì những kiến thức về kỹ thuật nuôi cá Koi Halfmoon là rất cần thiết.

    Cá Betta Koi là một trong số các loài và được nhập khẩu từ . Loài cá này có tên khoa học là Betta SPP, tên tiếng Anh là Koi Halfmoon Fish. Chúng còn được gọi với nhiều cái tên như cá Betta Halfmoon, cá Xiêm Halfmoon…

    Đây là một giống cá cảnh có màu sắc tuyệt đẹp, màu sắc của cá thường là màu đỏ cam – màu sắc đặc trưng của cá Koi. Trên thân của chúng còn có điểm xuyết những đốm đen và trắng rất bắt mắt.

    Trong số những giống cá Betta thì cá đuôi dài như Betta Koi (Koi Halfmoon) là loài cá cần phải được chăm sóc kỹ càng. Bởi chúng được thuần hóa và lai tạo nên không thể sống được trong môi trường hoang dã như cá Betta đuôi ngắn.

    Chọn giống là khâu rất quan trọng để có được những chú cá Betta Koi khỏe mạnh nhất. Những chú cá có cấu trúc cơ thể cân đối, kích thước đầu và gốc đuôi phải có tỷ lệ thích hợp. Bạn cũng cần chú ý quan sát những con cá mà các bộ phận trên cơ thể không quá to, cũng không quá nhỏ.

    Trong một đàn cá chọn những con có chiều dài phần đầu bằng 1/3 chiều dài thân. Với tỷ lệ này cá trông sẽ không quá ngắn cũng không quá dài. Điều này sẽ giúp cá chuyển động một cách cân bằng.

    Khi chọn giống cũng cần chọn những con cá có vây dài và đẹp, không bị rách, vây bụng và lưng phải xòe rộng. Thêm vào đó những chú cá hung hăng, khỏe mạnh. Khi chọn những chú cá cái để sinh sản thì chọn cá có phần bụng tròn, phần hậu môn có mụn trắng. Đây là những con cá sẵn sàng cho việc sinh sản.

    Thông thường cá Betta Koi sẽ không được nuôi với loại cá khác. Chính vì thế kích cỡ bể lý tưởng cho loài cá này chỉ cần12x17x20 cm. Đây là kích cỡ bể vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa tạo thoải mái cho cá sống lâu dài.

    Bể cá có thể thêm rong, tảo để tăng thêm tính thẩm mỹ. Không nên đặt cá ở nơi có ánh sáng trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Nhiệt độ nước lý tưởng là 24 – 30 độ C, độ cứng của nước là 5 – 20, độ PH 6 – 8. Bể cá có thể không cần sục khí vì cá có cơ quan hô hấp phụ.

    Beta Koi là loài cá cảnh ăn tạp, thức ăn của chúng thiên về động vật như cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng, côn trùng …. Khi mua thức ăn về cần cho vào chậu và dùng tay khuấy nước thành vòng xoáy mạnh để loại bỏ chất bẩn.

    Cho cá Betta Koi ăn mỗi ngày 2 lần sáng và chiều và cho ăn mỗi lần 1 lượng trùn bằng hạt đậu xanh.

    Lưu ý không nên cho ăn nhiều hơn, cá sẽ khó tiêu hoá, dễ sình bụng hay gặp các bệnh đường ruột. Cũng không nên cho ăn quá ít, cá sẽ bị suy và không phát triển bình thường, cá sẽ không phát triển tốt.

    Ngoài những điều trên thì người nuôi cá Betta Koi cũng cần phải chú ý những điều sau đây:

    – Thông thường nếu nuôi nhiều cá cảnh cùng một lúc thì các bể cá cần được che chắn kỹ. Bởi chỉ cần nhìn thấy những chú cá khác thì Betta Koi sẽ có phản xạ tấn công. Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng cần cho cá chạm mặt nhau để tăng khả năng hiếu chiến và giúp bộ duôi của chúng không bị xếp lại quá lâu. Đây là điều đặc biệt quan trọng với dòng cá Koi Halfmoon.

    – Cần đảm bảo môi trường nuôi cá phải sạch và không có vi khuẩn gây hại cho cá Để làm được điều này thì người chơi cá phải thay nước thường xuyên tùy thuộc vào những yếu tố ngoại cảnh. Nếu dùng nước máy thì nước phải được phơi ngoài trời ít nhất là 24h trước khi sử dụng

    Cá Betta Koi (Koi Halfmoon) là loài hiếu chiến chính vì thế chấn thương là điều rất dễ xảy ra. Điều này có thể là do những con cá đực tấn công con cái, cá đực tấn công nhau. Điều này sẽ khiến vây cá hoặc các bộ phận trên cơ thể cá bị tổn thương.

    Lúc này cần đặt chúng cách ly với nhau, sau đó nhỏ thêm một giọt thuốc khử trùng nước. Sau đó nuôi cá cho đến khi vây mọc lại khi đó ta sẽ để cá vào bể ban đầu.

    Đây là bệnh có thể khiến cá Betta Koi chết một cách nhanh chóng. Bệnh này lúc đầu có thể khiến cá mất cảm giác ngon miệng, bỏ ăn, thở nhanh và bị hôn mê.

    Nguyên nhân là do cho cá ăn quá nhiều làm bộ lọc quá tải, không thay nước thường xuyên.

    Trong trường hợp này cần thay đổi nước khoảng 50% trong 3-4 ngày và thêm than hoạt tính vào bộ lọc trong khoảng 5 ngày.

    Bệnh này là do điều kiện nước trong bể không tốt làm cho các vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng. Từ một chấn thương nhỏ cá Betta Koi có thể bị thối vây, tia vây bị mủn ra xuất hiện những vết máu đỏ.

    Khi cá bị bệnh ta cho vào bể cách ly, chữa trị bằng thuốc kháng sinh và làm sạch vết thương sử dụng nước axit nhẹ

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Cho Cá Koi Ăn
  • Cá Koi Giá 41,5 Tỷ Đắt Nhất Thế Giới
  • Cận Cảnh Chú Cá Koi Đắt Nhất Thế Giới Giá 42 Tỷ Đồng
  • Dân Sài Thành Chơi Cá Koi Bạc Tỉ
  • Cá Kim Sơn Ăn Gì? Giá Bao Nhiêu? Có Nên Nuôi Chung Với Cá Rồng?

Fancy Là Gì? I Am So Fancy Là Gì?

--- Bài mới hơn ---

  • Fancy Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Fancy
  • Full Gold Ribbon Sharkfim Mái Full Vẩy Đầu
  • Bắn Cá Ăn Xu Đổi Thưởng Fishing King
  • Trước Giờ Khai Cuộc Trận Chung Kết Mocha Xgaming Liên Quân Đại Chiến, Cá Fish Phát Thông Điệp ‘cà Khịa’: Xin Lỗi Quan Hệ Team Vì Takademy Quá Mạnh!
  • Big Fish H5 Khiến Người Chơi Bắn Cá Đến Mỏi Cả Tay Mà Vẫn Không Thấy Chán!
  • Bạn đã từng nghe nói đến Fancy mà không biết chính xác nó nghĩa là gì? Tại sao mọi người lại hay dùng Fancy vậy nhỉ? Đôi giày này fancy quá! Anh thấy thật là Fancy!

    Cũng giống như Like, Love hoặc Interest, Fancy là một từ tiếng Anh được dùng khá phổ biến. Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, Fancy có một số nghĩa như sau:

    Mời bạn cũng khám sự thú vị trong các ý nghĩa của Fancy theo các từ loại:

    Danh từ the FANCY

    Sự tưởng tượng; Sự phỏng đoán; Tính đồng bóng; Ý muốn nhất thời hoặc Sở thích, thị hiếu.

    the fancy – những người hâm mộ (một môn thể thao gì); những người thích (một thú riêng gì); những người hâm mộ quyền Anh

    Có tính trang hoàng, có tính trang trí.

    VD: fancy dress: quần áo cải trang

    fancy goods: hàng hóa có trang trí đẹp

    Nhiều màu (hoa), màu mè

    Lạ lùng, vô lý.

    at a fancy price – với giá đắt lạ lùng

    Tưởng tượng.

    a fancy picture – bức tranh tưởng tượng

    Để làm cảnh, để trang hoàng.

    fancy pigeon – chim bồ câu nuôi làm cảnh

    FANCY ngoại động từ chúng tôi

    Tưởng tượng, cho rằng, nghĩ rằng.

    Nuôi (súc vật) làm cảnh, trồng (cây) làm cảnh.

    Thành ngữ: oh, FANCY!

    Ồ! Thật lạ quá!

    Fancy! He’s believing it!: Hắn lại tin cái đó mới lạ chứ.

    3. I’m so Fancy nghĩa là gì?

    Từ nghĩa của Fancy bạn có thể cảm nhận được nghĩa của câu “I am so Fancy là gì?”

    I am so Fancy thể hiện rằng bạn đang đánh giá cao bản thân mình, bạn cảm thấy bản thân thật thu hút, sành điệu. Người bản xứ nói rằng: I am so Fancy có nghĩa gần như “You’re more than normal” – nghĩa là bạn thấy bản thân hấp dẫn, thu hút hơn bình thường.

    4. Một số cụm từ thường đi chung với Fancy là gì?

    5. Các tính từ của Fancy là gì?

    fanciful: huyền ảo,· không có thật, kỳ cục, kỳ khôi, thích kỳ lạ, tưởng tượng, đồng bóng

    fancifulness: tính chất kỳ lạ · tính chất tưởng tượng · tính đồng bóng

    6. Tìm hiểu về cá Betta Fancy

    Cá betta fancy là một loài thuộc nhánh Marble, có gen lột và trên thân thường có các màu như: đỏ, đen, vàng, trắng, xanh, hồng…, thậm chí còn được pha trộn với nhau, tạo thành những mảng màu xen kẽ rực rỡ.

    6.2 Vẻ đẹp của cá betta fancy là gì?

    Chúng ta đã hiểu định nghĩa của Fancy phía trên. Dưới dạng tính từ, fancy được hiểu như là màu hoa, màu sắc của các loài hoa. Cá betta fancy là sự pha trộn nhiều màu sắc khác nhau, nên được nhiều anh em chơi cá betta ví như như những bông hoa nhiều sắc màu. Quả thật là cá betta Facny trông như những bông hoa sặc sỡ đang bơi lội trong nước vậy.

    Theo như thông tin từ trang chúng tôi kết hợp với kinh nghiệm từ một vài chiến hữu đam mê cá betta, các đặc điểm trên vây, vây lưng, vây bụng và đuôi sẽ giúp người chơi dễ dàng nhận diện cá betta fancy.

    Xin chào! Tên tôi là Hana, một cô gái đam mê làm đẹp, thích tìm hiểu các lĩnh vực về tài chính, doanh nghiệp, và các kiến thức về kỹ năng, xã hội. Đặc biệt là tôi yêu thích viết lách và muốn chia sẻ các trải nghiệm và những kiến thức và kinh nghiệm của mình với tất cả mọi người. Rất mong những bài viết của tôi có thể giúp ích tới các anh chị em và các bạn. Cảm ơn đọc bài của tôi! Trong quá trình viết bài, nếu tôi có sai sót thì tôi rất mong được các bạn nhận xét, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn! Thân ái!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Căn Hộ Nha Trang Center 2
  • Dự Án Gold Coast Nha Trang Căn Hộ Cao Cấp Hấp Dẫn Tiềm Năng Đầu Tư
  • Khách Sạn Golden Nha Trang
  • Khách Sạn Golden Beach Nha Trang
  • Cá Guppy (7 Màu) Ăn Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu Tiền 2022?

Nuôi Cá Betta Chung Với Cá Gì?

--- Bài mới hơn ---

  • Những Loài Cá Cảnh Dễ Nuôi Cực Chất Cho Dân Chơi Mới Vào Nghề
  • Công Dụng Của Lá Bàng Đối Với Cá Xiêm Đá
  • Top 10 Dòng Cá Chọi Betta Được Yêu Thích Nhất
  • Hướng Dẫn Cách Ép Cá Betta Từ A Đến Z
  • Những Lưu Ý Trong Sản Xuất Giống Cá Cảnh Xiêm
  • Một số anh em inbox hỏi Bettaviet rằng có thể nuôi chung với các loại cá khác hay không?

    Xin thưa với các bạn rằng, cá betta là loài có bản tính hoang dã, thích sống đơn lẻ và tranh giành lãnh thổ, chúng có thể đuổi những loài cá khác ra khỏi nơi sinh sống của chúng, đặc biệt trong mùa sinh sản.

    Cá cái có thể ít hung hăng hơn, và có thể sống chung với một số loài khác hòa bình nhưng cá đực thường là không thể sống chung với các cá thể đực khác. Chúng được mệnh danh là cá betta chọi là đều có lý do.

    Một số chú betta hung dữ, chúng có thể gây thiệt hại cho “đối thủ” hoặc chọi nhau đến chết để bảo vệ lãnh thổ.

    Do đó, sẽ cực kỳ sai lầm nếu bạn thả nhiều cá đực sống chung với nhau mà không hề thiết lập vách ngăn cách ly, chúng sẽ chiến đấu với nhau và khả năng cao là bạn sẽ mất toàn bộ số cá betta mà bạn đã bỏ công chăm sóc bấy lâu.

    Lời khuyên cho các bạn là: Nếu hồ nuôi của bạn có diện tích nhỏ, mình khuyên bạn nên nuôi một chú cá betta mà thôi. Vì thông thường, một môi trường sống tốt cho cá betta phải là hồ nuôi tầm khoảng 19 lít nước.

    Ngược lại, nếu hồ nuôi của bạn khá lớn, bằng gấp đôi hồ nuôi 19 lít nước, có nghĩa là từ 38 lít nước hoặc lớn hơn nữa thì có thể xem xét thêm một số loài cá khác, tương thích và phù hợp với cá betta để nuôi chung với cá yêu của bạn.

    Cá lau kính

    Cá lau kính là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn muốn nuôi chung với cá betta. Tuy nhiên, chỉ nuôi thêm 1 con trong 1 hồ. Đây là loài ăn rêu tảo, sống hòa bình và làm nhiệm vụ giữ rêu tảo ở mức độ phù hợp cho hồ cá của bạn.

    Tuy nhiên, kích thước trưởng thành của loài cá này khá lớn, chúng có thể cần đến 1 hồ 76 lít hoặc lớn hơn nữa nhưng lại không có yêu cầu về nhiệt độ nước như một số loại cá khác.

    Cá chuột

    Cá chuột là một loài cá cảnh phổ biến, được những người yêu cá cảnh lựa chọn vì tính cách chúng rất hiền và cũng rất dễ nuôi. Thông thường, cá chuột có chiều dài khoảng 1 inch, sống theo nhóm từ 6 con và sống ở tầng đáy, đồng thời làm nhiệm vụ siêng năng, tích cực dọn dẹp sạch sẽ ở mặt đáy.

    Cũng vì thế mà cá betta thường có xu hướng bỏ qua chúng. Đặc biệt, cá chuột không có màu sắc sặc sỡ nên không gây sự chú ý của betta, thậm chí còn có thể trở thành bạn tốt của cá betta và có tuổi thọ rất lâu nữa.

    Tép ma

    Những chú tép ma cũng làm nhiệm vụ dọn vệ sinh hồ nuôi cực tốt. Đơn giản vì chúng ăn thức ăn dư thừa của cá betta và xác thối. Đặc tính của tép ma cũng hiền lành, không bắt cá sống như các loại tôm tép khác.

    Một điểm cộng nữa là giá rất rẻ, nếu cá betta của bạn quá hung dữ thì có thể ”chén ngon lành” tép ma, trứng của tép ma cũng không phải ngoại lệ.

    Cá mây trắng

    Cá mây trắng là loài cá ưa chuộng hòa bình, sống theo nhóm 6 con, đồng thời, không bao giờ phá vây của các loài cá khác. Đồng thời, cá mây trắng cũng không có vây dài nên ít thu hút sự chú ý và ít có khả năng bị tấn công.

    Thức ăn của chúng là tôm, trùn đất và các loại động vật giáp xác. Chúng có thể sống trong bể nhỏ 19 lít nước nhưng lại thích nước mát sạch 16-24°C trong khi betta thích sống trong nước ấm sạch 24-27°C. Do đó, cách tốt nhất để nuôi chung 2 loài cá này là bạn phải luôn giữ nước trong hồ ở 24°C.

    Cá tam giác

    Thêm một ứng cử viên khác có thể sống chung với cá betta là cá tam giác. Có 3 lý do để cá tam giác có thể sống chung với betta là:

    • Cá tam giác không có màu sắc rực rỡ nên không thu hút sự chú ý của betta

      Không biết cắn vào vây của loài cá khác.

    • Yêu cầu về môi trường nước tương đối giống với môi trường nước mà cá betta sinh sống.
    • Cá tam giác thường sống theo nhóm từ 6 đến 8 con, và có thể chung sống hòa bình với 1 chú cá betta trong hồ 38 lít nước.

    Lưu ý: Nếu cá betta của bạn xuất hiện những dấu hiệu như:

    Cá đực có màu đậm hơn bình thường, xòe vây uy hiếp những con khác.

  1. Vây hậu môn nhọn hơn ở phía sau và dài hơn so với vây của cá mái
  2. Vây bụng to bản và dày hơn.

Rất có thể chú cá betta của anh em không hài lòng về sự xuất hiện của một số loài cá khác. Thế thì anh em biết làm gì rồi đó!!!

--- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Nuôi Cá Betta Khoẻ Mạnh
  • Cách Chăm Sóc Cá Chọi Betta Lên Màu Đẹp Nhất
  • Hướng Dẫn Cách Ép Cá Lia Thia ( Cá Xiêm) Hay Nhất
  • Chăm Sóc Và Lai Tạo Cá Xiêm Đuôi Tưa
  • Cách Để Gây Giống Cá Xiêm
  • Cá Bống Tiếng Anh Là Gì? Cá Bống Là Cá Gì?

    --- Bài mới hơn ---

    • 3 Cách Kho Cá Trắm Với Gừng Thơm Ngon, Quyện Cơm
    • #21 Nhà Hàng Quán Cơm Niêu Sài Gòn Tphcm Ngon Nổi Tiếng Giá Bình Dân
    • Cách Làm Món Cá Trắm Kho Tộ Đặc Sản Hà Nam
    • Cách Làm Món Cá Hồi Kho Tộ Thơm Ngon
    • 3 Cách Kho Cá Hú Ngon Nhất Hấp Dẫn Cả Nhà Ngất Ngây ❤️
    • Cá bống là cá gì?

      Cá bống là loài cá bống nước ngọt miền Nam gọi cá bống tượng (Oxycleotris marmoratus), thuộc giống cá bống đen, khi lớn có thể đến vài kg, khi chế biến có màu trắng như thịt gà, dai và vị ngọt, là thực phẩm quý và có tác dụng chữa bệnh.

      Cá bống tiếng anh là gì?

      Cá bống tiếng anh là “Goby”

      Ex

      Today my father caught a lot of goby

      • Hôm nay bố tôi bắt được rất nhiều cá bống

      Từ vựng tiếng anh về các loại cá

      – Trout = cá hồi

      – Swordfish = cá kiếm

      – Carp  = cá chép

      – Anchovy = cá cơm

      – Whale = cá kình

      – Shark = cá mập

      – Shark = cá mập

      – Stingray = cá đuối gai độc

      – Tuna-fish  = cá ngừ đại dương

      – Loach = cá chạch

      – Whale = cá voi

      – Puffer = cá nóc

      – Snake-head = cá quả

      – Skate = cá đuối

      – Dolphin  = cá heo

      – Salmon = cá hồi

      – Snapper = cá hồng

      – Anabas = cá rô

      – Codfish = cá thu

      – Herring = cá trích

      – Dory = cá mè

      – Grouper = cá mú

      Cách nấu cá bống kho tiêu đơn giản

      Chuẩn bị nguyên liệu làm Cá bống kho tiêu (Cho 4 người)

      • Cá bống: 300g

      • Thịt ba chỉ: 100 g

      • Riềng:1/2 củ

      • Ớt sừng: 5 trái

      • Hành: 50 lá

      • Dừa xiêm 1 trái

      • Gia vị 10g: (dầu ăn/đường/nước mắm/hạt nêm/ tiêu/tỏi/hành khô)

      • Tiêu sọ 10g(nguyên hạt)

      Cách chế biến Cá bống kho tiêu

      • Sơ chế nguyên liệu

      Cá bống làm sạch, đánh vảy, xát muối qua cho hết nhớt. Ướp cá với 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn, cho hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu, dầu ăn, đường để 30 phút để ngấm gia vị. Thịt ba chỉ làm sạch, thái lát mỏng. Tương tự các nguyên liệu khác bạn làm sạch, sau đó tỏi, hành khô bạn rửa sạch, băm nhuyễn, riềng thái chỉ, hành lá thái mịn. Còn dừa xiêm bổ lấy nước.

      • Sơ chế nguyên liệu Cá bống kho tiêu

      Chiên cá bống: Cho chút dầu ăn vào chảo, lượng dầu vừa đủ để chiên cá, không cần phải chiên ngập dầu. Dầu nóng, cho cá vào chiên với lửa vừa trong khoảng 10 – 15 phút, nhớ lật cá lại cho đều 2 mặt. Bạn chiên cho đến khi cá săn lại và có màu vàng nhạt thì gắp ra đĩa.

      • Chiên cá bống Cá bống kho tiêu

      Làm nước màu kho cá, bắc nồi lên bếp, cho hai thìa nước và hai thìa đường vào nồi đun nhỏ lửa, đến khi đường tan ngả sang màu vàng thì tắt.

      • Cho cá vào nồi kho

      Xếp thịt ba chỉ, riềng, đến cá lên, sau đó nêm thêm một thìa nước mắm, một thìa bột ngọt, ít hạt nêm và ớt, tiêu vào nồi, tưới dầu ăn lên khắp thân con cá. Cho nồi cá lên bếp, lửa nhỏ, đổ nước dừa xiêm ngập mắt cá, đậy kín vung và kho cho đến khi cá chuyển sang màu vàng đậm. Kho sền sệt không nên kho khô sạch nước hoặc vẫn còn nhiều nước. Sau đó rắc lá hành lên trên là đã xong món cá kho rồi đấy.

      • Thành phẩm

      Cá bống kho không bị nát, cá còn nguyên con và có màu cánh gián đẹp mắt. Nước kho cạn vừa sít, bao quanh từng con cá mà không hề bị khô. Khi ăn, thịt cá săn chắc, thơm ngon và thấm gia vị đậm đà, đó là vị cay cay của ớt, vị nồng của tiêu sọ và hương thơm đặc trưng của gừng.

      Nguồn: https://suckhoelamdep.vn/

      --- Bài cũ hơn ---

    • Khô Cá Trong Tiếng Tiếng Anh
    • Cá Bống Trong Tiếng Tiếng Anh
    • 5 Cách Làm Cá Dứa Một Nắng
    • Khô Cá Dứa 1 Nắng Làm Món Gì Ngon
    • Bí Kíp Gia Truyền