Xem Nhiều 6/2022 # Cám Heo: Bảng Giá Các Loại Cám Được Ưa Chuộng # Top Trend

Xem 502,524

Cập nhật thông tin chi tiết về Cám Heo: Bảng Giá Các Loại Cám Được Ưa Chuộng mới nhất ngày 27/06/2022 trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 502,524 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Giá Cám Lợn, Cám Heo
  • Kỹ Thuật Làm Mồi Câu Cá Rô Phi Đạt Hiệu Quả Cao
  • Cách Lựa Chọn Cám Phù Hợp Cho Cá Koi Của Bạn * Tin Cậy 2022
  • Bán Cám Thức Ăn Cho Cá Koi Nha Trang Giá Rẻ
  • Cám Tăng Trưởng Kagayaki Cho Cá Koi 10Kg
  • Các loại cám heo trên thị trường

    Thị trường cám heo hiện nay chia thành 2 loại chính, cám ngoại và cám nội.

    Cám ngoại là cám được sản xuất bởi các công ty liên doanh giữa Việt Nam và các nước khác, có thể kể đến như Pháp, Mỹ, Thái Lan, Anh, Thụy Sĩ, Hàn Quốc… Bà còn chắc hẳn không còn xa lạ với thương hiệu cám Con Cò của Liên doanh Việt – Pháp Proconco.

    Xuất hiện rất sớm ở Việt Nam từ những năm 1990, cám Con Cò từng có thời gian thống lĩnh thị trường thức ăn gia súc với độ phủ sóng mãnh liệt. Sau đó vài năm, nhận thấy tiềm năng rộng mở của thị trường này, nhiều công ty nước ngoài khác theo chân Proconco bán thức ăn chăn nuôi cho người Việt: cám CP của C.P Group Thái Lan, hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

    Hay cám Cargill của người Mỹ có chất lượng cám vượt trội nhưng giá thành lại khá cao. Ngoài ba tên tuổi lớn và lâu đời đó, còn một số thương hiệu cám ngoại khác như EH (Anh), Nupak (Hong Kong), UP ( Đài Loan)…

    Cám nội là cám do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, thường có giả rẻ hơn cám ngoại. Một số thương hiệu cám nội địa như Anco, Dabaco, Lái Thiêu, Thanh Bình, HascoFeed, Vina…

    Khi bắt đầu sản xuất và bán các sản phẩm chăn nuôi, các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, bởi lẽ những thương hiệu cám ngoại đã quá nổi tiếng và chiếm hầu hết thị phần, nên cám nội dù chất lượng không thua kém mà lại bán với giá rẻ hơn, vẫn chỉ được tiêu thụ ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

    Chỉ một vài điểm sáng nổi lên như cám Anco, Dabaco, thành công dựa trên nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến chất lượng cám, và tìm được đầu ra ở các khu công nghiệp chăn nuôi.

    Tiêu chí chọn cám heo

    Để chọn được thương hiệu cám heo đảm bảo, bà con nên dựa trên ba tiêu chí: chất lượng cám, các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ tài chính.

    Chất lượng cám tất nhiên là yếu tố hàng đầu để chọn thương hiệu cám heo, bởi lẽ chất lượng cám ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt heo thành phẩm. Cám chất lượng tốt sẽ giúp heo thích ăn, tăng trọng nhanh, vai và mông nở, thịt thơm và dẻo. Cám chất lượng tồi heo sẽ biếng ăn, gầy còm, thịt không thơm… Tuy không phải cám của thương hiệu nào cũng đảm bảo tốt 100%, nhưng bà con tuyệt đối tẩy chay các thương hiệu cám chất lượng thấp, cho dù giá thành có rẻ và nhiều ưu đãi đến đâu, tránh vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến chất lượng của cả đàn heo.

    Ngoài yếu tố chất lượng cám, yếu tố về dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính cũng cần được cân nhắc. Thông thường khi mua cám heo ở các hãng có tên tuổi, bà con sẽ nhận được những gói hỗ trợ kỹ thuật hoặc hỗ trợ tài chính đi kèm. Ví dụ như, công ty sẽ có đội ngũ nhân viên kỹ thuật và bác sỹ thú y đến tận nhà để tư vấn cho bà con về kỹ thuật nuôi heo, cách chăm sóc heo, chữa bệnh, phối giống, đỡ đẻ cho heo… Các hỗ trợ tài chính thường bao gồm chiết khấu, khuyến mãi khi mua sản phẩm của công ty, cho vay vốn ngân hàng được công ty hỗ trợ trả lãi…

    Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng chi trả của bà con để chọn các gói hỗ trợ tương ứng. Các dịch vụ này thường chỉ được đi kèm khi mua hàng của các nhãn hiệu lớn, vì các hãng nhỏ chưa có tên tuổi thì tiềm lực còn yếu, không có khả năng cho mượn nợ hay không có đội ngũ bác sĩ thú y.

    Bà con lưu ý chọn loại cám heo phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của heo. Bà con có thể sử dụng thay đổi các loại cám của nhiều thương hiệu tùy giai đoạn. Ví dụ như, giai đoạn heo con tập ăn (từ 7 ngày đến sau cai sữa 2 tuần), loại cám Cargill rất được ưa chuộng. Nhưng đến giai đoạn heo cai sữa, loại cám CP lại được yêu thích hơn cám Cargill. Hay như giai đoạn bà con nuôi heo nái đang mang thai thì cám Con Cò, cám Cargill và CP đều sử dụng tốt, nhưng giai đoạn heo nuôi con thì cám CP được nhiều hộ tin dùng…

    Một điều hiển nhiên rằng cám heo từ những thương hiệu lớn, uy tín sẽ có giá cao hơn các thương hiệu nhỏ, đi kèm với nó là tỉ lệ, thành phần dinh dưỡng trong cám sẽ đảm bảo hơn, cùng với các hỗ trợ trong quá trình nuôi heo như chúng tôi đã kể ở phần trên. Giá thức ăn cho heo thịt từ 25 – 60kg/con sản xuất công nghiệp trên thị trường hiện nay dao động từ 260.000 – 280.000 đồng/bao/25kg. Đối với heo thịt trọng lượng từ 60kg/con, giá cám heo ở mức 230.000 – 240.000 đồng/bao/25kg. Hầu hết các loại thức ăn cho gia súc giai đoạn sau Tết đều tăng lên, trung bình tăng 5.000 – 10.000 đồng mỗi bao cám tùy loại.

    Câu Hỏi Thường Gặp

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bảng Giá Cám Con Cò. Mua Bán Cám Con Cò Số Lượng Lớn Trên Cả Nước
  • Công Ty Cp Dinh Dưỡng Hồng Hà: Cám Hồng Hà, Tạo Đà Chiến Thắng Cho Người Chăn Nuôi
  • Bảng Giá Thức Ăn Cho Vịt 2022
  • Cá Bè Cam Giá Bao Nhiêu 04/2021
  • Chỉ Nuôi Cá Giống Thôi Mà Ông Quất Lãi 1,5 Tỷ Đồng/năm
  • Bạn đang xem bài viết Cám Heo: Bảng Giá Các Loại Cám Được Ưa Chuộng trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

CẦM ĐỒ TẠI F88
15 PHÚT DUYỆT
NHẬN TIỀN NGAY
VAY TIỀN NHANH
LÊN ĐẾN 10 TRIỆU
CHỈ CẦN CMND
×