Cá Rô Đầu Nhím ‘bơi Tìm Đường Ra’
--- Bài mới hơn ---
- Áp Dụng Đúng Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Thu Hiệu Quả Kinh Tế Cao
- Ao Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Của Anh Tuấn
- Cá Phi Phụng Giá Bao Nhiêu? Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Chăm Sóc
- Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cá Phi Phụng Thật Chất Lượng
- Nhận Thanh Toán Quốc Tế
- Giá Cá Rô Phi Bao Nhiêu 1Kg Hôm Nay 2022, Mua Ở Đâu?
- Giá Cá Rô Đồng Năm 2022
- Phân Biệt Cá Rô Đồng Tự Nhiên Với Cá Nuôi
- Vì Sao Khô Ó Sao (Hắc Cấy) Lại Đắt Giá
- Khô Cá Ó Sao Phan Thiết
Thời gian qua, giá cá bổi bấp bênh, nhiềunông dân vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) chuyển sang nuôi cá rôđầu nhím, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan về cả năng suất và sản lượng. Tuynhiên, hiện nay, với nhiều lý do khác nhau, người nuôi loại cá này đang lo lắngkhi đầu ra gặp khó.
Cựu chiến binh Trần Văn Yên (Khóm 2, thị trấnTrần Văn Thời) có 6 năm gắn bó với con cá bổi. Do những năm gần đây giá cá bổiliên tục bấp bênh nên vụ cá vừa qua ông mua cá rô đầu nhím về nuôi trong 3 ao.Với diện tích hơn 4 ngàn mét vuông ông thả 800 kg cá giống (mỗi kg từ 150-200con, giá 80 ngàn đồng/kg).
Ông Yên chia sẻ: “1 vụ cá bổi có thể nuôiđược 3 vụ loại cá rô đầu nhím. Vì thời gian nuôi ngắn, chỉ hơn 2 tháng, nếu cólỗ 1 vụ thì mình cũng có thời gian để xoay vụ khác. Cá rô đầu nhím tương đối dễnuôi, nhưng phải định kỳ bón vôi phòng bệnh trong ao nuôi cá, thường xuyên thaynước thì tỷ lệ cá sống đạt trên 70%”.
Sau hơn 2 tháng nuôi, cá đạt trọng lượngtrung bình từ 5-15 con/kg, ông Yên thu hoạch hơn 22 tấn cá thương phẩm. Thươnglái đến tận nơi thu mua với giá 30-32 ngàn đồng/kg cá loại 1, từ 5-8 con/kg; Cáloại 2, từ 9-12 con/kg, giá 25-29 ngàn đồng/kg; Loại dưới 12 con/kg hoặc cákhông đạt về mẫu mã 17-20 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông Yên thu lãihơn 120 triệu đồng.
Vụ cá mới được ông thả nuôi hơn 20 ngày. Nhìnbầy cá phát triển tốt nhưng ông Yên lại trăn trở: “Nhờ đi nhà người quen nêntôi mới biết đến mô hình nuôi cá rô đầu nhím hơn 1 năm nay. Lúc trước, cáthương phẩm có giá 35-36 ngàn đồng/kg nhưng nay giảm còn 31-32 ngàn đồng/kg làcao nhất. Chi phí đầu tư con giống, thức ăn lại cao. Do trong tỉnh chưa có cơsở tự sản xuất được cá giống nên phải mua từ các tỉnh trên vận chuyển về đây.Trung bình 1 kg cá sẽ tốn 1,2 kg thức ăn, mỗi bao thức ăn 25 kg có giá 370 ngànđồng”.
Từ tháng 4/2019-4/2021, xã Khánh Bình là địaphương được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đầu tư dự án “Nuôi cá rô đầu nhím thươngphẩm” tại ấp Rạch Cui và Ấp 4 với 14 hộ tham gia trên diện tích 1,3 ha. Tổngnguồn vốn hơn 1,5 tỷ đồng, trong đó, vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân 200 triệuđồng, vốn tự có của các hộ tham gia dự án là 640 triệu đồng, vốn đại lý thức ănđầu tư hơn 670 triệu đồng.
Mật độ thả nuôi trung bình 40 con/m2, thờigian nuôi từ 70-80 ngày/vụ. Thời gian thực hiện dự án 24 tháng với 5 vụ nuôi.Nếu tính với giá 36 ngàn đồng/kg, bình quân mỗi hộ sau vụ nuôi sẽ lãi 62 triệuđồng. Như vậy, sau 5 vụ nuôi, mỗi hộ sẽ lãi 311 triệu đồng.
Ông Huỳnh Việt Tường (Ấp 4, xã Khánh Bình) làmột trong những hộ đầu tiên ở địa phương thực hiện mô hình nuôi cá rô đầu nhím.Qua 2 vụ nuôi trước, do cá rô có giá nên ông Tường lãi hơn 100 triệu đồng. Saukhi tham gia dự án nuôi cá rô đầu nhím thương phẩm, ông Tường được vay 15 triệuđồng để đầu tư cho vụ nuôi tiếp theo. Hiện ông Tường đang nuôi 4 ao cá rô đầunhím với diện tích 2.500 m2 và chuẩn bị thu hoạch.
Ông Tường chia sẻ: “Cá rô đầu nhím thích nghitốt với điều kiện khí hậu và nguồn nước ở địa phương nên lớn nhanh, ít bệnhtật. Nhưng do không quyết định được con giống nên tỷ lệ cá phát triển khôngđồng đều và bị tật cũng khá cao, thương lái thu mua sẽ ép giá xuống loại dạt,chỉ 17-20 ngàn đồng/kg. Hiện nay, cá loại 1 cao nhất cũng chỉ 32 ngàn đồng/kg.Nhưng tỷ lệ cá được thương lái thu mua đạt loại 1 trong một ao chỉ khoảng 30%,còn lại là cá loại 2, loại 3. Với chi phí đầu tư như hiện nay, nếu giá cá thấphơn nữa thì người nuôi sẽ không có lãi, thậm chí thua lỗ”.
Anh Lê Gia Đạt, thương lái thu mua cá rô đầunhím (Ấp 4, xã Khánh Bình) lý giải: “Tôi đi thu mua cá rô đầu nhím trong hộnuôi, sau đó bán lại cho lái khác, hoặc bỏ mối cho các chợ. Do là cá nuôi nênthị hiếu người mua chọn cá đều, đẹp, không bị trầy xước, dị tật, vì vậy khi muatôi phân loại cá kỹ. Hơn nữa, ở Cà Mau loại cá này được nuôi khoảng 2 năm nayvà số hộ nuôi ngày một nhiều hơn nhưng đa số chỉ được vận chuyển tiêu thụ trongtỉnh chứ chưa có thị trường rộng hơn nên giá cá có phần sụt giảm”.
So với cá bổi thì mô hình nuôi cá rô đầu nhímcó nhiều lợi thế hơn. Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Bình Nguyễn Hữu Tài cho biết:”Cá rô đầu nhím thừa hưởng những ưu điểm giữa cá rô đồng và cá rô đầu vuông, cótốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá rô đồng và chất lượng thịt lại thơm, ngon hơncá rô đầu vuông, nên rất được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, thời gian gầnđây cá rô đầu nhím rớt giá, thương lái làm khó hơn khi mua. Hơn nữa, loại cánày không thể chế biến làm khô hay làm mắm như cá rô đồng mà chỉ bán cá tươitrong tỉnh nên giá trị không cao và đầu ra không ổn định. Thời điểm này xã đangthực hiện dự án nuôi cá rô đầu nhím thương phẩm nhưng với giá cá hiện nay nhữnghộ nuôi đang rất lo lắng. Nếu loại thuỷ sản này tìm được thị trường tiêu thụrộng lớn, ổn định hơn và xuất khẩu được thì đây sẽ là tín hiệu rất đáng mừng,giúp nông dân yên tâm sản xuất”./.
--- Bài cũ hơn ---