Tổng Hợp Các Giống Cỏ Nuôi Các Trắm Cỏ

--- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Ương Cá Trắm Cỏ Giống
  • 【4/2021】Cá Bớp Biển Phú Quốc Giá Bao Nhiêu 1Kg Mua Ở Đâu Tại Tphcm【Xem 203,049】
  • Kỹ Thuật Nuôi Có Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp
  • 【4/2021】Giá Bán Cá Hô Tươi Sống Bao Nhiêu Tiền 1Kg Tại Tphcm
  • Giá Cá Hô 10 Kg Tươi Sống Ở Đâu Bán Ưu Đãi? Caho.vn
  • Các loại cỏ được nuôi các với những đặc điểm như thân mềm không lông, lưu gốc lâu năm, chịu hạn tốt với khí hậu khắc nghiệt. Các loại cỏ được trồng trên các loại đất như đất pha cát, đất chua phèn, đất đồi núi, đất đỏ ba gian…

    Phương pháp cho cá trắm cỏ ăn: Thức ăn đưa xuống thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn; Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp; Hàng ngày vớt thức ăn thừa trước khi cho thức ăn mới.

    Cỏ chịu ngập Ubon Paspalum có nguồn gốc từ Bắc Brazil, Argentina. Cỏ mọc thành từng bụi, đẻ nhánh, thân cây to khỏe, cao từ 1 – 1,5m, lá mềm, có vị ngon, phiến lá dài khoảng 50cm, rộng 3 – 4cm, có lông nhỏ, thời gian lưu gốc từ 3 – 4 năm. Ưu điểm lớn nhất của giống cỏ Ubon Paspalum là: Chịu được ngập úng, chịu được thời tiết giá lạnh, có thể sinh trưởng tốt dưới bóng râm và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

    Cỏ chịu lạnh Mulato 2 còn có tên khoa học là Brachiaria Ruziziensis, được nhập khẩu từ Thái Lan, là cây thân bụi, rễ chùm, mỗi cây cao từ 1m đến 1,3m, thân và lá mềm, dễ tiêu hóa và có nhiều ưu điểm như: Tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất cao và hàm lượng dinh dưỡng lớn, không kén đất, có khả năng chịu lạnh rất tốt.

    III/ CỎ ALFALFA

    Cỏ Alfalfa( tên khoa học là Lucern ) hay còn gọi cỏ linh lăng, Mộc Túc Braxin, Cỏ Ba Lá, cỏ linh lăng là giống cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng rất cao, được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản….Trong cỏ Alfalfa có đầy đủ các thành phần như: Acid amin, vitamin, protein, betacaroten, acid hữu cơ, ancaloid, các yếu tố vi lượng… Tất cả 12 Acid amin không thay thế được đều có hàm lượng khá cao trong đó đặc biệt Betacaroten đạt hàm lượng kỷ lục là 94,6 ppm Các yếu tố vi lượng tự nhiên bảo đảm cho các vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng bệnh mạnh, không có các phản ứng phụ.

    Cỏ Ghinê có nhiều đặc tính quý : sinh trưởng mạnh, năng suất cao, khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu bóng cây tốt, dễ trồng. Cỏ Ghinê sống được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là loại đất phù sa và đất có nhiều mầu. Chịu được đất mặn nhẹ và không chịu được đất ẩm kéo dài

    Do cỏ Ghinê có khả năng chịu được hạn và bóng râm, nên có thể trồng xen với cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, trồng ven bờ đê, ven đường, xung quanh ao cá, vừa phủ đất chống xói mòn và giữ ẩm, vừa tận thu chất xanh cho chăn nuôi dê rất tốt

    Giống cỏ Stylo là dòng cao lương họ đậu, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cỏ được trồng làm thức ăn cho gia súc ở nhiều địa phương trên cả nước. Cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh giầu đạm để bổ sung và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại. Cỏ Stylo có thể sử dụng cho gia súc ăn tươi trộn với cỏ họ hoà thảo hoặc phụ phẩm nông nghiệp và có thể dự trữ ở dạng khô, bột (cho gia cầm, lợn) hoặc ủ chua làm nguồn thức ăn bổ sung đạm cho gia súc nhai lại.

    Bạn muốn ĐẶT MUA NGAY sản phẩm Tiendat123 hoặc muốn được TƯ VẤN rõ hơn về sản phẩm trước khi mua hàng, hãy vào số hotline của chúng tôi hoặc để lại thông tin bên dưới

    HƯỚNG DẪN ĐẶT HÀNG VÀ THANH TOÁN

    Có 2 hình thức thanh toán

    Hình thức 1

    – Hãy vào số hotline của Tiendat123 để được tư vấn chi tiết về các loại giống cỏ thích hợp. hoặc để lại thông tin bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi lại bạn hoàn toàn chỉ sau ít phút.

    Gởi bưu điện toàn quốc bằng dịch vụ COD. Nhận hàng thanh toán cho nhân viên bưu điện thu hộ

    THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

    Chủ Tài Khoản : Ông Nguyễn Văn Vinh

    Số Tài Khoản : 4900205217801

    Ngân hàng Aribank Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Thuận Bắc Tỉnh Ninh Thuận

    Điện thoại: 093 889 7099

    --- Bài cũ hơn ---

  • Giá Cá Trắm Đen, Cá Trắm Cỏ Giống. Trang Trại Bán Cá Trắm Giống Uy Tín
  • Giá Cá Giò 04/2021
  • Giá Cá Tra Giống Tăng Trở Lại
  • Địa Chỉ Bán Cá Bảy Màu Full Gold Tại
  • Giá Cá 7 Màu Full Gold Bao Nhiêu 1Kg 2022? Mua Bán Ở Đâu Rẻ?

Giá Cá Trắm Đen, Cá Trắm Cỏ Giống. Trang Trại Bán Cá Trắm Giống Uy Tín

--- Bài mới hơn ---

  • Tổng Hợp Các Giống Cỏ Nuôi Các Trắm Cỏ
  • Kỹ Thuật Ương Cá Trắm Cỏ Giống
  • 【4/2021】Cá Bớp Biển Phú Quốc Giá Bao Nhiêu 1Kg Mua Ở Đâu Tại Tphcm【Xem 203,049】
  • Kỹ Thuật Nuôi Có Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp
  • 【4/2021】Giá Bán Cá Hô Tươi Sống Bao Nhiêu Tiền 1Kg Tại Tphcm
  • 1. Giá cá trắm đen giống

    Các trắm đen hay còn gọi là cá trắm ốc có đặc điểm là toàn thân mình có màu sậm đen, nhất là phần đầu và lưng. Trong chăn nuôi thì cá thường có trọng lượng cỡ 2 đến 4kg. Với trong điều kiện chăn nuôi tốt thì sau 1 nắm cá có thể đạt kích cỡ 0,5kg/con. Sau 3 năm thành thục cá bắt đầu đẻ trứng.

    Thức ăn của cá trắm đen khi còn nhỏ là động vật phù du, ấu trùng chuồn chuồn và muỗi. Khi trưởng thành chúng có thể tiêu hóa được cả ốc, hến, trai, sò nhỏ hoặc trái cây. Do nguồn thức ăn đa dạng nên nhiều hộ chăn nuôi đã lựa chọn loại cá này nuôi thương phẩm tiết kiệm chi phí thức ăn hơn vì nguồn thức ăn luôn dồi dào.

    Giá cá trắm đen giống được bán thường là:

    • Loại từ 10 – 20 con/1kg – giá 15.000 – 17.000 VNĐ/con
    • Loại 4 – 5 con/1kg giá khoảng 20.000 – 25.000 VNĐ/con

    2. Giá cá trắm cỏ giống

    Cá trắm cỏ cũng được nuôi rất phổ biến vì thịt ngọt, nguồn thức ăn lại là cỏ nên khá rẻ và dễ kiếm, bà con có thể tự sản xuất tự cung cấp được.

    Cá trắm cỏ có thân hình trắng, đầu thon nhỏ, thường có kích cỡ từ 0,8 -1.2kg/con sau nuôi 1 năm. Nuôi từ 2 năm trở lên đạt 2,5kg/con hoặc cao hơn nữa. Ngoài tự nhiên khi môi trường thuận lợi thì có trường hợp bắt được cá trắm cỏ nặng tới 12kg/con.

    Giá cá trắm cỏ bà con có thể tham khảo như sau:

    • Hương: loại 4000 con/1kg – giá 300.000 VNĐ/1kg
    • Giống: loại 100 con/1kg – giá 80.000 VNĐ/1kg

    Các trang trại bán cá trắm giống uy tín

    1. Hợp tác xã Quang Húc

    2. Trại cá giống Yến Hợp

    Trại cá giống Yến Hợp là cơ sở cung cấp rất nhiều cá giống các loại như cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi, cá nheo… do chuyên về cá giống nên cơ sở đảm bảo cá được ương và nuôi đúng kỹ thuật, đảm bảo sạch bệnh và lớn nhanh.

    Liên hê:

    Địa chỉ: Cửa hàng Yến Hợp, Cổng viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Từ Sơn, Bắc Ninh

    Điện thoại: 0976 484 409 – Chị Yến hoặc 0904 642 128 – Anh Hợp

    Trung tấm giống và dịch vụ nghề cá Thái Sơn là cơ sở tin cậy để bà con mua các loại cá giống, cá trắm cỏ, trắm đen đủ loại kích cỡ từ cá bột, cá hương với cá cả cạnh tranh nhất miền bắc.

    Trung tâm đảm bảo vận chuyển tận nơi cho khách hàng và phổ biến kỹ thuật thả, nuôi khi mới thả cho bà con nắm bắt và hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình nuôi.

    Liên hệ:

    Địa chỉ: Lai Tê, Trung Chính, Lương Tài, Bắc Ninh

    Điện thoại: 0986 29 49 69

    4. HTX Nông nghiệp và thủy sản Cản Hưng

    Với lợi thế gần sống đuống, HTX Cảnh Hưng đã sử dụng diện tích đất bãi ven sông để trồng cỏ nuôi cá trắm cỏ.

    Cơ sở chuyên cung cấp cá Trắm cỏ giống và cá Chép lai 3 máu với các mẫu từ 50 con/1kg đến 2 con/1kg. Cá giống được chăm sóc cẩn thận, phòng và trị bệnh hiệu quả nên kích thước vô cùng đồng đều, có sức khỏe tốt khi đến tay bà con chăn nuôi.

    Liên hệ:

    Địa chỉ: Thôn Rền – Cảnh Hưng – Tiên Du – Bắc Ninh

    Điện thoại: 0988177509

    Website: http://www.canhhung.com

    5. Trại nguồn giống Hà Nội

    Cá giống nước ngọt là lợi thế thế của trại nguồn giống Hà Nội. Tại đây khách hàng có thể chọn rất nhiều loại cá giống khác nhau, cung cấp sỉ lẻ giá cả hợp lý cạnh tranh. Bàn con mới nuôi sẽ được hỗ trợ kỹ thuật nuôi, vận chuyển và đánh bắt cá sao cho hiệu quả nhất.

    Liên hệ:

    Địa chỉ: 57 Lĩnh Nam (gần Time City và chợ Mai Động), Hoàng Mai, Hà Nội.

    Điện thoại: 0961682686

    Lưu ý khi chọn mua cá trắm giống!

    Đối với cá giống nói chung và cá trắm giống nói riêng bà con không nên chọn con giống quá nhỏ vì sức sống kém. Tốt nhất nên chọn cá giống hương vì chúng có thể ăn khỏe hơn, sống tốt và sinh trưởng nhanh, giảm rủi ro thất thoát con giống dẫn đến lãng phí. Quan trọng hơn cả là chọn địa chỉ bán cá giống uy tín, trách nhiệm để học hỏi kinh nghiệm từ khi nuôi đến khi thu hoạch.

    Chúc bà con sớm hoàn thành mô hình nuôi cá trắm thành công!

    Theo chúng tôi

    --- Bài cũ hơn ---

  • Giá Cá Giò 04/2021
  • Giá Cá Tra Giống Tăng Trở Lại
  • Địa Chỉ Bán Cá Bảy Màu Full Gold Tại
  • Giá Cá 7 Màu Full Gold Bao Nhiêu 1Kg 2022? Mua Bán Ở Đâu Rẻ?
  • Lượng Giá Mô Hình Nuôi Cá 3 Đuôi Đầu Lân

Kỹ Thuật Ương Cá Trắm Cỏ Giống

--- Bài mới hơn ---

  • 【4/2021】Cá Bớp Biển Phú Quốc Giá Bao Nhiêu 1Kg Mua Ở Đâu Tại Tphcm【Xem 203,049】
  • Kỹ Thuật Nuôi Có Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp
  • 【4/2021】Giá Bán Cá Hô Tươi Sống Bao Nhiêu Tiền 1Kg Tại Tphcm
  • Giá Cá Hô 10 Kg Tươi Sống Ở Đâu Bán Ưu Đãi? Caho.vn
  • Bảng Giá Cá Hô Chi Tiết, Cập Nhật Đầy Đủ, Chính Xác Nhất
  • Sau thời gian ương hết giai đoạn 1; cá đã đạt tiêu chuẩn cá hương, ta tiến hành các công đoạn san cá ra các ao để ương nuôi tiếp giai đoạn từ cá hương lên cá giống; giai đoạn cá giống được phân thành nhiều giai đoạn lớn nhỏ khác nhau căn cứ vào kích thước chiều dài cá thể (tính bằng cm) để phân chia các giai đoạn như: giống cấp 1, giống cấp 2 và giống cấp 3; mỗi giai đoạn như thế có những biện pháp kỹ thuật nuôi cụ thể. Trong ương san cá giống giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống gọi là giai đoạn 2. Các bước kỹ thuật tiến hành để thực hiện giai đoạn này như sau:

    Chọn ao ương tốt nhất là hình chữ nhật, ao ương cá từ cá hương lên cá giống có diện tích từ 300-500m 2; nhưng diện tích ao ương cá giống thích hợp nhất từ 1.000-2.000m 2, mức nước trong ao từ 1,2-1,5m. Chất đáy ao là đất cát hoặc pha cát; độ dày bùn đáy từ 10-15cm, nhưng không có bùn đáy ao càng tốt vì ao nuôi cá trắm cỏ giống không yêu cầu phải gây màu nước như ương cá mè trắng. Ao ương gần nguồn nước, nguồn nước cấp cho ao ương phải đảm bảo là nguồn nước sạch, đảm bảo đạt các yếu tố về môi trường;

    Trước khi san cá hương sang ao để nuôi lên giống khoảng từ 5-7 ngày tiến hành các bước như tháo cạn nước ao, tát gạn, bắt hết cá tạp, vét bớt lớp bùn đáy, đảm bảo lớp bùn đáy ao; nếu để lớp bùn đáy quá dày dẫn đến hiện tượng các chất dinh dưỡng trong ao ương dễ bị lớp bùn đáy hấp thụ do vậy những ao có lớp bùn đáy quá dày thường gây màu nước là thức ăn tự nhiên của cá rất khó; sau đó san đáy ao cho phẳng có độ dốc đáy ao thoải dần về phía cống thoát; dùng vôi (CaO; Ca(OH2…) tẩy ao với lượng 10-15 kg/100m 2 để tẩy độc cho ao và khử chua; mức độ sử dụng vôi cho từng ao phụ thuộc vào độ pH của ao, sau đó phơi đáy ao khoảng 3-5 ngày. Cấp nước vào ao ương trước khi thả cá hương, tuy nhiên đối với ao ương cá hương cấp nước vào ao trước 5-10 ngày vẫn có thể thả cá được, không phải tát gạn làm lại ao như giai đoạn ao ương từ bột lên hương; nhưng rất khoát phải quản lý tốt môi trường ao nuôi không để ếch, nhái sinh sản trong ao ương. Nước cấp vào ao phải qua lọc để tránh sinh vật có hại và các loại cá khác vào ao sẽ cạnh tranh thức. Ao ương cá giống trắm cỏ không phải bón các loại phân để gây màu nước; vì vậy có thể cấp đủ mức nước ao ngay từ đầu sau đó thả cá vào ao ương.

    Sau khi ao ương có độ sâu mực nước đạt 0,8-1,0m thì thả cá hương, trong suốt quá trình ương nuôi duy trì mức nước 1,2-1,5m. Thời gian thả cá hương tốt nhất vào lúc trời mát trong ngày, buổi sáng từ 7-9 h và buổi chiều tối từ 18-20 h. Khi thả cá nên chọn vị trí như nơi đầu hướng gió, nơi cấp nước hoặc điểm nước sâu và đáy ao ít bùn nhất. Trước khi thả cá chú ý cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao chứa cá để tránh hiện tượng cá bị sốc nhiệt dẫn đến cá yếu và chết bằng cách ngâm bao cá trong ao ương 10-15 phút sau đó mở bao túi cho nước từ từ váo túi, mở miệng túi dần dần, quan sát hoạt động của cá trong bao chứa trước khi thả cá ra ao ương.

    Cá hương phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về kích thước cá thể cũng như khối lượng; cỡ cá phải đồng đều, thân hình cân đối, không bị dị hình, dị dạng; cá có màu xanh sẫm, vây, vẩy hoàn chỉnh không bị sây sát và mất nhớt; cá bơi lội, hoạt động nhanh nhẹn, có phản xạ tốt với tiếng động; có thể cho một số cá ra thau quan sát thấy cá bơi thành đàn, vòng tròn quanh thau là đạt. Trước khi đưa cá về ao ương sử dụng muối ăn hoặc thuốc tím để tắm cho cá với liều lượng: nước muối 2-3%, thời gian 3-5 phút hoặc sử dụng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 1g thuốc hòa trong 50-100 lít nước, thời gian tắm 10-12 phút để cá chóng lành các vết thương, loại bỏ các loại ký sinh trùng bám trên cơ thể cá. Sau khi tắm xong cho cá, cho cá về ao ương nuôi phải thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng.

    Sau 2-3 ngày nuôi chú ý đến mức độ sử dụng thức ăn của cá nhất là thức ăn xanh (bèo tấm) để cung cấp thức ăn hằng ngày cho phù hợp.

    Đặc điểm dinh dưỡng của giai đoạn này là cá sử dụng thức ăn xanh (chủ yếu là bèo tấm); sau đó là các loại rong (thực vật thủy sinh thượng đẳng) hoặc các loại lá xanh trên cạn, các loại cỏ. Các loại thức ăn xanh này (ngoài bèo tấm) phải được thái nhỏ vừa cỡ mồi cá mới sử dụng được. Ở giai đoạn này cá trắm cỏ có hiện tượng sinh trưởng không đều, đặc biệt là trong môi trường ao nuôi thiếu thức ăn. Vì vậy khi cá đã sử dụng tốt thức ăn xanh thì cho cá ăn thỏa mãn trong ngày; theo dõi thức ăn xanh trong ao nuôi từ khi cho thức ăn xanh cho đến sáng hôm sau lượng thức ăn xanh trong ao hết hoặc còn một ít là đạt; tốt nhất cho thức ăn xanh vào khung chứa thức ăn.

    Chủ động thức ăn xanh bằng cách ương nuôi bèo tấm: Chủ động thức ăn xanh cho cá rất quan trọng; ngoài việc tìm kiếm nguồn thức ăn xanh có sẵn ngoài tự nhiên người nuôi cá phải tạo nguồn thức ăn bằng cách nuôi bèo tấm như: Chọn diện tích ao vừa phải 100-200m 2, mặt ao có độ che phủ tốt của bóng cây, ao không cần nguồn nước lưu thông (ao tù); thả một lượng bèo tấm làm giống khoảng 1/3-1/4 diện tích ao; bổ sung thức ăn cho bèo bằng đạm vô cơ hoặc Kali (thay bằng tro bếp). Khi bèo sinh sản phủ kín mặt ao thì thu hoạch dần cho cá ăn;

    Bảng sử dụng thức ăn cho cá trắm cỏ: Tính cho 10.000 con

    Hàng ngày phải kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn xanh và thức ăn tinh của cá để điều chỉnh cho hợp lý. Khi cá sử dụng hết thức ăn thì ngày hôm sau phải tăng thêm. Cá sử dụng thức ăn này nhiều hơn thức ăn khác, ngày hôm sau phải thêm bớt cho phù hợp. Nếu các loại thức ăn đều không sử dụng hết thì số lượng quá nhiều hoặc cá có hiện tượng không bình thường phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết. Giai đoạn này sinh vật phù du vẫn có vai trò trong khẩu phần ăn của cá nhưng đóng vai trò thứ yếu.

    Quản lý ao ương: Yếu tố môi trường và địch hại là hai yếu tố quyết định đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng, phát triển của cá do đó người nuôi cá phải thường xuyên thăm ao nhất là buổi sáng sớm; nếu thấy cá nổi đầu buổi sáng từ 5-7 giờ khi mặt trời chưa mọc đó là hiện tượng tốt, nhưng khi cá nổi đầu quá lâu đến 9-10 giờ sáng không lặn điều đó chứng tỏ rằng trong môi trường nước ao không đủ hàm lượng ôxy cho cá hô hấp hoặc chất lượng nước không tốt phải kịp thời xử lý. Vì vậy phải định kỳ bổ sung cấp nước mới vào ao ương, khi cấp nước vào ao phải qua lọc để tránh địch hại và các loại cá khác vào ao và thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.

    Ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu, theo dõi trong nhật ký quá trình ương nuôi cá như: Môi trường ao nuôi; tình trạng sức khỏe, hoạt động của cá; thức ăn; thuốc, chế phẩm sinh học sử dụng; thời gian bổ sung hoặc cấp nước mới vào ao ương; từ 5-10 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá một lần để biết được chất lượng, số lượng thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá và điều kiện môi trường ao ương để điều chỉnh cho phù hợp;

    Phân tích số liệu kỹ thuật dựa trên nhật ký nuôi cá để có các giải pháp xử lý kịp thời trong quá trình ương nuôi cũng như đúc rút kết kinh nghiệm cho vụ ương nuôi kế tiếp;

    Tổng hợp kết quả tỷ lệ sống ao ương sau một đợt ương nuôi để đánh giá các định mức kỹ thuật, chi phí giá thành và hiệu quả kinh tế.

    Sau thời gian ương nuôi 25-30 ngày, cá đạt kích cỡ 4-6cm thì thu hoạch; có thể bán hoặc san sang ao khác để đảm bảo đủ mật độ nuôi đến khi cá đạt kích thước 12-15cm/con.Trước khi thu hoạch, phải quấy dẻo, luyện ép cho cá trước 2-3 ngày; trước khi luyện ép không cho cá ăn thức xanh và cả thức ăn tinh; khi luyện ép cá dùng lưới mềm kéo dồn cá từ từ 2/3 ao; 1/2 ao và 1/3 ao; thời gian một lần luyện ép cá ngày đầu, lần đầu 30 phút và tăng dần thời gian luyện ép cá của những ngày sau. Khi thu hoạch cá giống dùng lưới sợi mềm để kéo cá; các thao tác làm phải nhanh nhưng nhẹ nhàng, khéo léo tránh làm xây xước cá.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tổng Hợp Các Giống Cỏ Nuôi Các Trắm Cỏ
  • Giá Cá Trắm Đen, Cá Trắm Cỏ Giống. Trang Trại Bán Cá Trắm Giống Uy Tín
  • Giá Cá Giò 04/2021
  • Giá Cá Tra Giống Tăng Trở Lại
  • Địa Chỉ Bán Cá Bảy Màu Full Gold Tại

5 Giống Cỏ Nuôi Cá Trắm Cỏ Năng Xuất Tốt Nhất Hiện Nay

--- Bài mới hơn ---

Nuôi Cá Trắm Cỏ, Cá Trắm Trắng

--- Bài mới hơn ---

  • 5 Yếu Tố Quan Trọng Cần Lưu Ý Để Nuôi Cá Trắm Cỏ Mau Lớn
  • Hướng Đi Mới Cho Thu Nhập Cao – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • 【7/2021】Cá Tai Tượng Chiên Xù Giòn Lựt Sựt【Xem 332,541】
  • Giá Mua Bán Cá Tai Tượng Thịt Tại Tphcm
  • 【7/2021】Cá Tai Tượng – Giá Bán Cá Tai Tượng Tươi Sống Ở Tphcm【Xem 194,436】
  • I. Nuôi ao:

    1. Tẩy dọn ao:

    – Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều. Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao.

    – Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 – 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh). Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao.

    – Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 – 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét. Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập.

    Cá trắm cỏ sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cây xanh như cỏ thân mềm, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây ngô non , cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo. Cá nuôi sau 10 – 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 – 1,5 kg/con (trung bình 1 kg mỗi con).

    2. Thả cá giống

    – Có 2 thời kỳ thả cá giống :

    Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3;

    Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9. – Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không sây xát, không có bệnh.

    – Mật độ thả từ 1 – 2 con cho 1 mét vuông. Cỡ cá thả 8-10cm 3. Quản lý – chăm sóc ao

    Thức ăn: Thức ăn xanh gồm : các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn nên cho cá ăn đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được. Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô… Cứ 100 con cho ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau tăng dần theo sự lớn lên của cá bằng cách theo dõi hằng ngày.

    Muốn tăng trọng 1kg thịt cá trắm cỏ cần từ 30-40kg thức ăn xanh như: rong, cỏ, bèo…Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

    Quản lý ao:

    – Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các buổi sáng.

    – Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không. Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao.

    – Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần hỏi cán bộ kỹ thuật hoặc khuyến ngư để biết cách xử lý.

    4. Thu hoạch

    – Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi. Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá).

    – Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau). Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau.

    II. Nuôi ở lồng bè trên sông, hồ:

    Lồng có dạng hình khối chữ nhật hoặc mùng, kích thước dài x rộng x cao: Kích thước phổ biến hiện nay là: 3m x 2m x 1,7m hoặc 4m x 3m x 1,7m – Lồng làm bằng tre hóp cả cây, gỗ hoặc nhựa composite. Hai đầu để khe hở từ 0,5 – 1 cm để nước lưu thông dễ dàng, hai mặt bên và đáy thường bằng ván gỗ khít không để lọt thức ăn.

    + Do nuôi ở sông nên tốc độ dòng chảy 0,2 – 0,3 m/giây. Đặt mỗi cụm 20 lồng, các cụm cách nhau 150 – 200 m. + Nuôi ở hồ chứa nước lưu thông 0,1 – 0,2 m/giây. Nuôi cụm 15 lồng, các cụm đặt cách nhau 200 – 300 m.

    Trước khi thả cá giống vào nuôi, lồng bè phải được cải tạo, vệ sinh. – Đối với lồng bè phải cọ rửa sạch, phơi khô và dùng nước vôi hoặc Clorua vôi phun đều toàn bộ lồng nuôi cá. Sau đó phơi khô 1 – 2 ngày, cọ rửa sạch và hạ thuỷ. Lồng đặt ngặp nước 1,2 – 1,5 m, cách đáy 3 – 4 m. 1/ Tiêu chuẩn cá giống, mật độ nuôi – Tiêu chuẩn cá giống:

    + Ngoại hình cân đối, không dị hình, vây, vẩy hoàn chỉnh, cỡ đồng đều, bơi lội nhanh nhẹn. + Không có dấu hiệu bệnh lý. + Kích cỡ cá 8-10cm.

    – Mật độ nuôi:

    + Nuôi trong lồng bè 70 – 80 con/m3 . Cá có trọng lượng lớn hơn thì 30-50 con/m3. 

    – Trước khi thả cá xuống ao, cá giống được khử trùng bằng ngâm tắm trong nước muối 3% từ 10 – 15 phút.

    – Thời vụ nuôi: ở miền Bắc bắt đầu từ tháng 4, ở miền Nam có thể nuôi quanh năm.

    2. Thức ăn và chế độ cho ăn :

    Thức ăn xanh: cỏ, rong, bèo, lá ngô, sắn….Với cỏ tươi cho ăn 30-40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

    3. Chăm sóc cá nuôi

    – Theo dõi hoạt động của cá: Thường xuyên kiểm tra hoạt động của cá, nếu thấy cá bơi lội khác thường phải vớt lên kiểm tra. Nếu nổi đầu do thiếu ôxy phải kéo lồng ra xa khu vực môi trường ô nhiễm.

    Có thể tăng cường khuấy sục khí làm tăng lượng ôxy hòa tan. Kiểm tra sàn ăn để xác định khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh thức ăn. cứ 3 ngày vệ sinh lồng cá 1 lần và kiểm tra lồng.

    4. Phòng trị bệnh cho cá nuôi: một số bệnh: Nấm thuỷ mi, trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá đơn chủ. Mỗi loại bệnh có triệu chứng và bệnh lý riêng, cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của cá để phòng trị. Để chủ động phòng ngừa bệnh cho cá nuôi, trong quá trình nuôi nên tiến hành dùng vôi để cải tạo môi trường.

    + Đối với vôi: Đựng trong bao treo ở đầu nguồn nước, cách mặt nước khỏang 1/2 độ sâu của nước trong lồng. Liều lượng 3-4kg vôi cho 10m3 nước trong lồng.

    + Sulphat đồng (CuSO4) phòng ký sinh đơn bào, liều lượng 50g/10m3 nước, tuần 2 lần. Không dùng thuốc, hoá chất kháng sinh đã cấm sử dụng.

    Việt Linh tổng hợp từ một số chuyên đề nuôi cá trắm cỏ

     

    Kinh nghiệm nuôi cá trắm cỏ

    Mục đích: Nuôi cá nâng cao thu nhập cải thiện đời sống gia đình.

    Bước 1: Chuẩn bị ao: - Đắp bờ, cày bừa và phơi đáy ao 5 – 7 ngay để cho mặt ao thật khô, sau đó tẩy rửa ao bằng vôi bột và bón phân chuồng và cho nước vào Bước 2: Chọn cá:

    - Chọn những con khỏe, đẹp, to đều nhau và không mắc bệnh gì.

    - Mật độ thả: Cá trắm 2.000 con / 1000m2

    Bước 3: Chăm sóc:

    - Với cá trắm trung bình một ngày cắt 50 kg cỏ cho ăn ( không được thiếu ngày nào ), ngoài ra mỗi ngày cho thêm một gánh phân trâu vào trong ao, trung bình 1 tháng cắt 1 – 2 gánh phân xanh bó thành bó đóng cọc ngâm trong ao đến khi lá phân xanh rụng hết thì vớt thân phân xanh ra khỏi ao. Vì trong ao có cá trắm nên chú y cho nước ra vào đều đặn. - Hàng tháng bón thêm phân đạm, lân và vôi cho ao

    Bước 4: Thu hoạch:

    - Nuôi được 1 năm thì tát cạn ao thu họach

    Tính trung bình Cá trắm ( còn 70% ), 1.400 con x 0.4 kg/con x12.000 đ/kg = 6.720.000 đồng

    - Tổng thu: 6.720.000 đồng

    Tổng chi phí:

    Stt

    Chi phí

    ĐVT

    Số lượng

    Đơn giá

    (đồng )

    Thành tiền

    1

    Cá Trắm

    Con

    2.000

    500

    1.000.000

    2

    Phân đạm

    Kg

    120

    2.500

    300.000

    3

    Phân lân

    Kg

    180

    1.000

    180.000

    4

    Vôi

    Kg

    500

    500

    250.000

    5

    Tổng chi

     

     

     

    1.630.000

    Chưa kể công

    chăm sóc vì tận

    dụng lao động

    nhàn  rỗi trong

    gia đình

    Hoạch toán thu –

    chi: 6.720.000 –

    1.630.000 =

    5.090.000 đồng 

    Theo TTKHTS

     

    --- Bài cũ hơn ---

  • Mô Hình Nuôi Cá Trắm Cỏ, Thu Lời 100 Triệu
  • 5 Giống Cỏ Nuôi Cá Trắm Cỏ Năng Xuất Tốt Nhất Hiện Nay
  • Hải Sản Sầm Sơn “Hút Khách” Mùa Du Lịch
  • Hải Sâm Bao Nhiêu Tiền 1Kg
  • 【7/2021】Hải Sâm Biển – Khô – Tươi – Vàng – Đen Giá Bán Bao Nhiêu 1Kg Tại Tphcm【Xem 1,291,950】

Cá Trắm Cỏ Thích Ăn Gì Nhất? Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Cỏ Đúng Cách

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Làm Mồi Câu Cá Trắm Điệu Nghệ Đúng Chất Cần Thủ
  • Cá Trắm Cỏ: Cẩm Nang Nuôi, Câu Và Chế Biến
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Cỏ Cho Năng Suất Cao Nhất
  • Câu Cá Trắm Cỏ Cần Nắm Những Kỹ Thuật Nào?
  • 【4/2021】Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Hôm Nay Bao Nhiêu Tiền【Xem 1,157,607】
  • Cá trắm cỏ – một trong những loại cá nước ngọt mang lại giá trị kinh tế tốt cho nông dân Việt Nam. Loài cá này ngày một phổ biến hơn trên thị trường nước ta, đặc biệt đối với những khu vực thuộc đồng bằng phía Bắc. Nhờ đặc tính khác biệt cùng với những giá trị và cá trắm cỏ mang lại đã khiến cho loài cá này trở thành mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều nông dân Việt Nam hiện nay.

    Để có thể thực hiện quá trình chăn nuôi cá trắm cỏ thì bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết về loại cá này. Khi đã nắm rõ được đặc tính của cá thì quá trình chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

    Cá trắm cỏ là một loại cá nằm trong họ cá chép (Cyprinidae) – là loài duy nhất nằm trong chi Ctenopharyngodon. Một con cá trắm cỏ lớn có thể phát triển với chiều dài lên đến 1.5 mét và nặng gần 45kg. Tuổi thọ của chúng có thể kéo dài đến 21 năm và được phân loại cụ thể như sau:

    • Thuộc bộ cá Chép Cypriniformes
    • Thuộc họ cá Chép Cypriniformes
    • Thuộc phân họ cá trắm Leuciscinae
    • Thuộc giống cá trắm cỏ Ctenopharyngodon
    • Thuộc loài trắm cỏ Ctenopharyngodon Idellus

    Như đã giới thiệu ở phía trên, cá trắm cỏ có kích thước tương đối lớn. Với những con có trọng lượng lớn nhất có thể lên đến 35 hoặc 40kg. Với trọng lượng thương phẩm trung bình là từ 3 đến 5kg. Khi đem so sánh với những loài cá khác ở cùng kích thước với điều kiện sinh trưởng tối ưu thì tốc độ sinh trưởng của cá trắm cỏ là nhanh hơn.

    Thông thường, cá được nuôi ở trong ao sau khoảng 1 năm sẽ đạt trong lượng 1kg. Với những năm sau đó thì đạt từ 2 đến 3kg với những điều kiện thời tiết ở vùng ôn đới. Trọng lượng có thể đạt từ 4 đến 5kg với những khu vực chăn nuôi ở cùng nhiệt đới.

    Khi sống trong điều kiện môi trường tự nhiên thì cá sẽ sinh sản theo hình thức bán di cư. Loài cá này thuộc loài đẻ trứng. Mỗi năm, khi đến mùa sinh sản chúng sẽ di cư lên phía đầu nguồn của những con sông mà chúng sinh sống để đẻ trứng. Khu vực đầu nguồn thường là những khu vực có mật độ nước chảy mạnh và có sự thay đổi nhất định về điều kiện môi trường nước.

    Với cá trắm cỏ thì đây là điều kiện vô cùng thích hợp để sinh sản. Trứng của những con cá trắm cỏ so với trọng lượng của nước thường nặng hơn. Đó cũng là lý do vì sao chúng thường bị trôi nổi ở môi trường tầng nước giữa. Trong trường hợp bạn nhìn thấy những quả trứng này chìm xuống dưới đáy sông thì điều này có nghĩa là những quả trứng này đã bị hỏng và không thể nở thành cá con.

    Với điều kiện chăn nuôi thì cá trắm có thường sẽ không thể sinh sản một cách tự nhiên dù cho hệ sinh dục của chúng vẫn phát triển bình thường. Để có thể sinh sản được bắt buộc chúng cần được tiêm thêm hormone sinh dục, đồng thời con người cần phải tăng cường để tạo ra những áp lực và cả những chuyện động mạnh của dòng nước ở trong hồ nuôi.

    Giai đoạn sinh sản của cá trắm cỏ thường là từ năm 4 đến 5 tuổi. Đây là giai đoạn trưởng thành đủ điều kiện để sinh sản của cá.

    Như bạn đã thấy, để cho cá có thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt khá là khó khăn. Chính vì vậy để có thể chăn nuôi loài cá này và mang lại được những giá trị kinh tế cao thì người nông dân cần phải có kỹ thuật.

    Bạn cần phải thường xuyên dọn vệ sinh khu vực hồ nuôi cá và nạo vét bùn nếu lượng bùn này vượt quá mức cho phép. Đồng thời, bạn cũng cần bón vôi ở khắp đáy ao để có thể diệt đi những loại cá tạp cùng với những mầm bệnh với phương pháp rải đều trung bình khoảng 7 đến 10 kg vôi bột cho 100m 2 diện tích đáy ao.

    Sau thời gian tẩy vôi khoảng 3 ngày, bạn thực hiện bón lót với khoảng 20 đến 30 kg phân chuồng được rải đều khắp ao. Thêm vào đó bạn băm nhỏ 50kg lá xanh (nên lựa chọn những loại lá cây thân mềm để có thể làm phân xanh) và cũng mang đi rải đều khắp đáy ao. Bạn có thể vùi lá cây vào dưới lớp bùn hoặc sử dụng bó chúng thành những bó nhỏ với trọng lượng 5 đến 7 kilogam để dìm ở những góc ao.

    Lưu ý: Khối lượng trên được tính cho 100m 2 diện tích đáy ao.

    Kế đến ban cho nước vào ao ngập khoảng từ 0.3 cho đến 0.4m và ngâm từ 5 đến 7 ngày. Sau đó vớt hết những bã xác phân xanh và cho nước vào ao với độ sâu từ 1 đến 1.5m. Nhớ cần phải lọc nước ao bằng cách sử dụng đăng hoặc lưới để đề phòng các loại cá dữ hoặc cá tạp xâm nhập vào trong môi trường chăn nuôi.

    Cá trắm đen giống thường được thả vào 2 thời kỳ nhất định:

    • Thời điểm vụ xuân từ khoảng tháng 2 đến tháng 3.
    • Thời điểm vụ thu: tháng 8 và tháng 9

    Đây là hai thời điểm thích hợp để thả cá giống vào trong ao với điều kiện tốt nhất. Bạn nên lựa chọn những loại cá giống lớn, khỏe mạnh và không bị xây xát hay bệnh tật. Mật độ thả nên là 1 đến 2 con cho 1m 2. Kích thước cá phù hợp để thả là 8 đến 10 cm.

    Trong suốt quá trình chăn nuôi bạn cần lưu ý:

    • Thường xuyên theo dõi và quản lý bờ ao, khu vực cống thoát nước và kiểm tra mực nước của ao cá vào mỗi buổi sáng.
    • Thời điểm sáng sớm cần lưu ý và kiểm tra xem cá có bị nổi đầu lên mặt nước vì bị ngạt thở hay không. Thời gian nổi đầu của cá có kéo dài hay không. Nếu có xuất hiện tình trạng trên thì bạn cần ngừng cho ăn và tăng thêm mực nước vào trong ao.

    Khoảng từ 5 đến 6 tháng nuôi là đã có thể đánh tỉa một số lượng cá lớn để phục vụ cho việc ăn uống hoặc bán để kiếm thêm thu nhập. Sau đó bạn thả thêm một lượng cá giống tương đương để có thể tăng năng suất cho quá trình chăn nuôi. Bắt buộc phải ghi chép cẩn thận lại số lượng cá đã thu hoạch và số lượng cá đã thêm vào sau mỗi đợt đánh tỉa. (Nên ghi cả số lượng cá và khối lượng cá).

    Đến thời điểm cuối năm bạn có thể thu hoạch toàn bộ số lượng cá đã chăn nuôi trước đó (trong lúc thu hoạch bạn có thể lựa chọn giữ lại những con cá nhỏ để làm giống phục vụ cho những vụ nuôi sau). Sau quá trình thu hoạch cần phải ghi chép cẩn thận lại sản lượng cá trắm cỏ đã thu hoạch được (bao gồm cả đợt đánh tỉa cá và đợt thu hoạch cá cuối năm).

    Mục đích của việc ghi chép là để sơ bộ hạch toán trong suốt quá trình nuôi và lấy đó làm cơ sở cho những vụ nuôi được đầu tư tiếp theo sau đó.

    Thông thường, cá trắm cỏ sẽ gặp phải một số những căn bệnh như: bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe, bệnh sán lá đơn chủ hay bệnh trùng quả dưa. Mỗi một loại bệnh đều có một triệu chứng và những bệnh lý riêng khác biệt. Vậy nên, trong quá trình chăn nuôi bạn cần phải theo dõi thường xuyên mới có thể kịp thời pháp hiện ra những biểu hiện bất thường của cá để phòng và trị bệnh.

    Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho cá trắm cỏ được chăn nuôi, trong quá trình này bạn cần tiến hành sử dụng vôi để có thể cải tạo được môi trường nuôi tốt hơn.

    • Đối với vôi: Nên đựng ở trong bao và treo ở đầu nguồn nước. Khoảng cách từ mặt nước đến bao vôi khoảng ½ độ sâu của mực nước ở trong lồng nuôi. Liều lượng trung bình sẽ là 3 đến 4kg vôi cho mỗi 10m3 nước có ở trong lồng nuôi.
    • Sunphat đồng (CuSO4) được sử dụng để phòng ngừa các ký sinh đơn bào. Liều lượng cần sử dụng là khoảng 50g/10m3 nước, sử dụng trung bình 2 lần mỗi tuần.

    Lưu ý: Không được sử dụng những loại thuốc và hóa chất kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi thủy hải sản.

    Trong quá trình chăn nuôi, việc hiểu và biết được cá trắm cỏ thích ăn gì cũng là cách để cá có thể phát triển được tốt nhất. Thực tế, so với những loài khác thì cá trắm cỏ có nguồn thức ăn tự nhiên tương đối phong phú.

    • Các loại thức ăn xanh: Cỏ, các loại rong, lá chuối hay lá sắn, … nên được sử dụng để cho cá ăn hàng ngày. Sau khi cá ăn xong, nông dân cần phải vớt bỏ những cọng thức ăn già còn sót lại mà cá không ăn được. Bổ sung thêm cám gạo hoặc cám ngô trong các bữa ăn hàng ngày. Trung bình cứ 100 con thì bạn cho ăn khoảng 2 đến 3kg rau xanh. Sau đó, tùy theo sự phát triển của cá để bổ sung thêm hàm lượng thức ăn.
    • Để tăng trọng được khoảng 1kg thịt cá thì cần từ 30 đến 40kg thức ăn xanh các loại.
    • Với thức ăn là cỏ tươi thì nên cho ăn từ 30 đến 40% so với trọng lượng của thân cá. Với các loại rong hoặc bèo thì khối lượng cho ăn là 70% thân cá.

    Cách chế biến và sử dụng thức ăn cho cá trắm cỏ từ cỏ voi và phụ phẩm nông nghiệp

    • 200kg cỏ voi, lục bình, rau xanh, cây ngô, rong tảo …
    • 5 – 7 kg cám gạo
    • 1 lít mật rỉ đường ( đường mật mía hoặc đường phên)
    • 1 gói cám lên men EMZEO 200gr
    • Nước sạch 50 lít
    • Dùng máy băm nhỏ nguyên liệu cỏ voi, rau xanh … thành các khúc 3 – 5cm cho cá dễ ăn
    • Hòa tan men vi sinh cám lên men EMZEO với 50 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường
    • Đảo trộn đều nguyên liệu với cám gạo và tưới ướt đều dung dịch men vi sinh
    • Đánh đống ủ hoặc cho vào tải để ủ 2 – 3 ngày là sử dụng được

    Chú ý: Bà con có thể sử dụng EM tỏi bổ sung vào thức ăn cho cá trắm cỏ theo lượng: 1 lít EM tỏi trộn đều với 100kg thức ăn trước 30 phút khi cho cá ăn. Một tuần cho cá ăn kèm với EM tỏi 2 – 3 lần.

    Tại thị trường Việt Nam, cá trắm cỏ đóng vai trò phát triển giá trị kinh tế khá cao cho bà con nông dân trong lĩnh vực chăn nuôi thủy hải sản. Việc nắm bắt được đặc tính cùng với sở thích thức ăn của cá sẽ góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của cá. Với những thông tin đã được đề cập ở trên, các ngư dân sẽ có được những kiến thức cơ bản nhất để hỗ trợ trong suốt quá trình chăn nuôi của mình.

    Lưu ý: nên tìm hiểu và đào sâu thêm những kiến thức về các hình thức chăn nuôi cá trắm cỏ khác.

    About Đức Bình

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Nuôi Thâm Canh Cá Trắm Cỏ Trong Ao
  • Cá Trắm Đen Giá Bao Nhiêu 1Kg ?
  • Nhà Hàng Hải Sản Sầm Sơn
  • Đại Lý Vé Máy Bay Giá Rẻ Tại Thị Xã Sầm Sơn Của Vietnam Airlines
  • Cá Thu Sầm Sơn Một Nắng

Cung Cấp Cá Trắm Cỏ Tươi Sống, Cá Trắm Cỏ Ngất, Cá Trắm Cỏ Đông Lạnh Trên Toàn Quốc

--- Bài mới hơn ---

  • 【4/2021】Cá Hồng Vĩ Mỏ Vịt Amazon Sống Bán Tại Tphcm Giá Bao Nhiêu Tiền【Xem 367,785】
  • Bán Buôn Cá Trắm Giòn, Bán Lẻ Cá Trắm Giòn Tươi Sống, Cá Trắm Giòn Ngất, Cá Trắm Giòn Đông Lạnh Trên Toàn Quốc
  • Cá Trắm Giòn Có Gì Đặc Biệt
  • Chuyên Cá Hồi Sapa Tươi Sống Giá Tốt Nhất
  • Cá Hồi Sapa Tươi Sống Cá Hồi Sapa Tươi Sống Rẻ Nhất Hà Nội
    • Chợ cá làng sở thượng là chợ đầu mối cá nước ngọt lớn nhất miền bắc, chuyên cung cấp bán buôn các loại cá trắm cỏ (bán buôn các loại cá trắm trắng), bán lẻ cá cá trắm cỏ tươi sống (bán lẻ cá trắm trắng), cá trắm cỏ ngất (cá trắm trắng ngất), cá trắm cỏ đông lạnh (cá trắm trắng đông lạnh) số lượng ít nhiều với trọng lượng từ 2 đến 10kg/con.
      Bạn đang có nhu cầu nhập sản phẩm cá trắm cỏ tươi sống (cá trắm trắng tươi sống), cá trắm cỏ ngất (cá trắm trắng ngất), cá trắm cỏ đông lạnh (cá trắm trắng đông lạnh)nhưng lại băn khoăn với hàng loại câu hỏi hiện ra trong đầu: Nguồn gốc cá trắm cỏ, giá cá trắm cỏ, chất lượng cá trắm cỏ, thời gian, thậm chí là cách thức vận chuyển? Rất nhiều câu hỏi đặt ra trong đầu bạn, hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 098 484 5225để được giải đáp thắc mắc của mình, cũng như biết về giá cá trắm cỏ.

    Đừng do dự hãy nhấc máy lên gọi ngay 0984845225 (Quang Cá Mè) để được giải đáp mọi thắc mắc, để an tâm khi mua hàng.

    (Video cung cấp cá trắm cỏ, cá trắm trắng tươi sống và làm sạch) Bảng giá cá trắm cỏ tươi sống, giá cá trắm cỏ ngất, giá cá trắm cỏ đông lạnh tại thời điểm hiện tại. Giá trị dinh dưỡng của cá trắm cỏ

    • Cá trắm cỏ là loại cá nước ngọt, giàu dinh dưỡng, thịt mềm, là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, cá trắm cỏ vị ngọt tính ôn, công năng bổ tỳ ấm vị, bổ khí huyết. Thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu, mệt mỏi, đuối sức, khí hư nhược. Trị hư lao, phong hư đau đầu sốt rét kinh niên: Đầu cá chưng ăn để phòng chữa bệnh rất tốt.
    • Cá trắm cỏ cung cấp các dưỡng chất như: đạm, chất béo, canxi, photpho, sắt, các vitamin B1, B2, PP….
    • Nhìn hình dáng bên ngoài cá trắm cỏ và cá trắm đen tương đối giống nhau. Đặc biệt hiện nay có nhiều nơi màu cá trắm đen không được đen mà ngả trắng nên đa số những ai không quen dễ bị nhầm lẫn giữa 2 loại cá này.
    • Về cơ bản cá trắm cỏ và cá trắm đen khác nhau bởi màu sắc. Vì cùng chung một dòng cá trắm nhưng cá trắm cỏ sống ở tầm nước trung và thức ăn chủ yếu là các loại thực vật như cỏ… nên cá có màu sáng xanh từ đầu tới đuôi (vậy nên hay được gọi là cá trắm trắng). Ngược lại, cá trắm đen có màu đen vì sống chủ yếu ở đáy và thức ăn ưa thích của chúng là các loại đồng vật như tôm, tép, ốc…(vì vậy mọi người hay còn gọi là cá trắm ốc)
    • Sản phẩm nuôi sông tự nhiên ở: Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình…
    • Giá rẻ tận gốc như đến trực tiếp cơ sở nuôi mua.
    • Có giấy tờ nguồn gốc xuất xứ, giấy kiểm dịch đối với từng đơn hàng.
    • Trung thực tuyệt đối về cân đo đong đếm.
    • Chất lượng sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu.

    (video đóng cá tươi sống đi tỉnh)

    Ngoài sản phẩm cá trắm cỏ, chúng tôi còn cung cấp nhiều loại cá khác như: Cá tầm, cá chình, cá lăng, cá ngạnh, cá nheo, cá quả, cá trắm đen (cá trăm ốc), cá trắm cỏ (cá trắm trắng), cá diêu hồng, cá rô phi, cá trôi, cá chim, cá trê, cá mè tàu, cá mè trắng… lươn đồng, ếch đồng, cua đồng, baba quê…

    Những món ngon từ cá trắm cỏ nổi tiếng

  1. Cá trắm cỏ sốt cà chua (cá trắm trắng sốt cà chua).
  2. Cá trắm cỏ nướng (cá trắm trắng nướng).
  3. Canh cá trắm cỏ (canh cá trắm trắng)
  4. Cá trắm kho khế
  5. Cá trắm hấp bia
  6. Lòng cá trắm nấu canh chua
  7. Cá trắm om rau cần
  8. Bún cá

Hãy nhấc máy lên và gọi ngay số điện thoại 098.484.5225 – 096.865.0363 (Quang cá mè) để được tư vấn và ưu đãi khi mua hàng.

Website: http://chocalangsothuong.com

Fb: https://www.facebook.com/chocalangsothuong

--- Bài cũ hơn ---

  • Cá Nemo Ăn Gì, Cách Setup Bể, Cách Nuôi, Giá Bao Nhiêu Tiền 2022
  • Tôm Hùm, Cá Bóp Ch.ết Hàng Loạt, Người Nuôi Chớp Mắt Mất Tiền Tỉ
  • Cách Làm Cá Bóp Nướng Muối Ớt, Ngon Trên Từng Thớ Thịt
  • Cách Chế Biến Ruốc Cá Bóp, Thơm Ngon Và Tiện Lợi
  • Giá Các Loại Cá Hôm Nay 22/5: Giảm Mạnh
  • Cá Trắm Cỏ Ăn Gì?

    --- Bài mới hơn ---

    • Cá Diêu Hồng Giá Bao Nhiêu 04/2021
    • Tôm Thẻ Chân Trắng Kết Hợp Cá Điêu Hồng
    • 【4/2021】Giá Mua Bán Cá Diếc Hiện Nay, Giao Hàng Tận Nơi【Xem 322,146】
    • Khô Cá Dứa Một Nắng Miền Tây Nhà Làm Cực Ngon I Ngọc Tân
    • 【4/2021】Khô Cá Dứa 1 Nắng Cần Giờ Giá Bao Nhiêu 1Kg
    • Môi trường sống chủ yếu của cá trắm cỏ là nước ngọt, độ sâu sinh sống từ 0 – 30m trong các sông, ao hồ và hồ nuôi cá nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch với nhiệt độ giao động từ 0 – 35 độ C.

      Trong môi trường tự nhiên cá trắm cỏ là loại cá bán di cư. Đến thời kỳ sinh sản chúng thường di cư lên đầu nguồn các con sông để đẻ trứng. Nước chảy và sự thay đổi mực nước là các điều kiện môi trường thiết yếu để kích thích cá đẻ tự nhiên.

      Thức ăn của cá trắm cỏ cũng rất đa dạng, chúng có thể ăn các loại cỏ, rong, bèo, lá chuối, lá ngô, lá sắn… và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng…. Ngoài ra trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, trong lồng, bè thì bà con cũng có thể cho cá trắm cỏ ăn thêm cám ngô, cám gạo.

      Ở giai đoạn đầu các loại thức ăn như lá cỏ, sắn, thân cây chuối, lá ngô, lá chuối cần được băm nhỏ để vừa cửa miệng của cá.

      Khi cá đạt khoảng từ 0,8kg/con trở lên có thể cho cá ăn trực tiếp các loại cỏ, lá sắn, lá chuối còn thân cây chuối vẫn phải cắt nhỏ.

      Sau mỗi lần cho ăn cần kiểm tra vớt các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được để tránh làm nhiễm bẩn nguồn nước trong ao.

      lượng cỏ cho ăn, lá sắn, lá ngô tươi cho ăn từ 30 – 40% trọng lượng cá thả trên ao/ngày. Với rong, bèo, cây chuối cho ăn 60% trọng lượng cá thả trong ao/ngày.

      Thức ăn tinh, thức ăn tự chế biến, cám gạo, cám ngô cho cá ăn với khẩu phần từ 1,5 – 2% trọng lượng cá có trong ao.

      Thức ăn công nghiệp hiện nay có các loại như con cò mã số từ 8001 – 8008, con cá vàng mã số từ 632 – 636 tùy theo kích cỡ cá. Cách sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

      Các giống cỏ nuôi Cá trắm Cỏ

      Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các giống cỏ năng suất, lượng protein cao giúp việc chăn nuôi cá trắm cỏ trở nên dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

      Giống cỏ lai Super BMR

      Đây là một giống cỏ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, vị ngọt, thân mềm, lá rộng, dễ tiêu hóa. Hoàn toàn được nghiên cứu và gieo trồng thử nghiệm tại Mỹ nên cho năng suất cao vượt trội.

      Cỏ lai Super BMR sinh trưởng và phát triển rất nhanh nên bà con chỉ gieo trồng trong một thời gian ngắn đã cho thu hoạch.

      Tiền mua hạt giống rẻ mà chất lượng lại tốt nên khi gieo trồng 1 lần bà con đã có thể thu hoạch trong thời gian suốt 2 năm, nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch cỏ tới tận 3 năm liền.

      Giống cỏ sả Mombasa Ghine

      Giống cỏ sả Ghine có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Phi, được trồng rộng rãi ở các nước cận nhiệt đới. Đây là giống cỏ lâu năm chỉ sinh nhánh và tạo thành bụi có khả năng chịu hạn tốt, không kén đất nên bà con có thể gieo trồng ở những vùng đất khô cằn nhất. Tuy nhiên đối với những vùng đất mưa nhiều kéo dài hoặc vùng đất bị ngập úng thì cỏ sẽ phát triển không tốt.

      Năng suất cỏ đạt 15 – 20 tấn/sào, nếu bà con chăm sóc cỏ tốt thì có thể thu hoạch 25 tấn/sào và thu hoạch liên tục trong khoảng thời gian 5 – 6 năm mới phải trồng lại.

      Giống cỏ Paspalum

      Giống cỏ Paspalum có nguồn gốc từ Nam Mỹ được viện khoa học tại Thái Lan nghiên cứu và trồng thử nghiệm từ năm 1995 đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay giống cỏ Paspalum đang được gieo trồng rộng rãi ở Thái Lan nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.

      Cỏ Paspalum có khả năng chịu ngập úng, khô hạn rất tốt nên được bà con nông dân tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ lựa chọn là giống cỏ chính để gieo trồng tại nơi đây.

      Cỏ Paspalum cho năng suất cao từ 25 – 35 tấn/sào cùng với hàm lượng chất dinh dưỡng cao (protein thô 15%, xơ thô 30%, hàm lượng khoáng chiếm 7%, đạm thô 18%) nên hiện nay được khuyến cáo gieo trồng rộng rãi ở nước ta.

      Giống cỏ Mulato II

      Đây là giống cỏ lai giữa 3 giống cỏ khác nhau trên thế giới nên năng suất cũng như chất dinh dưỡng cao vượt trội so với các giống cỏ khác hiện nay tại Việt Nam.

      Với giá thành không cao nhưng khi gieo trồng bà con có thể thu hoạch liên tục trong nhiều năm liền (khoảng 5 – 6 năm) mới phải gieo trồng mới lại.

      Cỏ Mulato II có vị ngọt, thân mềm, không lông nên Cá Trắm khi ăn sẽ dễ dàng tiêu hóa nên sẽ hấp thụ được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong cỏ.

      Giống cỏ Cao Lương Sudan Premium ss1055

      Cỏ Cao Lương Sudan Premium ss1055 là giống cỏ được lai nhân tạo giữa giống cỏ Sudan (Sweet Jumbo) và cao lương (Super Bmr). Được nghiên cứu và trồng thử nghiệm đầu tiên tại Mỹ nên chất lượng cũng như năng suất cỏ khi về Việt Nam đã được tối ưu một cách triệt để nhất giúp cho bà con khi trồng cỏ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình mình.

      Cỏ Cao Lương Sudan Premium ss1055 có lượng đạm từ 12% – 15%, năng suất cao, thời gian cắt cỏ giữa mỗi lần ngắn nên bà con sẽ có được một nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho Cá Trắm.

      Cỏ có vị ngọt, thân mềm, ít sâu bệnh và dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 2 – 3 năm. Do cỏ có tính ngon miệng nên Cá Trắm rất thích ăn, ngoài ra bà con chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng nên trồng loại cỏ này vì tính hiệu quả mà nó mang lại.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Hậu Quả Của Việc Dùng Cám Cá Koi Giá Rẻ * Tin Cậy 2022
    • Cám Tăng Trưởng Kagayaki Cho Cá Koi 10Kg
    • Bán Cám Thức Ăn Cho Cá Koi Nha Trang Giá Rẻ
    • Cách Lựa Chọn Cám Phù Hợp Cho Cá Koi Của Bạn * Tin Cậy 2022
    • Kỹ Thuật Làm Mồi Câu Cá Rô Phi Đạt Hiệu Quả Cao

    Các Bệnh Thường Gắp Trên Cá Trắm Cỏ. Bệnh Xuất Huyết Trên Cá Trắm Cỏ

    --- Bài mới hơn ---

    • Cách Nuôi Cá Tứ Vân (Cá Xê Can) Trong Hồ Thủy Sinh
    • Kinh Nghiệm Nuôi Và Chăm Sóc Cá Tứ Vân
    • Chuyện Về Con Cá Vàng
    • Những Biện Pháp Cơ Bản Khi Nuôi Cá Trê Vàng
    • Cho Cá Ăn Như Thế Nào Và Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?
    • Nuôi cá trắm cỏ là mô hình chăn nuôi thủy sản được rất nhiều trang trại, hộ gia đình lựa chọn. Loại cá nước ngọt này lớn nhanh, chất lượng thịt ngọt và giá trị kinh tế ổn định. Mặc dù vậy, nếu không áp dụng đúng kỹ thuật nuôi thì cá dễ bị nhiễm bệnh. Bà con cần trang bị kiến thức các bệnh cá trắm cỏ thường gặp để phòng và điều trị kịp thời.

      Dịch bệnh, môi trường nước không ổn định, kỹ thuật nuôi sai là những nguyên nhân chủ yếu khiến cá trắm cỏ thường bị bệnh, phát triển không ổn định dẫn đến còi cọc, chết và làm mất kinh tế của các hộ chăn nuôi.

      1. Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ

      Tác nhân gây bệnh:

      Do virus có dạng Reovirus

      Triệu trứng:

      Khi cá bị bệnh bà con chú ý biểu hiện bên ngoài của cá trắm ban đầu là da sẫm màu, cá nổi trên mặt nước bơi lờ đờ. Khi cá chết thì xuất hiện mắt cá loà và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết, hậu môn đỏ.

      Tiến hành mổ khám nghiệm sẽ thấy cơ đỏ xuất huyết, bệnh nặng cơ toàn thân xuất huyết đỏ t­ươi, ruột sưng, trong ruột không có thức ăn, gan xuất huyết không có màu trắng.

      Thời gian cá mắc bệnh thường từ uối xuân, đầu hè (tháng 3 đến tháng 5) và mùa thu tháng 7 đến tháng 10 khiến cá chết nhanh. Chỉ khoảng 5-7 ngày có thể khiến 60-70% cá bị chết, thậm chí chết 100%.

      Phòng bệnh:

      Bà con nên cải tạo ao nuôi bằng các sát khuẩn định kỳ bằng IODINE, FBK sau sát khuẩn có thể dùng NITROGEN, NB25, AQUA để gây lại các chủng vi sinh vật, cải tạo chất lượng nước. Trong thức ăn của cá nên bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

      Chữa bệnh:

      • Khi cá bị bệnh xử lý bằng cách dùng thuốc sát trùng mạnh IODINE, FBK để diệt vi khuẩn.
      • Kéo cá để nuôi cách ly cá bị bệnh và chưa bị bệnh
      • Cho cá ăn thuốc RIFATO, NORLOX 40, AMCOCIP, DOFI, CFD hoặc Tiên Đắc Tỏi mỗi đợt 5-7 ngày. Liều lượng cá giống 3-5g thuốc/1kg thức ăn /1 ngày chia 2 bữa. Cá thịt 4g/1 kg thức ăn/ 1 ngày chia 2 bữa.

      2. Bệnh đốm đỏ (viêm ruột)

      Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas

      Triệu trứng:

      Biểu hiện bên ngoài khi cá bị bệnh là bỏ ăn, không còn ánh bạc ở vảy, mất nhớt, hậu môn viêm đỏ xuất huyết, bụng tr­ướng to, xơ vây, tia vây cụt dần. Khi giải phẫu phát hiện Gan tái nhợt, mật màu sắc đen sẫm, thận nhũn, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết, ruột không có thức ăn, hoại tử hoặc xuất huyết.

      Phòng bệnh:

      Ap dụng phương pháp dùng thuốc sát trùng định kỳ cho ao bằng IODINE, FBK, trộn Vitamin C, chất điện giải và men tiêu hóa cho cá ăn để nâng cao sức khỏe cho đàn cá.

      Trị bệnh:

      • Trộn một trong những loại thuốc sau: RIFATO, NORLOX 40, AMCOCIP, DOFI, CFD hoặc Tiên Đắc Tỏi…vào thức ăn để cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày
      • Cho cá ăn thêm Vitamin C, Dopa Fishcho cá ăn liên tục trong 1 tháng

      Tác nhân gây bệnh: do Trichodina, Trichodinella, Tripartiella

      Triệu trứng:

      Cá bệnh bơi lội không định h­ướng, nổi trên mặt nước. Bệnh nhẹ thì cá ngứa ngáy bệnh nặng trên thân có nhiều nhớt màu trắng đục, mang bạc trắng, sau đó chết.

      Phòng bệnh:

      Áp dụng các phương pháp sát khuẩn, chăm sóc cá như ở các bệnh trên.

      Chữa bệnh:

      • Thay nước: Thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng ước thay. Nên tiến hành cẩn thận vì dễ làm cá hoảng loạn.
      • Tắm cá bằng sản phẩm Tolamin hoặc trong dung dịch formalin 200 – 300ml/m3, CuSO4 0.3-0.5g/m3 trong vòng 30 – 60 phút

      4. Bệnh Trùng quả d­ưa (Bệnh đốm trắng)

      Tác nhân gây bệnh: trùng qủa d­ưa Ichthyophthirius multifiliis.

      Triệu chứng:

      Khi cá nhiễm bệnh bơi nổi thành từng đàn trên mặt n­ước, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trên thân có nhiều vảy trắng bám vào thành từng đốm nhìn rất rõ bằng mắt thường, mang cá nhợt nhạt. Nếu cá bệnh nặng thì ngoi lên mặt nước để thở,đuôi bất động.

      Phòng bệnh:

      Khử trùng ao trước và trong khi nuôi. Đảm bảo thức ăn vệ sinh, giàu dinh dưỡng và có bổ sung vitamin C thường xuyên.

      Chữa bệnh:

      Dùng Tolamin hòa tan vào nước tạt đều xuống ao mỗi tuần 2 lần với nồng độ 1g/m 3 làm liên tục từ 4-5 lần

      Các bệnh khác thường gặp khi nuôi trắm cỏ

      Ngoài 4 bệnh thường gặp như ở trên thì cá trắm cỏ còn có khả năng mắc nhiều bệnh khác như Hội chứng lở loét, bệnh rận, thối mang… Hầu như khi cá bị nhiễm bệnh tỉ lệ chết đều trên 60% gây thiệt hại lớn về kinh tế.

      Chính vì vậy bà con cần áp dụng đúng kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ để hạn chế cá bị bệnh. Thường xuyên kiểm tra ao nuôi định kỳ, vớt cá theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Không tự chữa bệnh nếu không có kinh nghiệm, nên làm theo hướng dẫn của nhân viên chăm sóc cá chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao.

      Chúc bà con thành công với mô hình nuôi cá trắm cỏ lớn nhanh, không bệnh và thu hoach cao.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Phòng Trị Bệnh Xuất Huyết Trên Cá Rô Phi
    • Bệnh Xuất Huyết Trên Cá Tra
    • Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép
    • Hướng Dẫn Cài Hình Nền Con Cá Đang Bơi Trên Iphone
    • Mở Hộp Iphone 6S Vàng Hồng Đầu Tiên Tại Việt Nam

    Các Loại Cỏ Trồng Cho Cá Trắm Ăn

    --- Bài mới hơn ---

    • Giá Đậu Tằm Nuôi Cá Giòn Bao Nhiêu 1Kg 2022? Mua, Bán Ở Đâu?
    • Nuôi Cá Chép Giòn Ở Miền Tây Bằng Cây Đậu Tằm
    • Đậu Tằm Là Thức Ăn Nuôi Cá Chép Giòn
    • Nuôi Cá Chép Giòn Bằng Hạt Đậu Tằm Hiệu Quả Cao
    • Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép Giòn Bằng Đậu Tằm Cho Năng Suất Cao
    • có thể đạt 200-250 tấn/ha/năm, hàm lượng chất khô (từ 19-22%) và protein (14-16%). Khi cho bò sữa ăn sẽ cho sản lượng và chất lượng sữa cao hơn các giống cỏ khác như cỏ voi, kể cả cỏ VA06 mới được nhập nội gần đây…(XEM THÊM)

      Giống cỏ Ghine, Ghine td58 – hamill, ghine mobasa, hay còn gọi là Ghine Xanh, hoặc là Cỏ Sả Lá Lớn, cỏ sả, cỏ bụi, cỏ Mỹ , cỏ Thỏ….Từ cá trắm, Thỏ Bò Dê Cừu đều thích ăn.

      Cỏ Ghi Nê Có 2 loại:

      + Ghi nê mobasa: người ta thường hay gọi tên khác Là: cỏ sả lá lớn, cỏ bụi, cỏ Mỹ, Cỏ TH, Cỏ Mobasa….phát triển nhanh, ưa ánh sáng, nhanh ra đốt.

      + Ghi nê TD58 : Cũng là cỏ sả, tên khác là Cỏ Hamill (Panicum maximum). lá nhỏ hơn 1 chút, chịu được bóng râm cao hơn mobasa, non mềm hơn mobasa.

      Ghinê còn gọi là cỏ sả. Nguồn gốc Thái Lan. Phát triển sinh nhánh và mọc thành bụi lớn như bụi sả. Bẹ lá mọc quanh xung quanh gốc. Cao 1.2m.đến 1.5m.

      Cỏ sinh trưởng mạnh, năng suất cao, non, mềm, ngọt, ít lông, trơn, không bị sót khi chạm vào. Giống cỏ này khả năng chịu hạn, chịu rét, chịu nóng, dễ trồng, thích hợp nhiều loại đất khác nhau. ở Việt Nam có thể trồng tất cả khu vực trong nước…(XEM THÊM)

      Đây Là loại cỏ trồng được dưới đất ruộng bị ngập úng, đất trũng lầy, và nhiều loại đất khác nhau, như đất phèn chua, đất cát pha…

      Cỏ sinh trưởng và phát triển bình thường ở dưới nước khi bị ngập lụt, và đồng thời chịu hạn cũng khá cao như các loại cỏ khác. Vì thế ưu điểm nhất là có thể trồng được trên trên cạn và dưới nước. Phù hợp với các loại đất khô ở mùa nắng và bị ngập lụt ở mùa mưa

      Đặctính Cỏ Paspalum có đặc tính giống cỏ ghine, sinh nhánh và mọc thành bụi lớn, như bụi Sả, bẻ lá bao bọc lấy thân, non mềm. cao khoảng 1m-1.2m

      Cỏ sinh trưởng và phát triển nhanh, chu kỳ thu hoạch 1 tháng 1 lần, Cỏ có nhiều chất dinh dưỡng, có thể trồng được nhiều vụ khác nhau trong năm, nhưng tốt nhất đầu mùa mưa và thời tiết không quá lạnh, đất không quá khô, phải tưới nước…(XEM THÊM)

      cỏ này được người dân trồng rộng rãi trên toàn nước Việt Nam, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, cỏ ưa ánh sáng và không thích hợp trong bóng râm, cỏ dễ trồng, dễ chăm sóc, mỗi lần trồng có thể thu hoạch được 3-4 năm nếu chăm sóc tốtCỏ Va06 là loại dạng cỏ phát triển theo từng khóm, thân thẳng đứng giống với cây mía, có đừng đốt giống như cây mía, lá dài và rộng. cây cao khoảng 2-3m. Giống Cỏ Va06 Là Loại cỏ voi ngày xưa được cải tiến.

      Ngày trước cỏ voi cổ điển cây rất cứng, lá thưa thớt, lông cứng và xót khi thu hoạch, nay được cải tiến lại ren và gọi là cỏ Va06, lá rộng hơn, dài hơn, thân non mềm hơn, và lông cũng ít hơn, và năng suất lại tăng hơn đáng kể. Giúp vật nuôi lại thích ăn hơn.

      …(XEM THÊM)…

      loại cỏ này loại cỏ này được nhập khẩu từ Thái Lan, có nhiều tên gọi như Packong 1, cỏ Voi Xanh, Cỏ Va06 Không Lông….có đặc điểm tương tự như cỏ va06 ngày nay, thân cao 1-2,5m, có từng mắt giống với cây mía, lá rộng 2-3cm và dài.

      Đặc biệt cỏ này khác với cỏ va06 phổ thông bây giờ là không có lông nên các vật nuôi lại thích ăn hơn. người ta gọi nó là Cỏ Voi không lông, Hoặc Cỏ Va06 không lông, Cỏ Voi xanh đài loan….cỏ vẫn phát triển bình thường, lưu gốc được nhiều năm, và chu kỳ thu hoạch khoảng 1.5 đến 2 tháng 1 lứa.

      Đầu Tiên chuẩn bị hom cỏ, cắt hom ra dể dài khoảng 50cm.

      Dùng trâu bò hoặc cuốc cày theo hàng khoảng cách nhau là 50cm.

      sau đó bón phân lân Hoặc NPK lót ở phía dưới, dùng 1 lớp đất mỏng…(XEM THÊM)

      💚 Cỏ Alfalfa (linh lăng) chứa nhiều acid amin, vitamin, đặc biệt là vitamin A, B, D, E và khoáng tố bao gồm Ca, Fe, Mg, P, Cl, Na, K, đặc biệt là Si và Mn. Khảo sát của Viện nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy cỏ linh lăng có chứa lượng protein cao (25-33%) nhiều hơn 1,5 lần so với lúa mì và bắp; các protein quan trọng như arginin, lysin, thyrosin, theronin và tryptophan. Cỏ linh lăng còn chứa nhiều chất xơ, beta caroten và sắc tố, giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa.

      💙 Cỏ là một loại thảo mộc tốt cho hệ thần kinh cho con người, là một món ăn không thể thiếu của người Nhật. Một số nước dùng trong chăn nuôi vỗ béo, lấy sữa cho gia súc như bò, dê, thỏ…và làm thức ăn cho một số loại gia cầm như chim trĩ, ngỗng….(XEM THÊM)

      --- Bài cũ hơn ---

    • Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cá Galaxy Khỏe Mạnh, Sinh Sản Tốt
    • Cá Galaxy Giá Bao Nhiêu? Cách Chăm Sóc, Phòng Bệnh Nấm Vây Cá Galaxy
    • Cá Galaxy: Cách Nuôi Và Giá Bán
    • Cá Giò Giá Bao Nhiêu 04/2021
    • Hàm Lượng Dinh Dưỡng Trong Thịt Cá Sấu
    CẦM ĐỒ TẠI F88
    15 PHÚT DUYỆT
    NHẬN TIỀN NGAY
    VAY TIỀN NHANH
    LÊN ĐẾN 10 TRIỆU
    CHỈ CẦN CMND
    ×