Betta (Lia Thia, Xiêm) Samurai, Các Chiến Binh Samurai Mạnh Mẽ

--- Bài mới hơn ---

Betta Rồng Và Tiêu Chuẩn ( Dragon Betta )

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Nuôi Cá Betta Bột Ít Bị Chết Nhất
  • Những Chuyện Chưa Biết Về Cá Sấu Xiêm Khổng Lồ
  • 3 Loại Thức Ăn Cho Cá Cảnh Không Thể Bỏ Qua!
  • Cá Cảnh Mang Thai Bao Lâu
  • Đánh Giá Cá Đá, Cá Xiêm, Betta Chọi
  • + Thế nào là con cá vảy rồng đẹp :

    Thứ nhất : Cá Betta vảy rồng được xếp vào dòng cá Bi-color. Tiêu chuẩn đánh giá 1 con cá Bi-color là thân 1 màu và vây (vây lưng,vây đuôi,vây hậu môn,vây bụng và vây ngực càng tốt) phải có 1 màu tách biệt. Nghĩa là nếu con cá có thân màu trắng thì mọi vây khác của con cá phải có màu khác ngòai màu trắng (ngoại trừ rồng trắng và rồng vàng) .Nhiều người vẫn còn nhầm tưởng vào cá betta rồng chỉ cần bộ vảy là đủ, điều đó tuy đúng nhưng không phải hòan tòan đúng, đó mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để đánh giá 1 chú cá Betta vảy rồng đẹp

    Thứ hai : Bạn cần nắm rõ cá Betta vảy rồng có đặc điểm lớp vảy (hay màu sắc thân) như thế nào để có cái nhìn và sự lựa chọn chính xác hơn . Cá Betta vảy rồng theo nhiều người thì chỉ cần than có vảy là được thế nhưng đó là 1 điều sai lầm vì nếu chỉ nhìn nhận trên phương diện vảy thì bạn sẽ còn nhìn nhầm nhiều con fullmask có bộ vảy óng ánh ko thua gì cá Betta vảy rồng .

    Một con Betta vảy rồng đẹp sẽ mang những yếu tố sau đây :

    + Trên thân nhất thiết phải có lớp vảy trắng đục dày phủ đều (kín càng tốt) các vảy phải rõ ràng nhìn như hạt bắp và có độ thưa vừa đủ (dày quá làm con cá không đẹp)

    + Trên lớp trắng đục có lớp sắc tố phủ lên (có thể có hoặc không).

    Ví dụ : Rồng xanh : có lớp xanh ngọc phủ trên lớp opaque trên nền sậm

    Rồng copper có lớp copper phủ trên lớp trắng đục trên nền sậm

    – Super red PK female

    – Red copper PK

    – Betta Mahachai

    Đầu tiên Betta Mahachai hoang dã được ép với cá red copper betta. Bước đến là lai cá trống F1 với cá super red PK mái .

    Bước thứ 3 là ép ngược cá mẹ super red với cá trống con F2 và cho ra những con rồng đầu tiên

    Hình ảnh Một trong những con cá Betta rồng đầu tiên xúât hiện

    Từ những con rồng đầu tiên với bộ vảy mỏng tuy chưa xuất sắc lắm nhưng cũng bắt đầu gây sự chú ý lớn đến các nhà lai tạo. Và chỉ trong 1 thời gian ngắn các nhà lai tạo với nỗ lực không ngừng đã lai tạo thành công 1 dòng cá Betta rồng rất đẹp với bộ vảy dày và óng ánh cùng sự đa dạng về màu và dạng đuôi từ PK, PKHM,HM và cả CT và DT.

    Ngày nay với trào lưu Betta rồng đang phát triển và xuất hiện ngày càng nhiều màu sắc hình dạng khác nhau thì việc chơi cá Betta vảy rồng đã nâng lên 1 tầm mới, nó được thể hiện qua kiểu cách, hình dạng 1 con cá tùy theo kiểu cách chơi của mỗi người, có người thích full vảy lên đầu nhưng có người thích cá còn 1 rãnh kéo dài tới vây lưng màu sậm không vẩy,… Dù gì đi nữa thì một điều không thể phủ nhận : Betta rồng là 1 loại cá Betta rất đẹp và cực kỳ quyến rũ có khả năng hớp hồn chúng ta ngay từ “cái nhìn đầu tiên”.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Betta Rồng Giá Rẻ Bất Ngờ Quyến Rũ Dân Chơi
  • Cách Phân Biệt Cá Betta Rồng Và Kỹ Thuật Nuôi Giúp Cá Mau Lớn
  • Betta Xiêm Thái Phụ Kiện Cho Hồ Cá Cảnh Giá Rẻ
  • Cách Nuôi Cá Đá (Cá Xiêm) Chọi Thiện Chiến
  • Bí Quyết Nuôi Cá Lia Thia Đá (Chọi Chiến, Xiêm Đá) Vô Địch

Quan Sát Dòng Cá Betta Mới: Cá Betta Khổng Lồ

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Betta Thường Mắc Các Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa
  • Cơ Bản Sơ Lược Về Các Lớp Màu Ở Cá Betta
  • Cách Nuôi Cá Betta Lên Màu Đẹp, Sinh Sản Tốt Rất Nhiều Người Áp Dụng
  • Cách Thúc Cá Mái Có Trứng Nhanh
  • Giá Cá Betta (Lia Thia, Xiêm, Chọi) Bao Nhiêu 1Kg 2022? Mua Bán Ở Đâu Rẻ?
  • Ngay khi tôi nghĩ rằng mình đã thấy hết mọi thứ, thì một dòng cá betta thuần dưỡng nữa lại xuất hiện tại Hội thảo của IBC ở Orlando vào năm 2002. Đó là cá betta khổng lồ. Chúng kích thích sự tò mò của tôi bởi vì một trong những nhược điểm của cá betta xét trên phương diện cá cảnh đó là kích thước không to lắm. Có một điều mà ai cũng nhất trí là khi mọi đặc điểm đều như nhau, thì con betta lớn hơn sẽ chiếm ưu thế khi chấm điểm và tôi tin rằng đó cũng là tiêu chuẩn chấm điểm của IBC.

    Không có gì ngạc nhiên khi những con cá to hơn chiếm ưu thế trên thị trường cá cảnh ở khắp nơi trên thế giới và điều đó đã diễn ra từ rất lâu. Thú nuôi cá cảnh bắt đầu với việc nuôi những con cá chép sặc sỡ (cá vàng và chép Koi), cả hai đều có thể tăng trưởng đến kích thước rất lớn, và chúng là những loài phổ biến nhất ở khắp mọi nơi. Những loài cá phổ biến khác, đặc biệt ở phương Đông, là cá rồng (cá rồng châu Á), cá đĩa và những loài cichlid khác bao gồm cả cá La Hán, tức cá lai giữa các loài cichlid châu Mỹ. Cả cá đĩa lẫn La Hán đều đang được lai tạo với đủ mọi biến thể màu sắc khác nhau.

    Chiều cao ở cầu thủ bóng bầu dục cũng rất rõ. Một cầu thủ cao khoảng 6,7 foot (2,04 m), nặng 325 pound (148 kg) mà chạy được đã là ước mơ của các huấn luyện viên vào những năm 50, nhưng ngày nay đa số huấn luyện viên đều có đến nửa tá hay hơn những cầu thủ như vậy. Ở những đội bóng chuyên nghiệp hay hầu hết những đội bóng của trường cao đẳng và thậm chí trung học đều có hàng hậu vệ gồm những cầu thủ nặng đến 300 pound (136 kg).

    Nhưng ở đây chúng ta không bàn về những người cao to.

    Vấn đề ở đây đó là có yếu tố hay sự kết hợp của nhiều yếu tố nào đó trong lối sống của chúng ta đã thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc và không có gì lạ khi điều tương tự xảy ra với những loài thuần dưỡng khác, bao gồm cá nuôi. Ở cá betta, có mối liên hệ rõ rệt đối với những yếu tố như chất lượng nước và chế độ dinh dưỡng. Những người lai tạo cá kích thước lớn thường xuyên phải thay nước và xử lí bằng nhiều cách, chẳng hạn như lọc thẩm thấu ngược (reverse osmosis), cho thêm chất đệm để ổn định độ pH, cho thêm muối hay chất hoá học để khống chế ammonia, hay bất kỳ chất nào khác. Họ có thể nỗ lực hơn nữa bằng cách cho cá ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đặc biệt là thức ăn tươi sống, bao gồm việc nuôi trùn trắng (whiteworm) và atermia hay là thường xuyên tới các cửa hàng cá để mua atermia, trùn kiếng (glassworm), trùn đen (blackworm). Những nỗ lực như thế này đảm bảo cho cá luôn ở trong tình trạng khỏe mạnh và đáp ứng tất cả các những gì chúng cần để phát triển tốt nhất.

    Vậy cá betta khổng lồ là gì?

    Tôi nhớ rằng những con betta này tham dự thể loại màu sắc và hình dạng; mặc dầu chúng có nhiều loại màu nhưng chỉ một số màu được đem trưng bày. Có những loại nền sẫm, cambodian, xanh dương, xanh lục, vài con non-red (vàng), đen, đỏ… Một số con vây bướm (phần giữa của vây một màu và viền bên ngoài màu khác). Tôi còn nhớ rất rõ một con vây bướm xanh dương và đen, tổng cộng có khoảng mười hai hay mười lăm con với màu sắc thường thấy ở cá betta thuần dưỡng hiện đại.

    Đặc điểm nổi bật nhất của cá betta khổng lồ là kích thước của chúng. Con cá của tôi được đặt nick là “Bubba” (đại ca), cái tên dường như rất phù hợp với nó. Ảnh chụp không thể minh họa được kích thước của nó trừ khi chúng được đặt kèm vài vật chuẩn để so sánh mà tôi lại không tìm ra vật nào phù hợp. Ở đây, tôi sẽ cung cấp một bảng so sánh cho thấy sự khác biệt tương đối giữa cá hoang dã, cá thuần dưỡng bình thường và cá betta khổng lồ của tôi mà dường như cũng to tương đương những con khác tại triển lãm của IBC.

    Bởi vì đuôi có độ dài thay đổi (tỷ lệ với thân) nên tôi đo chiều dài thân từ chóp miệng đến gốc đuôi (các nhà ngư loại học gọi là chiều dài chuẩn) trên ba con betta có kích thước trung bình lấy từ ba nhóm khác nhau để so sánh. Tôi sử dụng những con cá hoang dã điển hình mà tôi bắt được ở Malaysia và Việt Nam (tôi nghi ngờ những con bắt được từ nhiều vùng khác nhau ở Thái Lan bởi vì chúng thường có màu như cá thuần dưỡng và có khả năng là cá thuần dưỡng bị sổng, được thả hay cá lai). Tôi chọn một con có kích thước trung bình trong phòng nuôi cá của mình làm đại diện cho cá betta thuần dưỡng và sử dụng Bubba làm đại diện cho cá betta khổng lồ vì, theo tôi được biết, nó có kích thước chuẩn. Kết quả đo đạc của tôi như sau:

    – Cá hoang dã: 3,2 cm (gần 1,35 inch)

    – Cá thuần dưỡng: 3,7 cm (gần 1,5 inch)

    – Cá khổng lồ: 6,6 cm (gần 2,6 inch)

    Trong khi sự khác biệt về chiều dài của cá betta hoang dã và betta thuần dưỡng “bình thường” là không lớn lắm, thì sự khác biệt giữa chúng với cá khổng lồ là đáng kể. Betta thuần dưỡng dài gấp 1,156 lần so với cá hoang dã, trong khi betta khổng lồ dài gấp 2,06 lần, tức là hơn 2 lần cá hoang dã.

    Một thông số khác có thể được dùng để so sánh là trọng lượng. Tôi đã cân chúng bằng một loại cân dùng trong phòng thí nghiệm và thu được kết quả như sau:

    – Cá hoang dã :1,2 gam

    – Cá thuần dưỡng: 1,95 gam

    – Cá khổng lồ: 8,85 gam

    Sự khác biệt về trọng lượng cũng là điều đáng nói. Betta thuần dưỡng nặng gấp 1,625 lần betta hoang dã còn betta khổng lồ nặng hơn rất nhiều, gấp 7,735 lần. Dĩ nhiên, có sự khác biệt về tỷ trọng thịt ở mỗi con tuỳ vào việc ruột của chúng có thức ăn hay không, kích thước bóng bơi, lượng mỡ trong cơ bắp và vân vân. Cũng vậy, khi cân cả con cá, vây cũng được tính và tổng trọng lượng vây của mỗi con cá thì không nhất thiết phải cùng tỷ lệ với trọng lượng toàn thân.

    Tôi cũng thử đo thể tích của mỗi con cá bằng cách thả chúng vào ống xy lanh có vạch chia độ và cố gắng đọc thể tích nước bị chiếm chỗ nhưng vì thể tích nước tăng lên rất ít nên không thể đọc được. Tôi lưu ý rằng mỗi phương pháp được áp dụng ở đây đều có sai số, nhưng như bạn thấy đấy, nó minh chứng rõ ràng rằng cá betta khổng lồ lớn hơn đáng kể so với những con bình thường.

    Di truyền của cá betta khổng lồ?

    Một bầy lai với cá mái đuôi kép cambodian dính rất ít màu ánh kim. Bầy này rất đông nhưng không may chúng bị nhiễm nấm velvet khi gần một tuần tuổi và chết hết. Chúng còn quá nhỏ để phân loại vì vậy tôi đã bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về di truyền của những dòng cá cơ bản hay bất cứ dòng cá mới nào, đặc biệt là trường hợp cá khổng lồ lai với cá bình thường.

    Tôi gặp may hơn với bầy cá khác. Con cá mái thứ hai có màu đa sắc xanh/đỏ từ dòng cá đuôi dài. Con này là con cháu qua nhiều thế hệ giữa một con trống xanh thép vây rất to mà tôi mua từ một cuộc đấu giá với một con mái đuôi kép xanh thép từ bầy cá của tôi, mà nó là con của cá trống đen đạt chuẩn của thành viên của IBC Dan Young với cá mái màu vàng đuôi kép đạt chuẩn mà tôi mua được từ cuộc đấu giá khác. Tôi không có thông tin cơ bản nào về những con cá mua từ cuộc đấu giá nhưng kiểu hình của chúng bao gồm vây dài, đuôi kép, đỏ toàn thân và non-red, xanh thép, cambodian và phân bố ánh kim toàn thân hay một phần.

    Bubba (giờ đã quá cố) có vây ngắn xanh lục đa sắc với màu vàng (non-red) thay thế màu đỏ. Hai bầy cá đã cung cấp cho tôi hàng loạt đặc điểm để khảo sát. Bên cạnh việc lai cá khổng lồ với cá thuần dưỡng bình thường loại lớn hoặc nhỏ con, còn có thể lai cá vây dài với cá vây ngắn (bình thường), xanh dương với xanh lục (bình thường) có ánh kim, ánh kim toàn thân với ánh kim một phần (bình thường), non-red (vàng) với đỏ (bình thường). Mặc dù cả cá cha lẫn mẹ đều nền sẫm, bầy cá vẫn có những con nền sáng (cambodian) chứng tỏ cả cá cha lẫn cá mẹ đều mang gen lặn.

    Kết quả mà tôi thu được từ bầy cá này hoàn toàn có thể đoán trước. Chúng đạt (ở khoảng 6 tháng tuổi) kích thước trung bình tương đương với kích thước tối đa của betta thuần dưỡng mặc dầu có vài con hơi lớn hơn. Lúc này, không con nào đạt kích thước gần bằng cha của chúng. Tôi nghe nói rằng cá betta khổng lồ có xu hướng tăng trưởng một khi đủ tuổi nhưng đấy là điều mà tôi phải kiểm chứng. Những con trống đều có vây dài (gen trội thừa hưởng từ cá mẹ) mặc dù đuôi không lớn như tổ tiên bên mẹ. Gen này không bộc lộ ở cá mái. Không có con đuôi kép nào.

    Những gì tôi thu được từ bầy cá này là một dải màu vô cùng thú vị. Hầu hết đều có thể đoán trước từ màu sắc và kiểu gen của cá cha mẹ nhưng cũng có vài con mà tôi không thể đoán được. Mặc dù tôi không phân loại chúng nhưng tôi có thể kiểm tra “bằng mắt” xem có những màu gì. Tôi nghĩ cách dễ nhất để làm điều này là xem xét từng màu một như vậy số lượng cũng như mức độ đa dạng của chúng được kiểm soát tốt hơn.

    1. Tỷ lệ trống mái dự đoán là 50% (mỗi loại). Chúng ta không thể phát hiện cá trống dị giao tử (heterogametic) và nhiều bầy cá có thể khác xa với tỉ lệ giới tính 1:1 vì vậy không cần thiết phải đạt được tỷ lệ này. Tỷ lệ giới tính sau cùng có thể phụ thuộc vào một số ảnh hưởng từ bên ngoài. Sự chuyển giới từ cá mái thành cá trống cũng diễn ra rất thường xuyên.

    2. Tất cả cá đực từ bầy này đều có vây lớn nhưng mang gen vây ngắn từ cá cha. Nếu cá mái (cá mẹ) mang gen vây ngắn thì một nửa bầy cá sẽ có vây ngắn nhưng không con nào như vậy.

    3. Màu ánh kim của cá trống là xanh lục và cá mái là xanh dương có nghĩa là một nửa bầy cá có màu xanh lục và một nửa có màu xanh dương (màu xanh dương là dị hợp tử). Đó là những gì đã xảy ra.

    4. Phân bố ánh kim ở cá bố mẹ là trung bình. Mức độ phân bố ở bầy cá tương đối liên tục nhưng có thể chia làm 3 loại: dày đặc, trung bình và thưa. Điều kiện chăm sóc đối với cả ba loại trong bầy là như nhau và thực tế diễn ra đúng như vậy.

    5. Cá cha mẹ có màu sẫm nhưng mang gen cambodian nền sáng. Điều này được chứng tỏ bởi sự xuất hiện của những con màu sáng trong bầy. Bởi vì nó đơn giản là gen lặn, theo lý thuyết sẽ có 25% cá con màu sáng và thực tế có vẻ đúng như vậy.

    6. Cá mái có màu đỏ trong khi cá trống màu vàng (non-red). Sự xuất hiện của một nửa cá con non-red cho thấy rằng cá mái có gen non-red (sự hiện diện của bất kỳ cá non-red nào đều đòi hỏi phải như vậy). Tất cả cá con có ít nhất một alen non-red từ cha của chúng.

    7. Tôi thu được vài cá thể mà tôi gọi là màu “Muối tiêu” nhưng tôi thật sự không thể hiểu được cấu trúc di truyền của chúng. Những con cá này có nhiều chấm nhỏ trên thân xen kẽ với vài đốm lớn hơn. Đây có lẽ là một loại cẩm thạch nhưng không có con cá cẩm thạch nào xuất hiện trong bầy.

    8. Mặc dù không có con đuôi kép nào xuất hiện nhưng cá mẹ có thể mang nó như một gen lặn (di truyền từ dòng tộc của mình). Nếu có, nó sẽ truyền gen này cho một nửa bầy con mà chúng, nếu một con trong đó lai với con khác cũng mang gen đuôi kép, có thể tạo ra cá đuôi kép sau này.

    9. Hành vi của chúng không được coi là ở mức trung bình nhưng có sự khác biệt hoàn toàn về mức độ hung dữ giữa các dòng betta thuần dưỡng khác nhau, đo đó nó có thể như vậy thật. Bề ngoài của Bubba trông như là một phiên bản to hơn của cá betta đuôi ngắn thuần dưỡng, loại được nuôi để đá. Tuy nhiên, nó không thể hiện sự hung dữ thái quá và cá mái là loại betta cảnh điển hình. Chúng sinh sản ngay lập tức và không gặp phải sự cố gì.

    Bộ sưu tập bao gồm những đặc điểm khác nhau này (từ cá bố mẹ) chứa đựng những tiềm năng di truyền để tạo ra một dãy pha tạp kiểu gen và kiểu hình trong bầy cá. Trước đây tôi có đề cập đến một “dải màu thú vị” là nhờ vào khả năng này. Hãy xem xét tất cả các trường hợp khác nhau có thể xảy ra. Dải màu phân bố từ sáng và sẫm với rất ít ánh kim qua những biến thể kết hợp mà chúng ta gọi là đa sắc xanh dương và xanh lục (kèm theo đỏ hay vàng như những màu phụ) cho đến xanh dương và xanh lục đơn sắc nền sáng hay sẫm.

    Hãy lấy một ví dụ, tôi có một vài con trắng phấn xanh rất đẹp. Để lai tạo ra chúng, tôi cần phải có kiểu gen xanh lục với thật nhiều ánh kim, nền sáng và non red. (ở đây, tôi không quan tâm tới những biến thể về dạng vây, kích thước cơ thể hay bất kì biến thể nào khác).

    Bởi vì cách thức di truyền của mỗi đặc điểm phụ của kiểu hình, nên chúng không xuất hiện với cùng số lượng. Chúng ta có thể làm một thí nghiệm nhỏ sử dụng xác xuất để dự đoán khả năng hình thành của một đặc điểm cho trước. Lấy cá xanh phấn làm ví dụ: hy vọng một phần tư sẽ có nền sáng, một nửa xanh lục, một phần tư dính ánh kim và một nửa là non red. Kết quả thu được là 1/64. Tôi đã cung cấp một biểu đồ minh họa các kết hợp có thể xảy ra.

    Măc dù cá betta khổng lồ có kích thước lớn, nhưng những con vây dài dường như không có tỷ lệ vây lớn hơn so với thân như thường thấy ở cá betta kích thước bình thường.Tôi không chắc là điều này thực sự có ý nghĩa như thế nào nhưng nó làm dấy lên một câu hỏi trong đầu tôi. Tôi tự hỏi phải chăng đây là hậu quả của việc xử lý hormon nào đó. Số mẫu thí nghiệm ít vì vậy tôi thừa nhận rằng một vài con cá trống vây dài ở đây không thể đại diện cho cả dòng cá. Tôi từng thấy điều tương tự ở cá betta bình thường. Dẫu vậy, tôi muốn thấy vài con có vây thật to tương tự những con betta cảnh kích thước bình thường đẹp nhất.

    Có phải cá betta khổng lồ là có thật? Ý tôi là thực sự có loại gen betta khổng lồ hay không? Có phải chúng hình thành qua quá trình chọn lọc lâu dài và cẩn thận hay chỉ là kết quả của việc sử dụng một loại hormon tăng trưởng nào đó! Chúng ta có thể hy vọng vào sự phát triển đáng kể về kích thước ở cá betta cảnh không? Nếu vậy, chúng có sắp sửa được “cộng đồng” nuôi cá Betta chấp nhận không? Tôi chưa thể trả lời được những câu hỏi này. Tôi hy vọng có thể nói nhiều hơn sau thu được nhiều kết quả lai tạo và sau khi tôi tìm hiểu nhiều hơn về những người đã tạo ra chúng và lai bằng cách nào.

    Ghi chú:

    1 – Heterogamete: hetero=dị, gamete=giao tử, heterogamete=dị giao tử (tức tế bào sinh dục khác nhau). Tuỳ theo sinh vật mà giao tử này có thể gọi là tinh trùng, trứng, giao tử đực, giao tử cái. Ví dụ, ở người, giao tử có thể hiểu là tinh trùng và trứng.

    2 – Karyotype: karyo=nhân tế bào, type=kiểu, karyotype=kiểu nhân. Người ta phân biệt tế bào giữa các sinh vật thông qua số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể (chromosome). Vậy kiểu nhân=kiểu nhiễm sắc thể chứa trong nhân (gồm hình dạng + kích thước + số lượng).

    --- Bài cũ hơn ---

  • Làm Thế Nào Để Cứu Cá Betta Hấp Hối
  • Kinh Nghiệm Nuôi Dưỡng Cá Betta
  • Các Loài Cá Betta Hoang Dã
  • Các Dạng Đuôi Cá Betta Mái
  • Cách Lựa Chọn Nơi Bán Cá Betta Ở Hà Nội.

Cá Betta Plakat Là Gì ? Cách Phân Biệt Cá Betta Plakat ! Cách Nhận Dạng Cá Betta Plakat

--- Bài mới hơn ---

  • Người Mạnh Dạn Phát Triển Cá Betta Thế Hệ Mới
  • Kiếm Tiền Từ Nghề Nuôi Cá Betta
  • Tìm Hiểu Về Loài Cá Betta (Cá Chọi)
  • Tải Betta Fish Wallpapers Cho Máy Tính Pc Windows Phiên Bản
  • Cá Betta Đumbo White Size 2
  • Cá Betta Plakat, một dạng cá Betta cảnh, có hình dạng tương tự như con Halfmoon nhỏ. Đây là dòng cá đang phát triển mạnh mẽ vì ngày càng có nhiều người yêu thích HMPK hơn là plakat truyền thống. Điều này dẫn đến việc betta Plakat lên giá còn plakat truyền thống bị mất giá.

    – Đây là một con Halfmoon Plakat mà tôi thấy rất gần với Halfmoon Plakat lý tưởng mà mọi người cố gắng đạt tới. Vây lưng lớn, vây đuôi khi xòe ra rất đẹp và cả 3 vây chồng lên nhau một cách rất dễ thương.

    – Hai vây đuôi đầu tiên có tia vây phân làm 4 nhánh nhưng vây đuôi thứ ba chỉ phân làm 2 nhánh, điều không được chấp nhận đối với một Halfmoon Plakat chính hiệu.

    – Hãy quan sát những cái vây lưng ở trên. Hình 1 và 2 là những cái vây lưng lý tưởng. Cái thứ nhất rộng, phát triển mạnh về phía sau và thẳng đứng. Cái thứ hai rộng và xếp chồng một cách thích hợp lên vây đuôi. Cái thứ 3 không đủ rộng và không xếp chồng lên vây đuôi. Vây đuôi này không đạt so với hai vây đuôi đầu.

    – Hãy quan sát những cái vây hậu môn ở trên. Vây hậu môn ở hình đầu là ít lý tưởng nhất. Thứ nhất nó quá dài nên không tỷ lệ với vây đuôi. Thứ hai, nó không xếp chồng thích hợp lên vây đuôi. Vây thứ hai trông rất tù và ngắn. Với tôi nó không đẹp lắm nhưng chấp nhận được chừng nào nó tỷ lệ hài hòa với thân và các vây khác. Vây hậu môn thứ 3 theo tôi là lý tưởng nhất. Đầu cuối của nó vòng xuống, hướng về phía sau và xếp chồng một cách thích hợp lên vây đuôi.

    – Một Halfmoon Plakat lý tưởng phải có các vây và thân hình tỷ lệ tùy theo độ tuổi và đặc điểm của cá. Cạnh đuôi phải thẳng, đuôi xòe rộng 180 độ. Vây lưng nên to và thẳng đứng, không nên cong hay nhỏ vì nó sẽ không thể xếp chồng lên vây đuôi được. Vây hậu môn nên hơi hướng về phía sau và xếp chồng lên vây đuôi.

    nguồn : sinhvatcanh

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Để Chăm Sóc Cá Betta
  • Tên Gọi Và Giải Thích Về Tên Gọi Dòng Cá Betta
  • Phân Biệt Betta Trống Và Mái
  • Cách Chăm Sóc Để Cá Betta Lớn Nhanh, Lên Màu Đẹp?
  • Cá Beta Khổng Lồ Tại Hà Nội

Cách Lai Tạo Cá Betta ; Cách Ép Đẻ Cá Betta ; Cách Nhân Giống Cá Betta Cơ Bản

--- Bài mới hơn ---

  • Ngắm Bộ Ảnh Cá Betta Tuyệt Đẹp Của Nhiếp Ảnh Gia 8X Hn
  • Tổng Hợp Các Dòng Betta Đẹp Phổ Biến Có Hình Ảnh
  • Kinh Nghiệm Mua Bán Cá Betta Như Thế Nào Là Tốt Nhất?
  • Bí Quyết Lai Tạo Marble
  • Tổng Hợp, Phân Loại Cá Betta Rồng, Cá Sim Cảnh
  • Joep van Esch

    Trong bài viết này, tôi sẽ gắng cung cấp cho các bạn nhiều thông tin về vấn đề lai tạo cá betta. Nên nhớ là những gì mô tả ở đây là cách lai tạo của riêng tôi. Còn rất nhiều cách khác để lai tạo thành công loài cá xinh đẹp này, mỗi nhà lai tạo đều phát triển cách lai tạo riêng phù hợp với điều kiện của mình.

    Trước khi bàn sâu về vấn đề lai tạo, tôi xin đưa ra một số lưu ý quan trọng để nếu bạn quyết định lai tạo cá betta, bạn có thể chăm sóc chúng theo cách tốt nhất có thể:

    – Mỗi lứa cá có thể lên đến 300 con!

    – Cá đực 2 tháng tuổi cần được tách đàn và nuôi riêng để phát triển tốt. Bạn cần chuẩn bị cho điều này!

    – Cá con cần được nuôi dưỡng bằng những loại thức ăn tốt nhất.

    – Chăm sóc và nuôi dưỡng bầy cá con cho đến khi chúng trưởng thành (cho ăn, thay nước…) cần rất nhiều sự kiên nhẫn và thời gian.

    – Đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng tài chính để đeo đuổi thú chơi này.

    Chuẩn bị hồ

    Để chuẩn bị hồ đẻ, bạn cần những thứ sau đây:

    – Hồ kiếng (tối thiểu 10-12 lít)

    – Đầu nhiệt (25 Watt)

    – Lọ khử chlor (hiệu Aquasafe hay Easy Life)

    – Rong

    – Ống nhựa hay thủy tinh (để nhốt cách ly cá cái)

    – Miếng mút xốp/ lá bàng/ ly nhựa cắt đôi (làm giá thể để cá đực nhả bọt)

    – Mảnh chậu gốm trồng cây

    Tôi thường lai tạo cá trong các hồ có kích thước 40 x 25 x 25 cm (25 lít) đáy để trống. Mực nước cao 10-15 cm, nhiệt độ được duy trì ở 27-30 độ C nhờ một đầu nhiệt 25 W.

    Hồ được thả rong. Tôi thích sử dụng rong đuôi chồn ( Ceratophyllum demersum). Rong dùng để hỗ trợ tổ bọt, nơi trú ẩn cho cá mái, làm trùng cỏ sinh sôi (cá bột ăn trùng cỏ khi mới nở). Hơn nữa, rong còn là nơi trú ẩn cho cá bột khi chúng bắt đầu bơi được. Tôi còn sử dụng mảnh chậu trồng cây làm nơi trú ẩn cho cá cái trong quá trình sinh sản.

    Đây là hồ ép cá của tôi:

    1. Miếng mút xốp

    2. Mảnh lá bàng khô

    3. Ống nhựa

    4. Mảnh chậu trồng cây

    5. Rong

    Để tổ bọt có chỗ bám vững chắc hơn, người ta có thể thả vào một miếng mút xốp nhỏ, một ly nhựa cắt đôi, lá bàng khô… Tôi thường cung cấp nhiều lựa chọn cho cá đực bằng cách thả một miếng mút xốp ở góc này và một mảnh lá bàng ở góc đối diện.

    Lựa chọn cá bố mẹ

    Khi lựa chọn cặp cá bố mẹ, chúng ta cần cân nhắc một số điểm sau đây:

    Bạn muốn bầy cá con trông như thế nào? Bạn lai tạo dựa trên màu sắc, vây hoặc cả hai hay chỉ để cho vui mà thôi? Một khi nhà lai tạo có mục đích cụ thể, họ cần phải tìm kiếm cá bố mẹ có các đặc điểm cần thiết. Cá giống thường không có đủ tất cả các đặc điểm mà bạn mong muốn nhưng tôi xem đây như là công việc lắp ghép thú vị khi mà bạn lai tạo để kết hợp các đặc điểm lại với nhau.

    Tuổi của cá: có một số ghi nhận rằng cá Betta sinh sản ở 3 tháng tuổi nhưng tôi thường đợi chúng đạt tối thiểu 4 tháng tuổi mới cho sinh sản.

    Trước khi cho sinh sản, bạn phải đảm bảo cá của mình ở điều kiện tốt nhất. Để chuẩn bị, cá của bạn cần được nuôi 1-2 tuần bằng thức có chất lượng cao hay thức ăn tươi sống (tốt nhất là trùng đỏ). Khi bạn cho cá kè nhau mỗi ngày thì chúng sẽ trở nên quen thuộc với nhau và điều này cũng kích thích trứng của cá cái mau chín.

    Làm thế nào để phát hiện cá đã sẵn sàng để sinh sản?

    Cá cái: mạnh khỏe, linh hoạt, bụng căn trứng, trên thân xuất hiện những sọc đứng.

    Chú ý: cá cái nền nhạt thường không có sọc đứng!

    Cá đực: mạnh khỏe, linh hoạt, giương vây, màu sắc rực rỡ, nhả bọt.

    Cho cá bắt cặp

    Sau khi chọn được cặp cá giống và cả hai ở tình trong tình trạng sức khỏe tốt, chúng ta thả cặp cá vào hồ ép đẻ.

    Tôi thường thả cá cái vào hồ trước để nó quen với môi trường và khám phá những nơi trú ẩn. Hai ngày sau tôi cách ly cá cái (bằng chai nhựa cắt hai đầu) và thả cá đực vào. Cả hai sẽ bắt đầu phùng mang, giương vi lẫn nhau. Sự xuất hiện sọc dọc trên thân cá cái là dấu hiệu cho thấy nó chuẩn bị sinh sản (nên nhớ cá cái nền nhạt sẽ không có các sọc này). Duy trì hiện trạng 1-2 ngày để cá đực có thời gian xây tổ bọt. Cá cái bị kích thích tạo ra nhiều trứng.

    Cặp Betta đang vờn nhau.

    Tôi chỉ cho cá ăn khi cá cái vẫn còn được cách ly. Cá cái luôn ăn trong khi tôi thấy cá đực thường ngưng ăn trong quá trình nhả bọt.

    Ổ bọt nhìn từ bên trên.

    Ổ bọt nhìn từ bên dưới.

    Tôi thường thả cá cái ra trước khi tắt đèn khoảng 5-10 phút. Tôi luôn mong mốn cặp cá của mình phối hợp với nhau ngay sau khi thả cá cái. Nếu cá cái không phản ứng và bỏ chạy thì nên vớt nó ra và chờ vài ngày trước khi thử lại.

    Sau khi cá cái được thả ra, cả hai sẽ vờn nhau khắp hồ. Nếu cá cái bị cắn vài miếng thì cũng là điều rất bình thường. Sau một lúc, cá cái sẽ quan sát cá đực nhả bọt ở một khoảng cách an toàn. Khi cá đực đã sẵn sàng, nó sẽ nằm ngay dưới tổ bọt và hiếm khi đuổi theo cá cái. Nó cố gắng dẫn dụ cá cái tiến đến ổ bọt một cách ít hung dữ hơn bằng động tác giương vây.

    Khi cá cái sẵn sàng đẻ, nó sẽ tiến đến tổ bọt với cái đầu chúc xuống. Chúng bắt đầu thúc vào hông nhau. Ngay sau đó cá đực bắt đầu cuộn lấy cá cái. Đôi khi phải mất thời gian trước khi cá đực làm được như vậy, nhất là đối với những con thiếu kinh nghiệm.

    Khi cả hai cuốn lấy nhau, trứng bị ép ra từ bụng cá cái. Ngay lập tức cá đực phóng tinh để thụ tinh cho trứng. Trứng rớt xuống và cả hai cá đực lẫn cá cái bơi xuống ngậm lấy trứng và nhả lên tổ bọt. Mỗi lần đẻ thường diễn ra từ 1 giờ rưỡi đến 3 giờ.

    Khi cá đực cảm thấy đã đủ nó sẽ đuổi cá cái đi và cá cái sẽ trốn vào đám rong. Đây là lúc để vớt cá cái ra và đem đi dưỡng cho lần sinh sản kế tiếp. Cá đực chăm sóc tổ một mình. Lúc này tôi thường nhỏ vài giọt Liquifry no.1 để làm lượng trùng cỏ trong hồ sinh sôi. Từ bây giờ, cần để đèn 24/24 cho đến khi cá con có thể bơi và cá đực được bắt ra.

    Khi bạn theo dõi kỹ lưỡng quá trình sinh sản, bạn hiếm khi thấy cá cái bị thương nặng. Trong hầu hết trường hợp, cá cái rời hồ đẻ ở tình trạng sức khỏe tốt. Nếu cá cái bị thương nặng, chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp nó phục hồi sau vài tuần.

    Trứng nằm trên ổ bọt.

    Nuôi dưỡng cá con

    Ở nhiệt độ từ 28-30 độ C, trứng được thụ tinh trong tổ bọt sẽ bắt đầu nở sau từ 25-30 giờ. Sau khi nở, sự hiện diện của cá con có thể dễ dàng được nhận thấy bằng cách quan sát bên dưới tổ bọt. Một nhúm những cái đuôi nhỏ lòi ra từ ổ bọt bởi vì cá con vẫn mang noãn hoàng và các vây bơi còn chưa phát triển đầy đủ.

    Cá con một ngày tuổi treo mình trên ổ bọt.

    Mỗi khi có con nào rơi khỏi tổ, cá đực nhẹ nhàng ngậm nó vào miệng và nhả lại lên tổ bọt. Đây có vẻ như là một công việc không có hồi kết…

    Cá đực đang chăm sóc cá con.

    Sau khoảng hai ngày túi noãn hoàng ở cá con được tiêu thụ hết và cá con bắt đầu bơi trên mặt nước. Cá đực cố hết sức đem cá con trở lại tổ. Lúc này, cá đực có thể được bắt ra để dưỡng sức cho lần sinh sản kế tiếp. Bầy cá con có thể tự kiếm ăn vì trong nước đã có sẵn trùng cỏ. Một ngày sau khi cá con có thể bơi lội tự do, tôi bắt đầu cho chúng ăn ấu trùng artemia 2-3 lần/ngày. Sau khoảng một tuần, tôi cẩn thận hút chất cặn trong hồ ép bằng ống hút đầu cột vải thưa để tránh hút phải cá con. Nước sạch châm vào hồ phải có cùng nhiệt độ.

    Cá bột bắt đầu tự bơi được.

    Cá 2 tuần tuổi.

    Cá 2 tuần rưỡi tuổi.

    Sau khoảng từ 3-4 tuần tuổi, bên cạnh artemia tôi bắt đầu cho cá ăn trùn chỉ. Thay từ 10-15% nước hồ sau mỗi hai ngày. Từ 4-6 tuần tuổi, cá bắt đầu lên màu (với những màu nhạt như màu vàng thì phải đợi lâu hơn).

    Cá 3 tuần rưỡi tuổi.

    Cá 5 tuần tuổi.

    Ở 6-8 tuần tuổi, bên cạnh trùn chỉ, tôi bắt đầu cho cá ăn trùng đỏ tươi và đông lạnh. Lượng nước mỗi lần thay tăng lên một chút, từ 20-30% mỗi hai ngày. Ở độ tuổi này chúng ta có thể thấy những con đực đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong bầy. Chúng thường có vây lớn hơn, gây gổ với những con cá đực khác và phùng mang. Lúc này tôi thường bắt chúng ra nuôi riêng.

    Cá HMPK xanh metallic 7 tuần tuổi.

    Cá HMPK xanh dương mask 9 tuần tuổi.

    Cá HMPK xanh thép metallic 11 tuần tuổi.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tổng Hợp Các Dòng Betta Đẹp Phổ Biến Kèm Hình Ảnh
  • Kinh Nghiệm Khi Lựa Cá Và Chọn Cá Betta Đẹp
  • Cá Betta Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cá Betta Khỏe Mạnh
  • Chọn Cá Betta Giống Cho Sinh Sản
  • Điều Gì Gây Ra Một Con Cá Betta Nằm Nghiêng?

Cá Betta Là Gì ? Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Betta

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Thuỷ Sinh Bơi Theo Đàn Đẹp Cho Bể Cá Cảnh Được Nuôi Nhiều Hiện Nay
  • Thiết Kế Hồ Cá Rồng Trọn Bộ Tủ Gỗ Tại Bình Thạnh
  • Phụ Kiện Cá Cảnh Uy Tín
  • Nguyên Nhân Cá Cảnh Chết Trong Quá Trình Chăm Sóc
  • 5 Điều Cần Nhớ Để Nuôi Cá Mùa Đông Mà Không Bị Nấm
  • Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.

    1. Giới thiệu thông tin cá betta, cá xiêm đá

    – Tên khoa học: Betta spp

    – Chi tiết phân loại:

    Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

    Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

    Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 …

    Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thia; Cá Thia xiêm; Cá Chọi; Cá Phướn

    Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish

    Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

    – Tên Tiếng Anh: Betta

    – Tên Tiếng Việt: Cá Xiêm; Cá Đá

    – Nguồn cá:Sản xuất nội địa

    – Số kiểu hình:8

    Hình ảnh cá betta, cá xiêm đá

    2. Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá

    – Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

    – Chiều dài cá (cm):5 – 7,5

    – Nhiệt độ nước (C):24 – 30

    – Độ cứng nước (dH):5 – 20

    – Độ pH:6,0 – 8,0

    – Tính ăn:Ăn tạp

    – Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

    – Chi tiết đặc điểm sinh học:

    Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …

    Tầng nước ở: Mọi tầng nước

    Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …

    3. Kỹ thuật nuôi cá betta, cá xiêm đá

    – Thể tích bể nuôi (L):50 (L)

    – Hình thức nuôi: Nên tách riêng biệt

    – Nuôi trong hồ rong:Có

    – Yêu cầu ánh sáng:Vừa

    – Yêu cầu lọc nước:Ít

    – Yêu cầu sục khí:Ít

    – Chi tiết kỹ thuật nuôi:

    Chiều dài bể: 30 – 40 cm

    Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.

    Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất dành cho người mới tập chơi cá cảnh

    Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

    --- Bài cũ hơn ---

  • Máy Tách Bọt Cho Bể Cá Cảnh Aqua Excel Ae401
  • Hệ Thống Siêu Thị Cá Cảnh, Thủy Sinh Hoàng Lam
  • Cung Cấp Canxi Cá Tuyết Quận 9
  • 19 Loại Cá Cảnh Nhỏ, Đẹp, Dễ Nuôi Nhất Ở Việt Nam & Thế Giới
  • Các Loại Cá Cảnh Đẹp Nhất Khiến Những Người Yêu Cá Mê Tít

Halfmoon Việt Nam: Betta Rồng Đỏ, Betta Red Dragon

--- Bài mới hơn ---

  • Cây Hồng Xiêm Ruột Đỏ:
  • Trung Tâm Giống Cây Xuân Khương
  • Làm Giàu Từ Giống Hồng Xiêm Xoài
  • Làm Giàu Từ Hồng Xiêm
  • Cá Vàng Lan Thọ (Ranchu)
  • Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim. 1 con rồng đỏ đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.

    Betta rồng đỏ HMPK

    Betta rồng đỏ HM

    Bài viết cùng thể loại:

    Betta Dragon (Cá mang vảy rồng) ngày nay đã rất phát triển về hình dạng và màu sắc, một số màu sắc của dòng Betta Dragon này mà chúng ta hay gặp : + Rồng đỏ (Red Dragon) Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim[…]Thân cá có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày bao phủ kín thân và nắp mang có khi lên trên đầu (full), một số có ánh kim làm nổi bật nền trắng của cá. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn (có khi lên tới vây bơi) đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim. 1 con rồng đỏ đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thú Vui Chơi Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Rồng
  • Xếp Hạng Các Loại Xoài
  • Nuôi Cá Cảnh Xuất Khẩu
  • Tượng Gỗ Cá Xiêm – Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Trưng Bầy Thu Hút Tài Lộc
  • Cá Betta Là Gì ?

Cá Betta Là Gì ?

--- Bài mới hơn ---

  • Tượng Gỗ Cá Xiêm – Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Trưng Bầy Thu Hút Tài Lộc
  • Nuôi Cá Cảnh Xuất Khẩu
  • Xếp Hạng Các Loại Xoài
  • Thú Vui Chơi Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Rồng
  • Halfmoon Việt Nam: Betta Rồng Đỏ, Betta Red Dragon
  • Cá Betta là tên gọi chung một chi cá nước ngọt nhỏ kích thước khoảng từ 2,5 cmm đến 12,5 cm, thuộc lớp cá vây tia nằm trong họ cá tai tượng, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á. Cá betta sống ở vùng nước tĩnh, mực nước thấp như ruộng lúa, ao rạch tuy nhiên vẫn có loài sống ở vùng nước lợ như Mahachai (Thái Lan) chẳng hạn. Ngày nay cá betta thuần dưỡng có vây và màu sắc đặc sắc rất khác so với cá hoang dã với vây ngắn, màu sắc kém hơn. Cá betta là loài tương đối dễ nuôi, dễ chăm sóc, điểm đặc biệt thích thú ở cá betta là khi nuôi ta không cần bộ sục khí oxy như ở một số loài cá khác vì cá betta có một bộ phận hô hấp độc đáo gọi là mê lộ (labyrinth) lấy một phần oxy trực tiếp từ không khí, cho phép cá sống sót trong môi trường nước nghèo oxy mặc dù cá vẫn hấp thu oxy hòa tan trong nước, bạn có thể quan sát điểm thú vị này khi cá betta thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước đớp không khí. Chính vì khả năng này, nên mỗi con cá betta hoàn toàn có thể được nuôi trong keo, lọ tuy nhiên dung tích chứa nên càng lớn càng tốt để đảm bảo sức sống lâu dài. Tuổi thọ trung bình của cá betta khoảng 2 đến 3 năm nhưng thực tế để cá sống thọ đến đó khá khó vì phải đảm bảo cá không nhiễm bệnh tật từ nguồn nước & thức ăn và những nguyên nhân không rõ lý do.

    Trong phân loại sinh học thì chi Betta thuộc họ cá Tai tượng có khoảng hơn 70 loài nhưng phổ biến hơn cả là loài Betta Splendens với các tên gọi theo chuẩn (tổ chức cá betta quốc tế ibc) & địa phương như fancy, rồng, koi, phướng, xiêm, lia thia…nhiều thế nhưng đều là betta cả.

    Tên gọi cá betta và phân bố ở Việt Nam

    • Miền Nam tên thường gọi lia thia như loài lia thia mang đỏ, lia thia mang xanh thuộc chi Betta (Betta splendens). Cụ thể gồm: Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis, Betta smaragdina, Betta taeniata, Betta pugnax, cá dùi đục (Betta sp. Bung Binh)…
    • Miền Trung, Bắc Việt Nam thuộc chi Cá Cờ cùng họ với cá betta, tên thường gọi: cá thia cờ, cá sọi cờ, cá đuôi cờ, săn sắt, sin sít, cá cờ chấm cờ
    • Ngoài ra còn có một loài khá giống với betta hoang dã thuộc chi cá Thanh Ngọc cùng họ với cá betta, tên thường gọi là cá bảy trầu, cá bãi trầu

    Với tôi, vào khoảng thập niên 1990  tên gọi quốc tế betta ở Việt Nam chưa phổ biến như bây giờ, lúc đó chỉ gọi là cá xiêm (Siam trong tiếng Thái) hay cá đá, cá chọi. Mua bán cá betta thời đó chỉ là cá xiêm vây đuôi ngắn & dài (cá Phướng ~ Phướn) với màu chủ yếu xanh, đỏ chứ chưa có có betta Halfmoon (đuôi xòe 180 độ) đủ loại như bây giờ. Ngày này bạn có thể online xem hình ảnh, video clip cá của người bán đăng trên website, mạng xã hội như Facebook group, page cá betta. Sau khi ưng ý, bạn có thể liên hệ đặt mua, thanh toán (thông thường là chuyển khoản cho người bán), vận chuyển đến tận tay mà không cần phải đến các tiệm cá như trước đây. Còn về giá bán cá betta hiện nay cũng không phải là mắc, mức giá bán lẻ tùy loại theo độ đẹp, độc & lạ và giá thì giao động từ 30.000đ đến mấy trăm ngàn 1 con cũng có.

    Save

    Save

    Save

    Chia sẻ:

    Like this:

    Số lượt thích

    Đang tải…

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tượng Gỗ Cá Xiêm
  • Túm Đuôi Cá Bảy Màu
  • Cá Bảy Màu Rồng Đỏ
  • Cá Bảy Màu Full Black
  • Cá Bảy Màu Fullred S2

Thức Ăn Cho Cá Betta, Nguồn Thức Ăn Cho Cá Betta

--- Bài mới hơn ---

  • Bể Nhựa Nuôi Cá Betta Mini 2 In 1, Hồ Cá Để Bàn Size 18X14X10 Cm
  • Cách Phòng Bệnh Và Chửa Bệnh Thối Vây Cá Betta
  • Phòng Và Chữa Bệnh Đốm Trắng Cá Betta
  • Cá Sa Pa Nướng Giấy Bạc
  • 3 Cách Làm Cá Hấp Xì Dầu Tại Nhà
  • Thức ăn cho cá betta

    Cá Betta và nguồn thức ăn cho cá betta, cá xiêm.

    Cá betta hay Betta splendens là loài cá sống ở vùng Đông Nam Á bao gồm các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Nhiệt độ thích hợp đối với cá betta từ 27 đến 30 độ C, các sống ở nồng độ pH trung tính.

    Cá betta vào đợt sinh sản có thể đẻ hàng trăm trứng, trứng nở sau khoảng 1 ngày. Cá bột mới nở được cá cha chăm sóc trên tổ bọt thêm khoảng 3 ngày nữa cho đến khi chúng bắt đầu bơi tự do và bước vào đời sống tự lập.

    Nguồn thức ăn chủ yếu cho cá xiêm, cá lia thia (betta) đa phần ở ngoài tự nhiên như lăng quăng, giun, trùng….Dạng thức ăn này có nguồn dinh dưỡng cao. Giúp cá lên màu và đá tốt, nhưng những thức ăn loại này thường nhiễm kí sinh trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

    Thức ăn dạng khô cho cá betta của hãng sera là dạng thức ăn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tốt, giúp cá lên màu, tăng trưởng và nhiều hàm lượng vi tao, Protein…..tăng sức đề kháng giúp cá khỏe mạnh.

    Dòng thức ăn Sera dành cho cá Betta

    Thức ăn cá Bettagran: chủ yếu là dạng hạt mịn, rất phù hợp cho tất cả các loại cá cảnh sống tầng giữa.

    Ưu điển của sản phẩm Sera Bettagran: Mùi vị thơm, hàm lượng dinh dưỡng từ thảo dược và tảo Haematococcus. Bền trong nước. Giữ nguyên hình dạng trôi nổi trong một thời gian dài để cá được ăn hết hoàn toàn. Thời gian tan rã lâu, do đó không làm ô nhiễm nguồn nước.

    Thành phần: Bột bắp, gluten lúa mì, bột cá, Ca-caseinate, bột mì, dầu cá (chứa 49% axit béo omega). Men bia, bột mầm lúa mì, rau thơm, bột cỏ linh lăng (alfalfa). Bột nêm chua cay, rau mùi tây, gammarus, bột tảo biển, ớt bột, mannan oligosaccharides (0,4%). Tảo spirulina, tảo Haematococcus (0,3%), bột rau bina, cà rốt, bột hẹ

    xanh, tỏi.

    Cho ăn 1-2 lần/ ngày, chỉ nên cho cá ăn nhanh trong một thời gian ngắn ( khoảng 3 phút). Nên cho ăn với lượng nhỏ. Từ từ và ta quan sát đến khi cá ngậm thức ăn trong miệng hoặc bơi lờ đi nơi khác. Khi cá đói thông thường cá tập trung nhanh đến chỗ có thức ăn.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Chữa Bệnh Thối Vây Ở Cá Betta
  • Trổ Tài Vào Bếp Với Món Cá Xào Lăn Thơm Ngon Bổ Dưỡng
  • Cách Làm Bao Tử Cá Basa Xào Sa Tế Ngon Lạ Miệng
  • Vận Chuyển Cá Basa Xuất Khẩu
  • Bong Bóng Cá Basa Xuất Khẩu

Như Thế Nào Là Cá Betta Lem Hay Cá Betta Nhiễm ?

--- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Betta Koi Plakat Khỏe Mạnh Lớn Nhanh, Máu Chiến
  • Cá Tầm Giao Tận Nơi Tphcm
  • Giới Thiệu Chung Về Cá Tầm
  • Cách Làm Cá Kho Tộ Đậm Vị Xiêu Lòng Người Ăn Đơn Giản
  • Cách Làm Cá Kho Tộ Thơm Ngon Đặc Biệt Của Người Miền Nam
  • “Lem” hay “Nhiễm” màu ở cá betta là gì?

    Tiến sĩ Gene Lucasnguồn http://www.bettas4all.nl

    Một trong những vấn đề nhức đầu đối với các nhà lai tạo cá betta đơn sắc để tham dự triển lãm đó là sự hiện diện thường trực, nhất là ở vây, của hai màu hoà vào nhau. Ở loại cá đơn sắc, điều này được xem như là một nhược điểm nghiêm trọng. Tôi nghĩ đặc điểm như vậy bị coi là lỗi dựa trên các tiêu chuẩn triển lãm và sự tồn tại của chúng buộc các nhà lai tạo phải tuyển chọn cá theo hướng định sẵn, mà điều đó có thể hạn chế sự phát triển của những dòng cá mới một khi chúng chưa được công nhận bởi các tiêu chuẩn triển lãm và chấm điểm. Tôi sẽ mô tả về vấn đề này ở cá betta, rồi mô tả chi tiết về ảnh hưởng của các tiêu chuẩn.

    Một con cá betta đuôi delta đa sắc xanh. Nó được coi là cá xanh bị “nhiễm” đỏ hay “lem” đỏ ở vây. Cá không hoàn toàn đỏ hoặc xanh vì cả hai màu trên đều thuộc loại đơn sắc trong các cuộc triển lãm.

    “Lem” hay “Nhiễm” màu ở cá betta

    Thuật ngữ thông dụng nhất thường được nghe khi người ta trao đổi về những con cá như vậy là “vây xanh bị lem đỏ” hay “vây đỏ bị nhiễm xanh”. Tôi xin đưa ra một bức ảnh điển hình về con cá bị tình trạng này. Hầu hết mọi người đều nhận ra đấy là kiểu đột biến màu sắc phổ biến, nó được xếp vào loại cá “đa sắc” từ khi tiêu chuẩn về màu sắc của IBC được xây dựng. Con cá này xuất phát từ bầy có cá cha mẹ là xanh và đỏ, với mục đích tạo ra cá màu tím.

    Mặc dù con cá này nhìn chung hơi tím, nó hoàn toàn không gồm hai màu tách bạch mà chỉ đỏ ở một số nơi và xanh ở những nơi khác. Hầu hết cá betta trong các bầy lai đều thuộc dạng này. Vấn đề ở đây đó là chúng không hoàn toàn là cá đơn sắc hay nhị sắc (thân một màu và vây một màu khác). Sự pha trộn màu sắc khiến tạo ra màu nền (trường hợp này là đỏ) và “màu vỏ” (trường hợp này là màu xanh).

    Mặc dù có rất nhiều loại cá betta đơn sắc nền sẫm, nhưng không có màu nào hoàn hảo. Màu đỏ đẹp nhất mà tôi gọi là đỏ hồng đào. Chúng mạng gen “bóng” (blond) mà nó làm giảm màu đen và dường như giúp cải thiện mức độ đỏ. (Màu đỏ có thể đậm và lan rộng trên vây của cá cambodian nhưng thân chúng lại nhạt. Màu của chúng không bao giờ tốt bằng màu đỏ sậm). Thật không may, hầu hết cá đỏ đều có viền đen hay chấm đen hình oval trên mặt vảy. Màu đỏ dường như phát triển chậm hơn các màu khác và đi sau sự phát triển của vây. Điều này rất rõ rệt, nhất là ở cá đực đuôi dài. Nhược điểm ở đây là màu tại chóp vây thường mỏng và nhạt đi khi đuôi dài ra.

    Ở cá betta ánh kim như xanh dương và xanh lục, các sắc tố thường phát triển rất mạnh lấn át các sắc tố khác. Nó cũng lan rộng trên khắp bề mặt thân và vây ngoại trừ ở vây ngực và kỳ. Ở cá hoang dã, sắc tố này bị giới hạn thành các hàng và đốm trên mặt vảy và các vệt hay hoa văn trên vây. Tuy nhiên, có một giới hạn đáng chú ý ngăn cản sắc tố lan rộng toàn thân. Đó là màu sắc dường như không bao giờ lan lên đến đầu và vây ngực. Những nơi này nên có màu sắc. Những nhà lai tạo nghiêm túc luôn nỗ lực cải thiện điều này. Vây ngực thường trong suốt còn vây bụng thường màu đỏ với chóp trắng. Cá xanh với vây bụng đỏ là điều không mong muốn, mà nên có màu xanh (xanh lục, xanh thép, xanh dương).

    Các thể loại màu của IBC bao gồm đơn sắc đỏ hay đơn sắc xanh (hay đơn sắc tím nếu có). Một loại khác là nhị sắc khi mà thân màu xanh còn vây màu đỏ (hay ngược lại) nhưng ở cá nhị sắc, các màu nên giới hạn chỉ ở thân hoặc ở vây. Sự lem màu từ thân sang vây hay ngược lại bị coi là lỗi nặng trong thể loại nhị sắc. Thân con cá betta trong ví dụ có màu tím thuần nhưng vây không ra đỏ hay xanh. Sử dụng thuật ngữ như mô tả ở trên, trong trường hợp này chúng ta có thể nói cá bị nhiễm đỏ hay lem đỏ lên màu xanh (hay nói cách khác, màu đỏ bị nhiễm xanh và màu xanh bị lem đỏ), gọi cách nào cũng được.

    Tiêu chuẩn đánh giá cá betta xếp loại màu này vào loại đa sắc, dù gọi như vậy nhưng tôi tin không mấy nhà lai tạo cố tình lai tạo chúng. Tôi cho rằng chúng hầu hết đều xuất phát từ những bầy cá đơn sắc và nên huỷ đi nếu bầy cá được tuyển chọn để tham dự thể loại cá đơn sắc. Nhiều con chỉ có thể liệt vào loại tự do (Form and Finnage) mà nó vốn được lập ra để đánh giá những con cá xuất sắc nhưng lại không thuộc thể loại đơn sắc.

    Nếu chúng ta muốn tham dự triển lãm, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị ở một mức độ nào đó. Chừng nào còn có sự khác biệt thì còn có những ý kiến khác nhau về những gì “đẹp nhất” hay được mong đợi nhất. Giải pháp cho vấn đề này là xây dựng một hệ thống để sắp xếp tất cả vào đúng thể loại của chúng. Do đó mà các cuộc triển lãm, trường đua hay những dạng thi đấu khác được tổ chức thành vô số thể loại, phân loại hay những cấp độ phân loại dự thi khác nhau để phục vụ mục đích này. Tốt nhất, các thể loại nên do những người có kinh nghiệm quyết định, họ sẽ xây dựng những bộ tiêu chuẩn hợp lý đối với hàng loạt nhóm bất kỳ dựa trên một nền tảng chung.

    Làm sao có thể so sánh giữa cây táo và hoa mai? Hãy tưởng tượng một cuộc triển lãm chó mà tất cả được xếp chung vào một thể loại. Làm sao có thể xác định được con thắng cuộc? Việc đánh giá sẽ là cảm tính, thiếu định hướng và hoàn toàn chủ quan. Một trọng tài có thể thích chó với kích thước nhất định, trọng tài khác ở màu sắc, người khác nữa ở trí khôn của nó, và vân vân. Đây là bí quyết để biến sự hỗn độn thành có trật tự. Hãy liên hệ về bất cứ loài nào từ chó cho đến hoa huệ, và bạn sẽ tìm ra chân lý. Ví dụ, nếu bạn từng theo dõi chương trình Triển lãm chó Westminster trên TV thì bạn sẽ hiểu ý tôi.

    Hãy lấy triển lãm chó làm ví dụ. Mọi người sẽ thấy rằng có nhiều loại chó thuần dưỡng khác nhau. Chúng được phát triển thành những loại chuyên biệt trong một thời gian dài và trên thực tế, những dòng mới đang được tạo ra dựa trên những dòng có sẵn. Những dòng chó được di truyền một số đặc điểm vốn được duy trì ở chó thuần dưỡng. Không cần đưa ra thật nhiều dòng chó để minh chứng cho những dòng lai khác nhau. Hãy xem xét một đặc điểm của chúng:

    1. Kích thước. Chó có nhiều kích cỡ, từ những dòng tí hon (Chihuahua) nặng vài trăm gram đến dòng khổng lồ (Saint Bernard) nặng đến vài trăm kilogram. Mỗi dòng đều có tầm cân nặng nhất định… và giới hạn.

    2. Màu sắc. Chó có nhiều màu từ trắng, vàng, đỏ và đen đến đa sắc (German Shepherd, Doberman…) và hàng loạt hoa văn, kiểu lông thảm (Collie, Beagle…), và những kiểu đốm (Dalmatian, Pointer…) cùng những màu khác.

    3. Lông. Có thể thẳng, lượn sóng, xoăn tít… có thể dài, trung bình, ngắn hay thậm chí không có lông! Lông có thể trơn tru và mượt hay thậm chí thô ráp (như một số con Char-pei). Bên cạnh bộ lông tự nhiên, lông chó có thể được tỉa tót thành hình dạng và hoa văn độc đáo. Lông có thể được nhuộm, tỉa tót và vuốt để trông phù hợp hơn so với tiêu chuẩn.

    4. Hình dạng. Các dòng có thể được phát triển dựa trên một số đặc điểm chẳng hạn như mặt ngắn (Pug, Boxer…) hay chân rất ngắn (Daschund, Bulldog…), kích thước tai, thân hình (Great Dane, Boxer…) vân vân. Một vài bộ phận có thể được “cải thiện” và thường là bằng phương pháp nhân tạo như tỉa tai và đuôi.

    5. Mức độ thân thiện. Mức độ thân thiện của chó từ hiền lành và đáng yêu (Golden Retriever, Border Collie) đến hung dữ và nguy hiểm (Pit Bull, Chow…). Một số chó nhỏ rất hung dữ nhưng một số chó khổng lồ lại rất hiền lành.

    6. Công dụng. Nhiều dòng chó được phát triển với mục đích đặc biệt chẳng hạn như kéo xe, chăn cừu, gia súc…, truy lùng, bao gồm theo dấu vết người và đánh hơi hành lý, chạy đua, canh nhà và vân vân. Một số chỉ để chơi và làm bạn.

    Bản tóm tắt ở trên cho thấy rằng chỉ với một vài đặc điểm cũng có thể sắp xếp thành vô số kiểu kết hợp. Điều này có thể không thấy rõ khi quan sát những dòng chó khác nhau nhưng nếu khảo sát kỹ từng loại thì người ta sẽ thấy chúng bao gồm các đặc điểm kể trên. Tôi không muốn đi quá sâu vào chi tiết do tôi chỉ muốn sử dụng chó như là một ví dụ vì mọi người biết nhiều về chúng.

    Bởi vì sở thích chính của tôi là cá betta, tôi sẽ sử dụng các tiêu chuẩn của IBC để minh hoạ. Một nhóm màu chính của cá betta gọi là “đơn sắc sẫm”. Chúng được phân thành “ánh kim” (gồm ba loại: xanh dương, xanh lục và xanh thép) và “không ánh kim” (gồm hai loại: đỏ và đen). Cá lý tưởng thuộc mỗi loại phải có màu đơn sắc tương ứng với loại đó. Một uỷ ban sẽ ban hành các tiêu chuẩn đánh giá cho mỗi loại. Màu sắc nên đậm và sạch và bao phủ toàn thân cá. Ở các loại này, sự hiện diện của bất cứ màu nào khác được xem là lỗi và càng xuất hiện nhiều thì lỗi càng nặng.

    Việc phát hiện lỗi là dễ dàng trong khi chấm điểm nhưng luôn có câu hỏi. Đâu là màu xanh lục hay đỏ lý tưởng? Cá xanh lục biến thiên từ xanh lá mạ qua xanh lá cây đến xanh ngọc. Màu đỏ biến thiên từ “đỏ cam” qua đỏ đào, đỏ huyết đến đỏ bầm. Màu xanh lục được ưa thích nhất là xanh lá cây và màu đỏ được ưa thích nhất là màu đỏ đào hay đỏ huyết. Một trọng tài có thể dễ dàng phát hiện ra lỗi nhưng vẫn chủ quan trong việc đánh giá đâu là màu xanh lục hay đỏ đẹp nhất. Việc cung cấp những bảng màu và hình ảnh mẫu để so sánh đã từng xảy ra nhưng không được phổ biến cho lắm. Đồng thời, nó cũng hạn chế sự phát triển của một số đột biến khác. Màu cam là một ví dụ, nó trở nên phổ biến vì được đánh giá là dòng cá tốt, nhưng những nhà lai tạo muốn chiến thắng trong các triển lãm sẽ không duy trì và lai tạo dòng cá này bởi vì hiện chưa có thể loại betta cam do đó chúng bị xem là loại cá đỏ kém chất lượng ( VNRD: đó là vào thời điểm 2002, hiện tại dòng vàng/cam/trong suốt đã được IBC công nhận).

    Tôi đã bày tỏ mối quan tâm đến sự tác động của những tiêu chuẩn triển lãm đến sự phát triển của những dòng hay dạng cá mới. Với tư cách là nhà di truyền học, người yêu thích những điều mới mẻ và khác biệt, tôi rất thích những cá thể lạ vốn đang được duy trì. Tôi không nghĩ mình là người duy nhất có ý kiến như vậy. Các bạn có ý kiến gì không?

    Tiến sĩ Gene A. Lucas

    Chuyên mục BETTAS… AND MORE

    Tạp chí FAMA, số tháng 6/2002 Nguồn: http://www.diendancacanh.com/

    Người dịch: Nguyễn Trung Đại – vnreddevil

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Betta Black Devil Là Loài Như Thế Nào?
  • Tải Hình Nền Cá Betta Cho Máy Tính Pc Windows Phiên Bản
  • Cách Cải Thiện Vây Lưng Của Betta
  • 10 Loại Cây Tốt Nhất Cho Cá Betta
  • Giới Thiệu Cơ Bản Về Loài Cá Betta (Lia Thia, Xiêm)