Lai Tạo Dòng Cá Betta Hai Đuôi (Đuôi Kép
--- Bài mới hơn ---
- Sự Đa Dạng Đuôi Của Loài Cá Betta Cảnh
- Cách Nuôi Dưỡng Để Cá Betta Đạt Kích Thước Lớn Bất Thường
- Thức Ăn Cho Cá Betta Sakura Gold 35% Protein 20 Gram
- Cách Lựa Chọn Nơi Bán Cá Betta Ở Hà Nội.
- Các Dạng Đuôi Cá Betta Mái
- Bệnh Thường Gặp Của Cá Cảnh Betta
- Các Loại Bệnh Phổ Biến Ở Cá Betta Và Cách Điều Trị
- Cách Chữa Bệnh Sình Bụng , Cách Chữa Bệnh Kỵ Màu , Cá Không Kè , Cách Giữ Trùng Cỏ , Làm Trùng Cỏ
- Cách Chữa Bệnh Và Phòng Bệnh Xù Mang Cá Betta , Xù Vây Cá Betta
- Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Cá Betta Bị Nấm
Dòng cá betta hai đuôi là gì và chúng được lai tạo ra như thế nào có lẽ là một điều mà người chơi cá cảnh betta rất mong muốn được tìm hiểu không chỉ để thỏa mãn sự tò mò mà còn để tự lai tạo cho mình những dòng betta mới vì cá betta không quá khó để cho sinh sản và lai tạo như các loài cá khác.
Cá đuôi kép là một đối tượng được yêu thích từ khi chúng bắt đầu xuất hiện trong thế giới cá betta. Cá đuôi kép, như tên của chúng, có hai thuỳ đuôi phân lập. Chúng không phân ra hai bên như cá vàng mà theo kiểu trên – dưới. Hơn nữa, vây lưng của chúng dài hơn, thân cũng ngắn và mập hơn cá đuôi đơn bình thường vì điều này giúp chúng nâng đỡ bộ vây đặc biệt được tốt hơn.
Đặc điểm đuôi đơn được quyết định bởi một gen lặn, khi hai alen kết hợp với nhau sẽ tạo ra cá betta có hai thuỳ đuôi và vây lưng cực lớn. Cũng có những yếu tố khác ảnh hưởng đến hình dạng của đuôi kép bởi vì mức độ phân lập ở đuôi không hoàn toàn giống nhau. Gen này cũng tạo ra những đặc điểm bề ngoài rất khác nhau, có những con thuỳ đuôi rất đều nhưng cũng có những con mà tỷ lệ hai thuỳ rất khác biệt.
Tôi không thể nói chính xác khi nào thì dạng đuôi kép đột biến xuất hiện và ai là người đầu tiên phát hiện ra chúng. Có người nói con đuôi kép đầu tiên xuất hiện trong dòng cá của Warren Young (nhà lai tạo thường được biết dưới tên “Libby Betta”), trong khi những người khác lại cho rằng cá đuôi kép xuất hiện trong số cá nhập khẩu từ Đông Nam Á và được những người yêu thích cá betta nuôi dưỡng.
Được biết, gen đuôi kép đột biến gây ra một hiệu ứng gọi là “vây bụng hoá” (ventralization), tức là vây lưng có hình dạng khác thường và trông giống như vây hậu môn và thuỳ dưới của đuôi. Nói cách khác, gen đột biến hoán đổi phần vây trên bằng phần vây dưới nhưng lại không tác động đến vây hậu môn và thuỳ dưới. Người ta chứng minh được rằng tia cực tím kích thích sự “vây bụng hoá” ở bào thai cá betta, nhưng điều đó lại hoàn toàn khác với sự hình thành một cách tự nhiên ở cá betta đuôi kép.
Lai tạo cá đuôi kép là công việc khó khăn bởi vì sự đột biến có xu hướng làm vây bị xoắn và biến dạng. Lai đuôi kép với nhau sẽ tạo ra 100% đuôi kép nhưng chúng cũng tạo ra rất nhiều cá con bị xoắn đuôi và những lỗi khác. Phương pháp thông thường là lai cá đuôi kép với cá đuôi đơn để hạn chế lỗi xoắn đuôi ở bầy cá con và cũng để cải thiện vây lưng của cá đuôi đơn. Thế hệ lai đầu tiên sẽ tạo ra toàn cá đuôi đơn, hầu hết chúng là dị hợp tử của đuôi kép. Ký hiệu gen cho cá đuôi đơn có mang gen đuôi kép là ST/dt. Lai ST/dt với nhau sẽ tạo ra khoảng 25% cá đuôi kép. Lai đuôi kép với ST/dt sẽ tạo ra tỷ lệ đuôi kép cao hơn (gần 50%).
Ngày nay, các nhà lai tạo thường sử dụng cá đuôi kép để cải thiện độ lớn của vây lưng ở cá đuôi đơn. Điều này có hiệu lực ở ngay thế hệ đầu tiên F1 nhưng lai tuyển chọn lâu dài có thể cải thiện vây lưng ở cá đuôi đơn gần bằng với cá đuôi kép!
Một dòng cá mới và cần thiết đó là halfmoon đuôi kép với các thuỳ đuôi rộng xếp chồng lên nhau và có thể xoè đủ 180 độ hay nhiều hơn. Điều này, cùng với tỷ lệ cân đối của vây lưng và vây hậu môn chắc chắn sẽ tạo ra con cá betta cực kỳ ấn tượng! (hình trên cùng)
Nguồn betta.ketviet
--- Bài cũ hơn ---