Xem 12,870
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Ép Cá Betta mới nhất ngày 21/05/2022 trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 12,870 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
- Nuôi Cá Betta Trong Hồ Thủy Sinh Đẹp Lung Linh
- Lai Tạo Và Chăm Sóc Cá Betta Con: Các Bất Thường Và Cách Xử Lý
- Phân Biệt Vây, Đuôi Cá Betta Không Phải Ai Cũng Biết
- Những Địa Điểm Bán Cá Betta Ở Tphcm Giá Rẻ Và Uy Tín
- Các Loại Cá Chọi, Cá Betta
- Cá Betta Sống Được Bao Lâu? 5 Mẹo Để Kéo Dài Tuổi Thọ Của Chúng
- Giới Thiệu Cơ Bản Về Loài Cá Betta
- Những Nơi Bán Cá Betta Halfmoon Giá Rẻ Nhưng Đầy Uy Tín
- Top 5 Cá Betta Có Màu Đẹp Nhất Thế Giới
- Quận Phú Nhuận Shop Betta Hyo: Chuyên Bán Cá Betta Các Loại Đẹp Giá Rẻ
Rất nhiều người đam mê thú chơi cá Betta đều đã từng mong muốn chính mình lai tạo ra những chú cá Betta đẹp, bài viết này và clip ở dưới sẽ hướng dẫn các bạn cách cho cá Betta sinh sản giúp các bạn có thể thỏa mãn đam mê thú chơi này.
Xưa nay các cụ vẫn nói: “Chó giống cha, Gà giống mẹ”, nói vậy để thấy con giống đóng vai trò quyết định về tương lai của bầy cá sau này , vì thế muốn có bầy cá hay thì đầu tiên phải chọn con giống cho tốt. Bạn muốn bầy cá con trông như thế nào? Bạn lai tạo dựa trên màu sắc, vây hoặc cả hai. Một khi lai tạo có mục đích cụ thể, cần phải tìm kiếm cá bố mẹ có các đặc điểm cần thiết. Cá giống thường không có đủ tất cả các đặc điểm mà bạn mong muốn nhưng các bạn hãy xem đây như là công việc lắp ghép thú vị khi mà bạn lai tạo để kết hợp các đặc điểm lại với nhau. Sau khi chọn được cặp cá giống và cả hai ở tình trong tình trạng sức khỏe tốt, chúng ta bắt đầu vỗ béo để chuẩn bị cho chúng sinh sản. Khi bắt đầu quá trình sinh sản thì không nên cho chúng ăn nữa.
Để cá mái bên cạnh cá trống cho chúng nhìn thấy nhau, quá trình làm quen này giúp chúng bớt rượt đuổi nhau khi thả chung để sinh sản.
Tất cả các chú cá trống Betta khỏe mạnh theo bản năng đều có tập tính nhả bọt. Chúng nhả bọt tạo thành những tổ bọt. Những tổ bọt này giúp chúng trong quá trình sinh sản, một tổ bọt là tập hợp của những quả bong bóng đặc biệt. Cá trống trồi lên mặt nước, hớp lấy không khí, sau đó, miệng của nó tiết ra một dịch để làm vỏ bóng chứa không khí bên trong rồi thổi những quả bóng này lên trên mặt nườc. Vai trò của những dịch này rất quan trọng, nó khiến quả bóng khí khó vỡ hơn, giúp kết dính các quả bóng lại với nhau và giữ cho nhiệt độ bên trong ổn định hơn.
Khi thấy con trống làm được tổ bọt kha khá chúng ta thả lên mặt nước chỗ tổ bọt một hay hai chiếc lá để giúp tổ bột có chỗ bám chắc chắn hơn đồng thời chiếc lá cũng giúp cho trứng sau này không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, Các bạn nên chọn những loại lá có thể tươi lâu trong nước.
Quan sát nếu thấy cá trống đã nhả đầy bọt bên dưới mặt lá và xung quanh thì thả cá mái vào, cả hai sẽ bắt đầu phùng mang, giương vây và thường là con mái sẽ bị con trống rượt khắp hồ và bị mổ vài phát thì cũng là điều rất bình thường. Cá mái sẽ quan sát cá trống nhả bọt ở một khoảng cách an toàn, khi cá trống đã sẵn sàng, nó sẽ nằm ngay dưới tổ bọt và hiếm khi đuổi theo cá mái nữa. Khi cá mái sẵn sàng đẻ, nó sẽ tiến đến tổ bọt với cái đầu chúc xuống, chúng bắt đầu thúc vào hông nhau. Ngay sau đó cá trống bắt đầu quấn lấy cá mái. Cá Betta giao phối theo một cách độc đáo được gọi là ép hay quấn, khi giao phối con trống quấn quanh con mái ép chặt lại, trứng bị ép ra từ bụng cá mái. Ngay lập tức cá trống phóng tinh để thụ tinh cho trứng. Trứng rớt xuống và cả hai con bơi xuống ngậm lấy trứng và nhả lên tổ bọt. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại và thường thì mỗi lần đẻ diễn ra trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ.
Khi cá trống cảm thấy đã đủ nó sẽ đuổi cá mái đi và cá mái sẽ trốn vào đám rong hay tảng đá. Đây là lúc để vớt cá mái ra ngoài và đem đi dưỡng cho lần sinh sản kế tiếp, nếu không nó có thể sẽ ăn chỗ trứng vừa sinh ra. Chỉ con trống mới có nhiệm vụ trông coi và chăm sóc trứng, nếu có quả trứng nào bị rơi ra ngoài do bọt khí vỡ, nó sẽ cẩn thận nhặt lại và cho vào một bọt khí mới.
Lúc này bạn nên chuẩn bị trùng cỏ để khi cá con nở ra sẽ có ngay thức ăn. Thông thường ở nhiệt độ 26 – 30 độ C thì sau 2 hoặc 3 ngày trứng được thụ tinh trong tổ bọt sẽ bắt đầu nở. Sau khi nở, cá con có thể dễ dàng được nhìn thấy bằng cách quan sát bên dưới tổ bọt. Khi mới nở chúng có màu trắng đục và vẫn sống trong tổ bọt vì lúc này cá con vẫn mang noãn hoàng và các vây bơi còn chưa phát triển đầy đủ.
Mỗi khi có con nào rơi khỏi tổ, cá trống nhẹ nhàng ngậm nó vào miệng và nhả lại lên tổ bọt. Đây có vẻ như là một công việc không có hồi kết… hai đến ba ngày sau, khi túi noãn hoàng của cá con được tiêu thụ hết và cá con bắt đầu bơi được trên mặt nước thì ta có thể vớt cá trống ra để dưỡng sức cho lần sinh sản kế tiếp. Bạn cũng có thể vớt cá trống ra muộn hơn một chút nếu chưa yên tâm về bầy cá con, tuy nhiên sau quá trình sinh sản, chăm sóc trứng và trông bầy cá con thì nó cũng đã mệt, nên tốt nhất hãy vớt cá trống ra ngoài vì lúc này bầy cá con đã có thể tự kiếm ăn, sau khi vớt cá trống ra ngoài bạn bắt đầu cho chúng ăn trùng cỏ 2 – 3 lần một ngày.
Sau khoảng một tuần bạn nên cẩn thận hút các chất bẩn trong hồ bằng ống hút có đầu cột vải thưa để tránh hút phải cá con sau đó châm thêm nước sạch vào hồ. Khi cá con được hai tuần tuổi, lúc này chúng đã lớn bằng cỡ đầu que tăm thì bắt bắt đầu cho chúng ăn bo bo… và chỉ chừng khoảng hơn một tháng tuổi là chúng đã có thể bắt đầu ăn được trùng chỉ. Thời gian này cứ 3 – 4 ngày thì bạn nên thay 20 – 30% nước trong hồ.
Vậy là bạn đã có một bầy cá betta con do chính mình tạo ra. Việc còn lại là chăm sóc thật tốt để cho chúng mau lớn.
HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Ép Cá Betta trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!