-
Hoàn Thiện Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Chim Vây Vàng
-
Công Nghệ Sản Xuất Cá Chép Giống
-
Những Món Ăn Làm Từ Vàng Đắt Nhất Thế Giới Hiện Nay (Có Tác Dụng Gì?)
-
☆ Các Trò Chơi Tiến Bộ Tốt Nhất ᐈ Hãy Trúng Số Độc Đắc Của Bạn Ngay Bây Giờ!
-
Mơ Câu Cá Đánh Con Gì May Mắn Nhất? Là Điềm Lành Hay Xấu?
Cá trê vàng lai là kết quả của lai giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo giữa cá trê phí (Clarias gariepinus) và cá trê vàng (Clarias macrocephalus).
Đầu cá nhỏ, tỷ lệ đầu/chiều dài thân gần tương tự như cá trê vàng khi cá còn nhỏ, kích thước từ chúng tôi Khi cá đã lớn, trọng lượng đạt trên 500g/con thì có thể rõ ràng phân biệt với trê vàng do thân cá mập, ngắn.
Cá trê vàng lai rất mau lớn, trong điều kiện nuôi với mật độ thích hợp thức ăn đầy đủ, sau 3-4 tháng nuối cá sẽ đạt họng lượng trung bình từ 150- 200g/con.
Cá sống đưọc trong môi trường nưóc hơi phèn trong điều kiện nước hơi lợ (độ mặn <5%0 ). Cá phát triển tốt trong môi trường nưóc có độ pH trong khoảng từ 5,5-8.0.
Do cá có cơ quan hô hấp phụ nên cá trê vàng lai sống được trong ao, đìa nước tù, chịu đựng được cả những khi hàm lượng ô xy trong nưóc xuống thấp (l-2mg/l).
Cá bột mới nở từ trứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau khi nở được 48 giờ cá mới tiêu thụ hết noãn hoàng.
Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi bắt đầu ăn được bo bo hay còn gọi là trứng nước (moina), nếu được thả nuôi trong ao chúng cũng ăn đưọc các loại xác nhỏ sống trong nước. Sau vài ngày chúng đã ăn được trùng chỉ. Thông thường, nếu ương cá bột trong bể xi măng hoặc bể bạt thì trùng chỉ sẽ là thức ăn chủ yếu trong quá trình ương cho đến khi cá đạt cỡ 4-6cm. Từ cỡ này trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phế phẩm như đầu vỏ tôm, ruột sò, điệp và các thức ăn tình khác như cám, bắp, bột cá…
Cá trê vàng lai nuôi thành cá thịt trong ao cũng ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, cũng giống như cá trê vàng, chúng thường chịu rúc, quậy thành hang, dễ làm hỏng bờ ao. Chúng cũng hay phóng, nhảy khi mực nước trong ao nuôi cao gần xấp xỉ mặt bờ nhất là trong những ngày nước lớn, trời mưa.
Cá trê vàng lai hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào buổi chiều tối hoặc ban đêm, lúc trời mờ sáng, vì vậy việc kéo lưới thu hoạch cá (cá giống hoặc cá thịt) nếu thực hiện vào những thời gian kể trên sẽ đạt hiệu quả cao.
Mùa vụ thả nuôi cá giống thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên để có thế bán cá thịt với giá cao thì nên thả cả giống ngay từ đầu vụ nuôi (tháng 3-4 âm lịch) để đến tháng 6-7 âm lịch khi lượng cá trê vàng trong tự nhiên giảm sút (do cá vô đồng để đẻ, khó đánh bắt) thì đã có thể thu hoạch được cá nuôi. Ở các tháng khác trong năm giá cá trê vàng lai không cao do “đụng” cá trê vàng trong tự nhiên.
CHƯƠNG II. KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRÊ VÀNG LAI
Mùa vụ sinh sản nhân tạo cá trê vàng lai bắt đầu từ tháng 2 âm lịch, khi cá trê vàng (Clarias macrocephalus) bắt đầu mang trứng và kéo dài đến hết tháng 9 âm lịch.
I. TUYỂN CHỌN VÀ NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ :
Cá trê vàng (cái) có thể chọn mua từ cá được đánh bắt trong tự nhiên hoặc cá được nuôi trong ao. Cá phải đủ 8-12 tháng tuổi, có trọng lượng trung bình 150-200g. Chọn cá khỏe mạnh, không bị dị tật, da trơn nhẵn, đem về thả nuôi trong các ao có diện tích nhỏ, từ 100-200m 2, mật độ thả nuôi l-l,5kg/m 2. Cho cá ăn cám hỗn hợp (cám heo) nấu chín có thể bổ sung pmmix vitamin 1-2% và cho ăn thêm các phụ phế phẩm : Đầu tôm, ruột sò, điệp, ruột gà, vịt… theo tỷ lệ 1/1. Sau thời gian nuôi vỗ khoảng 3-4 tháng (bắt đầu từ tháng 11 âm lịch) cá sẽ thành thục và sẵn sàng đưọc dùng để cho đẻ, lúc này bụng cá cái hơi lớn, lỗ sinh dục có màu phợt hồng.
Cá đực trê phí (đực) là cá được nuôi từ cá giống sinh sản nhân tạo tại Việt Nam, chọn cá đã được 7 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 0,5-0,7kg/con nuôi vỗ trong ao riêng, mật độ 1,5-2kg/m 2, cho ăn thức ăn tưới như tôm, da ruột mực, ruột gà, vịt, hoặc cho ăn cám nấu trộn với cá phân (đã xay).
II. CÁC KÍCH DỤC TỐ (HORMONES) DÙNG TRONG SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRÊ VÀNG LAI VÀ LIỀU LƯỢNG DÙNG :
Hai loại kích dụng tố thường được dùng nhiều trong sinh sản nhân tạo cá trê vàng lai ở Việt Nam là não (cá chép, mè, trê) dạng tươi ngâm trong acetone hoặc não khô (hungari, Czechoslovakia) và HCG (Human chori-onic gonadotrophin).
1. Não cá : Lượng dùng 10-12mg/kg cá cái, liều tiêm (chích) cho cá đực bằng 1/2-1/3 liều cá cái.
2. HCG : Dùng 5000-8000 Ul/kg cá cái, liều dùng cho cá đực từ 2000- 3000UI/kg cá đực.
3. Các kích dục tố : Não cá đưọc nghiền mịn hoặc HCG được hòa tàn trong nưóc muối sinh lý 9%0 hoặc nước cất
Liều lượng tiêm cho cá thường thay đổi tùy theo mùa vụ, đầu vụ hoặc cuối vụ liều lượng thường hơi cao hơn so với giữa vụ để cá đẻ.
Cũng có thể dùng phối hợp cả hai loại não và HCG. Để việc sinh sản nhân tạo đạt hiệu quả cao, cá dụng trứng tốt, các kích dục tố thường được tiêm làm 2 liều.
– Liều sơ bộ : Tiềm 1/3 tổng liều kích dục tố dùng.
– Liều quyết định : Tiềm 2/3 tổng liều, thời gian tiêm liều quyết định từ 5- 6 giờ sau khi tiêm liều sơ bộ. Cá cái sẽ rụng trứng khoảng 8-9 giờ sau khi tiêm liều quyết định.
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một loại kích dục tố tổng họp ừên gọi là LHRH-a hoặc LRH của Trung Quốc hoặc Thái Lan dùng chung với một loại hóa chất có tên Domperidone (DOM) hoặc Motilium dạng bột hoặc dạng viên. Các thuộc này được sử dụng rất phổ biến trong sinh sản nhân tạo cá Trám, Mè, Trôi, He… Riêng đối với cá trê vàng lai thuốc chưa được sử dụng rộng rãi, vì vậy kết quả về liều lượng, hiệu quả sử dụng LRH chưa được công bố.
Theo một số tài liệu của Thái Lan và Trung Quốc thì liều lượng sử dụng của loại kích dục tố này cho cá trê vàng lai và trê phi là :
* 30-50ug (microgam) LRH và 3-5mg Domperidone/lkg cá trê vàng lai.
* 5ug LRH và 5mg Domperidone cho 1 kg cá ầrc trê phí.
Thòi gian hiệu ứng của thuốc : 10 giờ sau khi tiêm.
III. CÁCH TIÊM CHO CÁ :
Thuốc được tiêm vào cơ lưng hoặc xoang bụng (qua phần thịt ở gần gốc vì ngực). Sau khi tiêm, cá sẽ được thả vào các bể xi măng có mực nước thấp từ 15-20cm để dễ thao tác, bắt cá ra cho đẻ và để cá không phóng nhảy ra ngoài có thể bị xây xát.
IV. THỤ TINH NHÂN TẠO :
– Cá cái được lau sạch phần bụng bằng khăn khô, mềm và vuốt trứng vào trong các khay hoặc chậu (bằng nhựa hoặc có tráng men).
– Mổ cá đực để lấy 2 buồng sẹ, cho vào một cái chén nhỏ bằng thủy tinh hoặc bằng sứ, dùng kéo mổ các mũi nhọn nhắp sẹ đẻ tinh dịch cá tiết ra, cho thêm một ít nưóc muối sinh lý vào trong chén.
– Đổ dịch sẹ vào trứng, dùng lông gà khuấy đều trong 2-3 phút, sau đó rót thêm nước sạch (nước đã nấu chín, để nguội hoặc nước cất) vào để dễ khuấy. Chắt bỏ nước và rửa khoảng 2 lần cho trứng cá được sạch các chất nhầy và các mảng sẹ bám vào.
– Tỷ lệ cá đực trê phí và cá cái trê vàng dùng trong sinh sản nhân tạo là 1,5-2 kg cá đực/4-5kg cá cái.
– Trứng đã thụ tinh được dùng lông gà rải thật đều và nhanh tay lên các vỉ lưới (đóng bằng khung gỗ, có căng lưới vèo cho thật phẳng) đã được nhận chìm trong các bể ấp diện tích từ l-2m 2, mực nước ở bể sâu khoảng 20-30cm.
– Trứng cá nở sau 22-26 giờ ấp ở nhiệt độ bình thường (28-30°c). Cá bột mới nở sẽ chui qua lỗ lướt rớt xuống đáy bể.
Bể ấp phải được sục khí và cho nước chảy vào, ra liên tục.
Sau 3-4 giờ kể từ khi cá bắt đầu nở phải lấy vỉ lưới ra khỏi bể để tránh trường hợp trứng ung trên vỉ bị phân hủy làm thối nước sẽ dẫn đến trường hợp cá bị ngộp và chết.
CHƯƠNG III . KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG
Có thể ưong nuôi cá bột trê vàng lai lên cá giống trong bể xi măng, bể bạt hoặc ưong ữong ao đất. Tùy theo điều kiện ưong nuôi và thức ăn cho cá và cách chăm sóc cũng có phần khác nhau.
I. TRONG BỂ XI MĂNG :
1. Chuẩn bị bể nuôi :
Nếu là bể xi măng mới xây thì phải ngâm nước khoảng 10-12 ngày, trong suốt thòi gian ngâm thường xuyên thay nước trong bể, muốn bể có thể sử dụng được nhanh thì nên dùng loại chuối trái gần hườm chín chà khắp thành và đáy bể rồi lấy nước vào ngâm tiếp. Sau 3-4 ngày thì bể đã có thể sử dụng được. Tốt nhất là dùng loại giấy đo pH để đo nước trong bể trước khi muốn thả cá, nếu thấy độ pH khoảng 7-8 là đưọc.
Nếu là bể cũ đã sử dụng rồi thì phải chà rửa sạch, dùng nưóc vôi trong hoặc dùng cholorine pha với nồng độ 10-20ppm (10-12mg/l) tạt đều lên thành bể rồi phơi bể một nắng. Trước khi lấy nước vào bể bơm nước sạch xả lai, sau đó mới lấy nước vào bể.
– Dùng nước máy : Lấy nước vào bể ừước 1 ngày
– Dùng nước giếng : Bơm nước vào bể trưóc 2 ngày rồi mới thả cá
Mực nước lấy vào bể nên duy trì trong khoảng 30-40cm là tốt nhất.
2. Mật độ ương :
Mật độ ương nuôi thích họp khoảng từ 2000-2500 con cá bột/m 3 Trước khi thả cá cần phải ngâm bọc đựng cá bột vào bể nước định thả cá khoảng 5 phút đến khi nhiệt độ nước trong bọc cá và nước ở trong bể gần bằng nhau thì mới thả cá ra để tránh trường hợp cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ. Nên thả cá tại một chỗ trong bể, những con cá khỏe sẽ bơi men theo thành bể và trụ lại ở các góc bể, những con cá yếu hoặc mệt quá do quá trình vận chuyển sẽ nằm tại điểm thả cá, sẽ được hút ra bằng ông xi phông.
3. Thức ăn và cách cho ăn :
Cá bột mới thả nuôi được cho ăn bo bo (moina) trong 2-3 ngày để cá dễ bắt mồi và đều cỡ. Lượng cho ăn khoảng 1-1,15 lon bo bo/20.000 cá bột/ngày. Sau đó cho ăn trùng chỉ 2 lon/20.000 cá bột/ngày. Lượng trùng cho ăn sẽ điều chỉnh tăng dần lên trong quá trình nuôi. Thường tốn khoảng 100-110 lon/10.000 cá giống đạt lồng 6 (cỡ 4-5cm).
Trùng mua về đem rửa kỹ và khuấy đều lên trong một chậu nước, sau đó để trùng tụ lại thành từng đám, gỡ bỏ rác rưởi và các chất bẩn bám vào trùng.
Rải trùng đều quanh bể cho cá ăn. Thường xuyên theo dõi cho ăn vừa đủ, không để trùng dư trong bể để kích thước cá ăn được nhiều, mau lớn, đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng nưóc trong bể nuôi.
4. Chăm sóc:
Thường xuyên dùng ống xi phông hút cặn và phân cá lắng dưới đáy bể. Cách ngày thay khoảng 20-30% lượng nước trong bể và cho thêm nước mới vào bể để giữ cho môi trường nước trong bể luôn được sạch, kích thích cá hoạt đông bod lội mạnh, ăn nhiều.
Theo dõi hoạt động của cá nhằm sớm phát hiện bệnh cá và tìm cách chữa trị. Nên che 4 góc bể hoặc phủ lá dừa trên mặt nước để cá có chỗ trú ẩn. Sau 16- 18 ngày nuôi, nếu không bị bệnh, điều kiện môi trường thuận lợi thức ăn đầy đủ cá đạt cỡ 4-6cm (lồng 7) tỷ lệ sống của cá thường đạt từ 60-85%.
II. ƯƠNG TRONG BỂ BẠT:
1. Chuẩn bị bể nuôi:
Bể bạt không đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu nhiều như xây bể xi măng. Chỉ cần đóng khung gỗ với các cọc chắc chắn trên nền đất đã được dặm cho phằng, sau đó đổ cát, san đều cho bằng trước khi trải bạt để không làm các tấm bạt bị cấn, dễ rách, hư hỏng. Nên chọn loại bạt dày, không bị lỗ mọt, đặt làm hoặc mua sẵn cho vừa với kích cỡ của khung (thường các cơ bạt là 4x6m, 5x5m, 3x4m…) trải bạt vào khung, dùng khay hoặc nẹp bằng kẽm nẹp trên thành cho chắc rồi mới bơm nước vào.
Nước lấy vào bể bạt tương tự như ở bể xi măng. Sau mỗi đợt thu cá giống bán, gỡ bạt ra giặt sạch bằng bàn chải rồi phoi nắng hoặc tạt rửa bằng nước chlorine 10-20ppm trước khi phơi nắng. Khi muốn thả đợt cá mới phải kiểm tra bạt, vá lại những chỗ bị rách, thủng bằng keo dán nhựa, dán bạt) rồi mới lấy nước vào.
2. Mật độ thả : Tương tự như ở bể xi măng, từ 2000-2500 con/m 2.
3. Thức ăn và cách cho ăn : Tương tự như nuôi trong bể xi măng.
4. Chăm sóc : Giống như ở bể xi măng
III. ƯƠNG TRONG AO ĐẤT
1. Chuẩn bị ao :
Các ao ương có diện tích từ 500-1000m 2 rất tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Mực nưóc thích hợp trong ao từ l-l,2m. Đáy ao phải làm dốc về phía bọng thoát nước. Để dễ thu hoạch cá giống khi tháo cạn nước ao nên đào một cái rãnh rộng l-l,5m; sâu 0,2-0,3m ngang qua ao, dốc từ 2 phía cạnh ao xuống một hố ữòn có đường kính 2-3m, sâu khoảng 0,5m ừước họng thoát nưóc.
* Nếu ao mới đào :
Bón vối với lượng 100-150kg/1000m 2, rãi đều khắp đáy ao, lấy nước vào ao khoảng 0,5m. gây màu nước xanh bằng cách bón phân chuồng đã ủ hoai 25- 35kg/1000m 2. Lấy thêm nước vào ao đủ mực nước cần thiết 1-1,2m. Sau 3-4 ngày có thể thả bo bo giống vào (khoảng 10-15 con/1000m 2 ao). 2 ngày sau khi thả bo bo sẽ phát triển nhiều hơn, và có thể thả cá bột vào nuôi trong ao.
* Nếu là ao cũ :
Nạo vét bùn đáy ao, đắp bờ, xảm lại các lỗ mội, đào rãnh và hố thu cá giống, phơi đáy ao. Bón vôi với lượng 30-70kg/1000m 2. Lấy nước vào ao 0,5m. Sau đó bón phân chuồng (đã ủ hoai) 15-25kg/1000m 2. Lấy thêm nước vào ao đến khi đạt mực nước sâu khoảng 1-1,2m. Đóng họng lại không cho nưóc ra vào nữa. Sau 3-4 ngày thả bo bo vào ao, 2 ngày sau mới thả cá bột xuống ao.
2. Mật độ thả :
250-400con/m 2 mặt nưóc ao. Khi thả cá bột nên nhớ ngâm bọc cá vào nước ao khoảng 5 phút để nhiệt độ nước ừong bọc gần bằng nhiệt độ nước ao thì mới thả cá ra.
3. Thức ăn và cách cho ăn :
Sau khi thả cá được 3-4 ngày mới cho ăn thêm trùng chỉ khoảng 10-12 lon/100.000 bột/ngày. Lượng trùng sẽ được điều chỉnh tăng dần lên trong quá trình nuôi. Trong những mùa khan hiếm trùng (nắng nhiều, nưóc sông bị lợ) sau khi cá đã đánh móng được (khoảng 7-8 ngày kể từ lúc thả) có thể giảm bớt lượng trùng, cho cá ăn thêm huyết heo (bò) luộc chín, bón nhuyễn, cá hấp (hay luộc chín) bỏ xương, bóp nhuyễn, cám nấu chín… cho thức ăn ở 4 góc ao để tiện việc kiểm soát xem cá có ăn hết thức ăn không và điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ cho cá ăn.
Cá ương trong ao đất rất mau lớn nếu so với ương ở bể xi măng. Da cá mỏng, dễ bị xây xát nên khi kéo lưới hoặc lọc cá để bán nên chú ý cấn thận và nên tắm cá ừong dung dịch muối ăn 0,5-1% trong một phút để ngừa bệnh cho cá. Nên rộng cá trên bể xi măng và luyện cá trước khi bán, nhất là trong những trường hợp vận chuyển cá đường xa, thời gian lâu.
Cá giống trê vàng lai ương trong ao đất rất dễ bị sình bụng, nên định kỳ ngừa cho cá bằng cách trộn Furazone (hoặc Furazolidon) với lượng 8-10g/kg thức ăn.
Ương cá trong ao đất không đòi hỏi tốn nhiều công chăm sóc như ương trong bể xi măng, bể bạt. Tuy nhiên, vẫn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá để kịp thời phát hiện bệnh cá. Ương nuôi trong ao đất cho phép sử dụng thêm các nguồn thức ăn khác ngoài trùng chỉ, hạ được giá thanh con giống do chi phí đầu tư cho ăn không nhiều như ương trong bể. Cá nuôi trong ao rất mau lớn, chỉ sau 13-14 ngày cá đã đạt 4-6cm. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá thấp hơn so với ương trong bể (25-40%) do dịch hại trong ao (ếch, nòng nọc, rắn, cá dữ…) nhiều. Nuôi trong ao khó thu hoạch được triệt để như nuôi ở bể, khi cá bị bệnh thường rất khó chữa trị và lượng thuốc dùng rất tốn kém. Vì vậy, việc kiểm soát chất lượng nước trong các ao ương từ cá bột lên cá giống kết hợp với việc định kỳ cho cá ăn thức ăn có ngừa thuốc là rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến sự thành công trong ương nuôi.
PHẦN II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM (CÁ THỊT) TRÊ VÀNG LAI
CHƯƠNG I . KỸ THUẬT NUÔI CÁ GIỐNG LÊN CÁ THỊT
Cá trê vàng lai là một đối tượng nuôi tương đối mới ở nước ta, có giá trị kinh tế cao, mau lớn nên thời gian quay vòng vốn nhanh. Cá rất dễ nuôi, ăn tạp nên có thể tận dụng được các phụ phế phẩm dùng làm thức ăn, thích họp cả trong điều kiện ao nuôi cá có diện tích vừa và nhỏ. Tuy nhiên muốn nuôi cá đạt năng suất cao, cá lớn nhanh, người nuôi cá cần chú ý đến các khâu chọn giống cá, chuẩn bị ao nuôi, thức ăn cho cá và cách chăm sóc.
I. CHUẨN BỊ AO.
Ao nuôi cá trê vàng lai có diện tích từ 1000-3000m 2 sẽ thuận tiện cho việc cho ăn, chăm sóc và thu hoạch hơn là những ao nuôi diện tích lớn.
1. Nếu là ao cũ:
Vét bùn đáy ao, xảm các lỗ mội, đắp bờ, phơi đáy ao 2-3 ngày, bón vôi bột từ 30-50kg/1000m 2 để diệt tạp và điều chinh độ pH của nước ao. Bón lót phân chuồng với lượng 100-150kg phân/1000m 2. Lấy nước qua lưới lọc vào ao để ngăn ngừa cá dữ, địch hại theo vào trong ao. Sau 5-7 ngày có thể thả cá vào nuôi được. Mực nưóc lúc ban đầu vào ao khoảng 1 m, sẽ được tăng dần lên sau 1 tháng nuôi đến khi đạt độ sâu l,2-l,5m.
2. Nếu là ao mới đào :
Bón vôi với lượng từ 70-100 kg/1000m 2 để giữ cho độ pH của nưóc ao từ 6-7,6 là tốt nhất.
II. CHỌN CÁ GIỐNG :
Chọn cỡ cá đồng đều, khỏe mạnh, không bị xây xát, không bị bệnh, boi lội nhanh nhẹn, đánh móng mạnh. Các kích cơ cá giống thả ao thường được phân ra như sau :
Nếu ao không bị rò rỉ, có thể rút cạn nước và diệt tạp triệt để thì nên thả nuôi cá cỡ nhỏ 3-4cm hoặc 4-5cm để giảm đưọc chi phí về con giống. Nếu ao có lỗ mội bị rò rỉ, không diệt tạp được triệt để thì phải thả cá cơ 5-6cm hoặc cá lứa (cá 10-12cm), nhằm giảm dư ọc tỷ lệ hao hụt của cá nuôi.
III. MẬT ĐỘ THẢ
Thay đổi tùy theo cỡ cá và hình thức nuôi: nuôi đơn, nuôi ghép, thả cá nuôi 1 lần hay nuôi đánh tỉa thả bù.
1. Nuôi đơn
Chỉ nuôi 1 loại cá trê vàng lai, mật độ thả nuôi tương ưng với cỡ cá như sau :
2. Nuôi ghép :
Mục đích là tận dụng hết thức ăn trong ao nuôi, có thể thả ghép cá trê vàng lai chung với các loại cá sau : Rô phi, chép, trắm cỏ, trôi. Mật độ thả cho từng loại cá như sau :
Trong trường hợp này thời gian thu hoạch sẽ thay đổi theo loại cá, tốc độ lớn, kích cỡ thương phẩm được thị trường ưa chuộng. Như vậy sau thời gian 3 tháng sẽ thu hoạch và thả bù cá trê vàng lai với kích cỡ lớn hơn, thường là 10- 12cm hoặc 12-15cm, thả bù cá rô phi cỡ 8-10cm sau khi kéo lưới thu hoạch lần 1
3. Nuôi cá đánh tảa thả bù :
Thường phải chuẩn bị thêm một ao nhỏ để ương cá lứa thả bù. Diện tích ao khoảng 100-300m 2 ao phải được cải tạo tốt, có thể thả cá cỡ 3000- 4000con/kg (cá 2-3cm) hoặc cơ 3-4cm. Mật độ thả các loại này như sau :
Sau 2 tuần nuôi, cá đạt kích cỡ 12-15cm, cá được thả bù vào các ao nuôi có diện tích lớn nhưng khó thu cạn hoặc vào những ao nuôi ghép nhiều loại cá có thời gian thu hoạch khác nhau.
Việc thả cá lứa cỡ lớn sẽ giúp giảm bớt hao hụt đầu con ảnh hưởng đến sản lượng cá nuôi.
4. Thức ăn nuôi cá và chăm sóc :
Cá trê vàng lai ăn tạp, rất háu ăn, có tập tính ăn gần tương tự như cá ừê vàng. Thức ăn dùng nuôi cá thường gồm các loại phụ phế phẩm của các nhà máy đông lạnh như đầu vỏ tôm, da ruột mực, đầu lòng cá, ruột sò điệp…, cám thức ăn gia súc, cám gạo, bắp xay, con ruốc, cá phân (xay).
Ngoài ra, để giúp cá tăng trưởng nhanh, ít bệnh, trong quá trình nuôi cần định kỳ bổ sung Premix vitamin (loại dùng cho heo thịt) 1 tuần 1 lần với lượng 1-2% của tổng lượng thức ăn cho ăn trong ngày.
Trong hai tuần đầu khi mới thả cá còn nhỏ nên băm thức ăn : Đầu lòng cá, ruột gà, vịt, ruột so điệp… để cá sử dụng được hết thức ăn.
Bắp xay nên ngâm nước cho nở khoảng 15-20 phút trước khi nâu với nước sôi. Sau khi nấu chín trộn với cám khô theo tỷ lệ 1/1 rồi trộn tiếp với con ruốc hoặc cá phân.
Nếu cho ăn thức ăn tươi (đầu tôm, lòng ruột cá…) lượng thức ăn cho cá ăn trong ngày bằng 10-15% tổng trọng lượng cá dự đoán dưới ao. Nếu dùng thức ăn tinh như cám, bắp… lượng thức ăn cho cá ăn trong 1 ngày bằng 5-7% trọng lượng cá dự đoán.
Trường họp nuôi ghép chung với các loại cá khác (chép, trám, trôi…) thì nên dùng kết họp thức ăn tinh với thức ăn tươi theo tỷ lệ 1/1. Nếu cá chép nuôi trong ao đã lớn thì có thể cho ăn bắt hột, (xay thô) ngâm nước mà không cần nấu.
Nên cho cá ăn ở những vị trí cố định trong ao, thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù họp. Tránh trường họp cho ăn quá dư thừa làm thối bẩn nước ao tạo điều kiện cho bệnh cá phát ừiển.
Trong thời gian nuôi cần theo dõi hoạt động của cá, màu nước ữong ao. Sau một tháng đầu, cá tương đối lớn, có thể định kỳ lấy nước vào trong ao, cứ 5- 7 ngày một lần thay khoảng 30% nước trong ao. Sử dụng nhiều thức ăn tưoi thì cần chú ý thay nước thường xuyên hơn.
Nếu khẩu phần thức ăn hàng ngày của cá được đầy đủ các loại thức ăn như đã kể ữên : Cám, bắp, pmix vitamin, ruột sò, đầu tôm… cá nuôi sẽ mau lớn và khi đến cơ thu hoạch (150g-200g/con) da thịt cá sẽ vàng gần tương tự như cá trê vàng. Trong trường họp ao bị phèn hoặc nước ao có độ pH thấp, da cá có màu xám, ít vàng nên trong mùa mưa phải thường xuyên rắc vôi quanh bờ ao. Cá nuôi ở vùng đất đỏ hoặc ở môi trường ao tù, nước đục da cũng sẽ có màu vàng đẹp hơn cá nuôi ở những ao nước sạch (nưóc ra vô hàng ngày). Vì vậy, trước khi thu hoạch khoảng 10-15 ngày nên đóng bọng, ngừng không cho nước ra vào.
5. Thu hoạch :
Sau 2 tháng rưỡi đến 3 tháng nuôi cá sẽ đạt kích cỡ thương phẩm (150- 250g/con). Lúc này hình dạng bên ngoài của cá trê vàng lai (chỉ khác nhau ở chỗ u lồi xương chẩm). Thu hoạch đợt 1 xong, sẽ tiếp tục cho ăn tích cực, khoảng 10-15 ngày sau sẽ thu hoạch đợt 2. Thường ở đợt này lượng cá thu hoạch được sẽ nhiều hơn và tương đối đồng đều về kích cỡ hơn so với đợt 1. Nếu trong ao vẫn còn một số lượng cá chưa đạt qui cỡ thì sẽ nuôi vỗ tiếp tục 2 tuần nữa và thu hoạch toàn bộ.
Ở huyện Bình Chánh (ngoài thành chúng tôi và đặc biệt là ở xã Bình Trị Đông do điều kiện đặc biệt của các ao nuôi ở đây là ao tù và rất sâu (5-8m nước), phần lớn đều nuôi theo phương pháp đánh tỉa thả bù. Sau khi đã thu hoạch đợt 1, 20 ngày sau sẽ thu tiếp đợt 2… thu như vậy khoảng 4 đợt, lượng cá trong ao chỉ còn sót lại một ít, sẽ thả cá lứa 12-15cm xuống bổ sung, số lượng cá thả được tính theo diện tích mặt nước ao, thường khoảng 20-30 con/m 2 hoặc nông dân còn tính theo m 3 nước, thường là 6-7con/m 3. Tại các ao nuôi ở vùng nay, nếu cá được cho ăn đầy đủ, ao nuôi chuẩn bị đúng theo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng nước trong ao tốt, cá nuôi không bị bệnh thì sau 3 tháng nuôi sẽ đạt năng suất từ 3-5 tấn/1000m 2 (30-50 tấn/ha). Tỷ lệ sống của cá thường từ 40- 60%.
Nên thả cá giống ngay từ đầu vụ nuôi (tháng 3-4 âm lịch) để đến thời điểm thu hoạch và tháng 6,7,8 âm lịch, cá thịt bán được giá cao, chi phí đầu tư con giống rẻ, dễ nuôi hơn lúc cuối vụ (do thời tiết cuối vụ thường lạnh cá dễ bệnh).
Sau khi trừ các chi phí cải tạo ao, con giống, thức ăn, công chăm sóc, bảo vệ… người nuôi thường có thể được lãi 40-45% so với tiền vốn bỏ ra ban đầu. Thu hoạch cá vào mùa đụng cá đồng (thả cá giữa và cuối vụ) thì tiền lãi thu
được sẽ thấp hơn do giá con giống cao, giá cá thịt rẻ, thường chỉ lãi khoảng 20- 25% với tiền vốn ban đầu.
CHƯƠNG II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ HƯƠNG, CÁ GIỐNG TRÊ VÀNG LAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH
I. BỆNH TRẮNG MÌNH :
Thân cá có nhiều mảng trắng, cá bị tuột nhớt, râu cong quặp cá treo thân thẳng đứng với mặt nước hoặc bơi lội lờ đờ, chết rất nhanh với số lượng lớn. Bệnh có thể xảy ra ở cá bột cỡ 5-7 ngày tuổi, cơ cá giống lớn 6-8cm vẫn có thể bị nhiễm bệnh này.
1. Nguyên nhân gây bệnh :
Do vi khuẩn Flexibater columnaris, bệnh thường xảy ra ở các bể ương với mật độ dày, chất lượng nước xấu, nước bị thối bấn do thay nước không thường xuyên. Vi khuẩn xâm nhập các cơ quan nội tạng của cá hủy hoại mang và các tế bào ở da cá làm cá khó thở, gây chết. Ở bệnh này cùng với sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật gây bệnh cũng đồng thời xâp nhập làm cá chết rất nhanh.
2. Cách xử lý :
Trong bể xi măng hoặc bể bạt dùng oxytétracycline với liều lượng 10- 20ppm (10-20 oxutetracycline/lm 3 nước) kết họp với Fomalin 25ppm (25ml Formalin/lm 3 nước). Hoặc dùng oxytétracycline 10-20ppm kết họp với muối ăn (lkg muối ăn/lm 3 nước), trị trong 3 ngày liên tục (không thay nước hoặc chỉ thay chút ít nếu thấy nước thổi bẩn, châm thuốc vào cho đủ nồng độ.
II. BỆNH SƯNG MÌNH :
Phần bụng cá bị sừng phình, trong có chứa nước màu vàng, 2 bên mang và gốc vi ngực sưng, nội tạng bị xuất huyết. Thường gặp ở cỡ cá hương (sau khi biết đánh móng) và cá giống, gây chết hàng loạt.
1. Nguyên nhân gây bệnh :
Bệnh được chuẩn đoán là do các loại vi khuẩn sau gây ra : Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp, Vibrio sp, các vị khuẩn này thường sẵn có trong môi trường nước, khi nước bị thối bấn do thức ăn dư thừa phần huy, các chất do cá bài tiết ra môi trường tạo điều kiện cho các vị khuẩn phát triển mạnh, nhất là
trong trường họp cá ương với mật độ dày, nước dơ làm cá bị yếu, mệt, rất dễ cảm nhiêm bệnh này.
2. Cách xử lý :
Dùng oxytétracycline với liều lượng 10-20 ppm (10-20g oxytétracycline/lm nước) đạt hiệu quả rất cao nếu sớm phát hiện bệnh. Trước khi cho thuốc cần phải vợt hết xác cá chết và dùng ống rút hết trùng cặn hoặc thức ăn dư thừa, không dùng ống và vợt đã dùng cho hồ cá bệnh cho các hồ khác để tránh bệnh lây lan.
III. BỆNH TRƯỚNG BỤNG.
Bụng cá phình to như bong bóng, trong chứa nước, cá bơi lội chậm chạp, biếng ăn.
1. Nguyên nhân gây bệnh :
Do thận cá bị rối loạn trong việc điều hòa cân bằng chất dịch trong cơ thể khiến cá mất khả năng bài tiết chất lỏng dư thừa trong cơ thể chúng. Bệnh xảy ra chủ yếu do môi trường nước bị nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa, chế độ thay nước không phù họp, cá ương với mật độ dày, NH 3 sinh ra với một lượng lớn làm tổn thương mang cá và ảnh hưởng đến khả năng lọc nước của thận cá.
2. Cách xử lý :
Nếu không phát hiện bệnh sớm thì bệnh cá rất khó chữa trị tuy nhiên mức độ lây lan không lớn như ở các bệnh kể ừên. Dùng muối ăn 0,3-0,5% (3- 5kg/muối/lm 3 nước) ngâm trong 3 ngày để chữa cho cá bệnh. Mỗi khi thay nước phải bổ sung thêm muối để giữ nông độ muối được ổn định. Thời gian trị bệnh có thể kéo dài tới 7-8 ngày nếu cá chưa khỏi.
IV. BỆNH THỐI RÂU, THỐI VI :
Cá treo râu thân thẳng với mặt nước, 2 bên mang tái nhợt, miệng bị lở loét, râu và các tia vi bị thối, da cá bị tổn thương, xuất hiện nhiều đốm xuất huyết nhỏ li ti trên da; cá cũng có thể quay mòng mòng ừong nưóc, nếu quan sát thật kỹ, có thể thấy toàn thân cá bị bao phủ bởi một lớp chất nhầy nhợt mỏng màu trắng đục, cá bị chết rất nhanh với số lượng ngày càng nhiều và có thể chết hết trong vòng 3-4 ngày nếu không đưọc chữa trị kịp thời.
1. Nguyên nhân gây bệnh :
Các ký sinh trùng như trùng bánh xe Trichidina, Seyphidia và Epistyỉis được tìm thấy trong các mẫu cá bệnh. Trong đó Trichodina thường làm cá chết rất nhanh. Chúng làm tồn thương da và mang cá, gây xuất huyết ngoài da. Ở cá bệnh nặng, vi và mang cá bị thối, Scyphidia và Epistylis có rất nhiều trong các phiến mang cá bệnh làm mang tiết ra nhiều chất nhầy làm cá khó thở.
2. Cách xử lý :
Khi cá mới chớm bệnh, dùng íomalin với nồng độ 25ppm (25ml chúng tôi 3 nước) trong 2 ngày để chữa bệnh cho cá. Cá bị nhiễm bệnh này thường tỷ lệ sống đạt rất thấp nếu phát hiện không kịp thời.
V. BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA :
Trên thân cá có xuất hiện các đốm ừáng hoặc vàng thật nhạt nhỏ li ti như đầu kim, các đốm này phát triển rất nhanh và nhiều trên da và cả trong mang làm cá khó thở, mang tiết ra rất nhiều chất nhày và chết rất nhanh, nhất là những khi trời lạnh, nhiệt độ nước dưới 25-27°c.
1. Nguyên nhân gây bệnh : Do trùng quả dưa ỉchthiophthyrius gây ra.
2. Cách xử lý :
Dùng Malachite green với nồng độ 0,10-0,15ppm (0,10-0,20g/m 3 nước) cho cá hương cỡ l,5-2cm vào nồng độ 0,20-0,3ppm cho cỡ cá giống lớn (3-5cm trở lên). Trị liên tục trong 3 ngày, hạn chế thay nước, nếu có thay nước thì phải bổ sung thêm Malachite green cho đủ nồng độ. Cá sẽ bị tróc các mảng nhớt mang ký sinh ưùng quả dưa và sẽ dần dần bình phục.
VI. BỆNH BỊ BÁM BÔNG GÒN :
Cá bơi lội lờ đờ, chậm chạp, biếng ăn, trên da có bám nhiều sợi tơ rất nhỏ tương tự như sợi bông gòn, xuất huyết ở ngoài da, mang cá tái nhợt.
1. Nguyên nhân gây bệnh :
Bệnh gây ra bởi các sán lá đơn chủ Monogenea có kích thước từ 0,5- lmm, đôi khi có thể quan sát được bằng mắt thường. Chúng dùng móc bám chặt và da cá. Thường thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các vết thương do sán lá gây ra và làm chết cá.
2. Cách xử lý :
Dùng íormalin với nồng độ 45ppm (45ml formalin/lm 3 nước) trong 2 ngày, nếu chưa hết bệnh sẽ tiếp tục trị thêm trong vài ngày.
VII. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH Ở CÁ GIỐNG TRÊ VÀNG LAI NUÔI TRONG BỂ XI MĂNG HOẬC BỂ BẠT.
– Ương nuôi cá với mật độ thích họp từ 2000-2500 con/m 2.
– Cho cá ăn một lượng thức ăn vừa đủ, không cho dư thức ăn hoặc dùng cho ăn trùng yếu vì trùng chết và thức ăn dư thừa sẽ làm nước thối bấn, ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh dễ phát ừiển trong môi trường.
– Thay nước mỗi lần không quá Vi – 1/3 lượng nước có trong bể để tránh cho cá bị sốc do môi trường bị thay đổi đột ngột. Nếu dùng nước máy thì nước phải trữ sẵn, đã bay hơi clor. Nếu là nước giếng thì phải bơm phun thành nhiều tia nhỏ (như vòi hoa sen tưới nước) từ trên cao xuống để tránh trường hợp làm cá thiếu oxy.
– Thường xuyên rút cạn, các chất thải ở đáy bể bằng cách xi phông.
– Vợt, ống nước của từng bể phải dùng riêng, tuyệt đối không lấy các dụng cụ ở bể cá bệnh dùng cho cá khỏe để tránh lây lan.
– Sau khi chăm sóc cá bệnh, phải rửa tay và các dụng cụ thật kỹ, tốt nhất là ngâm trong nước cholorne 10-20 ppm trong 30 phút để sát ừùng.
– Không để cho nước ừong bể nuôi quá xanh hoặc quá dơ.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ GIỐNG NUÔI LÊN CÁ THỊT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH
Cá trê vàng lai nuôi từ cá giống lên thành cá thương phẩm (cá thịt) trong những điều kiện ao nuôi có chất lượng nước tốt, con giống khỏe mạnh, theo dõi việc cho ăn thường xuyên, không để thức ăn dư thừa làm nước ao bị thối bẩn sẽ giúp hạn chế được phần nào việc xảy ra bệnh cá trong ao rất khó khăn trị, tốn kém và có thể tổn thất nhiều do cá chết hàng loạt.
Cá giống hoặc cá lứa nuôi lớn thành cá thịt cũng bị một số bệnh do vi khuẩn, ký sinh gây ra như ở cơ cá nhỏ, tuy nhiên phổ biến như ở giai đoạn ương cá bột lên thành cá hương, cá giống. Ngoài ra, cá còn có thể bị một số bệnh do dinh dưỡng, ăn các thức ăn kém phẩm chất gây ra
I. BỆNH THỐI VỊ, XUẤT HUYẾT NỘI TẠNG VÀ HÉT NHỚT NGOÀI RÀ:
Da cá bị tổn thương, xuất huyết, các vi bị thối, da cá có màu sẫm đen hơn lúc bình thường, thân và mang cá tiết ra nhiều nhớt, cá hô hấp khó khăn, quay mòng mòng hoặc boi lội không định được hướng.
1. Nguyên nhân gây bệnh :
Do sán lá đơn chủ, các ký sinh trùng như Costia, Vodinium nhiễm theo từ các bể ương hoặc từ nguồn nước lấy vào ao.
2. Cách xử lý :
Dùng formalin với nồng độ 30-50ppm (30-50g/m 3). Hạ thấp mức nước trong ao tới mức tối thiểu có thể đạt được, tính lượng nước trong ao (m 3) và từ đó suy ra lượng thuốc dùng để trị bệnh cho cá
II. BỆNH SƯNG MÌNH, TRƯỚNG BỤNG
Cá bị xuất huyết trên thân và các tia vị, râu cong quặp, phần bụng bị sưng, nổi hạch ở hai bên gốc vi ngực. Cá bỏ ăn và treo râu trên mặt nước, thân tiết ra nhiều nhớt, chết rất nhanh.
1. Nguyên nhân gây bệnh :
Do các vi khuẩn Aeromonas và Cohumnaris gây ra.
2. Cách xử lý :
Cách 2 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay khoảng 30-40% lượng nước trong ao. Cho vôi bột xuống ao với lượng 15-30kg/1000m 2 và muối với lương 120-200kg/1000m 2.
IV. BỆNH VÀNG DA Ở CÁ THỊT :
Da cá chuyển sang màu vàng nhạt và chết.
1. Nguyên nhân gây bệnh :
Do các thức ăn tươi : Lòng ruột cá, da ruột mực, đầu tôm…đã bị thối, hỏng, chứa ít chât dinh dưỡng, các loại cám, bắp tồn trữ lâu ngày bị ẩm và nhiêm nấm mốc cho cá ăn phải sẽ làm cá bị bệnh.
2. Cách xử lý :
Thay ngày 20-30% nưóc ao bằng nước sạch, ngừng cho cá ăn trong vài ngày. Bón vối với lượng 15-30kg/100m 2 nếu cá đến gần cỡ thu hoạch mới bị phát bệnh thì nên thu hoạch và bán sớm trước khi cá bị chết hàng loạt.
V. BỆNH BI ÉN DẠNG ĐẦU VÀ TOÀN THÂN
Đầu cá bị méo mó biến dạng, thân dị hình cong veo, nếu lất ngửa cá lên sẽ thấy phần cổ giữa 2 vi ngực bị xuất huyết (nông dân gọi là bị bứt cổ), rất thường gặp trong các ao nuôi cá thịt không bổ sung vitamin c và pmix vitamin vào khẩu phần thức ăn của cá.
1. Nguyên nhân gây bệnh :
Do khẩu phần thức ăn thiếu vitamin c.
2. Cách xử lý :
Bổ sung vào mỗi kg thức ăn lg vitamin A (loại thuốc nguyên liệu, bán theo kg, hiện có sẵn ngoài thị trường thuốc thú y). Cho cá ăn liên tục trong 5-7 ngày. Nên trộn và nhồi thuốc kỹ vào cám đã nấu chín (để nguội) để thuốc ít bị tan vào trong nước.
VI. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH :
Ngừa bệnh hoặc phát hiện bệnh sớm thì việc chữa trị mới có hiệu quả cao và ít tốn kém, có một số biện pháp phòng ngừa bệnh như sau :
1. Ao hồ phải được chuẩn bị tốt, đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật nuôi và phải có điều kiện thay nước thường xuyên khi cần.
2. Cá giống chọn mua về phải khỏe mạnh đều cỡ, nên tám cá trong dung dịch nước muối ăn 0,5-1% Long 2-3 phút tnrớc khi thả cá
3. Không nuôi cá vói mật độ quá dày và không để nước ao bị thối bẩn.
4. Theo dõi việc cho ăn và điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ. Không sử dụng các thức ăn đã bị kém phẩm chất, ôi hỏng hoặc bị nhiễm nấm mốc.
Theo dõi hoạt động bơi lội và tập tính ăn của cá để sớm phát hiện bệnh.
Kỹ sư Bạch Thị Quỳnh Mai
--- Bài cũ hơn ---
-
Đèn Rọi Bể Cá Wyin Ánh Sáng Vàng
-
Cách Nuôi Cá Ông Tiên Sinh Sản
-
Bắt Được Cá Rô Vàng Ở Bến Cầu, Tây Ninh
-
Nằm Mơ Thấy Vàng Bạc Là Điềm Báo Gì?
-
Nằm Mơ Thấy Vàng Là Điềm Gì, Đánh Con Gì?