Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Đầu Vuông

--- Bài mới hơn ---

  • Triển Vọng Nuôi Thương Phẩm Và Sản Xuất Giống Cá Lóc, Cá Rô Đầu Vuông
  • Cá Bớp Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao
  • Cá Bớp Nuôi Ở Biển Mũi Né Là Ngon Nhất, Đắt Nhất
  • Giá Cá Bớp Giảm Mạnh, Người Nuôi Gặp Khó Khăn
  • Cá Bớp Giống Chất Lượng
  • Mô hình I: Mật độ thả 160 con /m2 bể. Sau 3 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 3 con/kg, tỷ lệ cá dạt do gù lưng và quá nhỏ là 5%. Trong quá trình nuôi, cá thường xuyên bị bệnh nên chậm lớn và tốn nhiều tiền thuốc, tỷ lệ hao hụt là 40%.

    Mô hình II: Mật độ thả 60 con/m2 bể. Cá đạt trọng lượng bình quân 2 con/kg sau 3 tháng nuôi, không con nào bị gù lưng. Trong quá trình nuôi, cá chỉ bị bệnh 1 lần nên phát triển khá tốt, tỷ lệ hao hụt dưới 5%.

    Nguyên nhân khiến cá bị gù lưng có thể phụ thuộc vào 3 yếu tố:

    – Do cá lúc nhỏ thường xuyên bị bệnh.

    – Cá bị thiếu vitamin C thời gian dài, nhất là giai đoạn cá giống.

    – Do cơ thể cá bị luồng điện nhẹ chạy qua.

    Đối với nguyên nhân nhiễm bệnh: Do môi trường nuôi khắc nghiệt nên cá thường sinh bệnh. Trộn kháng sinh vào thức ăn để giúp cá tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Chính điều này đã khiến cá bị mất năng lượng một cách đột xuất, tạo ra sự co rút của cơ và xương, dẫn đến bị gù lưng.

    Đối với nguyên nhân thiếu vitamin C: Đây là hợp chất hữu cơ quan trọng giúp cơ thể kháng bệnh và có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cơ thể, đồng thời ngăn chặn sự tái tạo và lớn mạnh của virus, gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt đối với cơ thể non, acit ascorbic trong vitamin C đóng vai trò quan trọng trong sự hấp thụ và bồi dưỡng chất sắt. Như vậy, cá bị gù lưng rất có thể là do bị thiếu vitamin C trong giai đoạn còn nhỏ.

    Liều lượng dùng vitamin C:Do cá ăn mồi trong nước, ta có thể dùng liều cao một chút, khoảng 5g/100kg trọng lượng cá nuôi. Lúc cá còn nhỏ, trộn vitamin C vào thức ăn cho cá ăn mỗi ngày.

    Đối với nguyên nhân thứ 3: Khi cá bị luồng điện nhẹ chạy qua cơ thể làm cơ thịt co lại, cơ xương sống cũng co theo và gây dị hình đốt sống lưng, nên nhìn chúng giống như bị gù. Tuy nhiên, trường hợp này là hãn hữu nên có thể loại trừ nguyên nhân này.

    Nguồn: chúng tôi (03/03/08)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Mô Hình Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm
  • Mua Khô Cá Lóc Ở Đâu Tại Hà Nội?
  • Mua Khô Cá Lóc Ngon Tại Hà Nội
  • Mua Khô Cá Lóc Tại Hà Nội
  • Bật Mí Top 16 Quán Bánh Canh Cá Lóc Đà Nẵng Thơm Ngon Chuẩn Vị

Bán Cá Lóc Giống( Cá Lóc Đầu Nhím, Đầu Vuông, Chuối Hoa Giống), Báo Giá Cá 2022

--- Bài mới hơn ---

  1. Báo giá cá lóc giống 2022
  2. Giá cá lóc đầu nhím giống các loại
  3. Cá lóc đầu nhím bột
  4. Giá cá đầu nhím ương
  5. Cá lóc đầu nhím giống

Cá lóc đầu nhím giống kích thước3-4cm có giá 1000đ/ con

  • Giá cá lóc đầu vuống
  • Cá lóc đầu vuông bột
  • Giá cá lóc đầu vuông ương
  • Cá lóc đầu vuông giống

Cá lóc đầu vuông giống kích thước 3-4cm/ con có giá 900đ/ con

  • Giá cá lóc bông giống ( cá chuối hoa giống)
  • Cá lóc đầu nhím bột
  • Giá cá đầu nhím ương
  • Cá lóc đầu nhím giống
  • Địa chỉ trang trại bán cá lóc giống

Hiện trên thị trường có rất nhiều trang trại bán cá lóc. Tui nhiên nhiều trại cá giống không đảm bảo chất lượng con giống, làm ăn vẫn mang tính chộp giật, lừa dối khách hàng. Để chăn nuôi thành công thì bà con cần một địa chỉ đảm bảo được chất lượng con cá lóc giống. Khi cá giống về tới tay bà con nông dân phải đảm bảo được con giống to, đều, đẹp, không bị tróc vảy hay bị bệnh, dị tật.

Trang trại chúng tôi chuyên cung cấp cá lóc giống cho bà con Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam và khu vực Tây Nguyên. Bà con có nhu cầu mua cá lóc giống thì vui long liên hệ qua địa chỉ sau:

Địa chỉ: thôn Thượng Nam, xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

SDT: 0982305579 Trọng

Website: https://traicagiong.vn/

Email: [email protected]

    Phương thức vận chuyển cá lóc giống

Khi bà con mua giống ở xa, thường có tâm lí lo ngại về sức khỏe con giống. không biết giống vận chuyển xa có đảm bảo chất lượng và uy tín giao dịch không.

Không biết mua giống xa vậy khi vận chuyển tới tay con giống có đủ khỏe hay hao hụt gì không?

Bà con yên tâm. Với kinh nghiệm cung cấp cá lóc giống đi xa lâu năm của trang trại, chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng con giống khi tới tay bà con nông dân khỏe mạnh, sinh trưởng tốt nhất.

    Phương thức thanh toán khi bà con mua cá lóc giống tại trang trại chúng tôi

Về phương thức giao dịch cá giống. thì hiện tại tất cả các con giống tại tất cả các trại trên thị trường đều yêu cầu chuyển tiền trước. chúng tôi cũng không ngoại lệ, vì sao?

Thứ nhất: con giống chuyển đi theo xe hoặc theo đường bay nhiều bà con chỉ cần bận không nhận hàng, con giống không thể chuyển ngược làm thiệt hại nặng nề( chuyển ngược gấp đôi quang đường khiến con giống chết).

Thứ 2: có một số bà con đặt hàng xong đổi ý, hoặc khi đã gửi đi rồi mà không chịu nhận hàng vì một số lí do cá nhân.

Bà con khi mua hàng ở xa thường có tâm lí lo ngại: không biết mình chuyển tiền trước nó không chịu gửi hàng cho mình thì sao. Hay là” mình gửi tiền trước nó quyẹt tiền biết đâu mà tìm” hoặc là mình gửi tiền trướcnó muốn gửi hàng chất lượng kém biết nói làm sao”

Bà con yên tâm, khi mua cá lóc giống ở trang trại chúng tôi thì khỏi lo vấn đề đó.

Chúng tôi luôn minh bạch trong vấn đề tài khoản ngân hàng, nên có sự cố gì thì pháp luật có thể bảo vệ cho bà con.

    Phân biệt các loại cá lóc giống và cách chọn giống cá chất lượng
    Cá lóc đầu nhím

Cá lóc đầu nhím có mỏ nhọn dài, thân tròn

Cá lóc đầu vuông có thân hình gần giống hoàn toàn với cá đầu nhím. Tui nhiên, thay vì mỏ nhọn dài thì cá lóc đầu vuông có cái đầu hơi vuông, nên thường gọi là cá lóc đầu vuông.

    Cá chuối hoa( cá lóc bông)

Cá lóc bông cũng thuộc họ cá quả . chúng có tên khoa học riêng là Ophiocephalus micropeltes. Việt Nam thường gọi là cá lóc bông hoặc là cá chuối hoa. Đặc điểm nhận dạng: chúng có bề ngoài giống các loài cá lóc khác, miệng rộng, thân dài. Tui nhiên để nhận biết khác với các loài cá lóc khác là màu sắc lớp vảy. lớp vảy cá lóc bông có màu đen nhạt ở phần lưng và đầu. hai bên bụng có những sọc đen hơi mờ như những vành hoa. nên người ta thường gọi là cá lóc bông.

    Cách chọn giống cá chất lượng.

Cá lóc đạt chuẩn có các đặt điểm sau:

Đều, không bị chênh lệch con lớn con nhỏ, tránh trường hợp hao hụt do cắn nhau

Cá lóc tròn mập, khỏe mạnh

Không có dấu hiệu các bệnh ngoài da

--- Bài cũ hơn ---

  • Giá Cá Lóc Giống. Giá Cá Lóc Thịt. Trang Trại Bán Cá Lóc Giống Uy Tín
  • Cập Nhật Giá Cá Lóc Giống Đầu Năm 2022
  • Khô Cá Lóc Đồng Bạc Liêu Giá Sỉ
  • Giá Khô Lóc Bao Nhiêu 1Kg, Nơi Bán Nào Uy Tính Và Bảo Quản Ra Sao?
  • Cá Koi Tancho Và Danh Sách Các Em Cá Koi Tancho Đang Bán
  • Triển Vọng Nuôi Thương Phẩm Và Sản Xuất Giống Cá Lóc, Cá Rô Đầu Vuông

    --- Bài mới hơn ---

    • Cá Bớp Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao
    • Cá Bớp Nuôi Ở Biển Mũi Né Là Ngon Nhất, Đắt Nhất
    • Giá Cá Bớp Giảm Mạnh, Người Nuôi Gặp Khó Khăn
    • Cá Bớp Giống Chất Lượng
    • Chuyên Cung Cấp Cá Bóp Cắt Lát Hoặc Nguyên Con
    • Cá lóc (cá chuối/ cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.

      Trước tình hình đó, năm 2010 Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã xây dựng mô hình nuôi nhân tạo cá lóc, cá rô đầu vuông theo hướng thương phẩm.

      Qua rất nhiều thất bại ban đầu tại các mô hình khảo nghiệm, các cơ quan chức năng nói trên, các nhà khoa học đã dần đúc rút được kinh nghiệm, ương nuôi thành công trên nhiều địa phương trong tỉnh. Sự thành công đó đã trở thành dự án khoa học cấp tỉnh của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa và đã tạo ra một hình thức nuôi mới (trên bể xi-măng), cho hiệu quả kinh tế cao.

      Riêng cá rô đầu vuông, năm 2010 được di nhập giống từ các tỉnh miền Tây Nam bộ để nuôi thử nghiệm. Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức sản xuất nhiều mô hình trình diễn tại xã Quảng Đại (Quảng Xương), Thiệu Tâm (Thiệu Hóa) với mật độ 15 con/m2, sử dụng thức ăn viên nổi. Kết quả bước đầu sau 4 tháng nuôi, cá rô đã đạt từ 80 đến 100g/con, năng suất cao nhất đạt 15 tấn/ha/vụ. Từ những thành công ban đầu, năm 2012, loại cá này đã được triển khai nuôi thâm canh trên diện rộng tại 6 huyện trong tỉnh, gồm: Nông Cống, Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Như Thanh, Đông Sơn. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức, cá nhân, hộ nông dân trên toàn tỉnh đã tự đầu tư, nuôi cá thương phẩm (được Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa hỗ trợ các thông tin, tài liệu kỹ thuật). Qua các mô hình thâm canh tại 6 huyện nói trên, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng cá đạt từ 80 đến 200g/con sau 1 lứa nuôi (từ 100 đến 123 ngày). Những lứa cá thu hoạch vào cuối năm 2012 âm lịch vừa qua, năng suất đạt 60 tấn/ha/vụ, trung bình toàn tỉnh đạt 30 tấn/ha/vụ. Hộ ông Lê Văn Lợi, xã Đông Quang (Đông Sơn) thả nuôi trên diện tích 450 m2, chi phí hết 1,2 tấn thức ăn công nghiệp và 500 kg lúa ủ mầm, thu được 1,3 tấn cá thương phẩm. Giá cá trung bình tại thời điểm xuất bán đạt 44.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, ông có lãi 27 triệu đồng/vụ nuôi. Gia đình anh Nguyễn Văn An (xã Hà Đông, huyện Hà Trung) thu được 1,2 tấn cá/400 m2 mặt nước ao nuôi. Theo tính toán của anh An, sau khi trừ chi phí còn lãi 24 triệu đồng. Tương tự, hộ ông Lê Minh Định, ở huyện Thạch Thành cũng có lãi trên 12 triệu đồng sau khi thu hoạch lứa cá tại ao nuôi rộng 600 m2.

      Với giống cá lóc, hiện đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng trên địa bàn tỉnh. Đây là giống cá dễ nuôi, nuôi được với mật độ cao, thời gian nuôi ngắn, chất lượng thịt ngon, cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa thích. Hiện tại, năng suất cá lóc có thể đạt 20 tấn/ha với hình thức nuôi ao và trên 100 tấn/ha với hình thức nuôi bể. Đáng nói, có thể tận dụng các loài cá tạp từ khai thác trên biển làm thức ăn cho cá lóc nên chi phí nuôi rẻ, lãi cao. Hiện nay, đã có hàng trăm hộ nông dân trong tỉnh, đặc biệt là vùng ven biển thuộc các huyện, thị xã: Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Sầm Sơn, Nga Sơn đã nhân rộng mô hình nuôi cá lóc trên bể xi-măng. Nhiều hộ nuôi cá lóc đã trở thành điển hình làm kinh tế tại địa phương. Đơn cử như hộ các ông: Ngô Hữu Hòa, Nguyễn Văn Nghi, ở xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn); hộ anh Cao Văn Thắng, ở xã Quảng Đại (Quảng Xương)… Tại các huyện Đông Sơn, Hà Trung, Triệu Sơn, Yên Định, Ngọc Lặc, Thiệu Hóa, Thạch Thành và TP Thanh Hóa, nhiều gia đình nuôi trong ao đất, cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, giá cá lóc xuất bán từ 42 đến 65.000 đồng/kg, người nuôi có lợi nhuận từ 30 đến 50% tổng chi phí.

      Giai đoạn đầu, việc nuôi thương phẩm chưa mấy hiệu quả bởi giống cá trên phải di nhập từ miền Nam. Ngoài việc phải mua giống giá cao do chi phí vận chuyển, tỷ lệ cá sống sau thả rất thấp vì sự khác biệt khí hậu. Nhiều ao nuôi, bể nuôi, cá chỉ sống trên 10% khiến người nuôi có lãi ít. Việc sản xuất các giống cá nói trên ngay tại Thanh Hóa là rất cần thiết. Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã bắt tay vào khảo sát, kiểm tra thực địa về ao cho sinh sản, ao ương giống, nguồn nước, sau đó mời các chuyên gia từ Đại học Cần Thơ ra Thanh Hóa tư vấn, cùng nghiên cứu sản xuất giống. Sau nhiều thất bại, như: không đạt được con giống nào ở mô hình tại gia đình ông Nguyễn Bá Hoàn (xã Nga Hải, huyện Nga Sơn); tỷ lệ cá con chết cao tại các mô hình ở Tĩnh Gia, Quảng Xương… đã trở thành những bài học kinh nghiệm để các chuyên gia khắc phục trong quá trình sản xuất.

      Qua thực tế, giống cá được sản xuất ngay tại Thanh Hóa có ưu thế hơn hẳn so với các giống di ương. Cá giống được sinh ra ngay tại tỉnh nhà có tỷ lệ sống cao, phát triển nhanh hơn, thời gian nuôi ngắn, ít dịch bệnh, tăng lợi nhuận. Ngay cả các trại chuyên sản xuất cá giống, giá trị kinh tế mang lại còn cao gấp nhiều lần nuôi thương phẩm, tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương. Làm chủ được công nghệ sản xuất giống, nghề nuôi cá rô đầu vuông, cá lóc tại Thanh Hóa đang có nhiều triển vọng phát triển bền vững.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Đầu Vuông
    • Mô Hình Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm
    • Mua Khô Cá Lóc Ở Đâu Tại Hà Nội?
    • Mua Khô Cá Lóc Ngon Tại Hà Nội
    • Mua Khô Cá Lóc Tại Hà Nội

    Phát Triển Cá Rô Đầu Vuông

    --- Bài mới hơn ---

    • Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm
    • Quy Trình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm
    • Cá Rô Đầu Vuông Có Trở Lại “thời Hoàng Kim” ?
    • Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Mở Ra Hướng Đi Mới Cho Vùng Đất Nhiễm Phèn
    • Người Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Băn Khoăn Tìm Đầu Ra
    • Mô hình nuôi cá rô đầu vuông được thí điểm từ tháng 5/2012 tại hộ gia đình anh Phạm Văn Ba, thôn Thụy Phú, xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, Hà Nội với diện tích gần 1ha. Tổng lượng cá giống đã thả khoảng 4,6 vạn con, mật độ đạt 35 con/m2. Trong đó, Hội Nông dân Hà Nội hỗ trợ 60% con giống, 20% thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học và thuốc phòng bệnh cho cá.

      Đồng thời, thường xuyên cử cán bộ xuống hướng dẫn kỹ thuật nuôi và sử dụng thuốc phòng bệnh cho hộ thí điểm. Sau 4 tháng nuôi thí điểm, cá rô đầu vuông phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%, trọng lượng cá đạt 90 – 100g/con.

      Cá rô đầu vuông

      Theo Hội Nông dân Hà Nội, cá rô đầu vuông dễ nuôi, phù hợp với nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP, nhất là các vùng ven sông Hồng. Đặc biệt, loài thủy sản này có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 4 – 5 tháng có thể đạt trọng lượng 150 – 200g/con, tạo điều kiện cho các hộ dân rút ngắn thời gian quay vòng vốn. Tuy nhiên, hạn chế của cá rô đầu vuông là sức chịu rét kém nên với khí hậu miền Bắc, việc nuôi cá vào mùa Đông gặp nhiều khó khăn.

      Ông Trịnh Thế Khiết, Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội nhận định, thành công của mô hình thí điểm là căn cứ để các cấp Hội nhân rộng ra nhiều hộ hội viên khác.

      Đến năm 2013, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại thôn Triều Khê, xã Đội Bình đã lập các tổ nhóm để hỗ trợ nhau sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Đầu năm 2022, Câu lạc bộ (CLB) NTTS thôn Triều Khê chính thức được thành lập gồm 27 thành viên chuyên nuôi cá rô đầu vuông, với tổng diện tích 15ha.

      Ông Đặng Dũng Phượng, thành viên CLB chia sẻ: “Các thành viên có sự luân phiên về thời gian nuôi nhằm đảm bảo số lượng sản phẩm để cung ứng thường xuyên cho thị trường. Hiện, CLB cung cấp sản phẩm cá rô tươi và cá rô sau sơ chế với năng lực cung ứng trên 4 tấn cá/ngày cho các nhà hàng trên địa bàn TP”.

      Cá rô đầu vuông dễ nuôi, phù hợp với nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội

      Qua khảo sát, đánh giá tình hình thực tế, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã lựa chọn 5 hộ trong CLB NTTS thôn Triều Khê để triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông an toàn sinh học. Mô hình có quy mô 2ha, được hỗ trợ 50% cá giống, hỗ trợ thức ăn và chế phẩm sinh học. Cùng với đó, Trung tâm cử cán bộ thường xuyên hướng dẫn các hộ áp dụng kỹ thuật nuôi cũng như sử dụng chế phẩm sinh học đúng cách, cá sinh trưởng, phát triển tốt. Dự kiến, sau 6 tháng nuôi, mô hình đạt năng suất trên 15 tấn/ha, cho lợi nhuận 100 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn nuôi cá truyền thống từ 10 – 15%.

      Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Nguyễn Tiến Hồng cho biết, sản xuất theo chuỗi đang là hướng đi tất yếu của phát triển nông nghiệp bền vững. Do đó, mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm của CLB NTTS thôn Triều Khê rất cần được nhân rộng.

      Từ kết quả triển khai mô hình năm 2022, Trung tâm sẽ tham mưu, đề xuất Sở NN&PTNT tiếp tục xây dựng mô hình hỗ trợ mở rộng sản xuất giống cá rô đầu vuông để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho địa phương. Đồng thời, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ khâu sơ chế, chế biến, bảo quản nhằm hình thành chuỗi phát triển bền vững, cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn.

      Hà Anh

      --- Bài cũ hơn ---

    • Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hà Nội. Sonnptnt.hanoi.gov.vn
    • Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Rô Đồng Tự Nhiên Và Cá Rô Nuôi Tại Ao
    • Phương Pháp Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm Hiệu Quả
    • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm (Anabas Testudineus Bloch)
    • Cá Rô Đồng Thịt Thơm Ngon Nuôi Thương Phẩm Trong Ao Đất Cho ‘một Vốn Bốn Lời’

    Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đầu Vuông

    --- Bài mới hơn ---

    • Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Đầu Vuông
    • Cá Rô Đầu Vuông: Dễ Nuôi, Dễ Bán
    • Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
    • Cá Ali Đầu Vàng Đặc Điểm Sinh Học, Cách Chăm Sóc
    • Hoàng Kim Ngư Trường Chương 1426: Phát Hiện Dầu Cá Voi
    • Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông cũng được nhiều bà con chú ý; bởi nuôi cá rô đầu vuông cũng không cần đòi hỏi kỹ thuật cao và đạt năng suất cao hơn nuôi cá rô bình thường

      Để thực hiện đúng kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông, bà con cần lưu ý tham khảo theo thông tin chia sẻ như sau:

      • Trước đây nuôi trong ao đất thì việc cải tạo ao cũng khá là phức tạp. Hiện nay đa phần bà con thường ương và nuôi trong ao lót bạt để đạt hiệu quả cao hơn
      • Chọn ao nổi lót bạt thiết kế theo dạng hình tròn để xử lý chất thải dễ dàng hơn
      • Kích thước ao ương có thể nhỏ hơn. Nhưng đối với nuôi thương phẩm nên chọn kích thước từ 177m2 trở lên
      • Ao nổi lót bạt nuôi cá rô đầu vuông có độ sâu từ 1,5m trở lên
      • Tạo thức ăn tự nhiên để thả nuôi cá rô đầu vuông; dùng bột đậu nành hòa trộn với nước tạt xuống ao khoảng 3-5kg/100m2 hoặc dùng phân bón N-P-K từ 1-2kg/100m2. Sau 2 ngày cấp thêm nước có thể thả cá

      Ao nổi lót bạt ương hoặc nuôi cá rô đầu vuông

      Kỹ thuật chọn giống cá rô đầu vuông và mật độ thả giống nuôi:

      Chọn cá rô đầu vuông giống thả thích hợp nhất là từ 150-200 con/kg, cá giống phải đồng cỡ, không dị hình, dị tật, cá bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng.

      Cách thả giống và mật độ thả cá rô đầu vuông:

      Thả giống cá rô phải thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, để bao cá giống xuống ao ngâm 10-20 phút rồi mở miệng bao cho cá ra từ từ. Mật độ thả cả rô đầu vuông từ 30-60/m 2

      Cách nuôi dưỡng cá rô đầu vuông đúng kỹ thuật

      Để nắm được kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông theo từng giai đoạn khác nhau; bà con cần tìm hiểu theo những giai đoạn sau:

      + Cá giai đoạn mới thả đến 1 tháng tuổi: Cho ăn 35 độ đạm, khẩu phần ăn 5-7% trọng lượng cơ thể

      + Cá giai đoạn 1 tháng đến 2 tháng tuổi: Cho ăn 30 độ đạm, khẩu phần ăn 4-6 % trọng lượng cơ thể

      + Cá giai đoạn 2 tháng đến thu hoạch: Cho ăn 28 độ đạm, khẩu phần cho ăn 2-3 % trọng lượng cơ thể.

      – Thức ăn chế biến: Gồm 30% bột cá hoặc cá tạp xay nhuyễn, cám tấm 70%. Trộn 3 loại này lại nấu chín cho cá ăn, khẩu phần cho ăn tương tự như cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp.

      Quản lý: Định kỳ 7-10 thay nước cho ao nuôi một lần, lượng nước thay từ 20-40 % lượng nước trong ao.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Top 4 Viên Dầu Cá Omega
    • Uống Dầu Cá Trong Bao Lâu? Uống Dầu Cá Như Thế Nào Để Đảm Bảo Hiệu Quả?
    • Dầu Cá Uống Đúng Cách Là Như Thế Nào? Liều Lượng Dầu Cá An Toàn
    • Uống Dầu Cá Đúng Cách Là Như Thế Nào?
    • Uống Dầu Cá Như Thế Nào?

    Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Đầu Vuông

    --- Bài mới hơn ---

    • Cá Rô Đầu Vuông: Dễ Nuôi, Dễ Bán
    • Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
    • Cá Ali Đầu Vàng Đặc Điểm Sinh Học, Cách Chăm Sóc
    • Hoàng Kim Ngư Trường Chương 1426: Phát Hiện Dầu Cá Voi
    • Cá Voi Được Sản Xuất Vào Những Năm 1800 Nến, Dầu Đèn Và Dụng Cụ Nhà Bếp
    • Cá rô đầu vuông xuất hiện vào năm 2008 từ ao nuôi của một hộ nông dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang và hiện tại vẫn chưa có thông tin cụ thể về nguồn gốc của chúng.

      Tuy nhiên, với những đặc điểm vượt bậc về kích cỡ và tốc độ lớn so với cá rô bình thường nên cá rô đầu vuông đang ngày càng được nuôi phổ biến tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đã có lúc người nuôi cá rô đầu vuông bị lỗ nặng do giá bán quá thấp bởi những tin đồn thất thiệt nhưng gần đây giá bán dần phục hồi.

      Tại Long An, vào khoảng cuối năm 2010, mô hình nuôi cá rô đầu vuông cũng đang dần phát triển. Ông Võ Văn Hòa tại ấp Nhà Thờ, xã Tân Lân, huyện Cần Đước có thể nói là người đi đầu trong phong trào nuôi cá rô đầu vuông tại tỉnh nhà. Xuất phát từ hai bàn tay trắng, sau khi đi bộ đội về, là người sáng kiến, ông luôn tìm tòi, quan tâm đối tượng mới để phát triển. Từ khi nhận được thông tin về loài cá lạ xuất hiện tại Hậu Giang, ông đã mạnh dạn tìm hiểu và đem giống về nuôi.

      Ông phấn khởi cho biết: “Tôi đến với nghề nuôi cá rô đầu vuông này là do nắm được thông tin trên báo và bè bạn nghề cá ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thông qua những mối quan hệ ấy, tôi liền mua cá rô đầu vuông về nuôi. Thời điểm đó, tôi đặt 600.000 con cá bột với giá 30 đồng/con. Sau 3,5 tháng cá nuôi có trọng lượng từ 3 – 8 con/kg, thu được khoảng 4 tấn, bán lãi được 100 triệu”.

      Xét về đặc điểm sinh học, khi còn nhỏ cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi lớn lên, đầu to và vuông, vẩy màu vàng sậm, đuôi xòe và đỏ lợt, mình dài và hơi cong, có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Đây là loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn cá bao gồm tôm, tép, cá con, sinh vật phù du, động vật không xương sống, các phụ phẩm nông nghiệp như cám, gạo, các phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản… Trong nuôi thâm canh, cá sử dụng thức ăn viên với hàm lượng đạm thích hợp.

      Cá rô đầu vuông có ưu điểm vượt trội là tốc độ sinh trưởng nhanh hơn rất nhiều so với cá rô đồng, con đực và con cái tăng trưởng đều nhau. Thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 150-200 g/con và nếu kéo dài 7 tháng, trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con. Thời gian nuôi càng kéo dài cá càng lớn chứ không giảm cân như cá rô đồng bình thường. Cá rô đầu vuông thành thục sau 8 tháng tuổi. Loài cá này có tập tính giữ con, sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6-7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm.

      Trong nuôi cá rô đầu vuông thâm canh, để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần quan tâm kỹ về điều kiện ao nuôi. Theo kỹ sư Trương Thị Lệ Thủy, Trung tâm Thủy sản Long An, người nuôi cần lưu ý:

      Về chọn ao nuôi: Ao nuôi cá rô phải có diện tích tối thiểu trên 200m2. Độ sâu mực nước từ 1,6-2m. Xung quanh bờ ao phải thoáng, không có bóng cây. Ao phải chủ động được nguồn nước cấp và nguồn nước thải không ảnh hưởng đến các hộ nuôi xung quanh cũng như sinh hoạt của người dân.

      Về cải tạo ao nuôi, bà con nên:

      – Tát cạn nước trong ao nuôi, bắt hết cá tạp.

      – Rải vôi nông nghiệp với lượng 7-10kg/100m2, phơi đáy ao từ 3-5 ngày.

      – Bơm nước mới cho ao với mức nước 0,5m.

      – Gây thức ăn tự nhiên cho ao: Có thể dùng bột đậu nành hòa vào nước, tạt xuống ao với lượng 3-5 kg/100m2 hoặc có thể dùng phân hóa học N-P-K với lượng 1-2 kg/100m2. 2 ngày sau tiến hành bơm nước đủ cho ao nuôi.

      Về chọn giống:

      Bất kỳ nuôi 1 đối tượng nào thì vấn đề chọn con giống rất là quan trọng. Đối với cá rô đầu vuông, để chọn giống tốt, người nuôi lưu ý 2 vấn đề. Thứ nhất, cỡ cá rô giống thích hợp nhất để thả là từ 150-200 con/kg. Thứ hai là con giống phải đồng cỡ, không dị hình, dị tật, cá bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng. Ngoài chọn con giống tốt, người nuôi nên lưu ý khâu thả giống cũng không kém phần quan trọng. Thả giống cá rô phải vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, để bao cá giống xuống ao ngâm 10-20 phút rồi mở miệng bao cho cá ra từ từ. Mật độ nuôi từ 60-80 con/m2.

      Về tin đồn ăn cá bị ung thư, thạc sỹ Phạm Phú Hùng, giám đốc Trung tâm Thủy sản Long An cho biết: “Trước đây từng có tin đồn ăn cá kèo sẽ bị ung thư, gần đây lại tin đồn tương tự đối với cá rô đầu vuông làm ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Rõ ràng đây chỉ là những tin đồn thất thiệt. Cá rô đầu vuông có nguồn gốc từ cá rô đồng, thịt thơm ngon, bổ dưỡng. Cá có ưu điểm là mau lớn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp và đặc biệt là đạt được kích cỡ cá thương phẩm lớn, có thể 1 con đạt trọng lượng 700-800g”.

      Trong nuôi cá rô đầu vuông thâm canh, bên cạnh các khâu cải tạo ao, chọn và thả giống cá thì khâu chăm sóc và quản lý sẽ quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình. Kỹ sư Trương Thị Lệ Thủy cho biết:

      Nếu nuôi thâm canh thì thức ăn cho cá rô đầu vuông chủ yếu là thức ăn công nghiệp hoặc chế biến:

      – Thức ăn công nghiệp nên có độ đạm từ 28-35% tùy giai đoạn cá nuôi mà cho thức ăn có độ đạm khác nhau.

      + Cá giai đoạn mới thả đến 1 tháng tuổi: Cho ăn 35% độ đạm, khẩu phần ăn 5-7% trọng lượng cơ thể.

      + Cá giai đoạn 1 tháng đến 2 tháng tuổi: Cho ăn 30% độ đạm, khẩu phần ăn 4-6% trọng lượng cơ thể.

      + Cá giai đoạn 2 tháng đến thu hoạch: Cho ăn 28% độ đạm, khẩu phần cho ăn 2-3% trọng lượng cơ thể.

      – Thức ăn chế biến: Gồm 30% bột cá hoặc cá tạp xay nhuyễn, cám gạo 70%. Trộn 2 loại này lại nấu chín cho cá ăn, khẩu phần cho ăn tương tự như cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp.

      Bà con nên định kỳ 7-10 thay nước cho ao nuôi một lần, lượng nước thay từ 20-40% lượng nước trong ao để đảm bảo môi trường nước ao nuôi tốt, giúp cá ăn mạnh và mau lớn.

      Nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, sau 3,5-4 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 100-125g/con là có thể thu hoạch.

      Như vậy nuôi cá rô đầu vuông không khó, tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, bên cạnh việc cho ăn theo chế độ dinh dưỡng như đã trình bày, bà con nên tận dụng các nguồn phụ phế phẩm sẵn có ở địa phương để bổ sung hoặc thay thế 1 phần khẩu phần thức ăn để giúp cá mau lớn. Tất nhiên, để đảm bảo lợi nhuận, người nuôi cần tính toán, tránh tình trạng nuôi ồ ạt giá bán sẽ giảm.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đầu Vuông
    • Top 4 Viên Dầu Cá Omega
    • Uống Dầu Cá Trong Bao Lâu? Uống Dầu Cá Như Thế Nào Để Đảm Bảo Hiệu Quả?
    • Dầu Cá Uống Đúng Cách Là Như Thế Nào? Liều Lượng Dầu Cá An Toàn
    • Uống Dầu Cá Đúng Cách Là Như Thế Nào?

    Cá Rô Đầu Vuông: Dễ Nuôi, Dễ Bán

    --- Bài mới hơn ---

    • Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
    • Cá Ali Đầu Vàng Đặc Điểm Sinh Học, Cách Chăm Sóc
    • Hoàng Kim Ngư Trường Chương 1426: Phát Hiện Dầu Cá Voi
    • Cá Voi Được Sản Xuất Vào Những Năm 1800 Nến, Dầu Đèn Và Dụng Cụ Nhà Bếp
    • Dầu Cá Vitamin E Kirkland
    • Chia sẻ nội dung:

      Hiệu quả cao

      Những ngày qua, gia đình ông Lê Văn Nuôi (thôn La Trung, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn) chăm sóc kỹ hơn cho hồ cá rô đầu vuông. Chỉ còn vài ngày nữa là ông Nuôi sẽ xuất bán cá theo thỏa thuận từ trước. “Cá rô đầu vuông có nguồn gốc từ cá rô đồng, dễ nuôi. Tôi thả nuôi cá từ tháng 1, đến tháng 5 này là xuất bán. Đầu ra ổn định, cá đạt trọng lượng như đã cam kết nên thương lái đến là đồng loạt thu hoạch” – ông Nuôi nói. Trên diện tích 2.000m2, gia đình ông Nuôi thả nuôi 20 nghìn con cá rô đầu vuông. Theo tính toán của ông Nuôi, tổng lượng cá nuôi đạt 4 tấn. “Tôi có thâm niên nuôi nhiều loài cá nước ngọt. Các loại cá nuôi trước đây không có ưu thế bằng cá rô đầu vuông này. Hiệu quả thu được sẽ rất cao, doanh thu đạt gần 150 triệu đồng” – ông Nuôi nói.

      Đây là vụ thứ 2, ông Nuôi nuôi cá rô đầu vuông. Cuối năm 2022, ông Nuôi thu hoạch được 2 tấn cá rô đầu vuông khi đầu tư hơn 1.000m2 diện tích. Với giá bán 40 nghìn đồng/kg, ông Nuôi thu được 50 triệu đồng sau khi trừ chi phí. “Rút kinh nghiệm vụ trước, thả cá đại trà trong ao nuôi khiến thức ăn hao hụt nên ở vụ này tôi bố trí riêng từng lồng nuôi cá. Nhờ thức ăn không rơi vãi, cá nuôi chóng lớn nên tổng trọng lượng thu được cao hơn trước. Trong vụ tới, tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi cá rô đầu vuông lên gấp đôi, chuyển toàn bộ ao nuôi cá trắm cỏ, cá chép, cá mè sang đối tượng này”, ông Nuôi cho biết thêm. Cũng ở thôn La Trung, gia đình bà Trần Thị Bảy đang đầu tư nuôi cá rô đầu vuông trên ao nuôi có diện tích 1.000m2. “Mọi người bảo trung bình 4 – 5 con được 1kg cá nhưng tôi nuôi cá lớn rất nhanh, đạt 3 con/kg. Với giá bán 40 nghìn đồng/kg thì chúng tôi thu được cỡ 50 triệu đồng sau khi trừ chi phí” – bà Bảy chia sẻ.

      Theo bà Phan Thị Minh Nguyệt – cán bộ phụ trách thủy sản của xã Điện Thọ, cách đây 2 năm, Trạm Khuyến nông – khuyến lâm thị xã Điện Bàn triển khai thí điểm mô hình nuôi ghép cá rô đầu vuông với cá trê tại thôn La Trung. Kết quả thu được khả quan đã khiến cho nhiều nông hộ đến học hỏi. Khi mô hình được nhân rộng, nông hộ chỉ chuyên tâm nuôi riêng biệt cá rô đầu vuông. Điều đặc biệt là các nông hộ đều bố trí nhiều lồng trong mỗi ao nuôi để tiện theo dõi, cho ăn và thu hoạch. “Nuôi cá rô đầu vuông riêng biệt đem lại hiệu quả cao hơn nuôi ghép. Nuôi cá trong lồng đem lại giá trị kinh tế cao hơn nuôi đồng loạt trong ao rộng lớn” – bà Nguyệt nói.

      Nuôi theo vùng

      Ông Lê Hữu Ái – Phó Chủ tịch UBND xã Điện Thọ cho rằng, cá rô phát triển rất tốt trong điều kiện tự nhiên thì cá rô đầu vuông càng dễ nuôi trong điều kiện được quản lý chặt chẽ. Trước khi nuôi, các nông hộ đều cải tạo ao nuôi kỹ càng, hỏi mua cá giống ở những địa chỉ tin cậy. Đặc biệt, nhờ được tập huấn bài bản nên nông hộ yên tâm vận dụng kiến thức vào sản xuất. “Trên địa bàn xã, tổng cộng 41 hộ nuôi cá nước ngọt thì có 15 hộ chuyên nuôi cá rô đầu vuông. Thế nhưng, chênh lệch giữa diện tích nuôi cá nước ngọt với cá rô đầu vuông rất lớn, là 3/15ha. Từ chỗ dễ nuôi, dễ thu hoạch, dễ bán nên chúng tôi khuyến khích các nông hộ có sự chuyển đổi phù hợp sang đối tượng mới này để thu được giá trị kinh tế cao hơn” – ông Ái nói.

      Ông Phạm Thành Chung – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông – khuyến lâm thị xã Điện Bàn cho biết, từ thành công bước đầu ở xã Điện Thọ, ngành khuyến ngư đã đề xuất Phòng Kinh tế tham mưu UBND thị xã Điện Bàn nhân rộng mô hình này ở một số khu vực nuôi cá phù hợp. “UBND thị xã Điện Bàn đã chỉ đạo ngành khuyến ngư tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá rô đầu vuông, ngân sách hỗ trợ 70% vốn, nông dân đối ứng 30%. Trước mắt, triển khai ở xã Điện Hòa, sau đó có thể tính đến xã Điện Tiến, Điện Thắng Nam” – ông Chung nói. Để tránh điệp khúc “được mùa, mất giá”, ông Chung cho rằng, chỉ triển khai ở một số khu vực trọng điểm, nuôi theo vùng. Các diện tích nuôi cá rô đầu vuông phải được tập trung lại, sản xuất hàng hóa, đáp ứng thị trường chứ không đầu tư tràn lan, nhỏ lẻ, người nuôi có thể bị động và bị ép đầu ra” – ông Chung nói.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Đầu Vuông
    • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đầu Vuông
    • Top 4 Viên Dầu Cá Omega
    • Uống Dầu Cá Trong Bao Lâu? Uống Dầu Cá Như Thế Nào Để Đảm Bảo Hiệu Quả?
    • Dầu Cá Uống Đúng Cách Là Như Thế Nào? Liều Lượng Dầu Cá An Toàn

    Quy Trình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm

    --- Bài mới hơn ---

    • Cá Rô Đầu Vuông Có Trở Lại “thời Hoàng Kim” ?
    • Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Mở Ra Hướng Đi Mới Cho Vùng Đất Nhiễm Phèn
    • Người Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Băn Khoăn Tìm Đầu Ra
    • Giá Cá Rô Phi Các Loại Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 2022
    • Kỹ Thuật Nuôi Cá Hồng Kỳ Phát Tài Khỏe Mạnh, Lớn Nhanh, Lên Màu Đẹp
    • (Baonghean) – Cá rô đầu vuông là loài cá dễ nuôi, tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam bộ. Ở Nghệ An, mới đây, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An đã nuôi thử nghiệm thành công đối tượng này thông qua việc thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông tại Nghệ An”. Dự án đã hoàn thiện quy trình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Nghệ An:

      Cá rô đầu vuông tại thời điểm thu hoạch.

      1. Chuẩn bị ao nuôi

      – Điều kiện ao: Ao nuôi có diện tích 1.000 – 5.000m2, độ sâu 1,4 – 2m, bùn đáy 15 – 20cm, pH đất = 6,5 – 8, bờ ao được đắp vững chắc, có cống cấp và thoát nước chủ động.

      – Cải tạo ao: Bơm cạn ao, vệ sinh xung quanh bờ ao, lấp hang hốc rò rỉ nước, trang đều nền đáy, bón vôi khử trùng, diệt tạp với lượng 7 – 12 kg/100m2, phơi đáy ao 2 – 3 ngày.

      – Gây màu nước: Sau khi lấy nước vào ao gây màu: dùng 2 – 3 kg NPK/100m2 tạt đều xuống ao tạo nguồn thức ăn ban đầu là tảo và động vật phù du cho cá.

      – Lấy nước: Nguồn nước trong sạch, không nhiễm bệnh, không bị ô nhiễm, nước lấy vào được lọc qua lưới tránh địch hại và cá tạp vào ao. Lấy 1,2 – 1,5m nước vào ao trước khi thả cá 2 – 3 ngày.

      – Căng lưới chắn xung quanh bờ ao để tránh cá vượt ra ngoài

      2. Thả giống

      Chất lượng giống: Chọn cá thể khoẻ mạnh, không bị xây xát, dị hình, dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, đồng đều, không mất nhớt và bơi thành đàn, chọn đúng giống cá rô đầu vuông. Cỡ cá thả: 300 – 350 con/kg. Mật độ: 20 – 40 con/m2.

      Trước khi thả cá giống phải tắm cho cá bằng muối 15 – 30‰ trong 15 – 30 phút.

      3. Chăm sóc và quản lý

      – Thức ăn: Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên có hàm lượng đạm 25 – 30%. Hệ số chuyển đổi thức ăn công nghiệp là 1,6-1,8. Định kỳ bổ sung thêm vitamin C, khoáng với hàm lượng 5g/1kg thức ăn trộn vào thức ăn, cho cá ăn để tăng sức đề kháng. Tỷ lệ cho cá ăn từ 2 – 4% trọng lượng thân, tùy theo trọng lượng và giai đoạn phát triển của cá. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào 8 – 9h sáng và 4 – 5h chiều.

      – Quản lý chất lượng nước: Trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi chất nước ổn định trong sạch. Khi màu nước nhạt cần bón phân vô cơ với lượng 1,5-3,0kg đạm và 0,8 – 1,5kg lân/1.000 m2, ao tuỳ vào màu nước để bón liều lượng phù hợp, bón vào lúc trời mát. Sau khi bón cần quan sát màu nước tránh bón nhiều làm nước bị ô nhiễm. Thay nước tạo dòng chảy thường xuyên cho ao nuôi tránh trường hợp nước bẩn, cá dễ bị nhiễm bệnh. Luôn duy trì độ trong khoảng 35cm. Thường xuyên kiểm tra pH khoảng 7 – 8. Nếu pH giảm dùng Zeolite để ổn định với lượng 7 – 10kg/1.000m2. Định kỳ 15 ngày/lần sử dụng vôi xử lý môi trường nước ao với lượng 2 – 2,5 kg/100 m2 ao.

      4. Phòng và trị bệnh cho cá

      Cá rô đầu vuông ít mắc bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh thường gặp ở cá rô đầu vuông là bệnh sình bụng, đen thân, xuất huyết cấp tính, nấm thủy mi, lở loét. Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh là do chế độ cho ăn không hợp lý, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm hoặc do chất lượng thức ăn đang sử dụng không tốt.

      Muốn phòng được các loại bệnh này cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn, số lần cho ăn trong ngày sao cho phù hợp, duy trì chất lượng môi trường ao nuôi đảm bảo, định kỳ diệt khuẩn môi trường ao và đặc biệt bổ sung vitamin C.

      Khi cá bị bệnh cần chẩn đoán đúng loại bệnh (nấm, ký sinh, giun, sán, vi khuẩn…) để sử dụng các loại thuốc đúng và hợp lý, điều trị kịp thời kết hợp với xử lý môi trường nước, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh, tránh hiện tượng cá chết hàng loạt.

      5. Thu hoạch và bảo quản cá

      a. Thu hoạch

      Để thu hoạch đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến chất lượng cá thương phẩm, thông thường áp dụng một số hình thức sau:

      – Thu tỉa: Đối với cá rô đầu vuông thương phẩm càng lớn giá thành càng cao do đó có thể thu tỉa những con có kích cỡ lớn bán trước, con nhỏ tiếp tục để lại nuôi. Phương pháp thu tỉa có thể dùng lưới để thu cá.

      – Thu tổng thể: Đối với những ao nuôi cá đạt kích cỡ lớn đồng đều tiến hành thu tổng thể. Trước khi thu ngừng cho cá ăn 1-2 ngày. Dùng lưới thu bớt cá trước khi bơm cạn nước 1 – 2 ngày. Bơm cạn triệt để nước ao tiếp tục thu hoạch.

      b. Bảo quản sản phẩm

      Cá rô đầu vuông sau khi thu hoạch phải bảo quản sống để tăng giá trị sản phẩm, do đó trước khi thu phải làm tốt công tác chuẩn bị cụ thể. Cần liên hệ, hẹn ngày giao hàng với cơ sở thu mua. Chuẩn bị dụng cụ và địa điểm để lưu cá trong quá trình thu hoạch đảm bảo nước trong sạch, có sục khí để tăng tỷ lệ sống sau thu hoạch và xuất bán tổng thể. Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng tránh sây sát làm cá dễ bị chết và nhanh chóng đưa đến điểm lưu cá, với những con bị chết nhanh chóng rửa sạch và bảo quản lạnh.

      Tạ Quang Sáng (Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An)

      --- Bài cũ hơn ---

    • Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm
    • Phát Triển Cá Rô Đầu Vuông
    • Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hà Nội. Sonnptnt.hanoi.gov.vn
    • Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Rô Đồng Tự Nhiên Và Cá Rô Nuôi Tại Ao
    • Phương Pháp Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm Hiệu Quả

    Sôi Động Thị Trường Con Giống Cá Rô Đầu Vuông

    --- Bài mới hơn ---

    • Nuôi Cá Rô Đầu Nhím: Hướng Đi Mới Cho Vùng Đất Nhiễm Phèn
    • Cá Phi Phụng: Đặc Điểm Và Giá Bán Thông Dụng
    • Metagio Chăn Nhật Bản Tấm Thảm Lớn Cá Voi Rồng Rồng Phượng Hoàng Totem Treo Tường Bohemian Giường Chăn Trang Trí Nội Thất Tấm Thảm
    • Chim Giè Củi (Phượng Hoàng Đất) Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu
    • Cá Ping Pong Mini Ăn Gì, Cách Nuôi, Có Cần Oxy, Giá Bao Nhiêu 2022?
    • Kể từ sau tết Canh Dần đến nay, tại một số tỉnh miền Tây, đặc biệt là Hậu Giang, phong trào nuôi cá rô đầu vuông đã trở nên sôi động. Đi đến đâu cũng nghe bà con nuôi cá đồng bàn tán xôn xao về con cá có đặc điểm kỳ lạ này.

      Khi hỏi về tình hình sản xuất và giá trị thương phẩm của loài cá rô này, kỹ sư Huỳnh Thành Hữu, phó giám đốc Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Hậu Giang cho chúng tôi biết: “Hiện nay nhiều cơ sở cá giống đang đua nhau sản xuất giống cá rô đầu vuông, nhưng các ngành chức năng còn đang tiếp tục nghiên cứu, theo dõi, trước khi kết luận có nên khuyến khích bà con nuôi hay không”.

      Tại trại giống thủy sản Hậu Giang, kỹ sư Nguyễn Minh Đức (ĐT: 0913 530703) phấn khởi cho biết: “Vào khoảng tháng 5/2009, sau khi nắm được thông tin loài cá rô này dễ nuôi, mau lớn, tôi liền mua về 40 con với giá 400.000 đ/con để thả nuôi. Sau đợt thử nghiệm thành công, tôi lại tiếp tục mua thêm con giống và tiến tới xử lý cho cá đẻ”.

      Theo nguồn tin anh nắm được, người đầu tiên phát hiện ra loài cá này là một nông dân ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, Hậu Giang. Sau khi đặt vó bắt được những con cá rô đặc biệt, ông liền đem thả xuống ao để giữ giống. Không ngờ cá lớn rất nhanh và có hình dạng đặc biệt nên nhiều người hiếu kỳ tìm đến mua về làm giống.

      Sau khi săn tìm được loài cá quý hiếm này, anh Đức mang về nuôi và cho cá sinh sản, tuy chưa đầy một năm nhưng anh đã sở hữu trên 2.000 con cá bố mẹ và nhiều đàn cá con đang phát triển tốt. Đặc điểm của cá rô đầu vuông là khỏe mạnh, mau lớn, thích nghi với môi trường rất cao. Sau 3 tháng, mỗi con có thể cân nặng từ 120 – 150 g, 6 tháng cân nặng 600 g. Đặc biệt cá bột mạnh, tỷ lệ sống rất cao, con đực con cái đều lớn như nhau. Sau bốn tháng tuổi, cá có hình dạng khác hơn rô đồng ở chỗ đầu to và vuông, vảy màu vàng sậm, đuôi xòe và đỏ lợt, mình dài và hơi cong. Chính vì đặc điểm đó mà giá con giống có lúc lên tới đỉnh điểm 1 triệu đồng một cặp bố mẹ, rồi từ từ giảm xuống còn 500.000, 100.000 đồng… Với giá đó và nguồn cá bố mẹ đang hiếm nên hiện nay, hầu hết các trại đều lo vỗ cá bố mẹ để sản xuất con giống, do đó trên thị trường chưa xuất hiện cá thịt.

      Anh Đức, chủ trại giống cho biết nuôi cá rô đầu vuông có nhiều ưu điểm hơn cá rô đồng ở chỗ cá lớn đồng đều, con to, nếu nuôi với số lượng nhiều sẽ rất dễ xuất khẩu. Cá trưởng thành, sau khi tiêm kích thích tố, chỉ trong vòng 12 – 14 giờ cá sẽ đẻ. Mỗi năm có thể cho cá đẻ từ 7 – 8 lứa. Về thức ăn, có người dùng thức ăn tươi sống nhưng hiện nay hầu hết đều nuôi bằng thức ăn công nghiệp, vừa tiện lợi vừa bảo đảm được vệ sinh môi trường.

      Hiện nay, nhiều hộ nông dân đang tìm đến các trại giống ở Hậu Giang để mua con giống với giá từ 25.000 – 35.000 đ/con tùy theo kích cỡ (8 con, 10 con hay 15 con một ký). Riêng trại của anh Đức còn hợp đồng bán con giống cho một số tỉnh ở miền Bắc. Đường đi của con cá rô đầu vuông đang mở ra nhiều triển vọng. Tuy nhiên, người nuôi, kể cả người tiêu thụ còn đang chờ ý kiến của các nhà khoa học và các ngành chức năng xác nhận về nguồn gốc, lai lịch, chất lượng và giá trị thương phẩm của loài cá này.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Mua Cá Rô Đồng Giá Rẻ Ship Toàn Miền Bắc!
    • Phương Pháp Điều Trị Bệnh Nấm Nhớt Trên Cá Rô Đồng
    • Cá Rô Đồng Kho Gì Ngon, Bí Quyết Cho Mỗi Bữa Cơm
    • Cá Rô Đồng Kho Lá Nghệ, Món Ngon Hấp Dẫn
    • Công Thức Nấu Món Cá Rô Đồng Giàu Giá Trị Dinh Dưỡng

    Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thắng Lớn

    --- Bài mới hơn ---

    • Giá Cá Sấu Giống, Sản Phẩm Từ Cá Sấu.trang Trại Bán Cá Sấu Giống Cả Nước
    • Người Nuôi Cá Trê Vàng Đang Lỗ Đến 70 Triệu Đồng/1000 Mét Vuông
    • Cá Giò Biển 04/2021
    • 【4/2021】Cách Chế Biến Cá Giò Tươi Ngon Đúng Chất【Xem 410,949】
    • Đh Cần Thơ: Sản Xuất Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bóp
    • Nhà nông đã nhìn thấy nhiều ưu điểm của loại cá này, đó là có tốc độ lớn nhanh, kích cỡ lớn, ít bệnh, sức đề kháng tốt mà thịt cũng thơm ngon, bổ dưỡng. Cá rô đồng còn có thể chống chịu với thời tiết tốt, chịu được nóng và lạnh.

      Các hộ nuôi cá rô đầu vuông chia sẻ loại cá này tiêu thụ thức ăn ít, cụ thể 1kg cá sẽ chỉ tốn 1,4kg thức ăn trong khi cá rô đồng sẽ tốn 2kg. Chính vì vậy nuôi cá rô đầu vuông sẽ giúp người nông dân tiết kiệm được chi phí thức ăn.

      Xét về ngoại hình thì cá rô đầu vuông cũng giống cá rô đồng nhưng khi lớn lên đầu có phần to và vuông, mình dài hơi cong, bụng xệ, đuôi dài, vây dày, vẩy có màu vàng sậm, có hai chấm đen ở đuôi.

      Cá rô đầu vuông có tập tính sinh sản là tập trung vào mùa mưa, có tính giữ con, có khả năng sinh sản nhiều vào tháng 6 – tháng 7.

      Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông lớn nhanh

      Đây là khâu quan trọng khi nuôi bất kì còn gì, đối với rô đầu vuông cần chọn những con đạt tiêu chuẩn sau:

      • Đạt cỡ 300 – 350 con/kg
      • Con giống phải đồng đều, bơi nhanh, không bị dị tật
      • Không bị xây xát, da nhiều nhớt, màu sắc tươi sáng

      Diện tích ao nuôi cá tối thiểu 200m2, phải gần nguồn nước sạch, có thể chủ động được nguồn nước và đất không bị nhiễm phèn. Ao có độ sâu mực nước là 1,6 – 2m, lớp bùn đáy 15 – 20cm. Ao nuôi phải có hệ thống cấp nước và thoát nước riêng, có lưới chắn bên ngoài.

      Bố trí lồng trong ao nuôi để tiện theo dõi và quản lý.

      Trước khi cho nước vào và thả cá nên cải tạo lại ao nuôi bằng cách tát cạn nước trong ao sau đó tiêu diệt hết cá tạp, vệ sinh phong quang xung quanh bờ ao như diệt cỏ, diệt địch hại… Lấp lại các hang hốc. Bón vôi sau đó phơi ao 5 – 7 ngày tùy điều kiện.

      Cách gây màu nước tự nhiên cho ao

      Sau khi bơm nước với mức nước 0,5m ta tiến hành gây màu nước cho ao. Có nhiều cách, ta có thể dùng bột đậu nành pha với nước tạt xuống ao với liều lượng 3 – 5kg/100m2. Cách khác là dùng phân NPK.

      Chú ý trước khi lấy nước vào ao nên lọc qua lưới tránh cá tạp và địch hại bơi vào.

      Tiêu chuẩn chất lượng nước trong ao nuôi

      • Độ pH 7.0 – 8.0
      • Nhiệt độ 25 – 30 độ C
      • Amonia (NH3) < 1.0 mg/l
      • Niterite ( NO2) < 0.3 mg/l
      • Độ trong 40 cm
      • Khí sunfurhydro ( H2S) < 0,01 mg/l

      Nên thả cá với mật độ 20 – 30con/m2 với thời gian nuôi 6 tháng. Trước khi thả cá hãy tắm cho cá trong nước muối 15 – 30 phút. Cách thả cá tương tự như những con cá khác, nếu vận chuyển bằng túi nilon thì phải ngâm túi nilon trong ao 1 thời gian rồi mới thả. Trước khi thả cá phải để cá làm quen và thích nghi với độ pH của nước trong ao.

      Cá rô đầu vuông là loại ăn tạp thiên về động vật (tôm, tép, cá con…). Theo bà Lê Thị Triết – cán bộ trung tâm khuyến ngư chia sẻ cá có thể ăn cám gạo, bánh dầu, bột bắp làm thức ăn bổ sung. Khi nuôi thâm canh nên cho ăn thức ăn công nghiệp với độ đạm 28 – 35%. Nuôi cá mật độ thấp nên sử dụng thức ăn chế biến.

      Cho cá ăn tùy theo giai đoạn sinh trưởng:

      • 1 tháng tuổi: Thức ăn chứa 35 độ đạm, cho ăn 5 – 7% trọng lượng thân cá
      • 1 – 2 tháng tuổi: Ăn 30 độ đạm, khẩu phần ăn 4 – 6 % trọng lượng thân cá
      • 2 tháng đến thu hoạch: Cho ăn 28 độ đạm, khẩu phần ăn 2-3 % trọng lượng thân cá

      Người đi trước chia sẻ nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp

      Đó là bà Lại Thị Thương tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư thức ăn công nghiệp nuôi rô đầu vuông. Bà chia sẻ cho ăn cám hiệu AFIEX trong 30 ngày đầu kết hợp trứng nước, phù du có sẵn trong ao. Sau khi ương 1 tháng thì vẫn sử dụng thức ăn hiệu đó nhưng tăng lượng thức ăn lên, định kỳ bổ sung vitamin C cho cá khỏe mạnh.

      Tuy chi phí cao nhưng cá lớn nhanh, ít bệnh, thịt ngon, bán giá cao.

      Định kỳ thay nước trong ao và chỉ thay 20 – 40% nước. Chú ý nếu nước bị bẩn thì phải thay ngay. Theo dõi tình hình sức khỏe của cá, nếu có dấu hiệu bất thường thì phải chữa ngay. Cá rô đầu vuông cũng mắc các bệnh như loài cá khác như bệnh nấm thủy mi, bệnh lở loét…

      Sau khi thay nước tiến hành té vôi bột với lượng 1 – 2kg/100m2. Hai ngày sau khi té vôi dùng IODINE hoặc BKC sát khuẩn nước ao nuôi với liều lượng 1 lít/1500 – 2000m3 nước, chờ hai ngày sau dùng chế phẩm sinh học với lượng 1000g/ 2500 – 3000m3 nước.

      • Thu tỉa: Thu hoạch những con đạt kích cỡ thương phẩm, thu bằng lưới hoặc bắt thủ công
      • Thu toàn bộ: Thu hoạch vào tháng 11 – 12 dương, thu bằng lưới kết hợp tháo cạn để bắt cá. Trước khi thu hoạch bà con nên tìm hiểu thị trường giá cả.

      Sau khi thu hoạch bà con tiến hành vệ sinh, cải tạo ao nuôi để chuẩn bị cho vụ thắng lợi.

      Bảo quản cá rô đầu vuông sau thu hoạch

      Bảo quản bằng thùng: Dụng cụ bảo quản như thùng xốp, thùng phuy bằng nhựa, thùng nhựa cần được vệ sinh sạch sẽ. Trước khi bỏ cá vào rải đá nhỏ 5 – 10cm xuống đáy thùng rồi đặt cá vào. Cho thêm 5cm lớp đá rồi lại đặt cá lên. Lớp trên cùng là lớp đá, đậy kín thùng rồi dán chặt.

      Bảo quản trong kho lạnh: Nếu muốn bảo quản thời gian dài thì sử dụng kho lạnh. Rửa sạch, mổ lấy nội tạng, mang, đem rửa sạch để ráo nước, tiến hành cho cá vào trong hộp nhựa có nắp đậy hoặc trong các túi nilon buộc kín lại.

      Hiệu quả của nuôi cá rô đầu vuông cho thấy cá đạt năng suất cao, nhà nông rút ngắn được thời gian nuôi, thu lãi lớn. Tuy nhiên để tránh “được mùa mất giá” thì bà con phải có kế hoạch và chiến lược phù hợp, nuôi theo vùng chứ không nên đổ xô nuôi loại quá này gây khó khăn trong việc tìm đầu ra.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Quy Trình Sản Xuất Cá Ngạnh
    • Chọn Giống Cá Nàng Hai Nuôi Trong Ao
    • Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Nàng Hai, Cá Thác Lác
    • Cơ Sở Thanh Sơn Cải Tiến Sản Xuất Giống Cá Nàng Hai
    • Kỷ Thuật Sinh Sản Cá Hồng Mỹ