-
Thuốc Xử Lý Cá Rô Phi Đơn Tính Đực, 17
-
Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Rô Phi Đơn Tính Đực
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Cho Người Mới Nuôi
-
Dây Đồng Hồ Nam Light Brown Da Cá Sấu Alligator Mto Ar
-
Vodka Cá Sấu Đen,mua Vodka Cá Sấu Đen,giá Vodka Cá Sấu Đen,bán Vodka Cá Sấu Đen Ở Đâu Giá Bao Nhiêu
Cá rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp thuộc đời con lai F1 nguồn gốc Philipin có tỷ lệ con đực rất cao có thể đạt 100%, chúng có thể đạt kích thước lớn, nuôi ngắn hạn hoặc dài hạn đều được, càng nuôi trọng lượng càng nặng, hình thể rô phi loại này: mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao, mắt lồi và sếch mắt mõm gẫy, mồm vểnh ngược lên, thịt dày không có xương răm, mùi vị cá thơm ngon thuộc loại cá sạch và có giá trị kinh tế cao, được bà con nông dân ưa chuộng góp phần xây dựng kinh tế bền vững.
So với cá rô phi thông thường, cá rô phi Đường Nghiệp có khả năng lớn cực nhanh, có thể đạt trọng lượng lên tới 4kg/con.
Loại cá rô phi này có khả năng chịu đựng nhiệt tốt và lượng oxi trong nước thấp hơn thông thường. Khả năng chống chịu sốc nước, chênh lệnh độ pH, sốc bùn đặc do lũ gây ra trong thời gian dài.
Có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn đều được, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật và chịu rét cao. Khi cá từ 2 đến 3 kg/con vẫn tiếp tục phát triển trọng lượng. Dùng thức ăn công nghiệp có hệ số thức ăn (FCR) từ 1.0 đến 1.3 (tức là 1kg đến 1,3kg thức ăn cho 1kg cá thương phẩm) cám viên nổi đạm từ 25% – 30%.
Vì vậy, nó đạt năng suất cao và mang lại giá trị kinh tế giúp bà con cải thiện cuộc sống. Hiện nay cá rô phi Đường Nghiệp Philipin là đối tượng nuôi chính trên thế giới và được chọn là đối tượng số 1 cho nghề nuôi cá rô phi sạch xuất khẩu tại nước ta. Riêng tại sông Bứa thuộc xã Quang Húc – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp trong lồng bè từ năm 2012 cho hiệu quả kinh tế cao, có thể nuôi mật độ dày và dễ dàng thu hoạch cũng như phòng trị bệnh hiệu quả. Cụ thể:
– Kích thước lồng lưới: 6m x 6m x 3m, thiết kế lồng bằng khung sắt Φ27 và Φ34, thùy phuy nhựa loại 200 lít.
– Mật độ thả: 5.000 – 6.000 con giống/lồng.
– Tỉ lệ cá chết: 10% – 15%. chủ yếu cá chết lúc còn nhỏ, chưa thích nghi tốt với điều kiện nước sâu.
– Thức ăn: cám viên nổi 1,5 – 3 ly, độ đạm 25% – 30% (đạm càng cao thì cá càng lớn nhanh và sức khỏe tốt).
– Thời gian thu hoạch: 4,5 tháng đạt kích cỡ 500g – 600g/con, 6 tháng đạt kích cỡ 800g – 1,2kg/con , 8 tháng đạt từ 1,5kg – 2kg/con. Tùy vào nhu cầu bán cá mà xuất kích cỡ khác nhau.
– Bình quân sau 5-6 tháng mỗi lồng đạt từ 5-6 tấn cá rô phi thương phẩm, với giá cá rô phi hiện tại là 45.000đ/kg có thể thu về từ 50tr. – 100tr./lồng nuôi sau khi đã trừ mọi chi phí chăn nuôi.
Chi tiết về kỹ thuật nuôi như sau:
1. Chuẩn bị lồng bè nuôi cá:
– Tham khảo bài viết: thiết kế lồng bè nuôi cá
– Điều kiện tự nhiên: sông, hồ, đập nước có mực nước từ 3,5m trở lên.
– Lồng thiết kế bằng khung sắt Φ27 và Φ34, hoặc bằng tre.
– Kích thước lồng: diện tích bề mặt là 6m x 6m, chiều sâu của lưới: 3m.
– Thiết kế cầu từ bờ ra tới lồng, để tiện việc di chuyển cá giống, vận chuyển cá thương phẩm, vận chuyển thức ăn và tiện chăm sóc cá.
– Vị trí đặt lồng: nơi bờ có độ dốc cao, thuận tiện di chuyển và đặt cầu ra vào, nếu là lòng hồ và bờ sông thoai thoải thì có thể thiết kế lối ra vào lồng bằng bè phao nổi 2m 2-3m 2 và dây thừng từ bờ tới lồng để di chuyển.
2. Chọn giống và thả giống cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp:
– Tiêu chuẩn cá giống: Con giống đảm bảo khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, hình dạng cân đối, màu sắc cơ thể sáng tươi, không mất nhớt. Cá giống có kích cỡ từ 4 – 6cm/con (tương đương 400 – 500 con/kg).
– Mật độ: Tùy thuộc vào nguồn nước cấp (nuôi trong hồ hay nuôi ở sông) và khả năng đầu tư của người nuôi:
+ Nếu nuôi trong lòng hồ thì thả mật độ: 3.000 – 4.000 con/lồng.
+ Nếu nuôi ở sông thì thả dày hơn: mật độ từ 5.000 – 6.000 con/lồng.
– Tỉ lệ hao hụt không đáng kể: vào khoảng 10%-15%.
– Thời gian thả giống: Mùa vụ thả nuôi thích hợp từ tháng 3 đến tháng 6. Có thể nuôi qua đông cá thả tháng 10 – 11, nhưng phải áp dụng các biện pháp chống rét cho cá. Thời gian thả giống nên thả vào buồi sáng hay chiều mát, không nên thả vào buổi trưa hoặc trời nắng gay ngắt. Con giống trước khi thả được tắm qua nước muối với nồng độ 2 – 3% (2 – 3kg muối/100 lít nước).
Lưu ý: Trước khi thả cho cá làm quen với môi trường nước nơi nuôi để tránh gây sốc cho cá bằng cách: Cho nước tại nơi nuôi từ từ vào túi hoặc chậu chứa cá rồi để khoảng 10 – 15 phút, sau đó từ từ mở túi ra hoặc nghiêng chậu cho cá ra lồng nuôi.
3. Cho cá rô phi đơn tính ăn:
Thức ăn: Kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tận dụng (rau, cỏ, thức ăn tự chế khác…).
Thức ăn công nghiệp đảm bảo độ đạm theo lứa tuỏi của cá. Thời gian đầu lượng thức ăn bằng 5-7% khối lượng cá, khi cá đạt trên 100g cho ăn 3-4%, khi cá đạt trên 200g cho ăn 2%. Để xác định lượng thức ăn cho cá ăn đủ cần cho ăn trong 1 giờ nếu cá ăn hết là đủ.
Cách cho ăn: Cho ăn 2-3 lần trên ngày khi cá nhỏ, 2 lần/ngày khi cá đạt trên 100g. Cho ăn đảm bảo theo nguyên tắc 4 định: định vị trí, định thời gian, định số lượng và chất lượng.
4. Chăm sóc và quản lý:
Hàng ngày kiểm tra hệ thống lồng lưới, đề phòng chuột và các loài cá ngoại cắn rách, và các nút buộc lưới có bị bung ra hay không?
Thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong lồng bè nhất là vào sáng sớm và chiều tối để có những phát hiện sớm bệnh nhằm xử lý kịp thời.
Duy trì mực nước trong lồng bè ổn định bằng cách theo dõi mực nước sông hồ để kéo lồng bè ra vị trí phù hợp, tránh bị cạn và chạm lưới xuống đáy, dễ gây rách lưới và cá thoát ra ngoài.
Mỗi tháng kiểm tra cá một lần, xác định khối lượng của 30 – 50 cá thể để theo dõi sinh trưởng của cá, trên cơ sở đó có phương pháp điều chỉnh thức ăn cho phù hợp và tiến hành lọc cá để đồng đều về kích cỡ, thuận tiện chăm sóc và thu hoạch.
5. Phòng bệnh:
– Định kỳ 1-2 lần/tháng dùng vôi (1-2kg/100 m 2), chế phẩm sinh học để xử lý nước tại nơi nuôi. Tại vị trí cho ăn nên treo túi vôi để xử lý môi trường và phòng bệnh cho cá.
– Tăng cường sử dụng vitamin C, khoáng, men tiêu hóa giúp cá tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng.
– Khi phát hiện cá có dấu hiệu bất thường, quan sát kỹ các dấu hiệu bên ngoài, đồng thời gửi mẫu bệnh phẩm để kiểm tra, trên cơ sở đó phân loại được bệnh và tiến hành chữa trị cho cá bệnh.
6. Thu hoạch:
Sau khi nuôi được 5-6 tháng, cá đạt trọng lượng từ 0,7 – 1,2 kg/con tiến hành thu hoạch toàn bộ lồng nuôi.
Trước khi thu hoạch 1 ngày ngừng cho cá ăn. Thời điểm thu hoạch nên vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Cá sau khi thu cần vận chuyển đi ngay để đảm bảo sức khỏe và tỷ lệ sống của cá.
--- Bài cũ hơn ---
-
Cá Rô Vàng Óng Ở Đà Nẵng Đã Được Bán
-
Cá Chạch Quế Sốngsiêu Thị Thực Phẩm Online
-
Cá Chạch Quế Sống Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?
-
【4/2021】Bạch Tuộc Tươi Sống Bán Bao Nhiêu Tiền 1Kg Giá Sỉ Tại Sài Gòn【Xem 1,565,190】
-
Sâm Tăng Lực Phúc Lộc Thọ Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu