Xem Nhiều 5/2022 # Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Nước Ngọt – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top Trend

Xem 5,742

Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Nước Ngọt – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất ngày 21/05/2022 trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 5,742 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Chép Chọn Giống V1
  • Ương Cá Bớp Giống Lãi Cao – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Cá Chép Giòn Hải Sản Hồng Minh
  • Nuôi Cá Hô Đất, Hướng Đi Mới – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • 【7/2021】Cá Hô Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg Tại Tphcm – Làm Món Gì Ngon【Xem 344,520】
  • Hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản nước ngọt chưa đa dạng, việc đưa cá vược vào nuôi trong ao nước ngọt sẽ góp phần chuyển đổi, đa dạng đối tượng nuôi thuỷ sản và tăng hiệu quả kinh tế.

     Cá vược là loài cá dữ, phân đàn, thường ăn thịt lẫn nhau. Do vậy, để hạn chế tỷ lệ hao hụt, nuôi cá vược nên chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn ương cá giống và giai đoạn nuôi cá thịt.

     

    I. Giai đoạn ương cá giống

    1. Bố trí ao ương

    – Ao có kích thước từ 500 -1.000m2.

    – Mức nước trong ao từ 1,2-1,5m.

    – Cửa cống có lưới chắn với kích thước mắt lưới là 1mm để ngăn sự xâm nhập của địch hại và sinh vật cạnh tranh thức ăn, đồng thời hạn chế cá giống thoát ra ngoài.

    2. Chuẩn bị ao ương

    – Tháo cạn ao nuôi, nạo vét bùn đáy, diệt cá tạp.

    – Bón vôi nung: 30-50 kg/1.000m2. Phơi đáy ao từ 3 – 5 ngày.

    3. Cách thuần dưỡng cá

    Mặc dù cá vược có thể nuôi trong ao nước ngọt, lợ hoặc mặn, nhưng cá con cần phải thuần hoá dần với nồng độ muối nơi cung cấp giống gần tương ứng với nồng độ muối trong ao ương để giảm tỷ lệ hao hụt.

    4. Thao tác thả cá giống

    Việc thả cá giống được tiến hành vào buổi sáng (6-8 giờ) hoặc chiều tối (17-18 giờ). Trước khi thả giống cần ngâm bao cá giống trong môi trường nước ao khoảng 5 – 10 phút. Sau đó mở miệng bao để cho cá từ từ bơi ra. Cỡ cá thả từ 2 – 3 cm, mật độ từ 20 – 50 con/m2.

    5. Thức ăn và cách cho cá ăn

    – Cá tạp xay nhuyễn hoặc băm nhỏ (cỡ mồi 4 – 6mm).

    – Tuần thứ nhất: Cho cá ăn với tỷ lệ 100% khối lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày (8 giờ và 17 giờ).

    – Tuần thứ hai: Cho cá ăn với tỷ lệ 60% khối lượng thân.

    – Tuần thứ ba: Cho cá ăn với tỷ lệ 40% khối lượng thân.

    – Thời gian và vị trí cho cá ăn cần cố định. Cá vược bắt mồi chủ động và không ăn thức ăn chìm ở đáy ao, nên cho cá ăn từ từ. Khi ăn no cá phân tán thì ngừng cấp thức ăn. Trong vài ngày đầu sau khi thả cá nên cho cá ăn 5 – 6 lần/ngày đến khi cá thích nghi hoàn toàn thì có thể giảm số lần cho ăn còn 2 lần/ngày.

    – Sau 2 – 3 tuần, cá giống đạt cỡ 8 – 10cm thì chuyển sang ao nuôi cá thịt.

    Cá vược thả nuôi có kích cỡ từ 2-3 cm           Ảnh: Trần Út

     

     

    II. Giai đoạn nuôi cá thịt

    1. Chuẩn bị ao nuôi

    Gồm các bước như chuẩn bị ao ương.

    2. Thả cá giống

    – Mật độ thả cá: 2-3 con/m2.

    – Cỡ cá giống: 8-10 cm.

     – Công thức thả ghép 1: cá vược 23%, rô phi 38%, mè 19%, trôi 15%, chép 5%. Thả cá vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát.

    Cá vược được thả trước từ 7-15 ngày sau đó mới thả các loại cá khác. Mục đích là cho cá vược quen ăn mồi chết.

    Cá rô phi 20-30 con/kg, trôi 10-15 con/kg, mè 8-10 con/kg, chép 8-10con/kg.

    – Công thức thả ghép 2: thả 100-200 kg cá rô phi ta (80-50g/con)/30.000-50.000m2. Sau 25-30 ngày mới thả cá vược giống cỡ 8-12 cm với mật độ 2 con/m2. Mục đích, cá rô phi sinh sản nhanh làm mồi cho cá vược, giảm thiểu lượng thức ăn bổ sung.

    3. Thức ăn và cách cho cá ăn

    – 2 tháng đầu: Cho cá ăn từ 10-15% khối lượng thân, 2 lần/ngày.

    – Các tháng sau: Cho cá ăn từ 5-7% khối lượng thân, 1 lần/ngày.

    – Khi cá đạt cỡ 1-1,2 kg/con cho ăn từ 3-5% khối lượng thân.

    – Thức ăn được cắt nhỏ hoặc để nguyên con khi cá lớn.

    Còn tiếp Kỳ II: Quản lý chất lượng ao nuôi và thu hoạch

     

    Bùi Trọng Khiêm

                    (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Hải Phòng)

     

     

    “Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp”

    Sách do NXB Nông nghiệp phát hành, TS Nguyễn Văn Hảo biên soạn. Cuốn sách dày 212 trang, giúp cho người đọc nắm được các kỹ thuật trong nuôi tôm sú công nghiệp như: cách chọn giống, xử lý nước, cách sử dụng thức ăn cho tôm, phòng trị bệnh tôm, tính toán hiệu quả kinh tế… Đồng thời, đây còn là kiến thức được đúc kết từ những phương pháp nuôi tôm đã đạt kết quả cao của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.

    Bạn đọc quan tâm có thể tìm mua tại các nhà sách trên toàn quốc hoặc đặt mua theo địa chỉ: chúng tôi hoặc www.saharavn.com

    Tuấn Tú

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Sấu Giống Mua Ở Đâu? Kinh Doanh Thế Nào?
  • Hải Dương: Nông Dân Nuôi Cá Rô Phi Đường Nghiệp Lãi 700 Triệu Đồng
  • Phân Biệt Cá Rô Phi Đường Nghiệp Và Cá Rô Phi Dòng Gift
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đường Nghiệp
  • Tiềm Năng Phát Triển Nuôi Cá Ngạnh – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Nước Ngọt – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!