Cá Bớp Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Bớp Nuôi Ở Biển Mũi Né Là Ngon Nhất, Đắt Nhất
  • Giá Cá Bớp Giảm Mạnh, Người Nuôi Gặp Khó Khăn
  • Cá Bớp Giống Chất Lượng
  • Chuyên Cung Cấp Cá Bóp Cắt Lát Hoặc Nguyên Con
  • 【4/2021】Giá Bán Cá Bớp Biển
  • Sau Tết, các vùng nuôi cá bớp trong tỉnh bỗng rơi vào thế hụt hẫng. Cá bớp rớt giá, không có người mua khiến nhiều người nuôi thua lỗ nặng. Sự “đỏng đảnh” của thị trường đòi hỏi người nuôi phải thận trọng và có sự liên kết.

    Giá cá hạ, giá mồi tăng

    Câu chuyện về con cá bớp “nóng” suốt hành trình chúng tôi theo chuyến ghe chở thức ăn ra đầm Nha Phu (Ninh Ích, Ninh Hòa), ai nấy đều than lỗ nếu còn tiếp tục nuôi cá bớp trong bè. Cập ghe vào chiếc bè nổi trên biển, anh Phan Thanh Long (Vĩnh Lương, Nha Trang) xách bao mồi lên bè nhưng lòng trĩu nặng, bởi mỗi ngày đi qua là anh lại mất thêm tiền triệu lo mồi cho cá. “1.000 con cá bớp trong bè đã đến kỳ xuất bán, mỗi con nặng tới 5 – 7kg, trị giá tiền tỷ, vậy mà kêu thương lái chẳng ai tới mua. Mỗi ngày tôi mất 3 triệu đồng tiền cá mồi, không lo sao được…”, anh Long chia sẻ.

    Là một trong những người đầu tiên nuôi cá bớp tại khu vực Hòn Thị, Hòn Lăng trên đầm Nha Phu, chưa lúc nào anh Long thấy cá bớp rớt giá như lúc này, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán giá hạ dưới 100.000 đồng/kg (bình thường 120.000 đồng). Nghịch lý là tuy giá cá hạ nhưng giá mồi vẫn tăng, hiện ở mức 13.000 – 14.000 đồng/kg, khiến việc nuôi cá ngày càng khó khăn. Với kinh nghiệm nuôi cá bớp nhiều năm, anh Long biết rõ, cứ 8kg cá mồi tăng trọng 1kg cá bớp, nhưng với giá cá mồi hiện nay thì giá cá bớp phải 120.000 đồng/kg mới huề vốn, nếu không sẽ lỗ, chưa kể chi phí thuê mướn lao động, khấu hao bè lưới…

    Cách không xa bè cá của anh Long, bè cá bớp của ông Trần Văn Sáu (Ngọc Diêm, Ninh Ích) đã đến tuổi xuất bán nhưng hàng ngày ông vẫn phải lo thức ăn cho hơn 300 con cá lớn, nuôi đã hơn 9 tháng. “Cá to rồi nhưng kêu thương lái có ai chịu tới đâu? Không có người mua, giá lại càng thấp. Một ngày, tui phải bỏ ra hơn triệu rưỡi đồng mua thức ăn cho cá…” – ông Sáu rầu rĩ.

    Cá bớp của ông Trần Văn Sáu đã lớn nhưng không có người mua.

    Những ngày qua, ông Nguyễn Nhật Bản (Ngọc Diêm, Ninh Ích) cũng luôn phải lo lắng về việc nuôi cá bớp. Theo ông Bản, trước đây cá bớp đem lại lợi nhuận khá, bình quân 100 con, bán xong, trừ chi phí cũng kiếm được 20 triệu đồng nhờ cá mồi rẻ, cá bớp được giá. Nhưng gần đây, giá cá ngày càng hạ. “Năm vừa rồi tôi lỗ 100 triệu đồng nhưng vẫn phải tiếp tục nuôi. Hiện hàng ngày tiền ăn của cá khoảng 600.000 – 700.000 đồng. Không có tiền, người bỏ cá mồi phải bán chịu lấy tiền trước 30%. Năm rồi, xuất bán xong tôi không còn tiền trả nợ”, ông Bản bộc bạch.

    Không chỉ vùng nuôi cá bớp trên đầm Nha Phu chịu cảnh lao đao, các khu vực nuôi tại Cam Ranh cũng gặp khó khăn. Ông Nguyễn Sỹ Hiệp (Cam Linh, Cam Ranh) cho biết, giá cá bớp loại 1 chỉ còn 90.000 đồng/kg, loại 2: 70.000 đồng/kg, trong khi trước đây luôn duy trì ở mức 110.000 – 120.000 đồng/kg. Ông Hiệp có hơn 10 tấn cá, trọng lượng 13kg/con nhưng rất khó bán.

    Các chủ bè lo lắng trước tình hình đầu ra ảm đạm

    Anh Long cho biết, hiện anh đang chuyển khẩu phần nuôi cá bớp từ cá mồi nguyên con sang đầu cá đông lạnh nhằm giảm bớt 50% chi phí, tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho cá lớn. Còn các chủ bè khác chưa biết phải làm gì để thích ứng, hàng ngày vẫn phải chạy lo tiền mua thức ăn cho cá…

    Cần sự liên kết

    Giá cá mồi tăng 13.000 – 14.000 đồng/kg nhưng cũng phải lo cái ăn cho cá.

    Liên hệ một doanh nghiệp thu mua cá bớp xuất khẩu, chúng tôi được biết, đơn vị chỉ mua cá kích cỡ 7kg, số lượng 20 tấn. Nhưng khi đặt vấn đề thu mua cá bớp tại vùng đầm Nha Phu – nơi ngư dân đang cần bán thì ông chủ này lại hứa suông.

    Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho biết, cá bớp được người dân trong tỉnh đưa vào nuôi 6 – 7 năm nay, chủ yếu là nuôi lồng trên biển. Các vùng nuôi tập trung tại Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Ranh và Vạn Ninh có số lượng hàng ngàn lồng, trong đó khu vực Cam Ranh hơn 1.000 lồng nuôi. Cá bớp tiêu thụ thị trường nội địa là chính, một số ít công ty tư nhân có đơn hàng xuất khẩu. Tại Nha Trang, Công ty Hoàng Hải xuất cá bớp đi Mỹ, kích cỡ 6 – 8kg/con, nhưng số lượng không lớn. Chính vì vậy, thị trường cá bớp lâu nay vẫn do tư thương thao túng… Bà Trần Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục NTTS khuyến cáo: “Trong tình hình kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ thấp, thị trường thiếu đầu ra, người nuôi cá bớp cần tỉnh táo, có sự liên kết, thông tin cho nhau, tránh tình trạng mạnh ai nấy bán, mạnh ai nấy làm, tạo điều kiện cho tư thương ép giá”. Trong tình hình hiện nay, các ngành quản lý nhà nước vẫn chưa tạo ra được chuỗi giá trị, chủ động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ nên việc nuôi cá bớp nói riêng, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nói chung luôn ở thế bấp bênh. Việc thành lập các tổ hợp tác, liên kết người nuôi được xem là biện pháp hữu hiệu để đối phó với bất ổn của thị trường…

    --- Bài cũ hơn ---

  • Triển Vọng Nuôi Thương Phẩm Và Sản Xuất Giống Cá Lóc, Cá Rô Đầu Vuông
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Đầu Vuông
  • Mô Hình Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm
  • Mua Khô Cá Lóc Ở Đâu Tại Hà Nội?
  • Mua Khô Cá Lóc Ngon Tại Hà Nội

Giá Cá Bớp Giảm Mạnh, Người Nuôi Gặp Khó Khăn

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Bớp Giống Chất Lượng
  • Chuyên Cung Cấp Cá Bóp Cắt Lát Hoặc Nguyên Con
  • 【4/2021】Giá Bán Cá Bớp Biển
  • Bán Cá Bớp Tại Phú Quốc, Giá Rẻ Bất Ngờ
  • Chuyên Bán Cá Bớp Tươi Sống
  • Nhiều bè nuôi cá bớp đến thời hạn cho thu hoạch nhưng không có thương lái đến mua. Người nuôi cá phải cho ăn cầm chừng để chờ giá cá lên.

    Những năm gần đây, mô hình nuôi cá bớp bằng lồng bè tại đảo Hòn Chuối (thuộc thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá bớp có thời gian sinh trưởng đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, với trọng lượng từ 7-8 kg, phù hợp với môi trường biển ở đảo Hòn Chuối.

    Mọi năm, trước Tết Nguyên đán, giá cá bớp thương phẩm có thời điểm lên đến 170.000 đồng/kg, nhưng năm nay chỉ còn 80.000-100.000 đồng/kg. Ðối với con giống, ngư dân phải mua từ các tàu đánh bắt hải sản, nay cũng trở nên khan hiếm.

    Chị Trương Hồng Mơ, người dân ở Hòn Chuối, cho biết: “Tôi nuôi cá bớp 3 năm, chưa năm nào cá rớt giá như năm nay. Trong bè còn hơn 500 con, bán ra thì lỗ cả trăm triệu, mà cho ăn cầm chừng thì cũng lỗ, thương lái không mua. Nhiều hộ treo lồng bè, vào bờ tìm việc khác”.

    Cá bớp rớt giá còn 80.000-100.000 đồng/kg.

    Trong khi giá cá bớp thương phẩm giảm mạnh thì giá cá mồi làm thức ăn cho cá bớp lại tăng hơn 2.000 đồng/kg so với năm trước. Mỗi kí-lô-gam cá mồi có giá từ 6.000-8.000 đồng, trung bình mỗi lồng bè nuôi 1.000 con cá bớp, mỗi lần cho ăn từ 250-300 kg cá mồi. Chi phí mỗi lần cho cá ăn trên 2 triệu đồng.

    Ông Lê Văn Phương, Giám đốc HTX Nuôi cá bớp đảo Hòn Chuối, cho biết: “Tôi nuôi 2.000 con trong lồng bè. Mỗi ngày, chi phí thức ăn trên 4 triệu đồng. Với giá cá hiện giờ mà bán thì lỗ từ 300 triệu đồng trở lên. Hiện tại các hộ dân trên đảo Hòn Chuối sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá bớp, nếu giá cá không tăng trở lại thì coi như dân trắng tay”.

    Hiện ở Hòn Chuối có 46 hộ dân nuôi cá bớp, với 297 lồng. Cá bớp là một trong những mặt hàng có giá trị, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năng suất đạt 2 tấn/lồng/năm.

    “Cá bớp là loài thuỷ sản chủ lực của ngư dân nơi đây. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình trạng cá chết ở các tỉnh miền Trung, khiến giá cá giảm mạnh, làm cho các hộ dân nuôi cá bớp lồng bè ở Hòn Chuối gặp nhiều khó khăn. Mặc dù người dân đã thành lập tổ hợp tác, tập hợp những người nuôi cá bớp hỗ trợ nhau về con giống, kỹ thuật, song, để nghề này phát triển bền vững, rất cần các cơ quan hỗ trợ tìm đầu ra ổn định cho ngư dân. Một khi cuộc sống của ngư dân ổn định, vươn lên thoát nghèo, họ sẽ quyết tâm bám biển, đảo”, ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, kiến nghị./.

    Bài và ảnh: Ngọc Huyền

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Bớp Nuôi Ở Biển Mũi Né Là Ngon Nhất, Đắt Nhất
  • Cá Bớp Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao
  • Triển Vọng Nuôi Thương Phẩm Và Sản Xuất Giống Cá Lóc, Cá Rô Đầu Vuông
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Đầu Vuông
  • Mô Hình Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Bớp

--- Bài mới hơn ---

  • Kỷ Thuật Nuôi Cá Bớp Thương Phẩm
  • Giá Cá Mai Tươi Bao Nhiêu Tiền 1Kg Tại Tphcm
  • Giá Cá Mặt Quỷ Bao Nhiêu Tiền 1Kg
  • Cá Bớp Là Cá Gì Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg
  • Cá Giò Sống Bán Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Giá Bao Nhiêu Tiền
  • – Lấy cá giống :

    Mùa sinh sản của cá bớp là từ tháng tư đến tháng chín. Phần lớn cá giống thu được trong tự nhiên là vào các tháng 7 đến tháng 8. Có thể bắt chúng trong các vũng nước trên bùn hoặc cát ở các bờ dọc cửa sông khi nước triều xuống. Chiều dài thân cá 1,5 – 3,0cm, chúng có nhiều ở vùng nước lợ. Người ta dùng vợt bắt chúng trong các vũng nước đem về nuôi.

    – Ao nuôi :

    Ao nuôi cá bớp thường là nhỏ cỡ từ 0,1 – 1ha. Bờ ao phải có đăng chắn đề phòng cá thoát đi và các loài ăn hại xâm nhập. Ðể tiện việc tháo cạn nước ao và phơi ao, độ cao của đáy ao phải ở trên mực nước trung bình. Cần có rãnh ở giữa ao rộng 2m hướng về phía cửa cống, theo chiều dài ao để tiện việc tháo cạn nước và làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng to. Ðáy ao là đất thịt để các loài tảo ở đáy phát triển tốt và hố do cá đào ở trên đáy ao đất thịt không bị san bằng đi như trên đất cát.

    – Xử lý ao trước khi thả cá :

    Vì cá bớp ăn tảo ở đáy vì vậy cần làm cho tảo phát triển tốt trước khi thả cá. Ðể làm được việc đó cần phơi đáy ao và bón phân. Ðối với ao mới đào bón 600 kg phân chồng mỗi ha, có thể cho thêm cám gạo, cho nước biển có độ mặn thấp, giữ độ sâu 15cm. Tảo silic và tảo lam sẽ phát triển ở đáy ao.

    Ốc và ấu trùng giun ít tơ (Chironomid) là những loài ăn tảo ở đáy vì vậy phải trừ diệt bằng Bayluscide 0,3 ppm (phần triệu) và loài thứ hai bằng Abate 0,25 ppm, Sumithion 0,3 ppm hoặc Lebaycid 0,25 ppm.

    – Thả giống :

    Mật độ thả cá giống là 30.000 con/ha, tối đa là 50.000, cá bớp khi đã thả xuống ao thì khó mà bắt lại được, việc phân biệt kích cỡ thả cũng không cần thiết. Cá bớp không bao giờ ăn thịt lẫn nhau.

    – Quản lý ao :

    Nước ao cần được giữ sạch và nông để ánh nắng xuyên suốt tận đáy. Thời kỳ đầu nước ao giữ ở mức 15 cm (ở rãnh sâu 30cm). Lúc đó cá cỡ nhỏ và chỉ đào được hố cạn, vì vậy chưa cần xử lý ao sau 45 ngày khi cá đạt cỡ trên 5 cm, chúng đào những hố sâu hơn để trú ẩn và đáy nền của tảo bị hư hại. Lúc đó cần tháo cạn nước (trừ một ít nước lưu lại trong rãnh) và phơi nắng 3 – 6 ngày. Sau đó bón phân bắc, cám gạo v.v… Cho nước lợ vào ao, lớp tảo đáy lại được hình thành.

    Trong quá trình xử lý cá bớp sẽ ẩn náu trong hố của chúng. Vì vậy, khi bón phân phải cẩn thận, tránh dồn cả khối phân bón nhiều lấp cả hố, làm cá chết. Pha trộn phân với nước biển đưa vào ao thì an toàn hơn và cũng đạt được mục đích phân bón. Sau đó mực nước lại giảm xuống 2 đến 7 cm.

    Cá bớp sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trên 28oC. Chúng ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 14oC.

    – Ðịch hại :

    Ðịch hại phổ biến là cá (rô phi, cá rô … ) cần được diệt trừ khi phơi ao và lọc nước vào ao, chim (cần xua đuổi) và cua (cần có đăng chắn).

    – Thu hoạch và thương mại :

    Cá bớp nuôi từ 1 đến 2 năm để đạt được quy cỡ thương phẩm tuỳ thuộc điều kiện ao và cách quản lý. Cỡ thương phẩm nhỏ nhất là 24g, cỡ lớn nhất đạt 40g, tỷ lệ sống 60%. Kỹ thuật thu hoạch là dùng lờ trê chắn ở lối chính vào hố của cá để đơm cá. Cũng có thể dùng lưới vó chắn ở cửa lấy nước. Khi tháo nước vào ao, cá tập trung ngay trên vó, kéo lưới lên bắt cá.

    Có thể vận chuyển cá bớp đường dài bằng cách chứa chúng với một ít nước ở nhiệt độ thích hợp.

    – Sinh sản nhân tạo :

    Ở Ðài Loan từ đầu những năm 1970 người ta bắt đầu thử nghiệm cho đẻ nhân tạo cá bớp. Cá bố mẹ có chiều dài 10-20cm. Cá được chứa trong bể nhựa và cho các ống chất dẻo làm chỗ ẩn náu cho cá. Cho nước vào bể đủ để ngập lỗ mũi cá.

    Cá cái được tiêm từ 1/2 đến 1 não thuỷ thể cá chép và Synahorin với 5-10 đơn vị thỏ. Ngày thứ 3 thì tiêm đợt 2. Ngày thứ 4 cá bắt đầu đẻ. Mỗi con cái có thể thu hoạch được trên 10.000 trứng. Trứng có hình cầu và mầu vàng nhạt, đường kính 0,5-0,6mm. Trứng chìm và dính.

    Lấy tinh dịch bằng cách mổ cá đực, lấy dịch hoàn rồi cắt thành mảnh nhỏ, trộn đều với trứng. Trứng đã được thụ tinh đem rửa bằng nước biển có độ mặn 14,9-18,5%o nhiều lần ở nhiệt độ 28oC phải mất 65 giờ mới nở.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tìm Hiểu Kỹ Thuật Nuôi Cá Giò Thương Phẩm
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Bóp (Cá Giò)
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Đất
  • #1 Nem Rán Tiếng Anh Là Gì? Cách Làm Nem Rán Bằng Tiếng Anh
  • Cách Làm Chả Giò Cá Trích Giòn Rụm Chuẩn Vị Biển

Nuôi Cá Bống Bớp Thành Công

--- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Mú Trong Ao Đất Hiệu Quả Số 1
  • Niềm Vui Câu Cá Bống Suối Tây Bắc
  • Cá Bống Suối Hai Ba Vì
  • Nuôi Cá Bống Tượng Có Ưu Và Nhược Điểm Gì
  • Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng
  • Cá bống bớp ( Boleopthalmus chinensis) thường thấy trên các bãi bùn và cát thuộc vùng triều. Cá đào hang có hai lỗ hoặc hơn dùng làm nơi trú ẩn và đẻ trứng. Lúc triều xuống chúng rời hang và lướt trên bùn hoặc trên đá để kiếm ăn, chúng ăn tảo ở đáy, chủ yếu là tảo silic.

    Trước đây sản lượng cá bớp có trên thị trường là từ khai thác trong tự nhiên. Do có giá bán cao mà sản lượng trong tự nhiên lại có hạn nên gần đây nhiều nơi đã tìm cách nuôi loài cá này.

    Nuôi cá bớp trong ao: – Lấy cá giống:

    Mùa sinh sản của cá bớp là từ tháng tư đến tháng chín. Phần lớn cá giống thu được trong tự nhiên là vào các tháng 7 đến tháng 8. Có thể bắt chúng trong các vũng nước trên bùn hoặc cát ở các bờ dọc cửa sông khi nước triều xuống. Chiều dài thân cá 1,5 – 3,0cm, chúng có nhiều ở vùng nước lợ. Người ta dùng vợt bắt chúng trong các vũng nước đem về nuôi.

    – Xử lý ao trước khi thả cá:

    Vì cá bớp ăn tảo ở đáy vì vậy cần làm cho tảo phát triển tốt trước khi thả cá. Ðể làm được việc đó cần phơi đáy ao và bón phân. Ðối với ao mới đào bón 600 kg phân chồng mỗi ha, có thể cho thêm cám gạo, cho nước biển có độ mặn thấp, giữ độ sâu 15cm. Tảo silic và tảo lam sẽ phát triển ở đáy ao.

    Ốc và ấu trùng giun ít tơ (Chironomid) là những loài ăn tảo ở đáy vì vậy phải trừ diệt bằng Bayluscide 0,3 ppm (phần triệu) và loài thứ hai bằng Abate 0,25 ppm, Sumithion 0,3 ppm hoặc Lebaycid 0,25 ppm.

    – Thả giống:

    Mật độ thả cá giống là 30.000 con/ha, tối đa là 50.000, cá bớp khi đã thả xuống ao thì khó mà bắt lại được, việc phân biệt kích cỡ thả cũng không cần thiết. Cá bớp không bao giờ ăn thịt lẫn nhau.

    – Quản lý ao:

    Nước ao cần được giữ sạch và nông để ánh nắng xuyên suốt tận đáy. Thời kỳ đầu nước ao giữ ở mức 15 cm (ở rãnh sâu 30cm). Lúc đó cá cỡ nhỏ và chỉ đào được hố cạn, vì vậy chưa cần xử lý ao sau 45 ngày khi cá đạt cỡ trên 5 cm, chúng đào những hố sâu hơn để trú ẩn và đáy nền của tảo bị hư hại. Lúc đó cần tháo cạn nước (trừ một ít nước lưu lại trong rãnh) và phơi nắng 3 – 6 ngày. Sau đó bón phân bắc, cám gạo v.v… Cho nước lợ vào ao, lớp tảo đáy lại được hình thành.

    Trong quá trình xử lý cá bớp sẽ ẩn náu trong hố của chúng. Vì vậy, khi bón phân phải cẩn thận, tránh dồn cả khối phân bón nhiều lấp cả hố, làm cá chết. Pha trộn phân với nước biển đưa vào ao thì an toàn hơn và cũng đạt được mục đích phân bón. Sau đó mực nước lại giảm xuống 2 đến 7 cm.

    Cá bớp sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trên 28oC. Chúng ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 14oC.

    – Ðịch hại:

    Ðịch hại phổ biến là cá (rô phi, cá rô … ) cần được diệt trừ khi phơi ao và lọc nước vào ao, chim (cần xua đuổi) và cua (cần có đăng chắn).

    – Thu hoạch và thương mại:

    Cá bớp nuôi từ 1 đến 2 năm để đạt được quy cỡ thương phẩm tuỳ thuộc điều kiện ao và cách quản lý. Cỡ thương phẩm nhỏ nhất là 24g, cỡ lớn nhất đạt 40g, tỷ lệ sống 60%. Kỹ thuật thu hoạch là dùng lờ trê chắn ở lối chính vào hố của cá để đơm cá. Cũng có thể dùng lưới vó chắn ở cửa lấy nước. Khi tháo nước vào ao, cá tập trung ngay trên vó, kéo lưới lên bắt cá.

    Có thể vận chuyển cá bớp đường dài bằng cách chứa chúng với một ít nước ở nhiệt độ thích hợp.

    – Sinh sản nhân tạo:

    Ở Ðài Loan từ đầu những năm 1970 người ta bắt đầu thử nghiệm cho đẻ nhân tạo cá bớp. Cá bố mẹ có chiều dài 10-20cm. Cá được chứa trong bể nhựa và cho các ống chất dẻo làm chỗ ẩn náu cho cá. Cho nước vào bể đủ để ngập lỗ mũi cá.

    Cá cái được tiêm từ 1/2 đến 1 não thuỷ thể cá chép và Synahorin với 5-10 đơn vị thỏ. Ngày thứ 3 thì tiêm đợt 2. Ngày thứ 4 cá bắt đầu đẻ. Mỗi con cái có thể thu hoạch được trên 10.000 trứng. Trứng có hình cầu và mầu vàng nhạt, đường kính 0,5-0,6mm. Trứng chìm và dính.

    Lấy tinh dịch bằng cách mổ cá đực, lấy dịch hoàn rồi cắt thành mảnh nhỏ, trộn đều với trứng. Trứng đã được thụ tinh đem rửa bằng nước biển có độ mặn 14,9-18,5%o nhiều lần ở nhiệt độ 28oC phải mất 65 giờ mới nở.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Ấm Lòng Cá Bống Tượng Nấu Canh Rau Răm
  • Chọn Mua Xe Bánh Mì Chả Cá Nóng Inox Ở Tinh Nam Định
  • Cách Đặt Bể Cá Cảnh Trong Nhà Hợp Phong Thủy.
  • Vị Ngon Bất Tận Của Tô Bún Chả Cá Nha Trang * Du Lịch Số
  • Vị Ngon Bất Tận Của Tô Bún Chả Cá Nha Trang

Cá Bớp Biển, Cá Bóp, Cá Bốp, Bán Cá Bớp, Cá Bớp Tươi, Cá Bốp, Cá Bốp Tươi, Ca Bop, Giá Cá Bớp, Gia Ca Bop, Bảng Giá Cá Bớp

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Bóp Ngon Bổ Rẻ
  • Giá Bán Cá Bóp Hiện Nay 04/2021
  • Các Món Ngon Chế Biến Từ Cá Bóp
  • Mua Cá Bớp Nguyên Con Tươi Sống, Giá Rẻ, Chất Lượng Ở Đâu
  • Lẩu Cá Bớp Vũng Tàu Nấu Với Công Thức Như Thế Nào Để Chuẩn Vị Nhất
  • – 30g kem tươi (kem fresh), 30g phô mai đầu bò, 30g bơ.

    – Phi lê cá bớp cắt lát mỏng. Ướp với muối, tiêu, tỏi trong 20 phút cho cá thấm gia vị.

    – Đánh kem tươi và bơ đều tay, cho hỗn hợp này lên trên mặt cá bớp vừa ướp để trên giấy nướng, sau đó cho tiếp phô mai lên mặt ca. Cho cá vào lò viba nướng, nướng đến khi thấy phô mai vàng đều là xong.

    Món cá bớp đút lò thích hợp khi chấm với muối tiêu chanh. Nếu không có lò nướng, bạn có thể nướng cá bằng than. Món ăn vẫn tươi ngon và giữ đúng hương vị như khi bạn nướng bằng lò viba đấy

    Món canh ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, có thể dùng chung với cơm hoặc bún đều rất ngon, món ăn này sẽ giúp bạn thêm ngon miệng và sảng khoái vào những ngày hè oi bức.

    – Cá bớp: 400g – Cà chua: 2 trái – Cọng súng: 200g – Mè trắng rang: 2M

    – Sả: 4 cây – Me vắt: 50g – Ớt sừng, ớt băm: 1 trái – Tỏi băm, sả băm, tỏi phi, muối, đường

    – Ngò gai, rau om – Nước mắm – Bột ngọt – Xốt tương

    – Cá bớp phi lê 300g, đầu cá bớp 200g

    -1 nhánh thì là, 1 quả cà chua, 1 củ hành tây, 1 trái cà trắng (tùy thích)

    -200g lá giang (có thể thay bằng 50g me chín), 50g nấm rơm, 3 tép tỏi bằm nhuyễn.

    -1/2 Kg bún tươi (hoặc hơn tùy theo khẩu phần)

    – Rau ăn lẩu tùy theo sở thích

    – Đun nóng chảo, phi thơm tỏi với 1 muỗng dầu ăn. Cho đầu cá bớp, hành tây, nấm rơm xào khoảng 3 phút và đầu cá thơm và nấm rơm chín.

    – Cho 1 lít nước lạnh và lá giang hoặc me vào nấu sôi thêm 3 phút, sau đó nêm 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng bột nêm, 1 muỗng đường, 1 muỗng ớt sá tế và 2 nhánh thì là vào đun cho nước trong nồi sôi lại là xong.

    – Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn trước khi hạ nhỏ lửa bếp.

    – Chuẩn bị bún trong tô, cho rau và phi lê cá vào, đợi một chút cho cá chín thì chan nước lẩu, rau và cá vào rồi thưởng thức.

    Để món ăn luôn tươi ngon, tốt nhất nên ăn đến đâu hãy bỏ cá bớp phi lê và rau đến đó. Thịt cá bớp có thể chấm với nước mắm ớt để tăng thêm hương vị.

    Cá bớp kho tộ dùng chung với cơm trắng, dưa cải chua rất ngon.

    Nguyên liệu: 400g cá bớp; 200g thịt ba rọi; Hành lá, ớt, tiêu, nước mắm, muối, đường, dầu ăn.

    Thực hiện:

    – Cá làm sạch, ướp muối, tiêu, đường, bột ngọt, để khoảng 2 giờ cho thấm.

    – Thịt ba rọi cắt lát mỏng, ướp với chút nước mắm.

    – Đặt nồi đất lên bếp, đợi nồi nóng, cho 2 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước mắm. Nấu cho đường và nước mắm tan ra, đổi thành màu nâu đậm, cho thêm 2 muỗng canh nước mắm, đun sôi.

    – Cho thịt ba rọi vào xào săn, gạt thịt qua một bên, xếp cá vào trong nồi. Nêm thêm 2 muỗng canh nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn vừa đủ. Khi cá chín châm thêm ½ chén nước sôi.

    – Kho cá khoảng 30 phút, khi nước trong nồi gần cạn, thêm ớt, rắc hành lá, và chút dầu ăn cho cá được bóng đẹp, tắt bếp.

    – Món này dùng nóng với cơm trắng, dưa chua.

    -1 miếng thơm, 1 trái dưa leo, 4 trái chanh, 2 trái ớt

    – 250g bún tươi, bánh tráng cuốn

    -1/2 củ gừng cắt sợi; 200g rau thơm các loại tía tô, díp cá, xà lách; chuối chát và khế cắt mỏng

    – Vắt chanh lấy nước cốt, cho 1 muỗng nước cốt chanh vào phi lê cá đã thái mỏng , để 10 phút cho cá chín và vắt nhẹ cho khô nước.

    – Cho gừng sợi, 2 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm và ớt trái cắt mỏng vào ướp với cá bớp vừa bóp thấu với chanh, để khoảng 5 phút là được.

    – Cắt lát nhỏ các loại rau; dưa leo cắt sợi dài, khi ăn có thể trộn chung vào thịt cá vừa ướp hoặc cho cá, bún, rau, chuối và khế tách riêng vào bánh tráng tùy khẩu vị mỗi người, cuộn tròn bánh tráng rồi chấm nước mắm chua ngọt.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nam Định: Xây Dựng Thương Hiệu Cá Bống Bớp Nghĩa Hưng
  • Thành Công Của Nuôi Thương Phẩm Và Sản Xuất Giống Cá Bống Bớp
  • Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Bống Bớp
  • Cá Bống Bớp Tại Nghĩa Hưng Nam Định Cho Nguồn Thu Nhập Cao
  • Cá Bống Bớp Bán Tại Tphcm Giao Hàng Nhanh Tận Nơi

Nghề Nuôi Cá Bớp Ở Bình Định

--- Bài mới hơn ---

  • 【7/2021】Cá Tầm Tươi Đà Nẵng Và Các Món Ăn Hấp Dẫn【Xem 241,659】
  • 【7/2021】Chuyên Bán Cá Bớp Tươi Sống Chất Lượng Giá Cả Ổn Định Giao Hàng Tận Nhà【Xem 41,679】
  • 【7/2021】Giá Bán Cá Bớp Biển – Mua Ở Đâu Tại Tphcm Hiện Nay – Làm Món Gì Ngon【Xem 457,182】
  • 【7/2021】Cá Bóp – Mua Cá Bóp Ở Đâu Tại Tp Hồ Chính Minh【Xem 109,692】
  • Cá Bớp Đắt Hàng Ngày Tết – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Hơn chục năm nay, gần trăm hộ dân ở Hải Minh đầu tư đóng lồng bè để nuôi các giống cá bớp, cá chẽm, cá mú, cá hồng…, nhiều nhất là cá bớp. Chúng tôi về Hải Minh để tìm hiểu quy trình nuôi cá bớp khá độc đáo của người dân ở đây.

    Làng chài Hải Minh nằm trên bán đảo Phương Mai thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định) nằm quay mặt ra biển, tựa lưng vào núi, kín gió, rất thuận lợi cho nghề nuôi cá lồng bè.  

    Ăn ngủ cùng cá

    Từ bến Hàm Tử thuộc phường Hải Cảng, chúng tôi thuê 1 chiếc ghe đò đưa đi vòng quanh những lồng bè nuôi cá nằm san sát vây quanh bán đảo Phương Mai. Con đò ghé mạn vào 1 chiếc bè khá lớn, tôi hỏi to: “Bè mình nuôi cá gì vậy anh?”.

    Dù tôi hỏi rõ to nhưng tiếng của chiếc ghe đò nổ xoành xoạch, cộng với tiếng máy xay cá làm thức ăn bữa sáng cho lũ cá vang vang khiến đến mấy phút sau người nghe mới hiểu được ý người hỏi. Chủ bè trả lời gọn: “Cá bớp”. Vậy là tôi rời đò bước lên bè.

    Cá bớp lên ăn mồi.

    Trên bè, 2 người đàn ông trung niên đứng bên máy xay cá đang hoạt động. Những con cá to bằng cổ tay được cho vào cối xay để sau đó biến thành những miếng cá vụn, tươi roi rói. Hỏi ra thì biết, đó là bữa ăn sáng của lũ cá bớp lứa nhỏ. Bên cạnh, 1 thanh niên đang ngồi dùng dao chặt những con cá thành nhiều khúc, đó là bữa ăn cho lũ cá bớp lứa lớn hơn.

    Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và 2 chủ bè diễn ra giữa tiếng gió lộng và tiếng ồn của máy xay cá.

    Ông Nguyễn Lại (56 tuổi), 1 trong 2 chủ bè, kể, ông không phải là người dân Hải Giang, ông ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn, Bình Định). Nghe chuyện người dân Hải Minh nuôi cá lồng bè đạt hiệu quả kinh tế, ông cùng 1 người anh là ông Bùi Văn Hướng (59 tuổi) rủ nhau qua Hải Minh đầu tư 200 triệu đồng mua cây ván đóng lồng bè trên 150m2 diện tích mặt nước và mua lưới, chài để mở cuộc làm ăn.

    Ông Bùi Văn Hướng xay cá ồ làm thức ăn cho lứa cá bớp nhỏ.

    Cá bớp giống cũng khá đắt, 17.000 đồng/con nhỏ như cây bút bi, ông Lại và ông Hướng phải đầu tư thêm hơn 50 triệu đồng để mua 3.000 con cá giống về nuôi. Hết lứa này đến lứa khác, tính đến nay, ông Lại và ông Hướng đã gắn bó với con cá bớp được 6 năm.

    “Do nhà ở xa nên 2 anh em tôi phải ở luôn trên bè để chăm lũ cá. Mỗi sáng sớm chúng tôi chạy ghe về bờ đón mua cá mồi làm thức ăn cho cá nuôi, 6 giờ sáng bắt đầu nổ máy xay cá, băm cá mồi. Dù đã xay bằng máy mà phải mất 4 – 5 tiếng đồng hồ mới xong việc cho cá ăn buổi sáng.

    Hiện bè của chúng tôi đang nuôi 2 lứa cá bớp, lứa trước 1.000 con nuôi 5 tháng hiện đạt bình quân 5 kg/con; lứa nhỏ 2.000 con mới nuôi đạt 8 lạng/con. Cá lớn thì cho chúng ăn cá giũa, cá nhỏ thì cho ăn cá ồ. Những loại cá biển làm thức ăn cho cá bớp mua của các ghe làm nghề mành đèn, 13.000 đồng/kg cá giũa và 18.000 đồng/kg cá ồ.

     “Cá bớp thường bị những con bọ nhỏ bằng nửa hạt gạo bâu vào mắt, cá không thấy đường để ăn, ốm dần. Muốn chữa chúng khỏi bị bọ bâu mình phải vớt chúng lên, cho vào thúng chai chừng 100 – 150 con, sau đó xả nước ngọt vào cho chúng bơi lội khoảng 2 phút thì vớt ra sau đó cho chúng xuống lồng trở lại. Muốn phòng bọ cho cá mỗi tuần phải cho chúng tắm nước ngọt 1 lần, vì vậy cứ 5 ngày chúng tôi phải chạy ghe về bờ, mua 1.000 lít nước ngọt để vừa cho người nuôi sinh hoạt, vừa tắm cá”, ông Lại chia sẻ.

    Cá bớp ăn ngày 2 lần, sáng và chiều. Hôm nào cá biển vào nhiều chúng tôi cho chúng ăn 5 tạ thức ăn, hôm nào biển động cá ít, cho chúng ăn giảm lại còn 3 – 4 tạ. Cá bớp ăn khỏe nhưng bù lại chúng lớn nhanh như thổi.

    Trung bình cứ tiêu tốn 1,5kg thức ăn thì cá tăng trưởng được thêm 1kg. Đầu tư lớn nên anh em tôi phải ăn ngủ cùng cá để chăm sóc chúng”, ông Lại nói.  

    Thị trường mênh mông

    Ông Bùi Văn Hướng cho biết, nếu vùng nước nuôi sạch, trong, thì tỷ lệ hao hụt của cá giống rất thấp, thả 3.000 con giống chỉ hao hụt khoảng 300 – 400 con.

    “Chúng không chịu được nước bẩn nên mình phải thường xuyên vệ sinh những tấm lưới vây quanh lồng, lưới nằm dưới nước lâu ngày bị bùn các chất dơ dưới nước bám vào sẽ gây ô nhiễm vùng nước nuôi khiến cá chết”.

    Theo những hộ chuyên nuôi cá bớp ở Hải Minh, nếu cho ăn đủ lực thì nuôi 6 tháng cá đã đạt được trọng lượng 10kg/con. Thị trường không tiêu thụ cá bớp nhỏ, nên hộ nuôi nào bán sớm nhất cá cũng phải đạt trọng lượng 5 kg/con.

    Đầu ra của cá bớp thì mênh mông, tại cảng cá Quy Nhơn luôn có những chủ nậu sẵn sáng mở hầu bao thu mua để cung ứng cho các nhà hàng và các công ty chuyên xuất khẩu thủy sản.

    “Mấy năm nay giá cá bớp dao động từ 110.000 – 140.000 đồng/kg, hiện nay cá bớp đang có giá 130.000 đồng/kg. Cá bớp không bao giờ bị ế, có bao nhiêu các chủ nậu thu mua hết bấy nhiêu.

    Không chỉ có chủ nậu Bình Định thu mua, mà các chủ nậu ở Khánh Hòa cũng thường xuyên túc trực tại Cảng cá Quy Nhơn để đón mua cá bớp lồng bè nuôi ở Hải Minh. Cứ giữ được vùng nước nuôi không bị ô nhiễm, mỗi vụ anh em chúng tôi kiếm mấy trăm triệu dễ như trở bàn tay”, ông Lại cho biết.

    --- Bài cũ hơn ---

  • 【7/2021】Đặc Sản Quy Nhơn – Hải Sản Ngon Mua Về Làm Quà Có Những Món Gì【Xem 229,482】
  • Bảng Giá Hải Sản Cù Lao Xanh
  • 【7/2021】Chuyên Bán Cá Bớp Tươi Sống – Cá Bớp Giá Rẻ, Chất Lượng【Xem 233,343】
  • 【7/2021】Cá Bớp Biển – Cá Bớp Biển Tươi Đông Lạnh Bán Bao Nhiêu Kg【Xem 144,342】
  • 【7/2021】Mua Cá Bớp Nguyên Con Tươi Sống, Giá Rẻ, Chất Lượng Ở Đâu【Xem 85,833】

Kỷ Thuật Nuôi Cá Bớp Thương Phẩm

--- Bài mới hơn ---

  • Giá Cá Mai Tươi Bao Nhiêu Tiền 1Kg Tại Tphcm
  • Giá Cá Mặt Quỷ Bao Nhiêu Tiền 1Kg
  • Cá Bớp Là Cá Gì Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg
  • Cá Giò Sống Bán Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Giá Bao Nhiêu Tiền
  • Cá Giò Sống Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?
  • Trong thời gian gần đâ y, cá giò đã được nuôi phổ biến trong lồng bè ở vùng biển các địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An và Vũng Tàu. Chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh, từ con giống cỡ 20 -25g/con sau 1 năm nuôi có thể đạt 4 – 5kg/con. Ðây là đối tượng có rất nhiều triển vọng đối với nghề nuôi biển ở nước ta. Hiện nay, hầu hết các lồng nuôi chỉ sử dụng con giống từ nguồn sinh sản nhân tạo vì sự khan hiếm con giống loài này ở tự nhiên. Chính vì vậy, nhu cầu con giống đang ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương.

    Nuôi vỗ: Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng lưới. Trong điều kiện nuôi vỗ, cá giò ở tuổi thứ 2 có thể thành thục tuyến sinh dục.

    Sinh sản: Cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc trong giai, ấp trứng và ương ấu trùng trong bể composite hoặc bể xi măng.

    Trứng được đẻ trong bể xi măng, kể cả tiêm hoặc không tiêm hoocmôn, cá giò thường đẻ vào ban đêm, tập trung vào thời gian từ 21 – 24 giờ. Trứng được thu ngay sau khi đẻ, tách riêng và ấp ở nhiệt độ 28-30oC. Sau 24 – 28 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột có chiều dài 4 – 4,2mm.

    Thức ăn cho ấu trùng cá: ở ngày tuổi thứ 3, cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, ấu trùng hầu hà, nauplius của copepoda; tiếp đến là loại cỡ lớn như copepoda trưởng thành, artemia ấu trùng và trưởng thành, sau đó có thể luyện chúng ăn thức ăn hỗn hợp. Giải quyết thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá: nuôi tảo thuần trên túi ni lông; nuôi luân trùng thâm canh trên bể nhỏ; gây nuôi sinh vật phù du trên ao đất vùng nước lợ. Vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuất giống cá giò đã dễ; dàng, thuận lợi và có điều kiện mở rộng.

    Kết quả: Tỷ lệ cá giống tính từ khi nở cỡ 12-15cm đạt 4-5%, thời gian ương từ 50-60 ngày.

    Ðịa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I Ðình Bảng-Từ Sơn – Bắc Ninh; Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản Cát Bà.

    Kỹ thuật nuôi cá bớp (cá giò)

    Vị trí tốt cho việc nuôi lồng cá biển:

    – Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2-3m.

    – Tránh nơi sóng to, gió lớn như sóng cao trên 2m và tốc độ dòng chảy 1m/giây vì có thể làm hư hỏng lồng, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và sinh bệnh.

    – Cần tránh những nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng mà có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm.

    – Tốc độ chảy thích hợp từ 0,2-0,6m/giây.

    – Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6mg/lít, nhiệt độ 25-30 độ C, độ mặn từ 27-33 %o.

    – Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và tàu bè. Nơi có thể xảy ra hồng triều.

    Trở ngại trong nuôi lồng cá biển:

    Trong nuôi lồng cá biển, dù có nhiều ưu điểm, song, vẫn còn trở ngại trước mắt sau:

    Bẩn lồng: Lồng nuôi cá bị dơ bẩn nặng trong quá trình nuôi là vấn đề khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Chua and Tend (1980) đã ghi nhận lại rằng, do sự gây dơ bẩn nhanh chóng của các sinh vật như hào, giun, rong, tảo … mà làm lồng có mắc lưới 37 mm ở eo biển Penang bị giảm lưu thông nước đến 60% sau 2 tuần ngâm trong nước và đến 87% sau 1 tháng. Lồng có mắc lưới 12,7 mm lưu thông nước giảm 93% sau 3 tuần hoạt động.

    Nguồn giống: Hiện tại, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cá lồng vẫn còn dựa chủ yếu vào khai thác tự nhiên. Tuy nhiên, sản lượng khai thác không thể đáp ứng được nhu cầu con giống để mở rộng sản xuất hơn. Hơn nữa do tỷ lệ con đực (cá mú) trong quần thể tự nhiên ít hơn 5%, việc thu gom cá đực cho nghiên cứu và sản xuất giống cũng bị hạn chế.

    Thức ăn: Do việc nuôi cá lồng bị phụ thuộc vào nguồn thức ăn là cá tạp, khả năng cung cấp sẽ bị động và vì thế cho ăn không đều. Thức ăn là cá tạp không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cá nuôi, và cá tạp thối bẩn cũng dễ gây ra bệnh cho cá.

    Chất lượng nước thay đổi: Việc nuôi cá lồng còn bị ảnh hưởng mạnh bởi sự thay đổi dòng chảy sóng gió, và các yếu tố khác như độ mặn, pH, độc tố do nhiễm bẩn, tảo nở hoa… Vì thế, trước khi nuôi, cần xem xét và chọn vị trí thích hợp.

    Địch hại: Nhiều quan sát cho thấy rằng nuôi cá trong lồng có nhiều địch hại như rắn biển mực, cá dữ phá lồng hay vào lồng gây hại cho cá nuôi, chim cũng là địch hại nguy hiểm cho cá khi lồng không được bảo quản kỹ.

    Bệnh cá: Cá biển nuôi lồng thường mắc một số bệnh ký sinh và vi khuẩn.

    Các vấn đề cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cá trong nuôi lồng:

    • Chọn giống loài nuôi ít mẫn cảm với bệnh tật
    • Chọn vị trí cẩn thận
    • Cá giống khoẻ mạnh và kích cỡ hợp lý
    • Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chuẩn đoán tình trạng sức khoẻ cá
    • Mật độ nuôi vừa phải
    • Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu
    • Thức ăn phải tươi, không có mầm bệnh
    • Loại bỏ cá chết ra khỏi lồng và hủy cá
    • Ngăn ngừa địch hại
    • Vệ sinh dụng cụ thường xuyên
    • Thao tác nhẹ nhàng khi đánh bắt cá

    (Nguồn: ĐH Cần Thơ)

    Độ cao của đáy ao phải ở trên mực nước trung bình, có rãnh ở giữa ao rộng 2 m hướng về phía cửa cống…

    Ao nuôi: Ao thường có diện tích nhỏ từ 0,1-1ha. Bờ ao phải có đăng chắn để phòng cá thoát đi và các loài ăn hại xâm nhập. Độ cao của đáy ao phải ở trên mực nước trung bình, có rãnh ở giữa ao rộng 2 m hướng về phía cửa cống, theo chiều dài ao để tiện việc tháo cạn nước và làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng to. Đáy ao là đất thịt để các loài tảo ở đáy phát triển tốt và hố do cá đào không bị san bằng đi như trên đất cát.

    Xử lý ao trước khi thả cá: Cá bớp ăn tảo ở đáy, vì vậy cần làm cho tảo phát triển tốt trước khi thả cá. Đối với ao mới đào bón 600kg phân chuồng/ha, có thể cho thêm cám gạo, cho nước biển có độ mặn thấp, giữ độ sâu 15 cm. Tảo silic và tảo lam sẽ phát triển ở đáy ao. Những loài ăn tảo ở đáy như ốc phải diệt trừ bằng Bayluscide 0,3ppm, Sumithion 0,3ppm hoặc Lebaycid 0,25ppm.

    Thả giống: Mật độ thả 30.000 con/ha, tối đa là 50.000con/ha.

    Quản lý ao: Thời kỳ đầu, nước ao giữ ở mức 15cm. Sau 45 ngày, khi cá đạt cỡ trên 5cm sẽ làm đáy ở nền tảo bị hư hại, bà con cần tháo cạn nước và phơi nắng 3-6 ngày. Sau đó bón phân bắc, cám gạo… Cho nước lợ vào ao, lớp tảo đáy lại được hình thành. Mực nước giảm xuống 2cm-7cm.

    Nhiệt độ: Cá bớp sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trên 28 oC. Chúng ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 14 o C.

    Thu hoạch: Dùng lờ tre chắn ở lối chính vào hố của cá để đơm cá. Cũng có thể dùng lưới vó chắn ở cửa lấy nước. Khi tháo nước vào ao, cá tập trung ngày trên vó, kéo lưới lên bắt cá.

    Cá bớp nuôi từ 1-2 năm để đạt được quy cỡ thương phẩm tuỳ thuộc điều kiện ao và cách quản lý. Cỡ thương phẩm nhỏ nhất là 24 g, cỡ lớn nhất đạt 40 g, tỷ lệ sống 60%.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Bớp
  • Tìm Hiểu Kỹ Thuật Nuôi Cá Giò Thương Phẩm
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Bóp (Cá Giò)
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Đất
  • #1 Nem Rán Tiếng Anh Là Gì? Cách Làm Nem Rán Bằng Tiếng Anh

4 Cách Nhận Biết Cá Bớp Nuôi Và Cá Bớp Biển Trong 30 Giây

--- Bài mới hơn ---

  • 【7/2021】Giá Cá Bớp Năm 2022 Bao Nhiêu Tiền 1 Kg【Xem 198,000】
  • 【7/2021】Bán Cá Bớp Thơm Ngon Tại Nha Trang, Giá Ưu Đãi【Xem 267,003】
  • 【7/2021】Cá Bóp Biển – Giá Cá Bóp Hiện Nay【Xem 58,707】
  • 【7/2021】Cá Bớp Biển Phú Quốc Giá Bao Nhiêu 1Kg Mua Ở Đâu Tại Tphcm【Xem 238,491】
  • Cá Nguyên Con Hoặc Làm Sẵn Giao Tận Nơi
  • Tại Phú Quốc hay toàn lãnh thổ Việt Nam khi đã có cơ hội thưởng thức cá Bớp thì đều ưa thích các món chua. Nhưng cung không đủ cầu nên nghành nuôi trồng thủy hải sản mở rộng và phát triển thêm – Bớp nuôi. Vậy khi mua bạn có biết cá bớp nuôi và cá bớp biển khác nhau thế nào không?

    Có nhiều cách để phân biệt đâu là cá Bớp biển, đâu là cá Bớp nuôi: Mùi vị, cân nặng, màu sắc, vảy, thịt,…

    Vậy thì hôm nay vựa hải sản Hương Trà sẽ giúp bạn biết cách nhận biết cá Bớp biển và cá Bớp nuôi từ việc đi chợ hay ngồi ngay tại bàn ăn. Nhưng mọi người cũng đừng có chủ quan trong việc ăn cá quá mà ảnh hưởng đến tài chính của mình. Quan trọng là hải sản khi thưởng thức phải đạt 2 tiêu chí là TƯƠI và NGON.

    1. Màu sắc cá bớp nuôi có khác bớp biển?

    Màu sắc bên ngoài của Bớp biển hay Bớp nuôi là giống như nhau nếu xét cùng thời điểm: Tươi nhất (Mới câu được hoặc mới bắt lên từ bè), bảo quản qua đá 3 ngày trở lên.

    Nếu trong hoàn cảnh có 2 loại cá như thế này thì chúng ta cần phải phân biệt qua mùi, lúc này dựa vào kinh nghiệm mới biết đâu là mùi tanh của cá nuôi, đâu là mùi tanh của cá biển. Còn riêng mìnhtì mùi Bớp nuôi nặng hơn biển nhiều lần.

    2. Hình dáng giữa cá bớp biển và bớp nuôi có sự khác biệt không?

    Về cùng 1 cân nặng thì cá Bớp biển có thân hình thon dài hơn Bớp nuôi. Nhưng đôi lúc cũng có những con Bớp nuôi do ít ăn nên cũng có thân hình lầm lẫn. Thế nên khả năng chính xác của cách này là 95%.

    3. Vảy của 2 loại cá bớp biển và nuôi có gì khác?

    Đôi lúc chỉ khi đánh vảy có thể xác định được ngay đâu là Bớp biển, đâu là Bớp nuôi. Sở dĩ mình nói đôi lúc vì tùy theo cân nặng sẽ có cảm giác khó khăn trái ngược nhau của 2 loại Bớp nuôi và Bớp biển.

    Với những con cá nặng dưới 5kg, dù tươi hay đã qua nhiều lần đá đều cạo vảy dễ hơn.

    Như với những con cá tầm 5kg trở lên thì mức độ khó tăng dàn như sau:

    Bớp nuôi (tươi nhất) < Bớp biển (tươi nhất) < Bớp nuôi (qua đá) < Bớp biển (qua đá)

    4. Mùi vị cá bớp biển có ngon hơn bớp nuôi không?

    Cá nuôi luôn tanh hơn cá biển (Quan niệm này mình cảm thấy luôn đúng đối với mình). Đối với mình, cá biển chỉ có những con tầm 7kg trở lên thì mới có được vị béo của một con cá nuôi thông thường.

    Thế nên có một số câu chuyện buồn cười thế này xảy ra. Khách của mình lúc trước đã quen ăn cá nuôi, nhưng khi đưa cá biển thì bảo Vựa đưa nhầm cá nuôi vào.

    Tổng kết: Những cách trên mà Vựa hải sản Hương Trà vừa chia sẻ chính xác gần như 100% đối với hải sản tại Phú Quốc.

    Ngoài ra còn có một số tiểu tiết nâng cao: Nội tạng, máu, độ nhớt, mật độ vảy,… Những thứ này bạn phải tiếp xúc nhiều thì mới cảm nhận rõ mà không thể nói chi tiết hoặc nói qua loa. Bạn không thể hình dung được.

    Lời khuyên

    Để có một nồi lẩu cá bớp ngon, béo vừa, ít tanh. Hãy chọn những con cá Bớp nuôi dưới 5kg. Và nơi bán bớp nuôi ngon nhờ thực phẩm tự nhiên là những chú cá con, đầu cá, thực phẩm thừa khó có nơi nào tốt hơn khi đặt mua cá bớp trên mạng ngoài vựa hải sản Hương Trà.

    Cuối cùng với chia sẻ cách nhận biết cá bớp nuôi và cá bớp biển này sẽ giúp bạn tương lai sẽ giúp bạn mua được loại cá như mình muốn mà không bị mắc lừa bởi bất cứ người bán lành nghề nào.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Khá Giả Nhờ Nuôi Cá Bớp Biển – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm, Người Nông Dân Kiếm Tiền Tỉ Như Doanh Nhân
  • Chuyên Cung Cấp Cá Lóc Cá Trê Sĩ Lẻ Tại Đà Nẵng.
  • Nuôi Cá Lóc Lãi Trên 100 Triệu Đồng/năm
  • 【7/2021】Địa Điểm Mua Cá Lóc Chất Lượng Ở Thành Phố Hồ Chí Minh【Xem 164,439】

Kỹ Thuật Nuôi Cá Bớp Thương Phẩm Bỏ Vốn Ít Được Giá Cực Cao

--- Bài mới hơn ---

  • Cà Mau: Cá Bống Tượng, Cá Chình Tăng Giá, Nông Dân Phấn Khởi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • 【7/2021】Cá Bống Tượng – Cá Bống Bóp Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?【Xem 154,440】
  • Bán Cá Xiêm Thái Betta, Giant Khủng Lồ, Ròng Đen, Betta Pk Hm
  • Cá Basa Đông Lạnh Giá Sỉ
  • Cá Ba Sa Phi Lê Tại Miền Tây.
  • Cá bớp là loài cá có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, hiện loài cá này có giá trên thị trường khá cao nên nếu đầu tư nuôi giống cá này khả năng phát triển lớn.

    Cá bớp là loài cá ăn tạp nhanh lớn. Ảnh: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi

    Cá Bớp thường sống vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên Cá Bớp sống ở vùng nước mặn hoặc vùng nước lợ ven biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi. Ở nước ta, loài cá nàynuôi khá phổ biến ở nhiều tỉnh ven biển như Quảng Ninh , Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng trên biển.

    Loài cá này thuộc loại dữ, ăn thịt động vật, thức ăn tự nhiên gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con. Tốc độ sinh trưởng của cá nhanh, có thể đạt cỡ 4-6kg sau một năm nuôi. Hiện nay, giá của loài cá này trên thị trường khá cao, dao động từ khoảng 150.000 đồng/kg – 200.000 đồng/kg.

    Lồng nuôi cá bớp

    Với loài cá này, do có sức tốt nên có thể nuôi cả ở vùng vịnh kín gió hoặc vùng biển có sóng lớn tùy vào điều kiện bãi nuôi. Hiện nay, 2 loại lồng được sử dụng phổ biến trong nuôi cá bớp là lồng gỗ thường được dùng nuôi cá ở vùng vịnh kín gió và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. 

    Cỡ mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo tăng trưởng của cá. Diện tích lồng bè lớn, với lồng nhựa chịu lực thường có thể tích khoảng 300 m3 trở lên. Lồng gỗ quây sắt thường có thể tích từ 30 – 180 m3. 

    Kỹ thuật chọn giống và thả giống cá bớp

    Cỡ giống thả khoảng từ 70 đến 75 ngày tuổi, chiều dài cá đạt 10cm đến 12cm, khối lượng trung bình 12g. Cần chọn cá giống đều cỡ, khỏe mạnh , không xây xát và mang bệnh.

    Do cá bớp có tốc độ sinh trưởng nhanh, khi thu hoạch, cá thịt đạt trung bình 5kg/con nên mật độ thả nuôi ban đầu cần dừng ở mức 5-6 con/m3·    

    Trước khi thả cá cần tắm cá qua 5 – 10 phút kết hợp với sục khí để loại mầm bệnh ký sinh trên cá, hoặc tắm thuốc tím nồng độ 5 ppm trong thời gian 15 – 20 phút. Nên thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.     

    Thức ăn và quản lý lồng nuôi cá bớp

    Nên sử dụng cá tươi nhỏ, cá tạp làm thức ăn cho cá, mỗi lần cho ăn khoảng 5-8% tổng khối lượng đàn cá nuôi. Nếu sử dụng thức ăn công nghiệpScần sử dụng những loại cám uy tín chất lượng cỡ thức ăn phù hợp theo độ tăng trưởng của cá từ 2-16mm. Cho cá ăn ngày 2 lần, sáng và chiều.

    Trong quá trình nuôi cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá để kịp thời xử lý. Cần định kỳ vệ sinh và thay lưới lồng 2-3 tháng/lần để đảm bảo thông thoáng cho lồng nuôi. Cần định kỳ kiểm tra các bộ phận lồng nuôi (phao, khung,dây neo, lưới…) và khi cần thì kịp thời bảo dưỡng hoặc thay thế để giảm thiểu rủi ro do hư hỏng lồng. Hàng tháng đo mẫu để xác định tăng trưởng của cá (chiều dài và khối lượng cá), qua đó xác định được khối lượng đàn cá trong lồng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Bớp Đắt Hàng Ngày Tết – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • 【7/2021】Cá Bóp – Mua Cá Bóp Ở Đâu Tại Tp Hồ Chính Minh【Xem 109,692】
  • 【7/2021】Giá Bán Cá Bớp Biển – Mua Ở Đâu Tại Tphcm Hiện Nay – Làm Món Gì Ngon【Xem 457,182】
  • 【7/2021】Chuyên Bán Cá Bớp Tươi Sống Chất Lượng Giá Cả Ổn Định Giao Hàng Tận Nhà【Xem 41,679】
  • 【7/2021】Cá Tầm Tươi Đà Nẵng Và Các Món Ăn Hấp Dẫn【Xem 241,659】

【4/2021】Giá Bán Cá Bớp Biển

--- Bài mới hơn ---

  • Bán Cá Bớp Tại Phú Quốc, Giá Rẻ Bất Ngờ
  • Chuyên Bán Cá Bớp Tươi Sống
  • Giá Cá Bớp Sống 04/2021
  • Bán Cá Bớp Tươi Sống
  • Giá Cá Bớp Hiện Nay 04/2021
  • Chúng tôi chuyên cung cấp cá bớp biển tươi sống đông các loại. Cá bớp biển của vùng biển miền trung đầy nắng gió, nơi có nhiều vịnh, đầm xinh đẹp là nơi trú ngụ tuyệt vời của Cá Bớp – thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dầy, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn ngon có hạng…

    Cá Bớp là cá gì – sống ở đâu

    Cá Bớp là cá gì – sống ở đâu – có tác dụng gì? Cá Bớp là một loại cá biển chuyên sống ở vùng nước cạn gần bờ và có phần thịt rất dai ngọt và béo. Không quá béo ngậy như cá basa hay cá trê, cá Bớp xếp trong top những loại cá biển được ưa chuộng và thông dụng nhất trong thị trường hải sản hiện nay. Cá bớp biển được ngư dân đánh bắt trong ngày nhanh chóng cấp đông chuyển tới tận tay khách hàng vừa đủ độ tươi ngon.

    Cá Bớp biển giá bao nhiêu 1 kg tại TpHCM

    Nếu bạn cần mua cá Bớp, hãy nhớ rằng cá Bớp biển sống là đảm bảo chất lượng nhất bởi chỉ khi cá còn sống, bạn sẽ tin tưởng phần thịt cá vẫn tươi ngon. Công ty hải sản Ông Giàu là nơi chuyên cung cấp các loại cá biển tươi sống, đặc biệt là cá bớp biển. Với dịch vụ giao hàng tận nơi tại TpHCM cá bớp sống, mặt hàng này đang rất được ưa chuộng tại TpHCM bởi ở đây không hề có biển. Nơi không có biển nhưng vẫn có thể ăn được những loại cá biển ngon thì còn gì bằng. Nhanh tay đặt hàng cá Bớp biển tại Ông Giàu để được nếm thử hương vị loài cá ngon này.

    Giá cá bớp biển bao nhiêu 1 kg

    – Cá Bớp hàng tươi bảo quản lạnh : 195.000 / kg

    – Cá Bớp hàng tươi ướp đá: 205.000 / kg

    – Cá Bớp hàng sống: 320k/kg size 2 – 3.5 kg/con

    Cá Bớp cắt khúc tươi ngon của hải sản Ông Giàu

    Các cách chế biến cá bớp biển ngon hấp dẫn

    – Cá bớp chiên nước mắm.

    – Cá bớp nướng muối ớt.

    – Cá bớp kho tộ.

    – Cá bóp nhúng giấm

    – Lẩu cá bớp.

    – Canh chua cá bớp.

    – Cá bớp nấu lá lốt.

    – Cá bớp nấu lá bứa.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chuyên Cung Cấp Cá Bóp Cắt Lát Hoặc Nguyên Con
  • Cá Bớp Giống Chất Lượng
  • Giá Cá Bớp Giảm Mạnh, Người Nuôi Gặp Khó Khăn
  • Cá Bớp Nuôi Ở Biển Mũi Né Là Ngon Nhất, Đắt Nhất
  • Cá Bớp Rớt Giá, Người Nuôi Lao Đao