Cá Vàng Đuôi Quạt Là Cá Gì? Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Khỏe Mạnh

--- Bài mới hơn ---

  • Mách Bạn Địa Chỉ Bán Cá Ryukin Đẹp
  • Cách Lựa Chọn Cá Vàng Ranchu Khoẻ Đẹp
  • ?cách Rán Cá Chỉ Vàng Đúng Cách, Pha Nước Mắm Chấm Cá Chuẩn Vị?
  • Cá Vàng Ranchu Calico (Ranchu Ngũ Hoa)
  • Sự Đa Dạng Trong Màu Sắc Cá Ranchu
  • Cá Vàng Đuôi Quạt là một giống cá có nguồn gốc từ nước ngoài tuy nhiên hiện đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên kỹ thuật nuôi cá Vàng Đuôi Quạt tốt nhất không phải ai cũng nắm được. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây.

    Cá Vàng Đuôi Quạt là một giống cá có nguồn gốc từ và . Đây là một trong những giống cá Vàng đuôi kép đầu tiên. Chúng là sản phẩm của việc lai tạo thông qua đột biến tự nhiên ở Trung Quốc.

    Đuôi Quạt được biết đến là giống có kích thước lớn, có con lên đến 25- 30cm. Cá có đặc điểm nổi bật và cũng là lý do vì sao chúng có tên như vậy đó là chiếc đuôi dài khoảng từ 1/4 đến 1/2 chiều dài thân. Hai phần đuôi tách biệt trên 90%.

    Cá có thân rộng, ngắn cà vây lưng đơn trương thẳng, khoảng 1/3 đến 1/2 độ rộng thân. Các vây còn lại được sắp xếp theo từng cặp. Vây ngực, bụng tròn, ngắn và cân xứng. Cá có nhiều màu, gồm cam, vàng, trắng, xanh lá cây nhạt, vàng-nâu, vải hoa và đen, nâu với màu xanh dương viền xung quanh.

    Kỹ thuật nuôi và chăm sóc là kiến thức bạn cần biết khi nuôi bất kỳ loài cá cảnh nào. Với cá Đuôi Quạt thì khi nuôi bạn cần chú ý những điều sau đây:

    Chọn được giống khỏe mạnh chính là một yếu tố quyết định rất lớn đến việc bạn có một bể cá đẹp sau này. Những chú cá khỏe mạnh là:

    – Cá luôn phải di chuyển, năng động, không ở một chỗ.

    – Chú ý quan sát vây và đuôi của cá phải nguyên vẹn, không có chỉ máu, đuôi xòe rộng có vảy óng ánh. Vây cá phải cân xứng điều này giúp cá di chuyển dễ dàng hơn.

    – Quan sát trên thân cá không có chấm nâu hình oval, không bị tróc vảy hay nổi những bệt trắng có gồ.

    – Miệng cá không sưng phù, miệng đớp đều đặn. Mắt cá phải trong đen rõ ràng.

    Mặc dù bể cá cảnh hình tròn thì khi nuôi cá sẽ có tính thẩm mỹ, dễ di chuyển và cọ rửa hơn. Tuy nhiên đây không phải là loại bể thích hợp để nuôi cá Vàng Đuôi Quạt. Bởi vì loại bể này có tiết diện mặt nước quá nhỏ để cung cấp đủ oxy cho cá.

    Loại bể nuôi cá cảnh thích hợp là có bề mặt phẳng hình vuông hoặc chữ nhật. Loài cá cảnh này cũng thích hợp sống ở nhiều tầng nước và bơi giữa những cây thủy sinh. Chính vì thế khi setup bể cá, người nuôi cũng có thể trang trí thêm những loại cây này và trong nước để ngụy trang.

    Cá Vàng đuôi quạt cũng sống tốt trong môi trường nhiệt độ: 18-22 °C, duy trì pH 6,5-7,5 và dH 4-20.

    Đây là loài cá cảnh ăn tạp vì thế người nuôi có thể cho chúng ăn rất nhiều loại thức ăn. Chọn những loại thức ăn tổng hợp để cá Vàng đuôi quạt dễ tiêu hóa hơn và không bị bẩn nước nhanh.

    Ngoài ra cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách cho cá ăn thêm trùn chỉ, loăng quăng. Tuy nhiên trước khi cho cá ăn thì phải rửa sạch trùn chỉ để loại bỏ mầm bệnh. Ngoài ra cũng có thể tập cho cá ăn rau và cá mồi để cân bằng chất dinh dưỡng.

    Người nuôi cá cảnh cũng cần chú ý những điều sau để cá Vàng Đuôi Quạt luôn khỏe mạnh:

    – Khi mua cá về thì không nên cho cá vào bể ngay mà để bao cá còn nguyên trên bể. Điều này giúp cá quen với nhiệt độ và môi trường nước mới. Sau đó mới từ từ thả cá vào bể nước. Thường cá mới mua về sẽ đi phân. Vớt hết phân sau một ngày, và không nên cho cá ăn ngay.

    – Khi nuôi nên thay nước thường xuyên tuy nhiên mỗi lần nên thay một phần nước để cá có thể thích nghi tốt với môi trường sống mới.

    – Cho cá ăn đều đặn với một lượng thức ăn vừa đủ. Không nên cho cá ăn quá nhiều, lượng thức ăn thừa sẽ làm bẩn nước.

    Trong họ cá Vàng, ngoài cá vàng Đuôi Quạt thì cá Vàng lan thọ đang rất được ưa chuộng hiện nay bởi vẻ đẹp và mang nhiều yếu tố phong thủy.

    Trong quá trình nuôi cá Vàng Đuôi Quạt thì người nuôi cũng nên chú ý quan sát và điều trị một số bệnh như:

    Đây là căn bệnh cá Đuôi Quạt rất dễ bị và cũng dễ nhận biết trên cơ thể cá. Khi cá bị bệnh người nuôi có thể quan sát thấy trên cơ thể và vây của cá có những đốm trắng và phát triển tương đối nhanh. Loại bệnh này có nguyên nhân từ những ký sinh trùng dưới đáy bể. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có thể khiến cá chết. Người nuôi cần cách ly cá và ngâm thuốc nấm trắng 3 đến 5 ngày là khỏi.

    Trong quá trình di chuyển trong bể cá có thể bị va đập vào những vật dụng trong bể và bị sưng mắt. Biểu hiện là mắt cá lồi hẳn ra và có máu tụ xung quanh. Lúc này người nuôi cần ngâm thuốc tetra theo tỷ lệ, tăng thêm lượng muối. Thay nước 30% và cho thêm thuốc cho đến khi mắt cá hết lồi.

    Người nuôi cũng có thể thấy trên thân cá có ký sinh trùng như rận nước, trùng mỏ neo bám trên cá. Chúng có thể bơi từ con này sang con kia. Điều này làm cá khó chịu và thường xuyên quẫy trong bể và cọ vào thành bể hoặc vật dụng trong bể. Hãy cố bắt con bọ ra, thêm muối từ 3 % trở lên chỉ khoảng 2 – 5 hôm là khỏi.

    Kỹ thuật chăm sóc cá Vàng Đuôi Quạt cũng không quá phức tạp đúng không? Chỉ cần bạn chú tâm vào việc chăm sóc cá thì chắc chắn bạn sẽ luôn có một bể cá đẹp.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Xem Phim Cô Bé Người Cá Ponyo
  • Linh Vật Cá Chép Vàng Mang Những Ý Nghĩa Phong Thủy Gì?
  • Cá Phong Thủy: 8 Nguyên Tắc Chọn Nuôi Cá Cảnh Được Tài Lộc
  • Đánh Giá Thị Trường Mua Bán Cá Oranda Tại Tp Hồ Chí Minh
  • Các Loại Cá Vàng Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Chim Chèo Bẻo Đuôi Cờ Ăn Gì? Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi & Bẫy Hiệu Quả

--- Bài mới hơn ---

  • Ngày Mai Có Còn Hương Vị Quê Xưa
  • 1 Khúc Cá Kho Bao Nhiêu Calo? Ăn Cá Kho Có Giảm Cân Không?
  • 100G, 200G Cá Hồi Chứa Bao Nhiêu Calo, Protein? Ăn Nhiều Mập Không?
  • Ăn Cá Chiên Có Béo Không? Bận Mí Ngay Cá Chiên Có Bao Nhiêu Calo?
  • Bún Có Bao Nhiêu Calo? Ăn Bún Có Béo Không?
  • Hiện nay, Chèo bẻo được chia thành 2 loại chính là Chim chèo bẻo đuôi cờ và chèo bẻo có đuôi dài.

    Chim chèo bẻo có nguồn gốc từ châu Á, xuất hiện nhiều nhất tại Ấn độ và Iran. Trung bình một chú chèo bẻo trưởng thành chiều dài cơ thể có thể lên tới 28 cm.

    Chúng thường sống thành từng đàn từ 4 tới 6 con, vào buổi chiều hàng ngày chúng thường bay lượn cùng nhau và kêu hót vang trời.

    Loài chèo bẻo đuôi cá thì không có khả năng hót và nhái giọng, chúng chỉ có thể kêu luyến, toàn thân có lông máu xám, mỏ ngắn đỏ, bụng trắng, đuôi chẻ đôi.

    Chim chèo bẻo cũng là loài chim chung thủy tương tự như bồ câu trắng

    Nhiều người cho rằng, chim chèo bẻo tính cách tương đối bạo dạn và hung dữ, không nên nuôi loài chim này tại nhà khi trong nhà có chim, vịt, ngỗng.

    Tuy nhiên, số khác lại cho rằng, mặc dù chèo bẻo dữ dằn nhưng nếu được thuần hóa từ nhỏ thì khi trưởng thành chúng cũng rất nghe lời

    Hình ảnh được coi là vô cùng gạn dạ mà hiếm có loài chim nào dám làm.

    🔥🔥🔥 XEM NGAY: Đại bàng Haast

    Chim chèo bẻo xám thích làm tổ trên những cánh cây cao, đặc biệt là trên ngọn cây. Tổ được làm bằng rơm, cỏ khô cũng như sử dụng chất dãi để kết dính lại với nhau.

    Một năm chèo bẻo chỉ đẻ từ 2 tới 3 lứa từ cuối Xuân tới hết mùa Thu. Mỗi lần khoảng 3 trứng, con nào khỏe thì có thể đẻ được 5 trứng.

    Trứng chim chèo bẻo có kích thước tương tự như chim sáo cáo màu xanh nhạt. Những chú chim có lông đuôi và hai bên cánh trắng thì trứng đẻ ra cũng là màu trắng đục

    Khi chúng ta giành tâm huyết, chăm sóc chúng bằng cả tấm lòng thì con vật đó chắc chắn sẽ cảm nhận được.

    Dân chơi chim lâu năm gọi là thần giao cách cảm giữa người chủ và vật nuôi.

    Chim chèo bẻo đen thích ăn nhất là các loại côn trùng như bọ ngựa, châu chấu, thằn lằn, nhện, sâu gạo, bọ xít….

    Loài chim này giúp tiêu diệt các giống con trùng gây hại và phá hoại mùa màng nên được bà con nông dân rất yêu quý

    Trong điều kiện nuôi nhốt bạn có thể cho chúng ăn các loại hoa quả chín hoặc các loại thức ăn dạng cám, hạt hoặc thức ăn mặn.

    Có thể cho chim non ăn trứng gà trộn bột ngô và thịt băm để bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết.

    Khi đến giai đoạn trưởng thành đủ lông đủ cánh bạn chỉ cần cho chúng ăn cám là được. Đừng quên bổ sung các loại rau xanh và quả tươi để kích thích tiêu quá phát triển

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nuôi chim chèo bẻo bằng cháo kê trứng. 1 ngày chỉ cần cho ăn 2 bữa sáng và tối.

    Đặc biệt chú ý thức ăn còn thừa của ngày hôm trước nên đổ đi, tuyệt đối không sử dụng lại. Bởi rất có thể chúng sẽ bị hỏng, ôi thiu gây mất vệ sinh ảnh hưởng tới đường ruột.

    🔔🔔🔔 ĐỌC THÊM: Chim Lợn thường sống ở đâu

    Chèo bẻo là giống chim có chiếc đuôi rất dài nên lồng nuôi chèo bẻo cũng phải có kích thước lớn và rộng rãi.

    Điều này sẽ giúp chim có thể tự do chạy nhảy cũng như giúp chân chúng không bị teo nhỏ lại.

    Nếu trong nhà đã từng nuôi chim sáo hoặc vẹt trước đây thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng chiếc lồng này để nhốt chèo bẻo đuôi cờ

    Khả năng chịu gió rét, lạnh buốt của chèo bẻo là bằng 0. Vậy nên khi vào mùa đông bạn nên trang bị một tấm màn mỏng bên ngoài để phủ lên lồng.

    Vừa giúp chắn gió lại có thể che ánh nắng trực tiếp chiều vào chuồng

    Lồng nuôi cũng nên đặt ở các khu vực yên tĩnh, tránh sự dòm ngó của chó, mèo hay các loài động vật khác.

    💝💝💝 PHẢI XEM: Chim Gõ Kiến nuôi có khó không

    Về cơ bản cách bẫy chim chèo bẻo cũng giống như các loài chim khuyên, chim sáo hay chào mào, . Cần dựa vào đặc tính kiếm ăn của chúng mà lựa chọn mồi bẫy

    Cách 1: Sử dụng cần bật, gắn châu chấu, bộ ngựa vào trong một chiếc lòng lọng. Đặt ở gần bên bờ cỏ gần khu vực chim hay đậu và kiếm ăn kiểu gì cũng dính bẫy.

    Tuy nhiên, nếu đặt bẫy kiểu này thì chim rất khó sống, thường bẫy để làm thịt

    💠💠💠 TÌM HIỂU: Khả năng đẻ trứng của chim cúc

    Chèo bẻo không phải là loài chim có tuổi thọ cao, theo kinh nghiệm của các anh em chơi chim lâu năm thì giống chim này thường lăn ra chết sau 1 năm.

    Không tìm được lý do, có người kể rằng vì chúng nớ rừng nên tự sát mà chết

    Tuy nhiên, nếu chăm sóc và để tâm nuôi chim hằng ngày thì chúng cũng có thể sống khá lâu đấy.

    Chim chèo bẻo đuôi cờ hiện được bán với giá 400k/con.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Có Nên Cho Bé Ăn Cá? Làm Thế Nào Để Tránh Hấp Thu Thuỷ Ngân Và Tăng Hấp Thụ Omega
  • Cá Kìm Là Cá Gì? Nấu Món Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán Ở Đâu
  • Hướng Dẫn Bạn Làm ?cá Kho Nghệ Ngon Như Đầu Bếp❤️
  • Bật Mí Cách Làm Món Cá Kho Tộ Ngon Đậm Chất Miền Nam
  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Cá Cảnh

Lai Tạo Dòng Cá Betta Hai Đuôi (Đuôi Kép

--- Bài mới hơn ---

  • Sự Đa Dạng Đuôi Của Loài Cá Betta Cảnh
  • Cách Nuôi Dưỡng Để Cá Betta Đạt Kích Thước Lớn Bất Thường
  • Thức Ăn Cho Cá Betta Sakura Gold 35% Protein 20 Gram
  • Cách Lựa Chọn Nơi Bán Cá Betta Ở Hà Nội.
  • Các Dạng Đuôi Cá Betta Mái
  • Dòng cá betta hai đuôi là gì và chúng được lai tạo ra như thế nào có lẽ là một điều mà người chơi cá cảnh betta rất mong muốn được tìm hiểu không chỉ để thỏa mãn sự tò mò mà còn để tự lai tạo cho mình những dòng betta mới vì cá betta không quá khó để cho sinh sản và lai tạo như các loài cá khác.

    Cá đuôi kép là một đối tượng được yêu thích từ khi chúng bắt đầu xuất hiện trong thế giới cá betta. Cá đuôi kép, như tên của chúng, có hai thuỳ đuôi phân lập. Chúng không phân ra hai bên như cá vàng mà theo kiểu trên – dưới. Hơn nữa, vây lưng của chúng dài hơn, thân cũng ngắn và mập hơn cá đuôi đơn bình thường vì điều này giúp chúng nâng đỡ bộ vây đặc biệt được tốt hơn.

    Đặc điểm đuôi đơn được quyết định bởi một gen lặn, khi hai alen kết hợp với nhau sẽ tạo ra cá betta có hai thuỳ đuôi và vây lưng cực lớn. Cũng có những yếu tố khác ảnh hưởng đến hình dạng của đuôi kép bởi vì mức độ phân lập ở đuôi không hoàn toàn giống nhau. Gen này cũng tạo ra những đặc điểm bề ngoài rất khác nhau, có những con thuỳ đuôi rất đều nhưng cũng có những con mà tỷ lệ hai thuỳ rất khác biệt.

    Tôi không thể nói chính xác khi nào thì dạng đuôi kép đột biến xuất hiện và ai là người đầu tiên phát hiện ra chúng. Có người nói con đuôi kép đầu tiên xuất hiện trong dòng cá của Warren Young (nhà lai tạo thường được biết dưới tên “Libby Betta”), trong khi những người khác lại cho rằng cá đuôi kép xuất hiện trong số cá nhập khẩu từ Đông Nam Á và được những người yêu thích cá betta nuôi dưỡng.

    Được biết, gen đuôi kép đột biến gây ra một hiệu ứng gọi là “vây bụng hoá” (ventralization), tức là vây lưng có hình dạng khác thường và trông giống như vây hậu môn và thuỳ dưới của đuôi. Nói cách khác, gen đột biến hoán đổi phần vây trên bằng phần vây dưới nhưng lại không tác động đến vây hậu môn và thuỳ dưới. Người ta chứng minh được rằng tia cực tím kích thích sự “vây bụng hoá” ở bào thai cá betta, nhưng điều đó lại hoàn toàn khác với sự hình thành một cách tự nhiên ở cá betta đuôi kép.

    Lai tạo cá đuôi kép là công việc khó khăn bởi vì sự đột biến có xu hướng làm vây bị xoắn và biến dạng. Lai đuôi kép với nhau sẽ tạo ra 100% đuôi kép nhưng chúng cũng tạo ra rất nhiều cá con bị xoắn đuôi và những lỗi khác. Phương pháp thông thường là lai cá đuôi kép với cá đuôi đơn để hạn chế lỗi xoắn đuôi ở bầy cá con và cũng để cải thiện vây lưng của cá đuôi đơn. Thế hệ lai đầu tiên sẽ tạo ra toàn cá đuôi đơn, hầu hết chúng là dị hợp tử của đuôi kép. Ký hiệu gen cho cá đuôi đơn có mang gen đuôi kép là ST/dt. Lai ST/dt với nhau sẽ tạo ra khoảng 25% cá đuôi kép. Lai đuôi kép với ST/dt sẽ tạo ra tỷ lệ đuôi kép cao hơn (gần 50%).

    Ngày nay, các nhà lai tạo thường sử dụng cá đuôi kép để cải thiện độ lớn của vây lưng ở cá đuôi đơn. Điều này có hiệu lực ở ngay thế hệ đầu tiên F1 nhưng lai tuyển chọn lâu dài có thể cải thiện vây lưng ở cá đuôi đơn gần bằng với cá đuôi kép!

    Một dòng cá mới và cần thiết đó là halfmoon đuôi kép với các thuỳ đuôi rộng xếp chồng lên nhau và có thể xoè đủ 180 độ hay nhiều hơn. Điều này, cùng với tỷ lệ cân đối của vây lưng và vây hậu môn chắc chắn sẽ tạo ra con cá betta cực kỳ ấn tượng! (hình trên cùng)

    Nguồn betta.ketviet

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bệnh Thường Gặp Của Cá Cảnh Betta
  • Các Loại Bệnh Phổ Biến Ở Cá Betta Và Cách Điều Trị
  • Cách Chữa Bệnh Sình Bụng , Cách Chữa Bệnh Kỵ Màu , Cá Không Kè , Cách Giữ Trùng Cỏ , Làm Trùng Cỏ
  • Cách Chữa Bệnh Và Phòng Bệnh Xù Mang Cá Betta , Xù Vây Cá Betta
  • Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Cá Betta Bị Nấm

Cá Đuôi Đèn: Cách Nuôi & Chăm Sóc Cá Đuôi Đèn (Cá Nana)

--- Bài mới hơn ---

  • Đặc Sản Dê Nướng Anh Đào
  • Ca Sỹ Đào Anh Thư
  • 13 Lợi Ích Tốt Nhất Của Nước Ép Anh Đào Cho Da, Tóc Và Sức Khỏe
  • Những Điều Thú Vị Về Cá Khô Vobla Astrakhan Nga
  • Địa Chỉ Bán Cá Khô Vobla Astrakhan Uy Tín Giá Rẻ
  • Cá đuôi đèn tên gọi khác là cá nana, chúng thường bơi thành đàn và rất nhanh nhẹn. Cá đuôi đèn rất thích hợp để nuôi trong môi trường thuỷ sinh.

    Cá đuôi đèn có tên khoa học là Hasemania nana ( dòng cá này còn có tên đồng nghĩa là Silvertip tetra), cá đuôi đèn còn được gọi với tên là cá nana, loài cá này thuộc họ nhà Characidae.

    Cá đuôi đèn là một trong những loài cá nước ngọt, cá có nguồn gốc từ suối và lạch ở lưu vực sông São Francisco ở Brazil, sau những năm 2000 loài cá đuôi vàng mới được nhập vào Việt nam.

    Cá đuôi đèn khá dễ lai tạo, nhưng bạn cần phải tạo môi trường thuỷ sinh riêng để nuôi bất kì lượng cá con nào. Bể cá này phải được sử dụng đèn chiếu sáng mờ và bổ sung thêm những tán cây lá mảnh như rêu java hoặc cỏ lau để cho cá đẻ trứng, trứng của cá đuôi đèn sẽ bám vào những tán rêu và cỏ. Bạn nên bổ sung thêm những tấm lưới giúp trứng cá có thể lọt qua nhưng phải vừa đủ để những con cá trưởng thành không thể lọt qua.

    Ngoài ra cá đuôi đèn có thể sinh sản theo cặp, bằng phương pháp chia cá thành 2 nhóm riêng biệt, nhóm đực và nhóm cái thành 2 bể riêng biệt với chế độ ăn uống cho cá chất lượng cao gồm thức ăn sống và thức ăn đông lạnh, ở nhiệt độ nước khoảng 75 – 78 ° F. Khi những con cái đã đầy trứng và những con đực có màu sắc đẹp nhất, chọn những con cái béo nhất và những con đực có màu lông đẹp nhất và chuyển chúng vào bể đẻ. Các cặp cá đuôi đèn thường đẻ trứng vào sáng hôm sau.

    Trứng của cá đuôi đèn sẽ nở trong khoảng 24 – 36 giờ đồng hồ, trứng và cá con rất nhạy cảm với ánh sáng mạnh trong giai đoạn đầu của cuộc đời chúng và nên giữ cho bể ở nơi thiếu ánh sáng nhất có thể.

    Cá đuôi đèn rất dễ cho ăn, chúng sẽ sẵn sàng ăn những gì được cung cấp. Để cá có thể trạng và màu sắc cơ thể một cách tốt nhất thì các bạn nên cung cấp cho cá một lượng thức ăn giàu dinh dưỡng và các bữa ăn thường xuyên hơn với các loại thực phẩm sống và đông lạnh như trùn chỉ, những sinh vật giáp xác cùng kết hợp những mảnh và hạt khô.

    Cách phân biệt cá đuôi đèn đực và cá đuôi đèn cái?

    Cá đuôi đèn đực có màu sắc đậm cá cái, bộ phận thân của cá đực mỏng hơn cá cái, cá đực đầu vây hậu môn có màu trắng, còn cá cái có màu hơi vàng ở đầu vây hậu môn.

    Cá đuôi đèn mua ở đâu?

    Các bạn có thể đến những cửa hàng bán cá thuỷ sinh trên toàn quốc là có thể tìm thấy, hoặc bạn lên những trang diễn đàn về cá thuỷ sinh là có thể tìm thấy và mua được ngay.

    Cá đuôi đèn giá bao nhiêu?

    Bài viết “Cá đuôi đèn: Hướng dẫn nuôi và cách chăm sóc cá đuôi đèn” của AHISU được bảo vệ bởi đạo luật DMCA.

    Vui lòng để lại nguồn https://www.ahisu.com/ca-duoi-den/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

    Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Diếc Anh Đào Siêu Đỏ Max Size
  • Cách Làm Chả Cá Thu Hải Phòng Thơm Ngon Đúng Điệu
  • Tìm Hiểu Về Ý Nghĩa Hình Xăm Cá Chép Và Các Loài Hoa
  • Bán Các Loại Cá Đàn Thả Bể Thủy Sinh
  • Cà Xỉu Sống Giá Bán Bao Nhiêu Tiền

Cá Lăng Đuôi Đỏ

--- Bài mới hơn ---

  • 【7/2021】Cá Mè Sống Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?【Xem 267,003】
  • 【7/2021】Nơi Bán Cá Mè Tươi Sống – Mua Cá Mè Ở Đâu【Xem 235,818】
  • 【7/2021】Cá Mè Là Cá Gì – Mua Ở Đâu Bán Tại Tphcm – Nấu Món Gì Ngon【Xem 475,200】
  • Cá Mè Cắt Khúc Loại 10
  • 【7/2021】Mua Cá Mặt Quỷ Ở Đâu – Giá Bán Bao Nhiêu Tiền 1Kg Ở Tphcm【Xem 826,155】
  • Cá lăng đuôi đỏ hay còn gọi là cá lăng nha đuôi đỏ hay cá lăng chiên (Danh pháp khoa học hai lần: Hemibagrus microphthalmus) là một loài cá trong họ cá Lăng. Chúng được tìm thấy ở khu vực sông Irrawaddy, sông Sittang và sông Salween của Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan. Ở Việt Nam, cá lăng đuôi đỏ được nuôi nhiều nhất ở sông Bình Di, huyện An Phú, An Giang với gần 200 bè, cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Cá lăng đuôi đỏ là loài cá nhiệt đới phân bố ở châu Á, đặc biệt là các nước ở lưu vực sông Mê Kông. Ở Việt Nam, chúng phân bố rộng rãi ở các thủy vực nước ngọt và nước lợ nhẹ miền Nam. Chúng còn có mặt ở sông Sêrêpôk của vùng Tây Nguyên.

    Đặc điểm:

    Cá Lăng đuôi đỏ có kích thước lớn nhất trong tất cả các loài cá thuộc họ Bgridae, Cùng với cá tra dầu và cá hô, cá lăng là loài cá nước ngọt có cỡ khá lớn. Thịt cá lăng đuôi đỏ trắng, dai, giòn và có hương vị đặc trưng. Ở Sêrêpôk có loại cá lăng đuôi đỏ khổng lồ mà chỉ một con thôi, cả làng ăn không hết thịt, có lắm con to dài hơn một người đàn ông lực lưỡng, cá lăng khủng nặng bảy tám chục ký lô

    • Phần đầu: Cá lăng đuôi đỏ là cá có thân dài, đầu dẹp, da trần không có vảy, có 4 đôi râu với 1 đôi ở mũi, 1 đôi ở hàm và 2 đôi ở cằm. Loài này sống ở tầng giữa, sống đơn độc. Thân dài, phần đầu và thân trước dẹp bằng, phần sau dẹp bên, nhất là cuốn đuôi, đầu rất rộng và trơn, miệng dưới hơi rộng, hình cung tròn, môi thịt phủ trên hai hàm và nối liền ở gốc miệng, mắt trung bình, không phủ da, nằm chếch phía đỉnh đầu, có 4 đôi râu, râu mũi dài đến viền trước mắt, râu hàm trên gốc bẹt cứng kéo dài quá gốc vây hậu môn, râu cằm ngoài dài quá gốc vây ngực, râu cằm trong chưa tới hết nắp mang.

    • Hệ thống vây: Thân trần, đường bên hoàn toàn, chạy giữa chiều cao thân, thân màu xám nâu, phần lưng thẫm hơn phần bụng, bụng trắng nhạt, các vây đuôi, vây lưng, vây bụng, vây ngực và vây hậu môn đỏ và phần vây đỏ, phần màng hơi xám, đặc biệt vây đuôi rất đỏ, vây mỡ trắng xám, viền ngoài đỏ hồng. Vây lưng có khởi điểm trước khởi điểm vây bụng, gần mút mõm hơn gốc vây đuôi, gai vây lưng mảnh, phần gốc cứng, phần ngọn mềm, phía trên đều trơn nhẵn, cả hai phía đều có mấu, vây mỡ trung bình, viền sau tự do, chiều dài gốc vây mỡ bằng ½ lần chiều dài gốc vây hậu môn. Vây ngực có răng cưa cứng to dài, phía trước trơn nhẵn, phía sau nhiều răng cưa, vây bụng tròn, phía sau vượt quá hậu môn, vây hậu môn viền sau lõm, các tia không phân nhánh ngắn, các tia phân nhánh dài, vây đuôi phân thùy sâu, tia giữa ngắn, mút cuối hơi tròn.

    Cá Lăng đuôi đỏ bán ở đâu Hà Nội?

    Micfood.vn tự hào là đơn vị cung cấp cá Lăng đuôi đỏ sông Đà tươi sống, đảm bảo chất lượng tại Hà Nội với kinh nghiệm nhiều năm. Để đưa những chú cá Lăng đuôi đỏ ngon lành về cho bữa ăn gia đình có thể trực tiếp đến cửa hàng chúng tôi tại 689 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội hoặc gọi ngay cho chúng tôi 0243.245.4085- 0243.245.4086- 0964.915.559 để đặt hàng.

    Giá cá Lăng đuôi đỏ tươi sống tại Hà Nội?

    Giá cá Lăng đuôi đỏ tại Micfood như sau:

    Cá Lăng đuôi đỏ sông Đà khối lượng 1,5-2,5kg giá: 215.000đ/kg

    Cá Lăng đuôi đỏ sông Đà khối lượng 2,5-5kg giá: 230.000đ/kg

    Các loại cá khác: 

     

    MICFOOD.VN SIÊU THỊ CÁ SÔNG ĐÀ TẠI HÀ NỘI

    • Địa chỉ: 689 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

    • Email: [email protected]

    • Hotline: 0243.245.4085- 0243.245.4086- 0964.915.559

    • Website: https://micfood.vn/

    --- Bài cũ hơn ---

  • 【7/2021】Giá Bán Cá Lăng Đuôi Đỏ Bao Nhiêu Tiền 1Kg Mua Ở Đâu Tại Tphcm【Xem 855,162】
  • 【7/2021】Cá Lăng Đuôi Đỏ – Cá Lăng Đuôi Đỏ Giá Bao Nhiêu 1Kg【Xem 225,027】
  • Bán Cá Lăng Đen, Bán Buôn Bán Lẻ Cá Lăng, Ngạnh Sông Đà Mọi Số Lượng Toàn Quốc
  • Đại Lý Cá Lăng
  • 【7/2021】Cá Lăng – Cá Lăng Đuôi Đỏ Bao Nhiêu Tiền 1Kg【Xem 658,845】

Cá Chép Nhật Đuôi Dài

--- Bài mới hơn ---

  • Nuôi Cá Chép Thương Phẩm Thu Bạc Tỉ, Tưởng Không Dễ Mà ‘dễ Không Tưởng’
  • Cá Chép Sông Đà Sống Size 3
  • Giá Bán Cá Sông Đà Tự Nhiên Các Loại
  • Cá Chép Sông Đà Từ 3Kg Đến
  • Cá Chép Sông Đà Cắt Khúc
  • Cá chép Nhật là một trong những đối tượng được người chơi cá cảnh quan tâm, bên cạnh mặt độc đáo về màu sắc, hình dáng thì nó còn được xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Những loài cá đang được ưa chuộng như: Chép Koi, Koi bướm (chép Nhật đuôi bướm, chép vây dài, chép rồng). Trong thực tế cá Koi được bán trong nước có khoảng cách chất lượng khá xa so với tiêu chuẩn chung của cá Koi vì các nghệ nhân chưa làm chủ công nghệ di truyền và chọn lọc kiểu hình để sản xuất các dòng cá Koi có chất lượng màu sắc đẹp và ổn định.

    Đặc điểm sinh học

    Phân bố

    Cá Chép có phân bố tự nhiên ở cả châu Âu và châu Á.

    Phân loại

    Theo Mills, 1993 cá chép Nhật được phân loại như sau:

    – Bộ Cypriniformes (Bộ cá chép

    – Họ Cyprinidae (Họ cá chép)

    – Giống Cyprinius

    – Loài Cyprinus sp.

    + Tên tiếng Việt: – Chép koi; Chép nhật; cá Koi; Koi bướm; Chép Nhật đuôi bướm; Chép vây dài; Chép rồng.

    + Tên tiếng Anh: Ornamental common carp; Koi; Nishikigoi.

    Đặc điểm sinh thái

    – Cá chép Nhật sống ở vùng nước ngọt, ngoài ra còn có thể sống trong môi trường nước có độ mặn đến 6‰.

    – Hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5mg/l.

    – Độ pH = 4 – 9, (thích hợp nhất: pH = 7 – 8).

    – Nhiệt độ nước: 20 – 27 độ C.

    Hình dạng bên ngoài

    – Đặc điểm chung của chép Nhật là có nhiều màu sắc đẹp phối hợp từ các màu cơ bản như: trắng, đỏ, đen, vàng, cam. Theo kết quả khảo sát kiểu hình cá chép Nhật sản xuất trong nước của Đỗ Việt Nam (2006) và Trần Bùi Thị Ngọc Lê (2008) đã thống kê khoảng 36 dạng kiểu hình, tuy nhiên nhiều kiểu hình trong số này có tần số xuất hiện rất thấp.

    – Cách gọi tên cá chép Nhật, cá Koi trên thị trường dựa vào màu sắc, hoa văn trên thân và kiểu vây đuôi (ví dụ: cá chép Cam đuôi dài, cá chép 3 màu đuôi ngắn, cá chép trắng đỏ đuôi dài).

    – Hiện nay, cá chép có 2 nhóm chính:

    + Cá chép đuôi dài: gọi là chép Nhật.

    + Cá chép đuôi ngắn: gọi là chép Koi.

     Đặc điểm dinh dưỡng

    – Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá 03 ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.

    – Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy do đó trong giai đoạn này tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, cung quăng, hoặc gây nuôi các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này có vai trò quyết định đến tỉ lệ sống của cá.

    – Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn giống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng, côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên hoặc sợi.

     Đặc điểm sinh trưởng

    Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 1 – 2 tháng ương cá đạt chiều dài 3 – 4 cm/con, trong khoảng 6 – 8 tháng nuôi cá đạt 20 – 30 cm/con.

    Đặc điểm sinh sản

    – Tuổi thành thục của cá chép từ 12 tháng đến 18 tháng. (trong tự nhiên là 12 tháng còn trong nuôi là 18 tháng).

    – Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần hóa nên có thể sinh sản tốt quanh năm.

    – Tương tự như cá Vàng, cá chép Nhật không chăm sóc trứng và có tập tính ăn trứng sau khi sinh sản.

    – Sức sinh sản tương đối thực tế của cá vào khoảng 97.000 trứng/kg trọng lượng cá. Tuy nhiên sức sinh sản này còn tùy thuộc vào điều kiện nuôi, chế độ dinh dưỡng và các yếu tố môi trường khác. Thời gian phát triển phôi khoảng 8 – 42 giờ ở nhiệt độ nước 26 – 31độ C.

    – Ngoài tự nhiên: cá đẻ ở vùng nước tù có rễ cây, cỏ thủy sinh, độ sâu khoảng 1 mét. Trong điều kiện nhân tạo: có giá thể là rễ cây lục bình hoặc xơ ny lông, nước trong, sạch và mát, nếu có điều kiện tạo mưa nhân tạo.

    – Đặc điểm của trứng: trứng dính, hình tròn, đường kính: 1,2 – 1,3 mm, màu vàng trong, sau khi cá đẻ khoảng từ 36 – 48 giờ ở nhiệt độ 28 – 30 độ C thì trứng sẽ nở.

    – Trong điều kiện nuôi ở nước ta, thời gian tái phát dục của cá đực khoảng 15 ngày, của cá cái khoảng 20 – 30 ngày. Thời gian tái phát dục của cá còn tùy thuộc vào bản thân loài và điều kiện sống, mùa vụ …

    PHÒNG TRANH & CÁ CẢNH PHƯỚC SANG

    Địa chỉ: QL1A, Đào Duy Từ, Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

    Điện Thoại : 0918.723.290 – 0967.310.848 – 0969.310.848

    Tư Vấn và Kỹ Thuật Hồ Koi : 0918.723.290 – 0967.310.848

    Tra cứu & xử lý đơn hàng : 0969.310.848

    Email: [email protected]

    Thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng:

    CTK : Lê Văn Thuận

    NH   : Ngân hàng Sacombank – PGD Tĩnh Gia

    STK : 0300.327.530.58

    Like this:

    Like

    Loading…

    --- Bài cũ hơn ---

  • 【7/2021】Thành Công Trong Sản Xuất Giống Cá Chép Lai【Xem 31,977】
  • Chuyên Bán Buôn, Bán Lẻ Cá Chép Từ 2Kg – 10Kg Cho Nhà Hàng Khách Sạn Tại Hà Nội
  • Cá Chép Lai 3 Dòng Máu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • Quy Trình Nuôi Cá Chép V1 – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
  • 【7/2021】Cá Gáy Biển Mua Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu?【Xem 291,654】

Cá Vàng ( Cá Ba Đuôi)

--- Bài mới hơn ---

  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá 3 Đuôi Không Cần Oxy Cực Đơn Giản
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng Ba Đuôi Đẹp
  • Một Số Lỗi Cần Tránh Khi Chọn Mua Cá Vàng Oranda
  • Cách Trị Bênh Thối Vây Nấm Ở Cá Vàng Cá 3 Đuôi
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng Ba Đuôi
  • Đã từ rất lâu, cá vàng đã trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, bởi chúng có sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và có giá thành cũng tương đối mềm. Chính vì vậy khi bắt đầu bước chân vào việc nuôi hay chơi cá cảnh thì hầu như ai cũng đã từng nuôi loại cá này

    Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi có tên khoa học là Carassius auratus, đây là loài cá nước ngọt, có kích thước nhỏ và thường được nuôi làm cảnh. Cá vàng được xe là một trong những những dòng cá được thuần hóa sớm nhất, được nuôi nhiều trong các bể cá trong nhà và ngoài trời.

    Video cá vàng – cá ba đuôi

    Cá vàng thuộc họ cá chép, với kích thước khá nhỏ nên nó là thành viên nhỏ nhất trong họ cá này. Qua quá trình chọn và lai tạo giống, ngày nayđã có rất nhiều những đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau. Do chúng có sức sống yếu hơn so với loài cá thuần chủng ban đầu nên thường được nuôi ở các bể cá trong nhà.

    Đặc biệt hơn, cá vàng còn có khả năng rất đặc biệt đó chính là thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian. Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện sống cá sẽ có những kích thước và màu sắc khác nhau. Tuổi thọ của cá vàngcũng được đánh giá khá cao, chúng có thể sống hơn 20 năm, nhưng đa số cá vàng nuôi tại nhà thường chỉ sống dưới 6 tới 8 năm do chưa đạt được điều kiện sống phù hợp nhất với chúng.

    Clip cá vàng bơi trung tăng ăn mồi

    Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp. Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

    Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:

    * Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải

    * Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.

    * Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

    XEM CHI TIẾT TRONG BÀI VIẾT: Cá vàng ăn gì?

    Tập tính sống và hình thức sinh sản

    Cá vàngcó khoảng thời gian sinh sản gần như là quanh năm, nhưng đẻ nhiều nhất vẫn là vào tháng 3 và tháng 9. Cá đẻ nhiều đợt, trứng cá có màu trong suốt, ở gần bề mặt nước, thường dính vào cây cỏ. Đặc biệt theo dõi và phát hiện cá đẻ trứng, bạn nên tách trứng ra khỏi cá bố mẹ để trứng có điều kiện nở tốt nhất, đặc biệt môi trường mới dành cho trứng cũng phải được đảm bảo giống với cá bố mẹ.

    Tuy nhiên, trứng có nở được và chất lượng của việc ấp trứng còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tốt nhất là nên giữ nhiệt độ trong khoảng 21-24 độ C, quá trình này thường xảy ra trong 4 ngày. Nếu nhiệt độ nước cao hơn thì thời gian ấp sẽ ngắn hơn, chỉ còn 2 ngày rưỡi đến 3 ngày. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp thì cá phải ấp trong 6-8 ngày. Cá bột nở ra có thể ăn được tảo và trùng cỏ. Nếu nhìn cá con đều một màu nâu, ta không hình dung được sự biến đổi về sau để cá có màu sắc của cá bố mẹ. Màu vàng hay đỏ bắt đầu thay thế màu nâu đồng, điều này chỉ vào khoảng ngày thứ 60 hay 80 và nhiệt độ của nước không quá 20 độ C. Về hình dạng, cá con được di truyền từ những đặc tính hình thức của cá bố mẹ, đã có thể phân biệt được kể từ những ngày đầu của đời sống của cá con.

    Cá con ăn khỏe và lớn nhanh. Sau một tháng, có thể đạt kích thước 2-3cm. Nếu ương nuôi tốt, tỷ lệ sống đạt trung bình 60-70%. Sự trưởng thành sinh dục chắc chắn là vào năm thứ hai. Để tạo cá sinh sản, cần chọn các cá thể 3-4 năm tuổi. Được chăm sóc cẩn thận.

    Cá vàng được phân loại dựa vào đặc điểm thân và vây đuôi, cụ thể như sau:

    -Thân dài, vây đuôi đơn:

    Cá vàng thông thường (Common Goldfish)

    Cá vàng sao chổi (Comet)

    Cá vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin)

    -Thân dài, vây đuôi đôi:​

    Cá vàng đuôi bướm (Jikin)

    Cá vàng đuôi công (Tosakin)

    Cá vàng Wakin (Wakin)

    -Thân ngắn, vây đuôi dài:

    Cá vàng đuôi voan (Veiltail)

    Cá vàng đầu lân (Oranda),

    Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​)

    Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor)

    Cá vàng hướng thiên (Demeranchu) hay Hướng thiên nhãn (Telescope)

    -Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng:

    Cá vàng đuôi quạt (Fantail)

    Cá vàng ngọc trai (Pearlscale)

    -Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng:

    Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye)

    Cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial)

    Cá vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​

    Cá vàng sư tử (Lionhead)

    Cá vàng Lan Thọ (Ranchu)

    Cá vàng Lan sư (Lionchu)

    Cá vàng Thọ tinh

    Cá vàng Pompon

    -Ngoài ra còn có một số giống cá khác: Cá vàng gấu trúc, cá vàng xà cừ,…

    Một số hình ảnh đẹp về cá vàng

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chọn Cá Thu Ngon Như Thế Nào?
  • Top 13 Thức Ăn Cho Cá Vàng Tốt Nhất Giúp Cá Mau Lớn {100% Lên Màu, Lên Đầu} ” Ranchu Việt Nam
  • Mách Chỗ Mua Cá Ranchu Ở Hà Nội Vừa Rẻ Vừa Chuẩn
  • Cá Chép Vàng Có Ăn Được Không? Ý Nghĩa Tâm Linh Của Cá Chép Vàng Trong Văn Hóa Việt ” Ranchu Việt Nam
  • Bán Cá Ranchu Thái, Cá Ranchu Trung Quốc Phải Thật Bản Lĩnh Mới Thành Công

Cá Hồi Phi Lê Đuôi

--- Bài mới hơn ---

Các Dạng Đuôi Cá Betta Mái

--- Bài mới hơn ---

  • Các Loài Cá Betta Hoang Dã
  • Kinh Nghiệm Nuôi Dưỡng Cá Betta
  • Làm Thế Nào Để Cứu Cá Betta Hấp Hối
  • Quan Sát Dòng Cá Betta Mới: Cá Betta Khổng Lồ
  • Cá Betta Thường Mắc Các Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa
  • Hãy bắt đầu với HALFMOON MÁI:

    Mặc dù bạn thấy rất nhiều “HM mái” được bán với giá rất cao nhưng đa số thực sự chỉ là cá mái đuôi đơn bình thường mà chúng (có thể có hoặc không) xuất xứ từ một bầy HM. Cá HM mái chính hiệu phải có đầy đủ các đặc điểm như cá HM đực, nghĩa là vây đuôi xòe đủ 180 độ với cạnh đuôi sắc và cả 3 vây đơn đều phải cân đối. Theo tôi, cá HM mái phải có nhiều hơn hai tia thứ cấp trên mỗi tia vây đuôi để có thể phân ra 4 nhánh hay nhiều hơn. Cá HM mái có vai trò rất quan trọng một khi bạn muốn lai tạo HM bởi vì nó thường sinh sản tỷ lệ cá HM chính hiệu cao nếu được bắt cặp với cá trống có cùng chất lượng. Vì vậy, hầu hết các nhà lai tạo đều khao khát để có được chúng.

    Vài ví dụ về cá HM mái với vây đuôi xòe đủ 180 độ:

    Cá HM mái lúc bình thường – lưu ý cạnh đuôi sắc và những tia vây đuôi:

    Ngay cả khi bạn đủ tinh tường để phân biệt được cá HM mái chính hiệu với cá mái bình thường thì bạn cũng dễ bị nhầm lẫn với “bóng ma” này: CÁ SUPER DELTA MÁI :

    Cá mái cũng như cá trống Super Delta thường xuất hiện trong bầy HM, chúng có cạnh đuôi sắc, đuôi xòe rộng và thường có nhiều tia nhánh và cân đối. Tuy nhiên, nếu đuôi không xòe đủ 180 độ thì chúng không phải là HM mái. Hầu hết cá mái bình thường có vây xòe từ 150 đến 170 độ. Những con cá mái này vẫn có thể dùng để lai tạo, đặc biệt là với cá Rosetail hay Over HM đực.

    Loại có góc xòe hơi nhỏ hơn Super Delta một chút gọi là DELTA MÁI:

    Cá Delta mái chính hiệu có nhiều tia nhánh và cạnh đuôi sắc, tuy nhiên góc xòe thường nhỏ hơn 150 độ. Cách định nghĩa này bắt nguồn từ dạng cá bảy màu Delta, chúng có dạng đuôi hình tam giác với các cạnh tù.

    Không có gì phải bàn cãi, dạng đuôi thông dụng của cá mái đuôi đơn ngày nay hầu hết đều trông như thế này:

    Một cá mái đuôi đơn bình thường có vây dài, không tua và KHÔNG phải là loại Doubletail, Delta, Super Delta hay Halfmoon. Trên thực tế, tên gọi này có thể được áp dụng cho tất cả cá mái có đuôi đơn (đối lập với đuôi kép của loại Doubletail) và là thuật ngữ để chỉ những con cá mái không có đặc điểm phân biệt rõ rệt giữa dạng cá truyền thống hay hiện đại. Do vậy, thuật ngữ này khá mềm dẻo và có nghĩa rộng, để tránh nhầm lẫn chúng ta cần mô tả chi tiết hơn chẳng hạn: CROWNTAIL STF (cá mái đuôi đơn Crowntail), PLAKAT STF (cá mái đuôi đơn Plakat), v.v. Sự khác biệt giữa một cá mái đuôi đơn với cá HM, Delta, Super Delta mái ở chỗ những dòng sau có cạnh đuôi thẳng và sắc. Một cá mái đuôi đơn bình thường có đuôi hình tròn.

    Đây là một số ví dụ về cá mái đuôi đơn:

    Không nghi ngờ gì, loại cá mái dễ phân biệt nhất là cá DOUBLETAIL MÁI:

    Giống như DT trống, DT mái có hai thùy đuôi thay vì một và vây lưng rất phát triển. Một DT mái luôn được gọi như vậy bất kể chất lượng của nó ra sao miễn là vây đuôi của nó có hai thùy. DT mái bổ sung những đặc điểm tuyệt vời vào dòng vây đơn như là làm tăng kích thước vây lưng, tuy nhiên vì DT vốn xuất phát từ dòng đuôi voan (veitail) và Plakat, cho nên bạn nên đảm bảo rằng cá DT mái của bạn có xuất xứ từ dòng HM trước khi lai nó với dòng HM của mình. Tương tự, nếu mục tiêu của bạn là DT Plakat bạn nên chắc chắn rằng DT mái xuất xứ từ dòng Plakat chứ không phải từ dòng đuôi dài.

    Thêm một số ví dụ về cá Doubletail mái:

    Mặc dù cá Crowntail mái rất dễ phân biệt với những loại không phải đuôi tưa khác, nhưng đôi khi việc xác định CROWNTAIL MÁI khá khó khăn. Đặc điểm hiển nhiên cần phải để ý là các tia vây, tuy nhiên một số cá mái không phải loại đuôi tưa cũng có tia vây đặc biệt dài (điều thường xảy ra ở những dòng cá mà chúng có khả năng lai tuyển chọn để tạo ra dòng Crowntail). Một Crowntail mái phải có đuôi tưa lộ rõ ở tất cả các vây đơn. Hình dạng của chúng trông giống như những hàng “lông mi”:

    Phân biệt cá PLAKAT CÁI với những con cá mái đuôi dài là công việc đáng được thưởng huân chương. Ngay cả những người nuôi cá rất lâu năm cũng đôi khi gặp khó khăn và tôi không thấy có bí quyết kỳ diệu nào để luôn xác định chúng một cách chính xác. Luôn luôn phải đoán, nhưng nếu có một ít thông tin thì việc suy đoán sẽ khá chính xác:

    Trước tiên, tôi đề nghị tránh suy đoán khi cá chưa trưởng thành. Nếu bạn sử dụng Plakat để củng cố tia vây cho dòng các đuôi dài của mình như tôi vẫn làm thì bạn sẽ tạo ra bầy cá hỗn hợp giữa đuôi dài và Plakat và sẽ phải phân biệt những con cá mái. Thật không may, tất cả những con cá mái trông có vẻ giống nhau khi chúng có kích thước cỡ 2-3 cm. Tuy nhiên, khi chúng trưởng thành thì có sự khác biệt đôi chút. Cá mái đuôi dài có vây dài, nhọn và hơi kém hung dữ hơn chị em Plakat vây tròn, thân ngắn của chúng. Nhìn vào các hình ở trên và so sánh với cá mái không phải loại Plakat, bạn có thể thấy thân hình chúng hơi dài hơn so với loại cá Plakat mái có thân và vây ngắn. Mặc dù điều này có thể là quá trễ đối với bạn nhưng Plakat mái nổi tiếng là khó nuôi trong lọ bởi vì chúng là một trong số những loài nhảy cao nhất!

    Loại sau cùng nhưng cũng không kém rắc rối là loại cá mái gây nhiều “hy vọng hão” nhất… cá VEILTAIL MÁI:

    Tại sao lại “hy vọng hão”? Bởi vì tôi nhận được hàng tá email từ những người nuôi cá khác, thường là những người mới bắt đầu nuôi cá, hỏi rằng có phải là họ đã tìm thấy một con HM mái tại tiệm cá địa phương hay không bởi vì đuôi cá có thể đạt 180 độ khi chúng giương vây. Tôi rơi vào tình thế phải làm họ thất vọng khi luôn phải giải thích rằng cá đó là loại Veiltail cho dù vây chúng xòe rất rộng. Vậy tại sao chúng không được coi là HM?

    Vây xòe 180 độ là một đặc điểm tự nhiên khác của Betta hoang dã và nó được coi là đặc điểm lý tưởng đối với thể loại Plakat truyền thống. Điểm khác biệt giữa HM chính hiệu với Betta đuôi ngắn (như Plakat hay cá mái) ở chỗ: cá HM giữ nguyên hình dạng khi các vây dài ra, thường là nhờ sự kết hợp giữa tia vây, sự huấn luyện và hình dạng di truyền của đuôi. Vây của Betta hoang dã, Plakat truyền thống hay Veiltail mái thường có dạng “voan” khi vây dài ra và chỉ giữ nguyên hình dạng khi vây còn ngắn. Mặc dù rất khó phân biệt nhưng Veiltail mái không bao giờ có nhiều hơn một nhánh thứ cấp ở tia vây đuôi. Ví dụ, cá đuôi ngắn và Veiltail mái trông gần giống nhau! Điều quan trọng là bạn cần phải biết rõ về dòng dõi của cá trước khi lai với dòng cá của bạn.

    Đây là một số ví dụ về loại Veiltail mái mà ngay cả một người kinh nghiệm cũng khó mà phân biệt được:

    Đây là một con Veiltail mái trông rất đẹp mà người ta có thể đem lai tạo với dòng cá của mình. Nhưng hãy coi chừng! Đuôi voan là đặc điểm trội và cô nàng bé nhỏ này có thể làm bạn thụt lùi hàng trăm bước:

    Bài viết cùng thể loại:

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Lựa Chọn Nơi Bán Cá Betta Ở Hà Nội.
  • Thức Ăn Cho Cá Betta Sakura Gold 35% Protein 20 Gram
  • Cách Nuôi Dưỡng Để Cá Betta Đạt Kích Thước Lớn Bất Thường
  • Sự Đa Dạng Đuôi Của Loài Cá Betta Cảnh
  • Lai Tạo Dòng Cá Betta Hai Đuôi (Đuôi Kép

Chim Thiên Đường (Đuôi Phướn, Đuôi Dài) Ăn Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền?

--- Bài mới hơn ---

  • Chim Sâm Cầm Sống Ở Đâu, Có Tác Dụng Gì, Giá Bao Nhiêu Tiền?
  • Cà Xỉu Sống Giá Bán Bao Nhiêu Tiền
  • Bán Các Loại Cá Đàn Thả Bể Thủy Sinh
  • Tìm Hiểu Về Ý Nghĩa Hình Xăm Cá Chép Và Các Loài Hoa
  • Cách Làm Chả Cá Thu Hải Phòng Thơm Ngon Đúng Điệu
  • Hôm nay, AnimalWorld .vn sẽ giới thiệu cho các bạn một loài chim cực kì hiếm và đẹp. Đó là chim Thiên Đường (đuôi phướn, đuôi dài) được mệnh danh là loài chim đẹp nhất thế giới cùng với điệu nhảy mời gọi bạn tình đẹp hút hồn.

    Chim Thiên Đường hay còn gọi là chim Thiên Hà, chim Seo Cờ. Là loài chim thuộc họ Paradisaeidae. Trên thế giới chim thiên đường có khoản 45 loài với màu sắc khác nhau. Sống ở một số khu vực ở Australasia, trong đó tập trung nhiều ở New Guinea, phía Đông Bắc Australia và Indonesia.

    Ở Việt Nam cũng có sự xuất hiện của chim Thiên Đường nhưng rất khó thấy vì chúng chỉ sống trong rừng sâu.

    Ở Việt Nam chim Thiên Đường chia ra làm 3 loại:

    • Chim Thiên Đường đuôi phướn còn có tên gọi khác là chim đớp ruồi Thiên Đường. Loài này sống chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Bình Thuận. Nhiều nhất ở vườn quốc gia Cát Tiên Lâm Đồng.
    • Chim Thiên Đường đỏ đuôi ngắn: Chúng hay xuất hiện ở Nam Tây Nguyên và Tây Bắc Trung Bộ.
    • Chim Thiên Đường đuôi trắng: Phân bố chủ yếu ở dọc bờ biển Miền Trung, trải dài từ Qui Nhơn tới Quảng Bình.

    Đặc điểm chung của ba loài này thường sống trong rừng sâu, nơi con người ít đặc chân đến. Mình rất may mắn là khi nhỏ đã thấy được cả 3 loại trên.

    Đặc điểm ngoại hình chim Thiên Đường

    Chim Thiên Đường đuôi phướn có thân hình thon gọn, trên lưng từ cổ xuống đuôi được bao phủ lớp lông màu nâu. Lông dưới bụng trắng, đặc biệt đuôi rất dài. Đây là loại dễ gặp, còn những loại có màu sắc sặc sở như đỏ xanh vàng rất hiến khi xuất hiện.

    Đầu có mào dựng đứng màu đen tuyền. Mỏ đen chắc chắn và mắc đen. Đối với chim trống có họng đen và viền mắt màu xanh còn chim mái không có đặc điểm này. Khi chim Thiên Đường đuôi phướn trưởng thành lông đuôi dài tới 25cm và khi về già có thể dài lên tới 30cm.

    Chim Thiên Đường Trắng loài này rất hiếm. Với bộ lông trắng, cánh trắng đan xen lông đen. Đầu màu xanh đậm và có màu. Đuôi trắng dài khoảng 25cm và có vài cộng lông đen.

    Chim Thiên Đường đuôi phướn, đuôi dài có giọng hót rất hay, to và sắc. Chúng thường hay tắm vào buổi chiều ở những vũng nước nhỏ, sau một ngày kiếm ăn miệt nhọc.

    Đặc tính sinh sản chim Thiên Đường

    Mùa sinh sản của chim Thiên Đường đuôi phướn từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm. Chim trống sẽ dùng bộ lông có màu sắc sặc sở của mình để thu hút sự chú ý của chim mái. Chim Thiên Đường sở hữu một điệu nhảy rất đẹp, độc đáo và là vũ khí không kém phần quan trọng trọng việc thu hút sự chú ý của đối phương.

    Tổ của chim được làm từ cành cây nhỏ và dùng mạng nhện để có độ kết dính. Mỗi lần đẻ khoản 3 đến 4 trứng. Trứng sẽ được cả bố và mẹ thay phiên ấp và 20 đến 23 ngày sẽ nở. Chim Thiên Đường con sẽ sống với bố mẹ từ 20 đến 30 ngày sẽ rời tổ.

    Chim Thiên Đường đuôi phướn ăn gì?

    Chim Thiên Đường đuôi phướn là loài ăn tạp chúng ăn thực vật, trái cây và một số loài ăn cả côn trùng. Trong tự nhiên các loại trái cây chúng hay ăn là táo, dâu, mật hoa, các loại hạt vừa miệng và các loại côn trùng chân đốt như kiến, mồi bay.

    Trong quá trình nuôi nhốt thì bổ sung thêm như cào cào, trứng kiến, sâu gạo để chim có bộ lông mượt và bóng bẩy.

    Chim Thiên Đường Đuôi Phướn mua ở đâu, giá bao nhiêu?

    Ở tại Việt Nam rất khó để tìm mua chim Thiên Đường Đuôi phướn, đuôi dài. Được xếp vào loại chim quý nên việc nếu có nơi bán thì chắc chắn giá sẽ rất mắc khoản trên 3.000.000 đồng.

    Nếu bạn muốn sỡ hữu một em vì mê độ đẹp của chim thì có thể tìm đến các vùng miền núi như Tây Nguyên. Trên đó tập trung nhiều người dân tộc thiểu số, đôi khi họ không biết đến giá trị của chim. Bạn có thể tìm đến đó để mua với giá hời.

    Động vật ăn côn trùngĐộng vật ăn tạpĐộng vật ăn thực vật

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Hồng Đào Khỏe Mạnh, Lớn Nhanh, Lên Màu Đẹp
  • Cá Anh Đào (Cherry Barb
  • Cá Mún: Đặc Điểm Sống, Sinh Sản Và Cách Nuôi Cá Mún
  • Cá Diếc Anh Đào: Hướng Dẫn Nuôi Và Chăm Sóc Cá Diếc Anh Đào
  • Cá Thủy Sinh Diếc Anh Đào Vây Ngắn