Tính Hiếu Chiến Của Cá La Hán
--- Bài mới hơn ---
- Cách Làm Thức Ăn Lên Màu Cho Cá La Hán
- Tổng Hợp Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán
- Hồng Két (Red Parrot 紅鹦鹉) Và Tài Thần (Fortune Fish 財神魚)
- Cá Hồng Két ! Tổng Quan Chi Tiết Và Cách Nuôi Cá Hồng Kết
- Những Bệnh Về Mắt Cá La Hán
-
- Tính hiếu chiến của cá La hán ra sao?
- Tuổi Sửu Nên Nuôi Cá Cảnh Gì Để Hút Tài Lộc May Mắn Cho Gia Chủ?
- Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Cá La Hán
- Trại Cá La Hán Hải Titan??, Quận Gò Vấp, Tphcm • Yolo Pet Shop
- Mệnh Hỏa Nên Nuôi Cá Gì Để Hợp Phong Thủy?
- Tìm Hiểu Về Cá La Hán (Flowerhorn)
Mỗi giống vật trên đời đều có cá tính riêng. Tính hiếu chiến của cá La hán cũng nằm trong quy luật tự nhiên đó, là tính cách mà cá có từ tổ tiên của nó.
Nội dung trong bài viết
Càng chịu khó quan tâm tìm hiểu tường tận cá tính của vật nuôi ta càng dễ dàng nuôi chúng thành công, đúng theo ý muốn của mình. Với cá La hán, giống cá kiểng mới lạ được lai tạo chỉ trên dưới mười năm nay, tuy đã được chọn nuôi ở gần khắp mọi châu lục, nhưng chắc chắn chưa ai dám tự hào cho rằng mình đã thấu rõ mọi cá tính đặc biệt của nó. Tuy vậy, một số ít cá tính chính của cá La hán đã được nhận biết như sau:
Cá La hán có bản tính hiếu chiến
Có lẽ trên đời này không có một giống cá kiểng nào có tính khí dữ dằn, hung tợn bằng cá La hán. Nhiều người mới nuôi cá La hán lần đầu, thấy chúng dữ quá nên sợ, đến nỗi lần đầu không dám tiếp tục nuôi nữa! Tính hiếu chiến được coi là tính đặc trưng của giống cá kiểng này. Đúng là chúng hung dữ thật, nhưng khi nuôi quen ta lại thích thú với bản tính hung hăng này của chúng.
Tính hiếu chiến của cá La hán ra sao?
Nếu nuôi vài ba con cá La hán chung một hồ kiếng ta sẽ biết thế nào là chuyện “cá lớn nuốt cá bé”. Con cá lớn sẽ biểu dương hết sức mạnh của mình vào việc rượt đuổi, cắn xé và giết hết con cá yếu sức hơn nó, lúc đó xem ra mới thỏa dạ. Ngay chủ nuôi, mỗi khi có việc lại gần hồ cá, con cá bên trong vừa chợt thấy đã tiến nhanh về phía bóng người, và sẵn sàng phùng mang trợn mắt sẵn sàng đối địch. Nó phản ứng tức thời và bén nhạy với những cử động qua lại hay lên xuống của bàn tay chủ nuôi đứng bên ngoài. Nếu lúc đó ta thọc tay vào hồ, chắc chắn nó sẽ tấn công ngay.
Nhiều người tự hỏi tại sao giống cá La hán có thân mình đẹp đẽ đó lại hung dữ hiếu chiến như vậy? Và họ đã tự tìm được câu trả lời hợp lý như sau: Do bản tính hiếu chiến tự nhiên thừa hưởng của tổ tiên là loài Cichlidea truyền lại. Tổ tiên chúng trong đời sống hoang dã bên ngoài con nào cũng tự chiếm cho mình một lãnh địa riêng để có thức ăn đầy đủ mà sinh tồn, cũng là tổ ấm trong mùa sinh sản, đồng thời bảo vệ cho thế hệ tiếp nối.
Nói cách khác, để bảo vệ hữu hiệu phần đất riêng mình, con cá La hán nào cũng phải tỏ ra hung dữ trong việc đánh đuổi, thậm chí truy sát không chút khoan dung với những con cá lạ xâm nhập vào cương thổ của chúng.
Trong đời sống hoang dã bên ngoài đã vật, thì nuôi nhốt trong hồ kiếng, trong bể nuôi chật hẹp thì cũng lại càng hung dữ như bản tính tổ tiên của chúng.
Chúng ta cũng biết cá La hán mẹ luôn rất ham con, nó nuôi đàn con rất chu đáo. Vì thế, cá mẹ luôn cảnh giác trước những kẻ lạ xâm nhập vào lãnh địa của nó. Khi gặp cá lạ, nó sẽ biểu tỏ tính hung dữ bằng cách lao tới tấn công ngay.
Cá tính hung dữ, hiếu chiến này chỉ có khi chúng được ba tháng tuổi trở về sau. Còn trước đó cá con trong bầy đàn đông đảo vẫn ” chung sống hòa bình” với nhau, thường nép mình bên nhau, chùm nhum lại thành đám lớn ở một góc hồ.
Khi đã ở vào lứa tuổi trưởng thành, trong mình bản tính đã nổi dậy thì mỗi ngăn hồ chỉ nuôi được một con cá La hán mà thôi. Nếu nuôi hai con chung một hồ, dù một trống một mái thì con yếu sức sớm muộn gì cũng bị con kia cắn chết. Trong trường hợp can ngăn ra được thì con kia cũng ít nhiều bị thương tật, không tróc vả cũng rách vây, coi như sống dở chết dở. Nhiều người đã nuôi hai con chung nhau từ lúc còn nhỏ, với hi vọng là sau này chúng sống thân thiện với nhau nhưng cuối cùng cũng gặp thất bại thảm hại…
Có một số giống La hán vào ban ngày có vẻ hiền từ, nhưng ban đêm lại trở nên hung dữ, hiếu chiến không thua gì những dòng khác.
Có cách gì để nuôi cá La hán chung một hồ?
Ta có thể dùng một hồ kiếng có kích thước lớn để nuôi chung vài ba con cá La hán cùng kích cỡ với nhau, mà chúng vẫn không giết hại lẫn nhau. Đây là cách mà nhiều người nuôi cá Tai tượng (osphronemus goramy), còn gọi là Tai tượng Việt Nam hay cá Rô tía chung nhau mà vẫn thành công.
Giống cá Tai tượng này cũng thích sống có lãnh địa riêng. VÌ vậy nuôi chung hai con một hồ thế nào chúng cũng rượt đuổi tấn công nhau cho đến khi một con sống, con chết. Thế nhưng khi nuôi hai con trong một hồ lớn (thậm chí vơi số lượng đông hơn cũng được) nếu trong hồ đặt sẵn một số chướng ngại vật như đá non bộ, thì chúng bớt hung hăng, dù vẫn không thế thân thiện với nhau. Mỗi con gần như chiếm cứ một phương, tự coi nơi đó là lãnh địa của mình và kiếm ăn cũng như qua lại trong khu vực đó. Nếu con này có bơi qua lãnh địa của con kia, thì dù có chạm trán nhau con yếu thế vẫn có đủ chỗ để tránh né…
Thực tế cũng có nhiều người đã thành công trong việc nuôi năm bảy con cá La hán chung một hồ lớn để có cơ hội nhìn cho mãn nhãn. Họ chỉ đặt vào hồ một số vật trang trí như vài ba viên sỏi lớn. Các con cá la hán sẽ tìm để tranh giành, và cuối cùng coi đó là cái mốc ranh giới của giang sơn riêng rẽ của mình, nên không còn rượt đuổi cắn xé nhau.
Cũng có thể do sống chung đụng nhiều cá thể với nhau nên con nào hung dữ cũng không thể tập trung vào một cá thể nào đó trong bầy để tấn công. Từ đó chúng sống hiền hòa bên nhau
--- Bài cũ hơn ---