-
Cá Betta, Loài Cá Cảnh Đẹp Mang Nhiều Giá Trị
-
Trẻ Biếng Ăn 4 Tháng Tuổi Phải Làm Sao ?
-
Thức Ăn Cho Cá Betta, Xiêm Chọi
-
Cá Hồng Két Ăn Gì, Đẻ Trứng Bao Lâu Thì Nở, Cách Nuôi Chuẩn
-
Cá Vàng Đẻ Con Hay Đẻ Trứng? Quá Trình Sinh Sản Của Cá Vàng Như Thế Nào? ” Ranchu Việt Nam
Mục đích của việc đánh giá cá xiêm chọi, cá đá là kiểm tra các tiêu chuẩn cần có của một con cá đá để chọn ra con cá tốt nhất đem về huấn luyện và cho thi đấu. Có hai tiêu chí đánh giá: đánh giá sinh lý của cá, và đánh giá tâm lý của cá.
Trước tiên, cần phải kiểm tra về mức độ trưởng thành của cá, và đảm bảo cá không bị khuyết tật. Sau đó kiểm tra các bộ phận trên cơ thể cá như: miệng, mang và nắp mang, mắt, kỳ, vảy, thịt và cấu trúc cơ thể.
1. Miệng của cá betta:
Miệng được xem là bộ phận quan trọng bậc nhất của cá đá, bởi vì nó được dùng như là vũ khí tấn công đối thủ. Nếu miệng có vấn đề thì cá khó mà thắng trận. Mỗi khi cá tấn công và làm tổn thương đối thủ thì cũng đồng nghĩa với việc nó tự làm miệng của mình bị thương. Hơn nữa, do miệng ăn thõng với mũi nên nếu miệng bị thương nặng thì thường làm cho cá bị sặc nước và thua trận. Vì vậy mà ta thường thấy cá giả vờ tấn công rồi sau đó quay về trạng thái phòng thủ.
2. Mang và nắp mang cá đá
Mang và nắp mang có nhiệm vụ cung cấp không khí cho cá thở. Một chức năng quan trọng khác của nắp mang là phùng lên để đe dọa đối thủ. Đó là dấu hiệu để phô trương sức mạnh. Theo luật lệ trường đấu, con cá nào có thể phùng hết mang được xem là có ưu thế hơn dù cho nó bị thương nặng hơn. Con cá bị thương nhẹ hơn nhưng không thể phùng mang có thể bị xem là thua trận. Nếu mang có vấn đề thì khi đá, cá không thể chịu đựng được lâu và dễ bỏ chạy.
Nắp mang được xem là bình thường phải nằm gọn gàng đúng vị trí, bề mặt nắp mang phải trơn láng, nó có thể đóng mở dễ dàng và không bị vướng víu. Các nếp mang phải được xếp gọn gàng phía dưới nắp mang, nếu nó bị lòi ra thì có thể bị đối phương cắn đứt. Trong điều kiện bình thường, khi cá thở, nắp mang đóng mở một cách nhẹ nhàng. Nếu nắp mang đóng mở một cách gấp gáp thì chứng tỏ cá có vấn đề bất thường về hệ thống hô hấp. Không nên đem cá có tình trạng này đi đá.
3. Mắt của cá chọi:
Mắt là bộ phận khá quan trọng, nó giúp cá quan sát được dối thủ. Nếu mắt bị thương thì cá sẽ đá chậm lại, có nhiều trường hợp cá bỏ cuộc bơi ra chỗ khác.
Cá có mắt bình thường thì phải không được mờ và phải nằm ở vị trí thích hợp. Có thể kiểm tra độ nhạy của mắt cá bằng cách di chuyển một vật sậm màu lại gần lọ cá, chẳng hạn như đầu bút chì, nếu cá có mắt khỏe mạnh thì nó sẽ tiến lại gần dầu bút chì và bắt đầu phùng mang.
4. Kỳ của betta, cá xiêm:
Kỳ được xem như là chân của cá, nó giúp cá di chuyển và thay đổi các tư thế bơi. Một con cá đá hoàn chỉnh phải có bộ kỳ dài và khép sát vào thân. Nếu kỳ quá ngắn, cá sẽ di chuyển không nhanh bằng dối thủ.
5. Vảy của betta chọi, cá xiêm đá:
Vảy là áo giáp của cá, nó được bao phủ bởi lớp nhớt. Có hai loại vảy, loại lớn và loại nhỏ. Loại vảy lớn rất khó bị tróc, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề dễ bị tróc theo. Loại vảy nhỏ dễ bị tróc hdn, nhưng khi bị tróc thì các vảy gần kề ít bị ảnh hưởng.
Vảy của cá được gọi là hoàn hảo thì phải được xếp sát vào nhau một cách dểu đặn, màu vảy càng đậm càng tốt.
6. Thịt của betta chọi:
Thịt là góc của vảy, nó giúp vảy được rắn chắc. Vì vậy, nếu cá có thịt chắc và nhiều cơ bắp thì vảy cũng rất chắc. Cá có thịt chắc sẽ rất khó bị thương, và khi bị thương thì vết thương không lan ra quá rộng. Các yếu tố như di truyển, môi trường nuôi dưỡng, thức ăn, dạng cá, độ tuổi và sự huấn luyện có ảnh hưởng rất lớn đến thịt của cá. Cá cùng bầy nhưng được huấn luyện bởi những người chủ khác nhau có thể có chất lượng khác nhau, kể cả về dạng cấu trúc cơ thể. Điều này lý giải tại sao hầu hết những con cá bậc nhất đểu xuất phát từ các cao thủ huấn luyện cá. Bạn không thể dánh giá được thịt của một con cá có rắn chắc hay không nếu không cho nó dá với một con cá có cùng đẳng cấp. Một con cá có thịt tốt phải có các yếu tò sau: khi bị đối thủ cẳn bị thương thì vết thương không lan rộng, và phải có khả năng phục hồi nhanh sau trận đấu.
7. Cấu trúc cơ thể cá xiêm đá:
Một con cá đá hoàn hảo phải có cấu trúc cơ thể cân đối. Tất cả các bộ phận bên ngoài phải mạnh mẽ và cân xứng, đặc biệt là chiều dài của thân cá. Thân cá quá dài hay quá ngắn sẽ làm cho nó bơi chậm và khó xoay trở khi bị dôi thủ áp sát.
8. Tâm lý cá trước khi đá
Tâm lýlà yếu tố hết sức quan trọng của cá dá. Trong trường đấu, có nhiều nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của cá như tiếng động bất ngờ hay sự quan sát và đi lại của mọi người. Nếu tâm lý của cá không ổn định, nó sẽ mất đi bản năng chiến đấu và nghiêm trọng hơn là mất đi lớp nhớt bảo vệ cơ thể, vì thế mà nó có thể bỏ chạy và thua cuộc bất cứ lúc nào.
Dấu hiệu của cá có tâm lý không ổn định:
+ Cá sợ hải và bơi một cách hốt hoảng hay nhảy lổng lộn lên khi có người bước lại gần lọ cá.
+ Khi cho cá mái và cá trống vào chậu, cá không rượt duổi nhau mà lại nép mình vào đáy chậu hay trốn vào bụi rong.
+ Cá bơi một cách hốt hoảng khi đưa cây bút chì lại gần lọ cá.
+ Cách phòng chống chứng không ổn định tâm lý của cá
+ Bố trí phòng nuôi cá sao cho có thể ngăn cản những động vật quậy phá như mèo, chuột.
+ Khi đem cá đang dưỡng bỏ vào chậu để huấn luyện, phải vớt cá một cách nhẹ nhàng tránh làm cho cá hoảng sợ.
+ Nên bật radio để nghe nhạc trong phòng nuôi cá, vì âm thanh phát ra từ radio sẽ làm cho cá quen với tiếng người, nhờ đó chúng sẽ không bị căng thẳng khi mang đến trường dấu có dông đúc người với âm thanh náo loạn.
+ Khi vào phòng nuôi cá nên bước nhẹ nhàng, không nên chạy ào vào làm cho cá hoảng sợ.
--- Bài cũ hơn ---
-
Cá Cảnh Mang Thai Bao Lâu
-
3 Loại Thức Ăn Cho Cá Cảnh Không Thể Bỏ Qua!
-
Những Chuyện Chưa Biết Về Cá Sấu Xiêm Khổng Lồ
-
Cách Nuôi Cá Betta Bột Ít Bị Chết Nhất
-
Betta Rồng Và Tiêu Chuẩn ( Dragon Betta )