Cách Nuôi Cá La Hán Bột Như Thế Nào Là Đúng Cách?

--- Bài mới hơn ---

  • Tri Triệt Để Nấm Cho Cá La Hán
  • Các Loại Bệnh Thường Gặp Ở Cá La Hán
  • Nguyên Nhân Cá La Hán Bỏ Ăn. Cách Xử Lý Hiệu Quả
  • Điểm Danh 10 Bệnh Cá La Hán Thường Mắc Phải
  • Cá La Hán Giá Bao Nhiêu Cho Ăn Gì Tốt Nhất
  • Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách nuôi các La hán bột đúng cách và hiệu quả nhất. Cá La Hán bột là một trong những loài cá cảnh được nhiều người chơi cá cảnh lựa chọn, bởi chúng có vẽ ngoài khá đẹp mắt. Tuy nhiên cá La hán bột lại là một loài cá khó tính và củng rất khó nuôi, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và cẩn thận chúng sẽ rất dễ bị tổn thương và phát triển chậm.

    1. Hãy chuẩn bị một bể nuôi cá La hán đúng chuẩn.

    Một trong những cách nuôi cá La hán bột đẹp hiệu quả là bạn phải chuẩn bị một bể nuôi các đúng chuẩn. Bể cá có kích thước tối thiếu là 0,6 x 0,3 x 0,4m, nếu có điều kiện, bạn có thể chuẩn bị một bể cá to hơn nữa để tạo không gian rộng rãi, thoải mái cho các la hán bột phát triển.

    Nhiệt độ thích hợp để đúng với cách nuôi cá La Hán chuẩn là 20-30 độ C. Tuy nhiên, ở nhiệt độ từ 28 -31 độ C vẫn là chuẩn nhất.

    Về môi trường nước, bạn cũng sử dụng nước máy. Bạn nên để nước trong một cách bể hoặc một chậu khác ít nhất trong 24h để bay hết khi Clo. Độ pH phù hợp cho các la hán bột là từ 7,5 – 8. Để duy trì môi trường nước ổn định, bạn nên thay nước một tuần 1 lần.

    2. Chuẩn bị hệ thống lọc nước

    Cách nuôi các La hán bột cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, để nuôi cá la hán bột hiệu quả, bạn cần chuẩn bị một hệ thống lọc nước giúp nguồn nước trong bể sạch hơn. Hệ thống bể cần được lọc có hiệu quả cao, động cơ phải đủ công suất, vệ sinh dễ dàng và lọc tránh bị nghẽn khi bẩn.

    3. Ánh sáng

    Hãy đảm bảo rằng bể cá La hán bột của bạn có đủ ánh sáng, vừa trông đẹp mắt hơn, vừa giúp cho da và vảy cá hấp thụ được các sắc tố phát ra từ đèn làm cho thân cá trở nên đậm màu và rực rỡ hơn. Một ngày, cá la hán bột phải được chiếu sáng từ 8h – 12h, giúp cá đẹp hơn và dạn dĩ hơn.

    4. Thức ăn cho cá la hán bột

    Cá La hán bột là một trong những loài cá rất háu ăn. Cá có thể ăn hầu hết cách thức ăn mà các loài khác thường ăn như tép tươi, giun, lăng quăng đến các thức ăn đông lạnh hay thức ăn dạng viên,…

    5. Một số lưu ý khác

    • Bạn có thể thêm chút muối vào bể cá để sát khuẩn, đồng thời giúp môi trường nước được ổn định hơn.
    • Để duy trì môi trường nước ổn đinh, bạn nên thay nước 1 lần/tuần, mỗi lần thay 1/3 -1/2 lượng nước trong bể. Bạn có thể thêm san hô, sỏi để tạo cảnh quan và nơi trú ẩn cho cá.
    • Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, cả thức ăn tươi sống lẫn thức ăn chế biến sẵn.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Mãn Nhãn Top 6 Dòng Cá La Hán Đẹp Nhất
  • Cá La Hán Và 6 Điều Thú Vị Cần Khám Phá
  • Những Tiêu Chuẩn Và Cách Chọn Cá La Hán Con
  • Cá La Hán Ăn Gì? Có Mấy Loại? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu
  • Giới Thiệu Tổng Quan Về Cá La Hán

Hồ Nuôi Cá La Hán

--- Bài mới hơn ---

  • “chuẩn Kĩ Thuật” Với Cách Nuôi Cá La Hán Hiệu Quả Nhất
  • Hướng Dẫn Cách Chọn Và Chăm Sóc Cá La Hán Con Đơn Giản Nhất
  • Cách Chọn Cá La Hán Cho Người Mới Biết Chơi Cá Cảnh
  • Các Loại Cá La Hán Đẹp Nhất Trên Thế Giới
  • Cách Lựa Chọn Cá La Hán Trưởng Thành
  • Hồ (bể) nuôi cá La hán có thể là loại hồ xi măng, hồ kiếng, bồn nhựa và có thể tận dụng các lu, khạp, miễn là có dung tích đủ lớn, chứa được trên dưới một trăm lít nước mới vừa; vì cá La hán là loại cá kiểng lớn con, có chiều dài tối đa khoảng 30cm.

    Thông thường, loại hồ kiếng được nhiều người thích sử dụng nhất. Vì rằng ngoài vẻ đẹp thanh tú ra, hồ kiếng còn đem lại nhiều tiện lợi khi sử dụng, như dễ dàng trong việc theo dõi sự tăng trọng, phát triển của con cá quý mà làm vệ sinh hồ nuôi cũng dễ dàng hơn.

    Loại hồ cá làm bằng kiếng vào những năm cuối thập niên 60 của thế kỳ trước mới xuất hiện trên thị trường cá kiểng nước ta. Lúc đầu người ta chỉ sản xuất loại hồ có kích thước nhỏ khoảng 20cm x 30cm, hay 30cm X 40cm mà thôi. Thời này, phong trào nuôi cá Tàu ba đuôi, còn gọi là “Cá vàng” (Carassius Auratus) đang gây cơn sốt trong giới nuôi cá kiểng. Trước đó con cá Tàu chỉ được nuôi trong những chai thủy tinh lớn (còn gọi là chai keo), nay được thả trong hồ kiếng trông nó đẹp đẽ và sang hẳn lên! Càng về sau, theo như câu đòi hỏi, các loại hồ kiếng được làm lớn hơn, kiểu dáng đa dạng và đẹp hơn. Đặc biệt, bên trong còn trang trí nhiều vật dụng cần thiết như đèn chiếu sáng, ngọn giả sơn, trồng cây thủy sinh, hệ thống lọc..

    Hồ có kiểu dáng đẹp thì ai cũng thích, nhưng chỉ đẹp không thôi thì chưa đủ, mà phải có đủ không gian, đủ dung tích để chứa đựng một lượng nước phù hợp với sự sống của con cá. Nói cách khác, hồ có đủ rộng, con cá La hán nuôi trong đó mới có cơ hội phát triển nhanh và sống khỏe mạnh.

    Nơi mua hồ cá La hán

    Muốn có một cái hồ kiếng vừa ý, ta nên đến những nơi làm hồ có tín nhiệm để mua hoặc đặt làm theo kích thước, kiểu mẫu của mình, như vậy mới dùng được bền lâu. Không nên ham giá rẻ để mua những hồ cả không đạt chất lượng, nhất là hồ đã cũ, đã sử dụng rồi đem sửa lại. Chẳng lẽ ta không tiếc khi bỏ ra số tiền to để mua con cá mà lại tiếc tiền sấm cái hồ kém chất lượng?

    Nơi đặt hồ cá La hán trong nhà theo phong thủy

    Sắm hồ cá về, điều mà chắc chắn bất cứ ai cũng gặp ít. nhiều băn khoăn thắc mắc là nên đặt hồ vào nơi nào trong nhà mình cho thích hợp. Vì theo quan niệm của nhiều người, hồ cá mà đặt đúng vào vị trí “đắc địa” thì không những nó trở thành vật trang tri mang tính nghệ thuật cao, mà còn góp phần mang lại sinh khí cho ngôi nhà, và là điểm lành đem lại tải vận tốt cho gia chủ. Đó là chưa nói đến việc nó còn mang lại sự sảng khoái, vui tươi cho mọi người trong nhà mỗi khi qua lại ngắm nhìn con cá đẹp tung tăng bơi lội bên trong.

    Hồ cá thường được gia chủ đặt tại phòng khách, vào một nơi sáng sủa và nằm đúng vào tầm nhìn của mọi người. Vì vậy, hồ cá không nên kê quá cao (quá đầu người) hoặc quá thấp, sao cho khách khứa khi đứng hay ngồi vào ghế vẫn quan sát được mãn nhãn toàn cảnh của chiếc hồ.

    Điều cần thiết là ta không nên đặt hồ cá cạnh các dụng cụ điện như đầu máy, tivi, ampli, loa… Hàng ngày âm thanh với mọi cường độ từ những máy móc này sẽ ít nhiều làm xáo trộn đến đời sống yên tĩnh của cá, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nó. Đó là chưa nói hơi nước trong hồ cũng dễ làm hư hỏng các dụng cụ điện trên.

    Người ta còn đặt hồ cá tại phòng ăn, nhưng ky đặt hồ cá trên đầu giường vì cho là phạm vào điều kỵ trong phong thủy. Nước (trong hồ) không đặt cao khỏi đầu, vì như vậy chẳng khác nào mình bị nước trên cao dội vào đầu, tối mặt tối mũi làm sao cất đấu lên nổi!

    Kích thước hồ cá La hán

    Hồ nuôi cá La hán cần có dung tích từ trung bình đến lớn vì con cá có chiều dài đến 30cm, và nặng trên dưới một ký. Hồ có kích thước vừa dùng nuôi một con. Hồ có kích thước lớn có thể ngăn ra nhiều ngăn để nuôi được nhiều cá (cũng mỗi con một ngăn).

    Kiểu dáng của hồ được nhiều người ưa chuộng là hình khối chữ nhật, có bề cạnh 50cm x 60cm nuôi một con cá lớn, hồ 50cm x 90cm có thể ngăn đôi để nuôi hai con, hồ lớn 50cm x 120cm có thể ngăn ba…

    Tấm ngăn ở giữa tốt nhất là bằng kiếng, giúp hồ được sáng sủa, tuy ngăn nhưng tưởng chừng như không ngăn.

    Cá La hán tuy là giống cá dữ nhưng không háu đá như cá Lia thia ta (Betta Taennita) hay Lia thia Xiêm (Betta Siamese). Lia thia trống mà gặp vách ngăn trong suốt như vậy, hai con sẽ đấu mỏ kình nhau cả ngày, thế nào cũng tà mỏ bị thương. Còn cá La hán thỉnh thoảng mới quay đầu lại phùng mang trợn mắt với nhau một hồi rồi thôi. Do đó, vách ngăn băng kiếng không hại cho cá La hán, mà còn đem lại điều lợi là .

    --- Bài cũ hơn ---

  • Top 5 Loài Cá La Hán Đẹp Nhất Thế Giới Hiện Nay
  • Quả La Hán Được Trồng Ở Đâu Nhiều Nhất Tại Việt Nam
  • Mua Giống Cây La Hán Quả, Hạt Giống La Hán Quả, Mua Cây La Hán Quả
  • Cá La Hán (Flower Horn Fish): Rực Rỡ Với Chiếc Đầu Gù Ông Tiên
  • Mua Cá La Hán Con Bột Ở Đâu Tại Tphcm? Giá Số Lượng?

Cách Nuôi Cá La Hán Lên Màu, Lên Đầu Cá La Hán

--- Bài mới hơn ---

  • Thức Ăn Cho Cá La Hán Lên Màu Và Đầu Xo Super Redsyn 120G
  • Những Điều Thú Vị Về Cá La Hán
  • Các Loại Cá Cảnh Nước Ngọt “sang Và Đắt” Nhất Hiện Nay
  • Thức Ăn Và Cách Cho Cá La Hán Ăn
  • Cung Cấp Cây Tùng La Hán Nhật , Vạn Niên Tùng, Tùng Bonsai Giá Rẻ
  • Kinh nghiệm nuôi cá la hán lên màu

    Có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá la hán, tuy nhiên trước một rừng thức ăn nhiều người e ngại không biết chọn lại nào tốt nhất. Với xu hướng thích màu tự nhiên vì vĩnh cửu người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo tự nhiên. Để có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

    Nuôi cá la hán lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con), bạn có thể học cách nuôi bobo cho cá ăn để chung cấp thức ăn cho cá.

    Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng. Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

    Lên màu cho cá trưởng thành

    Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

    Bằng thức ăn tươi

    Tương tự như cách lên màu có thể áp dụng cho cách nuôi cá La Hán để lên đầu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù.

    Bằng cách thả cá mái

    Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

    Bằng cách soi gương

    Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con. Chúc ạn thành công với cách nuôi cá La Hán lên màu, lên đầu.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Để Cá La Hán Lên Màu, Lên Đầu
  • Để Nuôi Cá La Hán Lên Đầu To Cần Kinh Nghiệm Gì?
  • Giới Tính Cá La Hán Được Hình Thành Như Thế Nào ?
  • Những Lưu Ý Khi Chọn Thức Ăn Cho Cá La Hán
  • Dành Cho Người Mới Chơi Cá La Hán Những Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán

Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán

--- Bài mới hơn ---

  • Cá La Hán Giá Bao Nhiêu ? Chọn Và Chăm Sóc Cá Đúng Cách
  • Bệnh Đốm Trắng Ở Cá Koi
  • Top 13 Loài Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy Vẫn Sống Tốt
  • Thức Ăn Viên Cho Cá La Hán Là Gì
  • Những Điều Bạn Cần Biết Khi Chăm Sóc Cây Tùng La Hán
  • Posted on by letham

    Cá La Hán khi mới mua về, sau khi đã quen dần với điều kiện sống của môi trường thì chúng sẽ bắt đầu có hứng thú với thức ăn. Nửa ngày sau khi thả cá La Hán vào bể, nếu thấy cá bắt đầu mổ thức ăn bám trên thành bể hoặc húc miệng vào những hạt cát phủ dưới lớp đáy bể, thì có thể yên tâm vì những biểu hiện này cho thấy cá La Hán đã thích ứng được với môi trường và bắt đầu tìm thức ăn.

    Có một số cá thể khi môi trường sống bị thay đổi, chúng thường cự tuyệt không ăn. Khi gặp phải tình huống này phải cho chúng ăn những thức ăn mà chúng ưa thích nhưng phải chú ý đến lượng thức ăn, tránh thức ăn thừa tạo nên cặn bã làm ô nhiễm nước. Khi cá hứng thú ăn thì chúng có biểu hiện khỏe mạnh, màu sắc cơ thể tươi sáng, tuy nhiên cần lưu ý là nước nuôi trong thời gian này phải giữ ở mức lý tưởng nhất.

    MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHIẾN CÁ LA HÁN MẮC BỆNH

    Nhiệt độ nước thay đổi quá mạnh.

    Cá La Hán là loài cá tương đối dễ nuôi, nhưng chúng đòi hỏi phải sống trong một điều kiện nhiệt độ ổn định, nhiệt độ lý tưởng nhất thích hợp cho cá La Hán sinh tồn là 25. Nhiệt độ môi trường nước thay đổi quá lớn trong thời gian ngắn sẽ làm cho cá bị sốc và chết vì không thể thích ứng được. Khi nuôi cá La Hán nên chuẩn bị nhiệt kế để có thể kiểm tra nhiệt độ trong bể hàng ngày, để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, phải đảm bảo luôn luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp nhất đối với cá La Hán thì chúng mới có thể phát triển khỏe mạnh.

    Mật độ nuôi quá dày.

    Rất nhiều người khi đến các cửa hàng cá kiểng thấy rất nhiều cá đẹp mắt, cho nên cũng nuôi rất nhiều cá trong bể cá gia đình. Cá la Hán là loài cá có thể hình tương đối lớn, vì thế chúng cần một không gian đủ rộng để có thể bơi lội và phát triển bình thường, chúng là giống cá có bản tính hung hăng thích thành lập cứ địa hoạt động riêng. Vì vậy mà trước khi nuôi cá phải tính đến không gian sinh tồn của chúng. Cá La Hán là loài cá có tính ham ăn, ăn rất nhiều vì thế chúng sẽ bài tiết ra nhiều cặn bã. Chính điều này sẽ dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm, nếu không kịp thời xử lý thì cá rất dễ mắc bệnh và chết hàng loạt.

    Cá mắc bệnh

    Nhiệt độ quá thấp hoặc nước quá ô nhiễm do các thức ăn còn dư và chất thảy của cá là những nguyên nhân lớn dẫn đến cá bị mắc bệnh nấm ngoài da, bệnh ký sinh trùng. Hàng ngày phải chú ý đến các máy móc, thiết bị hổ trợ trong bể, xem hoạt động của chúng có diễn ra bình thường hay không, lượng oxy hòa tan trong nước, nhiệt độ nước và tình trạng cá La Hán có tốt hay không. Những dấu hiệu cho biết cá La Hán khỏe mạnh là chúng có những biểu hiện như: háu ăn, thể sắc trên các phiến vây tươi sáng, dáng vẻ bơi uyển chuyển, tự nhiên, khi bơi các vây xòe hết cở.CÁC CÁCH XỬ LÝ KHI CÁ LA HÁN MẮC BỆNH

    Dấu hiệu đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy cá mắc bệnh đó là ham muốn ăn giảm hẳn, chúng cũng không hoạt bát, sinh động như trước. Lúc này cần phải cung cấp cho chúng một lượng dinh dưỡng phong phú và những thức ăn ngon miệng mà chúng thích để tạo lại cảm giác hứng thú với thức ăn, chẳng hạn như tôm biển con, thịt tôm tươi băm nhỏ…trong giai đoạn này tốt nhất là không nên thay nước một lượng lớn như bình thường, nên giử lại nước nuôi, để đề phòng khi Clo trong nước máy sẽ có ảnh hưởng phụ đến cá La hán, còn nhiệt độ cũng phải duy trì ở mức ổn định. Sau khi khẩu vị ăn của cá đã được khôi phục lại bình thường thì chúng cũng sẽ khôi phục được trạng thái hoạt động của chúng.

    PHƯƠNG PHÁP LÀM CHO ĐẦU CÁ LA HÁN TO RA

    Muốn làm cho đầu u của cá La Hán trở nên to, thì người nuôi phải tăng cường huấn luyện cho chúng. Tính tình của loài cá này rất hung bạo, muốn làm cho cục bứu trên phần đầu của chúng phình to thì chúng ta phải thường xuyên chọc giận chúng. Thông thường có mấy phương pháp làm cho cá La Hán nổi giận như sau:

    Phương pháp đơn giản nhất là đặt miếng kiếng vào một bên bể cá, như thế hình ảnh chúng được phản chiếu trong gương làm cho chúng tưởng là có một đối thủ khác và chúng sẽ nổi giận. Cá La Hán có chiếc đầu to như thế là do sự phẩn nộ và kích thích các hormones giới tính.

    Có thể cho 2 bể cá La Hán kê sát vào nhau, như thế chúng có thể làm cho chúng phẩn nộ kích thích đầu cá phình to.

    Cũng có người dùng phương pháp đem một chú cá có bản tính hiền lành như cá Huyết Anh Vũ trực tiếp thả vào bể nuôi cá La Hán, làm cho chúng trở thành “vật hy sinh” cho cá La Hán liên tục tấn công. Mặc dù phương pháp này có vẻ tàn nhẫn, song hiệu quả mà nó mang lại không tồi.

    Ngoài ra, trong bể nuôi cá La Hán còn phải thả vào một ít đá sỏi nhỏ, để cho cá La Hán thích chơi sỏi có thể tự luyện tập lúc bình thường. Khi cho chúng ăn thức ăn có chứa hàm lượng protein và chất béo quá cao, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, khi hàm lượng mở tích tụ quá nhiều thì có thể phá vở các tổ chức cơ cấu mềm dưới lớp da đầu, thì phần đầu của chúng sẽ phình to lên thành đầu u.

    Bên cạnh đó cũng phải tiến hành điều chỉnh thức ăn cho chúng, những thức ăn chủ yếu có hàm lượng chất béo cao, protein và thành phần làm tăng màu là chủ yếu. Lúc này cá La Hán mới có thể lên đầu.

    LêThắm (theo diendancacanh)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thức Ăn Sakura Cho Cá La Hán 100G
  • Tác Dụng Của Rong La Hán Trong Bể Cá
  • Vài Điều Thú Vị Của Cá La Hán
  • Các Bước Cơ Bản Cho Việc Ép Cá La Hán
  • Cách Chọn Cá La Hán Bố Mẹ

Dành Cho Người Mới Chơi Cá La Hán Những Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán

--- Bài mới hơn ---

  • Những Lưu Ý Khi Chọn Thức Ăn Cho Cá La Hán
  • Giới Tính Cá La Hán Được Hình Thành Như Thế Nào ?
  • Để Nuôi Cá La Hán Lên Đầu To Cần Kinh Nghiệm Gì?
  • Kỹ Thuật Để Cá La Hán Lên Màu, Lên Đầu
  • Cách Nuôi Cá La Hán Lên Màu, Lên Đầu Cá La Hán
  • KHPTO – Cá la hán không còn ở thời thượngđẳng, tuy nhiên, vẫn còn là sở thích của nhiều người, những chú cá đẹp cũng đáng giá bạc triệu. Thông thường, chỉ cần khoảng 500 ngàn đồng là sở hữu được chú cá con khá đẹp. Cá la hán dễ nuôi (họ cá rô), gần gũi và thông minh, tuổi thọ kéo dài khoảng 10 năm. Do tốc độ sinh sản nhanh nên cá la hán mau rớt giá, vì vậy nếu định đầu tư cá la hán với ước mơ làm giàu cần tìm hiểu kỹ càng.

    Cá la hán có nhiều loại, người chơi thường chú trọng nhất là đầu cá phải có gù lớn. Cá nhỏ rất khó nhận ra đẹp, xấu, do vậy, với người ít kinh nghiệm thì tốt nhất mua cá con ở thời điểm cá bằng hai ngón tay. Nên chọn cá có thân và miệng ngắn, vây vừa phải phù hợp tuổi cá, cá đực thường có vết đen trên vây lưng, tỏ vẻ hung dữ hơn…

    Thức ăn cho cá la hán đa dạng, thường là cá con, tép, tôm, trùn chỉ, thịt bò, thức ăn khô dạng hạt đóng gói… Tùy “sở thích” của từng loài và cách tập cho ăn của người nuôi. Nên tập cá ăn xen kẽ nhiều loại thức ăn để chúng thích nghi, phòng khi thiếu hoặc không mua được thức ăn “quen miệng”, nếu cho ăn thịt bò thì xắt vừa miệng cá và không cho ăn liên tục. Tùy độ tuổi, tình trạng cá có thể cho ăn 2 – 3 lần/ngày. Thấy cá bơi gần mặt nước là đói bụng. Không cho cá ăn quá no và để thức ăn dư thừa trong hồ.

    CHĂM SÓC CÁ

    Cá la hán rất dữ nên không thể nuôi 2 con một hồ. Hồ nuôi không cần để cây thủy sinh vì chúng cắn phá rất nhanh. Nhiều người để sỏi lọc nước nhưng cá không chịu để yên bao giờ. Hồ nuôi cá la hán nhất thiết phải có bộ phận lọc nước, sục khí, khoảng 3 – 7 ngày thay nước/lần, cũng có thể 2 – 4 tuần/lần (tùy lọc nước hoạt động tốt). Khi thay nước có thể thêm ít muối (tùy kích thước hồ) để sát trùng, nên thêm ban đầu rất ít cho cá không bị sốc, sau đó thay từ từ, 20 – 70%. Sau khi thay nước, màu sắc cá bị nhạt, điều này bình thường và sau đó chúng sẽ lên màu trở lại. Không để nước trong hồ bị dơ do cá rất nhạy cảm với môi trường, sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của cá cũng như phát sinh bệnh. Đặt hồ cá nơi thoáng mát (không sáng quá và để ánh nắng chiếu vào, cũng không quá tối), có thể đặt thêm gương soi để kích thích tính “hiếu chiến” của cá, điều này có lợi cho phát triển đầu cá.

    Ngoài yếu tố di truyền do giống loài, tạo dáng hình xấu – đẹp từng con thì cách chăm sóc tốt (thức ăn, môi trường nước…) góp phần đáng kể để cá la hán lên đầu và lên màu. Không phải cá la hán nào cũng có đầu gù đẹp, đều này rất hên xui khi chọn cá lúc còn nhỏ. Thường bầy cá vài trăm con, chỉ vài con cá đẹp mà thôi.

    Ngoài cách chăm sóc như trên, người nuôi bố trí thêm đèn màu góp phần kích thích cá lên màu. Cá sẽ lộng lẫy hơn khi có đèn chiếu sáng. Tốt nhất là đèn có màu hồng tím, có thể mở đèn suốt đêm hoặc tắt lúc bạn đi ngủ (mở 4 – 6 giờ/ngày, bắt đầu lúc 5 – 6 giờ chiều). Ngoài ra, có thể làm cá “sung” lên bằng cách đặt gương soi, cho ăn thêm cá xiêm mái…, và tùy vào túi tiền mua thêm thức ăn lên màu ở các tiệm bán cá. Có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên cần tránh loại có hóa chất làm cá bị triệt sản. Nhiều người cho cá ăn thêm trùn quế sẽ lên màu rất đẹp.

    Cá la hán rất dễ sinh sản, nếu có chú cá trống đẹp thì có thể chọn mua cá mái để “tiếp quản” bầy cá mới. Chọn cá mái ưng ý (kích thước nhỏ hơn cá trống, tránh cá mái đánh nhau với cá trống lúc đẻ) cho vào hồ kiếng. Đặt một tấm ngăn bằng kiếng để hạn chế chúng đánh nhau và tập làm quen nhau, đến khi cả hai nhìn nhau “âu yếm” thì lấy vách ngăn ra. Khi chúng hợp nhau thì bắt đầu dọn ổ đẻ trứng. Đặåt thêm giá thể để trứng bám vào, cá đẻ khoảng 1 – 3 giờ, lúc cá đẻ không nên làm động mạnh hay làm cá giật mình.

    Để hạn chế cá bố mẹ ăn trứng và cá con, sau khi cá đẻ, lấy trứng bám trong giá thể ra ấp riêng trong hồ khác. Lấy nước trong ao bố mẹ hoặc nước đã xử lý tốt. Trong lúc ấp mở sục khí (nhẹ, để xa), tắt máy lọc tránh cá con bị hút vào. Cá con mới nở 2 – 4 ngày không cần cho ăn, sau đó cho ăn bo bo hoặc ít lòng đỏ trứng gà luộc hòa với nước. Cần thay nước 1 – 2 ngày/lần. Tiếp tục cho cá ăn bo bo, đến khoảng 10 ngày tuổi tập cho ăn trùn chỉ.

    Chú ý cá sau khi đẻ phải tách đôi cá bố mẹ ra. Chăm sóc tốt, cá nở đều. Nếu ổ trứng bị hư cũng đừng lo lắng, cá sẽ tiếp tục đẻ khoảng 1 tháng sau.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Lên Đầu Cho Cá La Hán
  • Bí Quyết Giúp Cá La Hán Lên Đầu Khủng , Lên Màu Đẹp
  • Làm Thế Nào Để Cá La Hán Có Chiếc Đầu To Lớn Và Đẹp Hơn
  • Cá Tai Tượng Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Chăm Sóc
  • Cách Nuôi Cá La Hán Con Vừa Khỏe Mạnh Lại Lên Châu Lớn

Môi Trường Nước Nuôi Cá La Hán

--- Bài mới hơn ---

  • Chuẩn Cách Nuôi La Hán King Kamfa
  • Làm Sao Để Nhận Biết Cá La Hán Đực Và Cái ?
  • Cách Cho Cá La Hán Sinh Sản
  • Cá La Hán (Flower Horn Fish)
  • Hot! Bán Cá La Hán King Kamfa Đẹp & Lạ Nhất!
  • Con cá La hán sống nhờ nước, cũng như con người nhờ có không khí để thở mới sống được. Nếu nước bị ô nhiễm chẳng khác nào không khí bị ô nhiễm.

    Vì vậy nước nuôi cá La hán phải là thứ nước trong, sạch (người uống được) thì cá mới sinh trưởng tốt, tránh được tật bệnh, trong đó có bệnh ký sinh trùng ngoài da. Nguồn nước nuôi cá cảnh La hán thường được sử dụng là nước máy và nước giếng.

    Nước máy thì trong sạch nhưng lại có chất clo. Để chất clo bay hơi, không gì hơn là phải hứng nước máy vào lu, khạp để chứa, có nghĩa phơi nước từ 24 giờ đến 48 giờ rồi mới đổ vào hồ nuôi cá (Nếu gặp ngày nắng tốt, chỉ cần phơi 12 giờ là đủ).

    Nước giếng nếu thực sự tốt, không bị nhiễm phèn thì dùng nuôi cá La hán cũng được. Nhưng cũng nên múc chứa trước một đôi ngày vào bể chứa hay Iu, khạp. Trong thời gian này cần cân sục khí mạnh để nước tiếp xúc với oxy và sẽ oxy hóa các kim loại lẫn lộn trong nước giếng, rồi chúng lắng dần xuống đáy. Ta chỉ cần lấy phần nước bên trên để nuôi cá, nếu thấy độ pH thích hợp.

    Độ pH trong nước được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng bảo quản cá nuôi. Ta nên biết cá nào cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nước. Vì vậy, nếu độ pH sụt giảm đột ngột trong một thời gian ngắn có thể gây ra hậu quả đáng tiếc cho con cá quý của mình. Cá La hán thích hợp với nước có tính kiềm giữa khoảng 7 – 8. Dụng cụ đo pH có bán ở các cửa hàng cá kiểng. Đây cũng là dụng cụ cần thiết đối với người nuôi cá kiểng, sắm cũng không thừa.

    Ngoài ra, ta cũng cần chú ý đến nhiệt độ của nước ấm, lạnh ra sao. Cá La hán phát triển thích hợp ở nhiệt độ tương đối ấm, từ 28 đến 31°C.

    Trong nước cũng cần có khoáng chất với lượng cần thiết mới giúp cá phát triển tốt. Chúng tôi muốn nói đến muối ăn. Muối đóng vai trò tạo sự ổn định cho cá. Muối được coi là phương thuốc vừa quý vừa rẻ tiền, có tác dụng giúp giết chết các loại ký sinh trùng và cung cấp điện tích Natri và clo, giúp môi trường sống của cá được ổn định.

    Muối pha vào nước hồ (100g muối trong 100 lít nước) để tạo khoáng chất giúp môi trường cá đang sống trong hồ giống với môi trường sống tự nhiên bên ngoài. Muối được dùng ở đây là muối bột, muối ăn chứ không phải muối iốt (có hóa chất).

    Muối được pha vào nước với nồng độ cao (một ký muối trong 100 lít nước) là dùng để trị một số bệnh ký sinh trùng bên ngoài thân cá. Cách chữa bệnh là bắt con cá bệnh thả vào sống tạm trong dung dịch này trong khoảng thời gian từ một đến hai giờ, sau đó vớt cá ra trả lại hồ nuôi như trước. Mặc dầu vẫn biết khả năng của cá La Hán chịu đựng được trong môi trường nước mặn, không những chỉ một phần trăm mà đến vài ba phần trăm trong thời gian từ vài ba mươi phút đến cả giờ, nhưng trong thời gian ngâm cá ta cũng nên để ý thăm chừng. Nếu thấy con có vẫn bơi lội bình thường thì không sao, nhưng nếu thấy cá bơi chao đảo, mất thăng bằng, thì phải vớt ra ngay. Sau đó ta thả lại cá vào hồ nuôi của nó.

    Cách “ngâm” vào dung dịch nước mặn trong thời gian ngắn này sẽ diệt được các ký sinh trùng ngoài da, các vết thương nếu có cũng mau lành, đồng thời còn kích thích sự tiết chất nhầy của cá.

    Nước chứa trong hồ nuôi cá La hán (và cả những loài cá kiểng khác) nếu để lâu ngày không thay sẽ dơ bẩn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá. Nước bẩn một phần do chất thải của cá, và phần lớn là do thức ăn thừa của cá chất chứa lại của ngày này sang ngày khác phân hủy, sinh ra chất độc làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, khiến cá bị bệnh. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi là đến bữa ta chỉ cho cá La hán ăn vừa đủ no, không nên để thức ăn thừa vương vãi lại…

    Nên thay nước hồ cá theo định kỳ, tốt nhất ba ngày một lần. Và mỗi lần thay chỉ khoảng 1/3 lượng nước trong hồ mà thôi. Việc thay một phần nước cũ (rà đầu ống hút sát mặt đáy hồ để loại bỏ hết cặn bẩn ra ngoài, rồi châm vào một lượng nước mới (đã được xử lý loại bỏ hết; chất độc như vừa trình bày ở trên) là nhằm bổ sung thêm lượng khí cần thiết và những nguyên tốt vi lượng trong nước giúp môi trường sống của cá trong sạch hơn, giúp cá có điều kiện sống khỏe mạnh hơn.

    Do lẽ đó, ta không nên vì một lẽ nào đó mà kéo dài thời gian thay nước mới vào hồ cá. Việc làm này chẳng khác nào ta vô tình đầu độc chết con cá cưng trong hồ mà không hay biết.

    Nước mới bổ sung vào hồ nên rót vào từ từ để cá có đủ thời gian quen với nước mới. Loài cá rất dị ứng với môi trường nước lạ, do đó chúng ta không nên thay hết một lần nước cũ bằng nước mới, thậm chí thay 2/3 hồ nước cũng không nên.

    Thay nước hồ cá theo định kỳ là cách giúp môi trường sống của cá luôn luôn được sạch sẽ, đừng cả tin vào hệ thống lọc nước, vì không có hệ thống lọc nào có thể đảm bảo được nước hồ sạch hoàn toàn.

    Điều xin được lưu ý là vào những ngày thời tiết xấu, như mưa bão, ta không nên thay nước hồ, vì trong điều kiện khí hậu như vậy áp lực không khí sẽ xuống thấp, khiến cá nuôi bị bệnh.

    Để nguồn nước trong hồ cá được trong sạch luôn người nuôi cần trang bị thêm máy tạo oxy, máy lọc, bộ phận đo độ pH…

    Máy tạo oxy

    Đây là thiết bị cung cấp oxy trong nước hồ cá. Thiếu thiết bị này cả để bị chết ngạt do nước trong hồ vì bẩn nên chứa nhiều thán khí CO2. Máy tạo oxy hiện có bán tại các cửa hàng cá kiểng, do nhiều nước sản xuất.

    Hệ thống lọc

    Hệ thống lọc có tác dụng làm sạch nước trong hồ vốn ô nhiễm do chất thải của cá và do thức ăn thừa vương vãi trong hồ, bằng cách thu gom sạch những thứ dơ bẩn đó, nhờ đó mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe của cá nuôi. Máy lọc còn đem bị một điều lợi rất lớn là tạo được dòng chảy trong nước giúp sức khỏe của cá được tốt hơn. Máy lọc có nhiều kích cỡ khác nhau: loại công suất nhỏ dùng cho hồ nhỏ loại công suất lớn dùng cho hồ lớn chứa được vài ba trăm lít nước trở lên.

    Nên chọn loại máy đạt những tiêu chuẩn như động cơ đủ công suất, làm vệ sinh dễ dàng và không bị tắt nghẹt mới tốt.

    Máy đo độ pH

    Cũng nên thường xuyên kiểm tra độ pH nước trong hồ cá, nhờ đó mà duy trì độ pH ổn định, giúp cá La hán sống khỏe mạnh mà mau lên đầu, lên màu. Nên mua bộ đo độ pH có bán ở các cửa hàng cá kiểng, trong đó có hướng dẫn kỹ về phương pháp sử dụng.

    Nếu nói đến việc trang trí cho hồ cá, mà không nhắc đến ngọn đèn chiếu sáng đặt riêng cho hồ e rằng thiếu sót. Ta cũng đã biết con cá La hán rất thích ánh sáng, và tất nhiên đối với chúng dùng loại ánh sáng nào cũng tốt như nhau. Thế nhưng, đa số người nuôi cả lại thích gắn đèn màu hồng, thứ ánh sáng này chiếu vào hồ làm tăng màu sắc của cá trở nên tươi đẹp hơn, lộng lẫy hơn.

    Ban ngày, nếu vị trí đặt hồ sáng sủa thì không cần thiết phải mở đèn sáng. Chỉ có lúc chiều và đầu hôm mới cần bật đèn mà thôi: bắt đầu khoảng 16 giờ đến 20 giờ, hoặc trễ hơn một chút là vừa đủ. Vì khi ta đi ngủ thì cũng nên tắt đèn cho cá được yên tĩnh, nghỉ ngơi.

    Cũng xin được nói thêm, nuôi cá La hán không cần phải bày biện các vật trang trí trong hồ như cách nuôi nhiều loại cá kiểng khác. Nếu ta có bày biện các thứ thì do bản năng hiếu động, cá La hán cũng lần lượt dời tới dời lui, khiến các vật ngã đổ làm rối trật tự cả lên. Chỉ nên đặt vào hồ một số ít viên sỏi là được. Cá La hán thích tìm đến ngậm những viên sỏi ở đáy hồ lên rồi lại nhả ra. Đây không phải là thú chơi đùa giải trí của cá La hán mà là cách chúng “phân định ranh giới” cho lãnh địa của chúng. Vì thế, sự hiện diện của những viên sỏi được đặt vào hồ này khiến cá La hán yên tâm hơn, tự tin hơn trong phần thổ cư của mình.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chữa Bệnh Đau Mắt Cho Cá La Hán Cho Cá Khỏi Nhanh
  • Tổn Tài Do Cá La Hán ‘không Đầu’
  • Cách Nuôi Cá La Hán Nhanh Lớn Nhanh Lên Màu
  • Hướng Dẫn Giải Phẫu Thẩm Mỹ Cá
  • Các Loại Cá La Hán. Cách Nuôi Cá La Hán Nhanh Lớn & Lên Đầu Đẹp

La Hán Xanh: Cách Trồng & Chăm Sóc La Hán Xanh (Rong La Hán)

--- Bài mới hơn ---

Cách Nuôi Cá La Hán Con

--- Bài mới hơn ---

  • Nằm Mơ Thấy Ăn Cá Đánh Con Gì, Là Điềm Gì?
  • Nằm Mơ Thấy Cá Lóc Là Điềm Báo Gì ? Đánh Con Gì ?
  • Cá La Hán Ăn Gì Để Lên Đầu, Cách Chăm Sóc, Kỹ Thuật Nuôi Cá Đẹp Nhất
  • Cách Nuôi Cá La Hán Nhanh Lớn Cho Người Mới Tập Chơi Cá
  • Cách Lên Màu Cho Cá La Hán
  • Cá la hán là loại cá ăn động vật và giáp xác nhìn chung tương đối dễ nuôi nhưng để nuôi sao cho cá phát huy hết được vẻ đẹp di truyền của chúng phải có cách nuôi cá la hán con đúng đắn ngay từ khi chúng còn nhỏ.

    Khi mới nở, cá con sẽ bám vào nơi mà cá bố mẹ đẻ trứng, chúng sống nhờ túi dinh dưỡng nằm dưới bụng. Túi dinh dưỡng này đủ cho cá con sống từ 3-5 ngày. Vì vậy mà trong thời gian này không cần cho cá ăn gì cả.

    Sau ngày thứ 5, nguồn dinh dưỡng dự trữ đã cạn kiệt nên phải cho cá ăn, nếu không chúng sẽ chết đói. Thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là trùn muối (Artemia, sẽ đề cập chi tiết bên dưới). Đối với cá con, mỗi ngày cho ăn từ 2-3 lần, mỗi lần cho ăn với lượng vừa đủ.

    Sau 14 ngày, cá con đạt kích thước khoảng 10mm. Lúc này có thể cho cá ăn các loại thức ăn như trùn chỉ đông lạnh, hoặc thức ăn dạng viên hạt nhỏ. Tuyệt đối không cho cá con ăn trùn chỉ còn sống, vì chúng chứa nhiều vi khuẩn dễ gây bệnh cho cá.

    Đến tuần thứ 3 trở đi, có thể thay đổi các loại thức ăn khác như trùn đỏ đông lạnh, bobo hoặc thức ăn dạng viên…

    Nhằm ngăn chặn một số bệnh ở cá La Hán do vi khuẩn từ thức ăn gây ra, nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn tươi sống, thay vào đó là sử dụng loại thức ăn dạng viên.

    Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần là đủ. Nên thường xuyên thay đổi các loại thức ăn nhằm đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cá.

    Nên cho cá ăn với lượng vừa đủ. Nếu cho vào bể quá nhiều thức ăn, cá sẽ ăn không hết và thức ăn thừa đọng lại làm ô nhiễm môi trường nước. Cá ăn trong thời gian từ 3 – 5 phút là đạt tiêu chuẩn, sau thời gian này nếu cá ăn không hết phải lấy hết thức ăn thừa ra.

    Buổi tối, trước khi cho cá ăn nên bật đèn khoảng 30 phút để chúng thích ứng tốt với nguồn ánh sáng. Và sau khi cá ăn xong, chờ 30 phút sau mới tắt đèn, như vậy cá sẽ tiêu hóa thức ăn tốt hổn.

    1. Nhiệt độ của nước

    Nhiệt độ từ 24 – 30 độ C, tốt nhất vào khoảng 26 – 28 độ C. Khi nuôi cá bột nên duy trì nhiệt độ tối ưu này trong hồ cá.

    2. Độ pH

    Độ pH trung hòa là từ 6 – 8. Khi nuôi cá bột nên duy trì độ pH từ 6.5 đến 7.2. Việc thay nước hồ đều đặn 1 lần/tuần là để giữ cho độ pH ổn định. Nếu không thay nước hồ thường xuyên được, có thể thả san hô, sỏi vào trong hồ giúp hạn chế sự thay đổi quá lớn của độ pH trong nước, vì sự dao động của độ pH sẽ bất lợi cho cá. Nên có thiết bị đo độ pH trong nước sẽ giúp kiểm tra được độ pH được thường xuyên hơn.

    3. Thay nước hồ

    Nước quá trong hay quá sạch cũng không tốt cho cá la hán, vì khó duy trì được nước trong mãi. Do vậy, không nên thay tất cả nước trong hồ một lần, mà hãy chừa lại một chút nước “cũ” trong hồ. Việc thay tất cả nước cùng một lúc sẽ làm cho môi trường sống bị thay đổi nhiều, cá bị stress vì phải luôn thích nghi với môi trường mới.

    4. Bể cá la hán

    Dùng tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực, hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng 12-13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con. Hai bên đầu bể đặt 2 con lớn nhất. Tấm thủy tinh dùng giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng miếng thủy tinh 3mm lót bên dưới, chất cặn bã sẽ được lọc sạch qua khe hở bên dưới tấm thủy tinh.

    Nhiệt độ luôn giữ khoảng 27 0C. Để tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34 cm (khoảng 1200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1000 lít/h. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hóa và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4 cm, cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm.

    5. Thức ăn cho cá la hán con

    Trùn muối (Artemia): Trùn muối là thức ăn thường dùng cho cá La Hán con. Để có được trùn muối, cho khoảng 1-2 muỗng cà phê trứng Artemia/1000cc nước ngọt và hòa tan thêm 20 gram muối thô, sau đó sục khí oxy vào, trứng sẽ nở thành ấu trùng Artemia trong vòng 24 giờ. Khi cho cá ăn nhớ rửa sạch Artemia bằng nước ngọt cho hết độ mặn. Phần còn lại cho vào tủ lạnh để bảo quản.

    Khi cá đạt kích thước tương đối, thức ăn chính cho cá la hán con là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm nát, trộn đều, đông lạnh. Phải đông lạnh là để tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thức ăn. Không tùy tiện cho cá con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng. Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng.

    Khi cho cá con ăn xong mới mở máy lọc. Không được để chất thải quá nhiều, nếu máy lọc lọc không sạch phải dùng các biện pháp thủ công để tránh ảnh hưởng đến chất nước.

    Tùy theo sở thích và thói quen của mỗi người mà có thể cho cá ăn hai hoặc ba lần trong ngày. Đối với cá la hán nhỏ, nên cho cá ăn ba hoặc bốn lần trong ngày. Chú ý, không nên cho cá ăn quá no dẫn đến tình trạng cá không tiêu gây sình bụng về sau.

    Sau 1 tháng nuôi dưỡng (nếu chăm sóc tốt) cá la hán con sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài từ 5-8 cm (gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng, tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên đều, đốm châu trên thân cũng rất đẹp. Những con khác tuy chưa lên đầu nhưng vẫn tăng trưởng rất nhanh và vô cùng khỏe mạnh, chỉ có khuyết điểm màu sắc chưa được tươi. Đợi đến khi cá khoảng 12-13 cm thì bắt đầu chọn từ 6 con ban đầu 2 con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu để nuôi dưỡng.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Nuôi Cá La Hán Con Mau Lớn
  • Cá La Hán Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá La Hán Con
  • Chỉ Bạn Cách Nuôi Cá La Hán Thành Công
  • Chăm Sóc Cá La Hán Con Sau Khi Đẻ
  • Chăm Sóc Cá La Hán Con Mới Nở

Các Loại Cá La Hán. Cách Nuôi Cá La Hán Nhanh Lớn & Lên Đầu Đẹp

--- Bài mới hơn ---

  • Hướng Dẫn Giải Phẫu Thẩm Mỹ Cá
  • Cách Nuôi Cá La Hán Nhanh Lớn Nhanh Lên Màu
  • Tổn Tài Do Cá La Hán ‘không Đầu’
  • Chữa Bệnh Đau Mắt Cho Cá La Hán Cho Cá Khỏi Nhanh
  • Môi Trường Nước Nuôi Cá La Hán
  • Cách đây gần 2 thập kỷ, cá La Hán du nhập vào Việt Nam đã tạo nên một cơn sốt trong giới chơi cá cảnh vì ngoại hình đẹp – độc – lạ và quan niệm về phong thủy của chúng. Dù hiện tại cơn sốt này đã hạ nhiệt, tuy nhiên chúng vẫn là một trong những loài cá cảnh được rất nhiều người ưa chuộng.

    Trên thế giới có tới hơn 60 dòng cá La Hán đã được lai tạo. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chỉ có có 4 loại được nuôi phổ biến nhất.

    King Kamfa

    Đây là dòng nhập khẩu ở nước ngoài, có giá cao nhất trong tất cả các loại cá La Hán. Đây là dòng được lai ở Thái Lan từ loài gốc là Kamfa. Đặc điểm của dòng King Kamfa là con đực không có khả năng sinh sản. Vì thế thường con cái được lai với các dòng khác để duy trì nòi giống.

    Kim Cương

    Cá La Hán Kim Cương (hay Kim Cương Phúc Lộc Thọ) là dòng lai tạo từ con đực Châu Kim Cương với cá cái Rồng Xanh. Chúng có dòng chữ in trên cơ thể dọc hai bên thân, mình tròn được bảo phủ bởi những hạt châu trắng, đầu cá nhô lên hình tròn hướng về trước. Đôi mắt có màu đỏ, phần mặt hơi vàng.

    King Lai

    Là dòng lai tạo từ con Kung Kamfa với Kim Cương. Vì là dòng lai nên chúng thừa hưởng đặc điểm của cả bố và mẹ. Các dòng King lai vẻ ngoài khá bắt mắt, đặc biệt là châu trên cơ thể biến chuyển rất đa dạng.

    Thái Đỏ

    Đây cũng là một trong những dòng rất “được lòng” người chơi cá cảnh. Chúng có phần đầu phía trước phình ra khá to. Màu chủ đạo là màu đỏ tươi (màu tạo nên vẽ đẹp sặc sỡ của chúng), thân nhỏ gọn, có rất nhiều châu phát sáng đặc biệt là ở phần đuôi, vây ở đuôi lúc nào cũng xòe to làm chúng trở nên uyển chuyển và dịu dàng khi bơi.

    Giao dịch trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM.

    Cách nuôi cá La Hán nhanh lớn và lên đầu đẹp

    Trước tiên phải đề cập đến vấn đề gen di truyền vì muốn chú cá La Hán của mình có thể lên đầu được thì phải xem bố mẹ chú là ai, đầu có lên to và đẹp không. Nếu câu trả lời là có thì mới xét đến những yếu tố ngoại cảnh khác.

    Sau khi xác định được nguồn gốc của bố mẹ rồi, các bạn hãy chú ý những vấn đề sau:

    Thức ăn cho cá La Hán và cách chăm sóc

    Cho chú cá cưng của mình ăn gì để lên đầu cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành, phải cung cấp nguồn thức ăn có độ đạm cao, chủ yếu là thịt động vật.

    Lúc còn nhỏ, nên cho cá ăn artemian. Khoảng 7 ngày ngày sau là có thể cho cá ăn các loại động vật và thịt tươi sống, trộn với thức ăn công nghiệp sẵn có trên thị trường.

    Nên chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để cho chúng ăn, không nên cho ăn nhiều cùng 1 lúc. Liều lượng cho cá ăn còn tùy vào dòng cá, thông thường cứ nhìn vào phần bụng cá, thấy bụng to hơn bình thường một chút là được, không cho ăn quá nhiều. Đồng thời nên rèn cho chúng ăn theo giờ cố định để sự sinh trưởng của chúng điều độ hơn.

    Với chế độ dinh dưỡng như trên thì trong vòng từ 1 – 2 tháng các bạn sẽ thấy kích thước phần u trên đầu của cá sẽ tăng đáng kể.

    Cần phải thay nước cho cá để tạo môi trường tốt nhất cho cá sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình khoảng 5 – 7 ngày thay 1 lần, tùy vào độ đục và bẩn của hồ. Khi thay phải giữ lại trong hồ khoảng 1/3 thể tích, đừng thay hết một lần cá sẽ sốc môi trường mới.

    Tạo môi trường tự nhiên trong hồ như đổ ở dưới đáy 1 lớp sỏi vừa lọc nước vừa giữ được độ pH ở mức phù hợp. Có thể trồng thêm thủy sinh hoặc san hô để cá có nơi ẩn nấp và cung cấp oxy cho cá thở.

    Nên đặt hồ ở vị trí có thể hấp thụ được ánh sáng vì đây cũng là một trong nhưng yếu tố giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.

    Cho cá đực gần gũi với cá mái

    Cứ 1 – 2 tuần cho cá La Hán cái vào hồ của cá La Hán đực trong khoảng 1 – 2 tiếng, sự kích thích khi ở bên con cái sẽ làm cá đực tiết ra nhiều hormon khiến đầu cá phình to ra nhanh hơn nếu chỉ ở 1 mình.

    Kích thích tính hung dữ

    Với biện pháp này, có thể dùng một chiếc gương vào trong hồ để khi cá thấy mình trong gương lại tưởng nhầm là “đối thủ”, điều này sẽ kích thích sự tiết hormon trong cơ thể, cũng giúp kích thước u trên đầu tăng lên nhiều. Nhưng chỉ nên để trong một khoảng thời gian ngắn ( 1 – 2 tiếng/lần).

    Ngoài ra có thể để cá đực thật nhưng chỉ là để cạnh nhau chứ không cho chung hồ nuôi, điều này cũng tạo ra tác dụng như những biện pháp trên.

    Giao dịch trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Setup Hồ Và Bể Lọc Cho Cá La Hán
  • Nuôi Cá La Hán Thái Đỏ, Cách Kích Đầu, Kích Màu Mau Bung Đầu, Lên Màu Cá La Hán
  • Bạn Đã Biết Đến Loài Cá Đặc Biệt Mang Tên Cá La Hán Thái Đỏ Hay Chưa?
  • Giá Cá La Hán Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?
  • Nguyên Nhân Khiến Cá La Hán Sinh Sản Thất Bại

Thiết Kế Bể Nuôi Cá La Hán

--- Bài mới hơn ---

  • Các Loại Cá La Hán Dep
  • Tiêu Chuẩn Đánh Giá Cá La Hán Đẹp
  • 6 Loại Lọc Cơ Bản Cho Hồ Cá Thủy Sinh
  • Chăm Sóc Cá La Hán Khi Trời Lạnh
  • Kĩ Thuật Để Cá La Hán Lên Đầu
  • Cá la hán nhìn chung không yêu cầu nhiều bể nuôi được thiết kế với diện tích lớn như bể cá rồng. Ở các cửa hàng cá cảnh có bán đủ loại bể nuôi với kích thước và kiểu dáng khác nhau. Tùy theo số lượng cá định nuôi, độ tuổi của cá mà chọn bể với kích thước phù họp. Một bể cá lớn nhưng trống rỗng thì không nên nuôi với số lượng nhiều, nếu không con cá khỏe sẽ giết chết các con yếu hơn.

    Người nuôi cá nên tham khảo ý kiến của những người bán bể để họ tư vấn nên mua bể nào là hợp lý. Bể với sức chứa khoảng 90 lít có thể nuôi 12 chú cá La Hán với kích thước cỡ 5cm. Bể cá có kích thước khoảng 100cm X 50cm X 50cm có thể nuôi từ 3 đến 4 con với thân hình dài khoảng 15cm.

    Trang trí bể cá la hán

    Việc trang trí bể cá như thế nào cho đẹp là tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Thông thường, để làm cho bể cá thêm sinh động và hấp dẫn, người ta thường dán một tấm phông nền vào mặt sau của bể, sau đó lót một lớp cát nền, và sử dụng một số loại rong rêu, hòn non bộ… để tạo cảnh.

    Sử dụng lớp cát nền

    Dùng loại cát nền lớn hay nhỏ tùy thuộc vào độ lớn của cá La Hán. Việc sử dụng lớp cát nền chỉ để cho cá chơi đùa đồng thời làm đẹp bể cá. La Hán là loại cá ăn nhiều và đương nhiên là cũng thải ra nhiều chất cặn bã, vì vậy phải thay lớp cát nền định kỳ để đảm bảo môi trường nước trong sạch cho cá sinh sống.

    Trang trí bê cá với các loại cây thủy sinh

    Trong bể cá cảnh, rong cũng là thành phần cần thiết. Ngoài yếu tố làm cho bể cá thêm hấp dẫn, rong còn có tác dụng hạn chế các loại tảo phát triển, hấp thụ carbonic và thải ôxy làm trong sạch môi trưòng nước.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chọn Bể Nuôi Cá La Hán Theo Chiều Dài Cá
  • Chuyên Cung Cấp Cá La Hán Đẹp, Độc Và Lạ
  • Tượng 18 Vị La Hán Có Ý Nghĩa Gì? Cách Sắp Xếp
  • Top 5 Cây Thủy Sinh Đẹp Dễ Trồng Trong Bể Thủy Sinh
  • Cây Thủy Sinh Cắt Cắm La Hán Xanh