Kỹ Thuật Nuôi Cá Dĩa Sinh Sản
--- Bài mới hơn ---
- Làm Chả Cá Cho Bột Gì Để Có Miếng Chả Cá Ngon Và Dai Nhất ?
- Bột Dừa Dùng Để Làm Gì? Những Công Dụng Hữu Hiệu Của Bột Dừa
- Bột Canxi Cá Tuyết Nhật Bản Túi 140G Giúp Bé Tăng Chiều Cao
- Bột Năng Làm Từ Củ Gì Dùng Làm Bánh Gì, Có Phải Là Bột Sắn Dây
- Bột Xương Cá Có Vai Trò Thế Nào Trong Chăn Nuôi ?
- Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Dĩa Đúng Kỹ Thuật Và Hiệu Quả
- Nuôi Cá Dĩa Bột Với Am4
- Thiết Kế Hồ Nuôi Cá Dĩa Bột
- Cách Nuôi Cá Dĩa Bột
- Nên Hay Không Việc Sử Dụng Bột Cá Trong Khẩu Phần Của Gia Cầm?
I. Kỹ thuật nuôi cá dĩa sinh sản
Cá dĩa được xếp vào loại cá cảnh khó nuôi vì thế để nuôi thành công được bể cá sinh sản tốt được xem người nuôi đã khá dày dạng kinh nghiệm. Tuy là loài hơi khó nuôi nhưng lại được rất nhiều người ưa chuộng với vẻ đẹp sặc sỡ đầy quyến rũ, lôi kéo và kích thích người nuôi thêm hứng phấn và thích thú khi ngắm nhìn chúng. Không chỉ ở dáng vẻ cách di chuyển khi bơi lội, chăm sóc con cũng làm người nuôi thích thú. Tuy nhiên, có nhiều khác biệt giữa nuôi để ngắm chơi và nuôi sinh sản về kích thước hồ, nơi đặt hồ, độ pH trong hồ….
1.1. Hồ sinh sản
– Kích thước hồ: từ 30 – 40 x 50 x 60 cm (cao, rộng, dài).
– Mực nước trong hồ: Tuỳ theo kích thước cá nhưng thường thì khoảng 30cm.
– Ánh sáng: Sáng mờ mờ (khi cá đã đẻ thuần thục điều kiện này không còn cần thiết), hồ cá sinh sản nên sơn 3 phía.
– Âm thanh: Tránh gây tiếng động trong suốt quá trình cá đẻ đến khi tách bầy.
– Nhiệt độ: Nắng gió phương nam không quan tâm đến yếu tố này (khoảng 28 – 30 o C là cá đẻ tốt).
– pH từ 6,0 đến 6,5 (Nếu cá đẻ lần đầu hoặc không chịu đẻ nâng PH lên 6,6 – 7 (+ tăng ánh sáng) để cá sung lại).
– Không sử dụng máy lọc.
– Thổi khí nhẹ đến vừa phải (dùng lọc sinh học thì tốt hơn).
– Cho một giá thể (máng đẻ) vào hồ. Cặp nào quấn lấy giá thể, đánh đuổi những em khác, thậm chí đẻ luôn trên giá thể thì bắt cặp đó cho vào hồ sinh sản đã chuẩn bị trước phần trên. Bổ sung các em khác vào nếu còn.Thông thường cá dĩa có thể đẻ sau 9 tháng tuổi nhưng thành thục phải từ tháng thứ 10 trở đi. Do vậy, trong thời gian này các bạn có nôn nóng cũng không làm được gì. Cá trống đang dọn ổ đẻ trong điều kiện môi trường nêu trên, có thể 3 giờ sau sẽ đẻ.
– PH ổn định từ 6,0 đến 6,6 Tùy cá tơ hay già.
– Cho ăn: ngày 1 – 2 lần (sáng, chiều) với lượng thức ăn rất ít chủ yếu là chất lượng, (Tim bò + Vitamin + Tảo + chất kết dính). Mỗi lần, mỗi em khoảng bằng đầu ngón tay út. Với pH dưới 6,5 cá ăn rất ít, thậm chí không ăn tránh cho ăn thừa làm hư nước, thối trứng. Nếu thuận lợi 1 đến 2 ngày cặp cá sẽ đẻ.
1.4. Chăm sóc và bảo quản trứng
Cá đẻ sau 1 giờ dùng Blu methylen phun lên trứng để ngừa mốc, thối hoặc mình dùng formol nồng độ 35% với lượng 2 cc/100 lít nước vừa ngừa mốc thối cho trứng vừa ngừa nấm cho cá bố mẹ. (Giữ được nước sạch thì không cần dùng hóa chất để bảo quản trứng). Cặp này to khỏe nuôi con tốt, một cặp nuôi 2 ổ trứng cũng không saoSau 36 giờ từ khi đẻ, trứng cá sẽ đổi màu:
– Từ màu trắng trong sang màu trắng đục: Xong !!! Trứng hư, thối, do nhiều nguyên nhân:Trứng không thụ tinh do cá còn quá non, do nước hư làm thối trứng, … Chờ đẻ lại lần khác (khoảng 3 đến 7 ngày sau).
II. Cá bột
Cá mới nở là giai đoạn cá con bắt đầu bám cá bố mẹ đến khi tách bầy khoảng 12 – 15 ngày tuổi. Thời gian có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo thể trạng cá bố mẹ.
– Ngày thử 3 đến ngày thứ 5 nếu đàn con đã đu bám theo cá bố mẹ: Thay nước 10% mỗi ngày.
– Mọi thao tác trong khu vực cá đẻ đều phải nhẹ nhàng, từ tốn.
– Tăng cường lượng thức ăn cho cá bố mẹ ở mức độ vừa phải (hai lần trong ngày, khoảng đầu ngón tay cho mỗi lần/mỗi con). Cho atermia mới nở cho cá con ăn, đừng nhiều quá hư nước, chết cá.
– Từ ngày thứ 6 trở đi tiếp tục cho cá bột ăn atermia vài lần trong ngày, nếu bầy con chịu ăn atremia sau 2 ngày, chúng ta có thể tách bầy khi cần thiết. Nhưng tốt nhất vẫn sau 10 ngày tuổi. Cũng có cách khác là trong thời gian tử ngày thứ 6 trở đi cho cá bố mẹ ăn trùng chỉ để cá bột “ăn ké” sau 10 ngày ta tách bầy.
* Một số lưu ý:
– Không thay hoặc thay nước rất ít trong ngày thứ 1 đến ngày thứ 3.
– Ngày thứ 3 hoặc hơn nữa mới thay nước với lượng nước 5 – 10% cho lần thay đầu rồi tăng dần ở những lần sau nhưng không vượt quá 20%.
– Chất lượng nước cho vào hồ cá hương phải tương đồng về pH, nhiệt độ.
– Dùng đầu có gắn ống nhựa cứng rà theo mình cá bố mẹ, chúng sẽ phản ứng quyết liệt.
– Mang xô chậu có chứa cá bột đến hồ nuôi, không đổ trực tiếp mà vẫn cách cũ hút từ xô chậu vào hồ nuôi. Từ lúc này hoặc vài ngày nữa chúng sẽ thành cá hương.
– Nếu cá mới nuôi con 1 lần ta vệ sinh hồ sạch sẽ với lượng nước thay ra khoảng 60 – 80% sau khi tách bầy. Thực hiện lại phần “chăm sóc cá sinh sản” nêu trên khoảng từ 5 – 10 ngày cá sẽ đẻ lạ.
– Nếu cho ra cá bột trước 10 ngày tuổi tiếp tục cho ăn atermia, vài ngày sau đó mới cho ăn trùng chỉ, nếu cho ra cá bột sau 10 cho ăn trực tiếp trùng chỉ cũng không sao.
– pH 6,8 – 7,5.
– Thức ăn trùng chỉ 3 – 8 lần trong ngày.
– Mực nước trong hồ từ 8 – 15cm.
– Thổi khí nhẹ, không sử dụng lọc. Giai đoạn này lo lắng cho đàn con tuy giảm nhưng nguy cơ vẫn còn: do shock nước, do nước dơ, do thời tiết thay đổi và do chúng ta là chủ yếu, … làm cá vẫn có thể chết.
* Lưu ý: Trong suốt quá trình nuôi ở bất cứ giai đoạn nào cũng ngừng cho ăn trước và sau thay nước 1 giờ. Phòng bệnh hơn trị bệnh.
IV. Kỹ thuật nuôi cá bé
4.1. Phân lọai
Dùng để chỉ cá ở độ size 2 – 3cm. Nếu các bạn nuôi vài em hoặc vài chục em thì không nhất thiết phải theo gợi ý này nhưng với số lượng lớn và có ý định tạo ra hàng, … khủng thì đây là cách của tôi, từ hạt lúa, đồng tiền (hình cá bé) sau 2 – 3 tháng.
4.2. Chăm sóc
– Mật độ nuôi: từ 100 – 150 con/hồ 30 x 50 x 120 cm.
– Thay nước 1 lần trong ngày; từ 60 – 80%.
– pH 6,8 đến 7,5.
– Thức ăn trùng chỉ + Tim bò, ngày 4 – 6 lần.
– Mực nước trong hồ từ 20 – 25cm.
– Thổi khí vừa phải.
– Sử dụng lọc lọai 8 – 12Wat, 8 – 10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút). Giai đoạn này cá hầu như không bị bệnh ngoài những yếu tố chủ quan do ta gây ra như để nước dơ cá bị nấm, sinh tiêu, …; cho ăn nhiều sinh sình bụng, nhiễm trùng đường ruột, …
– Thuốc trị cơ bản:
+ Nấm: có bán tại các tiệm cá cảnh; cephalêxin, Tetra vàng của nhật
+ Sình bụng: ngưng cho ăn tăng nhiệt lên 30 – 32 độ C (2 – 3 ngày).
+ Nhiễm trùng đường ruột: Metronidazon 500 có bán tại các tiệm thuốc tây (4-6viên/100lít nước).
* Lưu ý:
– Giảm hoặc ngưng cho ăn trong những ngày thời tiết thay đổi mưa bão, lạnh.
– Loại bỏ những con khuyết tật như thiếu vây, hở mang, …
– Sau 30 – 45 ngày phân lọai hoặc vớt bớt số lượng cá trong hồ ra vì chúng đã lớn mật độ như vậy không còn đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.
V. Kỹ thuật nuôi cá lớn
5.1. phân lọai
Dùng để chỉ cá ở độ size 3 – 7cm.
5.2. Chăm sóc
Giai đoạn này chăm sóc và phòng trị bệnh vẫn như giai đọan cá bé, ngoài một ít thay đổi như sau:
Mật độ 50 – 70 con / hồ 40 x 50 x 120 cm.
– Thay nước 1 lần trong ngày; từ 80% đến 100%.
– PH 6,8 -7,2.
– Thức ăn trùng chỉ + Tim bò, ngày 3 lần.
– Mực nước trong hồ 35cm.
– Thổi khí vừa, mạnh.
– Sử dụng lọc lọai 8 – 12Wat, 8 – 10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút).
– Theo thông tin của nhiều lão thành nuôi cá chuyên nghiệp trong giai đoạn này cá chủ yếu bệnh nhiễm trùng đường ruột. Cách điều trị: Metronidazon 400mg (6viên/100lít nước); Tinidazon 100mg: 2viên/100lít cho vào bể nuôi. Từ giai đọan này trở đi ta đã có những cá thể hoàn chỉnh, đẹp. Việc chăm sóc ngày càng đơn giản hơn: giảm dần mật độ cá trong hồ, giảm lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày. Vẫn duy trì việc thay 100% nước mỗi ngày.
--- Bài cũ hơn ---