Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cá Bảy Màu Tạo Phong Thủy Thuận Lợi

--- Bài mới hơn ---

  • Kĩ Thuật Nuôi Cá Bảy Màu
  • Top 9 Cửa Hàng Bán Cá Cảnh Uy Tín Tại Quy Nhơn
  • Nuôi Cá Bảy Màu Không Cần Thay Nước, Phong Cách Thiên Nhiên
  • Triển Vọng Làm Kinh Tế Từ Trang Trại Nuôi Cá Cảnh Quý Hiếm
  • Cá Bảy Màu Rồng Xanh (C1)
  • Kỹ thuật nuôi cá bảy màu phải nói là đơn giản nhất trong các loại cá cảnh nuôi tại nhà bởi chúng là loài sinh trưởng cực mạnh, thích hợp ở nhiều điều kiện sống khác nhau.

    Bể nuôi

    Bể nuôi cá bảy màu không cần yêu cầu quá rộng, chỉ cần chứa được khoảng 10 lít nước, nhưng bạn cần có nhiều bể để chứa, vì cá bảy màu đẻ nhanh và nhiều nếu nuôi để sinh sản.

    Ánh sáng

    Bạn có thể sử dụng 4 bóng đèn huỳnh quang. Ánh sáng nên được giữ 10 – 14 tiếng/ngày. Bạn nên mở đèn 1 giờ trước lần ăn đầu tiên và tắt đèn 1 giờ sau lần ăn cuối cùng là được.

    Nước nuôi

    Nước là yếu tố quan trọng nhất để nuôi. Nếu bạn dùng nước máy, nên phơi ngoài nắng 1 ngày trước khi dùng để khí clo trong nước thoát ra hết. Nếu không phơi được thì phải cho sủi bọt trong hồ để khí clo thoát lên nhanh hơn.

    Kỹ thuật nuôi cá bảy màu

    Cá bảy màu rất thích nước cũ nhưng phải là nước sạch và an toàn cho cá. Bạn chỉ cần thay nước mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 1/3 tới 1/2 hồ. Trong nước nên cho ít muối.

    Để cá con có tỉ lệ sống sót cao, bạn nên bỏ nhiều rong để cá lẩn trốn, cung cấp nguồn dinh dưỡng ban đầu cho cá và nuôi cá con trong hồ cá cũ có rêu. Sau 1 – 2 tuần đầu thì để cá ăn rong-rêu hoặc bổ sung thêm thức ăn dạng viên nhưng nhớ cho ăn với lượng vừa phải.

    Kỹ thuật nuôi cá bảy màu chỉ cần cho ăn, chăm sóc đúng cách.

    Một con 7 màu mái trưởng thành có thể đẻ con theo định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần. Mỗi lần đẻ từ 15 đến 40 cá con tùy kích thước cá mẹ – cá mẹ càng lớn thì mỗi lần đẻ càng nhiều con. Bạn có thể lai tạo các loại cá bảy màu khác nhau để tạo ra một màu cá độc quyền của mình, việc lai tạo cá bảy màu có thể nói là dễ nhất trong các loài cá.

    Phòng bệnh

    Đa phần 7 màu chết do nước quá bẩn, không phải nguồn nước mình nuôi bị bẩn mà do dư thừa thức ăn. Thực sự cá 7 màu rất ít ăn. Đặc biệt, nếu bạn bỏ rong đuôi chó đầy hồ, không cho ăn 5 – 7 ngày cũng không sao. Nhưng ngày nào cũng cho ăn thức ăn khô mà cá không ăn hết, phần thức ăn thừa gây nhiễm bẩn thì rất dễ làm chết cá. Do đó nên cho ăn ít thôi, đặc biệt nếu bạn đã có bỏ rong hay các kiểu hồ có nhiều rêu bám khác (như hồ Thủy sinh chẳng hạn).

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bí Quyết Nuôi Cá Koi 7 Màu Đẻ Nhiều Nhanh Lớn, Màu Đẹp
  • Cá Bẩy Mầu Rừng Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc
  • Giới Thiệu Cá Phượng Hoàng Lùn
  • Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy
  • Tìm Hiểu Cách Nuôi Cách Chăm Sóc Cá 7 Màu

Cách Nuôi Cá 7 Màu Lên Màu Chuẩn, Đẹp

--- Bài mới hơn ---

  • 7 Lý Do Để Bạn Phải Nuôi Cá Koi Làm Cảnh
  • Cách Chọn Cá 7 Màu Giống
  • Tiêu Chuẩn Màu Sắc Của Cá Bảy Màu
  • Tả Con Cá Vàng Lớp 5
  • Cá Bảy Màu Ngủ Bao Nhiêu Giờ ?
  • 1. Cách chọn giống

    Muốn có cá con đẹp, bạn phải chọn giống bố, mẹ đẹp hoặc có những đặc điểm tốt. Kinh nghiệm là người ta thường chọn những con đực có form và màu sắc đẹp, còn con cái thì có vây to và chưa có trứng để cho ghép sinh sản. Chú ý, nên chọn chúng ở 2 đàn khác nhau để tránh vấn đề cận huyết, ảnh hưởng đến nguồn gen của cá con.

    2. Cách nuôi cá bảy màu lên màu đẹp

    Bể nuôi

    Bể nuôi cá bảy màu có kích thước vừa phải, tùy thuộc vào số lượng cá bạn định nuôi. Bạn cần gắn thêm một chiếc máy bơm không khí để làm tăng lượng oxy trong nước giúp cá dễ sống, sinh trưởng nhanh.

    Nước nuôi cá bảy màu cần đảm bảo không còn chứa Clo, bạn nên dùng nước máy để phơi ngoài nắng 1 ngày cho Clo bay ra hết.

    Cách thả cá vào bể nuôi

    Cá bảy màu là loài cá khá nhạy cảm với môi trường, chính vì vậy, khi vừa mua về, bạn cần chú ý không nên thả cá ngay trực tiếp vào bể nuôi.

    Tốt nhất, nên cho vào một bể nuôi tạm (nước ban đầu khi mua cá), cứ sau 20-30 phút, bạn thêm 1 nước máy đã khử clo vào cho đến khi bể gần đầy, sau đó hút bớt nước ra khỏi bể và tiếp tục cho nước đã khử clo vào đến khi lượng nước vừa đủ nuôi. Theo nhiều dân chơi cá cảnh, mỗi chú cá cần từ 1-2 lít nước.

    Cá bảy màu sẽ khá lạ lẫm, nhút nhát, bỏ trốn, thậm chí bỏ ăn sau khi thay đổi môi trường mới, tuy nhiên bạn không cần lo lắng, có thể vài ngày sau chúng sẽ ăn bình thường lại thôi.

    Môi trường nước nuôi cá bảy màu

    Nuôi cá bảy màu cần đặc biệt quan tâm đến môi trường nước.

    Nhiệt độ nước thích hợp cho cá bảy màu sống tốt là 20-32 độ. Bạn nên duy trì sự ổn định ở mức nhiệt này, tránh thay đổi đột ngột khiến chúng bị sốc hoặc có thể tử vong.

    Theo một số kinh nghiệm chia sẻ nuôi cá bảy màu, bạn nên cho 1 ít muối vào bể cá, vừa giúp chúng sống khỏe mạnh hơn, vừa giúp giảm lớp nhớt trên da cho chúng lên màu đẹp hơn. Lưu ý không bỏ nhiều muối vì có thể khiến chúng chết.

    Người nuôi cá cần phải chú ý đến chất lượng nước, có thể không cần dùng hệ thống lọc nước tuy nhiên thay vào đó hãy cho thêm các loại rong, cây thủy sinh, nham thạch, gốm,.. vào bể để giúp lượng nước luôn sạch.

    Thức ăn cho cá bảy màu

    Cá bảy màu ăn tạp, chính vì vậy nguồn thức ăn khá phong phú, bạn có thể kết hợp chế độ ăn giàu dưỡng chất bởi: Ấu trùng Artemia, trùn chỉ, sâu, trứng tôm, trứng tép,… hay thức ăn cám công nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý, cá bảy màu ăn được nhiều loại thức ăn nhưng nó thực chất là một loài ăn rất ít, bạn chỉ nên cho liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước.

    Cá bảy màu vẫn có thể sống 5-7 ngày mà không cần thức ăn từ bạn, nhưng đương nhiên, phải bổ sung đầy đủ thì nó mới khỏe mạnh và lên màu đẹp được.

    Điều kiện ánh sáng phù hợp nhất

    Ánh sáng là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của cá. Nếu ánh sáng không đủ, màu sắc cá dễ nhợt nhạt, mất sức sống.

    Cần cung cấp đủ ánh sáng để cá bảy màu nổi bật và ấn tượng bằng đèn led với công suất vừa phải trong 10-14h/ngày.

    Nên mở đèn trước khi cho ăn 1 giờ và tắt đèn 1 giờ sau ăn lần cuối cùng.

    3. Chăm sóc cá bảy màu sinh sản

    Cá bảy màu sinh sản tốt, mỗi lần số lượng cá giao động từ 15-40 con. Bạn có thể lai tạo cá bảy màu theo ý muốn để tạo nên các loại cá bảy màu độc đáo, ấn tượng.

    Khi thấy bụng của cá bảy màu cái lớn lên, bạn nên tách riêng nó vào một bể nuôi khác.

    Cá bảy màu con giai đoạn đầu sống nhờ rong rêu trong bể, từ sau 1-2 tuần, bạn có thể bổ sung thức ăn dạng viên cho cá.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Iphone 7 Plus Có Mấy Màu
  • Iphone 7 Plus Có Mấy Màu, Màu Nào Đẹp Nhất ?
  • Phương Pháp Nuôi Bo Bo Số Lượng Nhỏ Cung Cấp Thức Ăn Cho Cá Guppy
  • Hướng Dẫn Cách Phòng Trị Một Số Bệnh Cho Cá Lúc Giao Mùa
  • Cửa Hàng Cá Kiểng Lê Sang

Cách Nuôi Cá 7 Màu Lên Màu Đẹp

--- Bài mới hơn ---

  • Những Lỗi Người Chơi Cá Guppy Hay Mắc Phải
  • Làm Thế Nào Để Biết Cá Bảy Màu Của Bạn Đang Mang Thai?
  • Cá Thần Tiên Có Thể Nuôi Chung Với Cá Gì? Becahoanggia.com
  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Ba Đuôi Không Cần Oxy 90% Dân Nuôi Không Biết
  • Giới Thiệu Về Các Loại Cá Bảy Màu Thái Đẹp 2022
  • Cá 7 màu ăn gì để lên màu đẹp?” Nguồn thức ăn tươi sống là nguồn thức ăn được cá guppy yêu thích nhất. Đặc biệt là trùn chỉ. Loại thức ăn này không những đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá bảy màu phát triển mà nó còn rất rẻ.

    Ngoài trùn chỉ thì artemia ấp nở, cám inve Thái cũng là loại thức ăn rất được cá 7 màu yêu thích. Tuy nhiên, dù là loại thức ăn nào, khi nuôi cá bảy màu bạn cũng cần chú ý không nên cho cá ăn quá nhiều. Cách tốt nhất là nên cho cá ăn từng chút một. Như vậy sẽ giúp hạn chế được lượng thức ăn dư thừa và giúp cho bể cá được sạch sẽ hơn.

    Bên cạnh đó, Artemia dạng bột khi trộn cùng với bột tảo sẽ mang lại nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất cho cá. Thành phần có trong hỗn hợp thức ăn này sẽ cung cấp đủ chất xơ, chất khoáng và các loại vitamin để cá phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.

    Cách nuôi cá 7 màu con

    Giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế “điểm an toàn ” cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi.

    Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 – 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ.

    Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ “trôi giạt” vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 – 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá con do môi trường sống thay đổi đột ngột.

    Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy… Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 10% giữa môi trường cũ và mới. Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ sung đầy đủ thức ăn, đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động… đều là những biện pháp giảm hao hụt cá bảy màu mới sinh

    Nuôi cá 7 màu có cần oxy không?

    Ở cá bảy màu, hàm dưới khi mở ra sẽ tiếp giáp với một mặt phẳng ngang, giúp cho miệng cá chạm vào mặt nước để tiếp xúc với một lượng ô-xy dồi dào trong không khí. Đặc điểm cấu tạo kết hợp với tập tính phù hợp cho việc sống sát mặt nước khiến cho cá bảy màu thích nghi tốt trong điều kiện nước thiếu ôxy. Trong khi ở các loài cá khác sống ở tầng đáy như chép hoặc tầng giữa như rô phi, khi thiếu ô-xy cá phải ngoi đầu lên mặt nước ở tư thế xiên, bất tiện hơn nhiều. Nhờ cơ chế này, trong môi trường nước thiếu ô-xy cá bảy màu vẫn có thể bơi lội bình thường sát mặt nước đồng thời kiếm ăn, trong khi các bọn cá khác chỉ lo thở mà thôi!

    Áp dụng nguyên lý này vào nuôi cá bảy màu, bạn có thể nuôi cá trong môi trường nước đứng hoàn toàn không cần lọc hay sục khí oxy, tương tự như nuôi cá lia thia. Vấn đề còn lại phải giải quyết là mật độ, chất lượng nước, tính thẩm mỹ của hồ… Tính thẩm mỹ của hồ nuôi bảy màu là vấn đề rất quan trọng với người chơi. Đối với người nuôi kinh doanh, đôi khi một cái hồ nước xanh lè, rong bèo phủ kín, cá bơi “đặc kẹo” trong hồ lại là một hồ rất ổn cho cá phát triển.

    Các bệnh thường gặp ở cá bảy màu

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Nuôi Giữ Dòng Cá 7 Màu
  • Koi Red Ear (Hàng Chuẩn Làm Giống)
  • Cá 7 Màu Koi Đen Short
  • Cá Bảy Màu Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Cá Bảy Màu
  • Liều Dùng, Cách Sử Dụng Tetracyclin Cho Cá Koi?

Cách Nuôi Cá Rồng Phong Thủy

--- Bài mới hơn ---

  • Ý Nghĩa Của Biểu Tượng Cá Rồng Trong Phong Thủy
  • Hướng Dẫn Hướng Đặt Hồ Cá Rồng Đúng Phong Thủy
  • Những Lưu Ý Lúc Thi Công Lắp Đặt Hồ Cá Rồng Theo Phong Thủy
  • Kích Thước Bể Cá Cảnh Tiêu Chuẩn Theo Phong Thủy
  • Cách Chọn Cá Rồng Theo Mệnh Và Tuổi
  • Cá rồng là một trong những loài nổi tiếng nhất trong thế giới cá cảnh. Đây được xem là loài cá phong thủy đặc trưng của người Á Đông.

    Mọi người tin rằng nuôi cá rồng sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ, đồng thời xua đuổi mọi việc không hay xảy đến với gia đình. Có thuận thì ắt có nghịch, nếu chẳng may bể cá có vấn đề gì thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến vận may cho cả nhà. Do vậy, người nuôi cá rồng cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi, tập tính của loài cá này để chúng sinh trưởng tốt, mang lại tài lộc cho gia đình.

    Phân biệt các loại cá Rồng

    Hiện cá rồng có rất nhiều giống loài. Bài viết này chỉ đề cập đến 4 giống đang được nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.

    Cá rồng Huyết Long

    Huyết Long, hay còn gọi là Super Red, thuộc nhóm cá rồng Châu Á, có màu đỏ đặc trưng, nguồn gốc từ Indonesia. Đây là loại cá rồng được nhiều người biết đến nhất nhờ vào màu đỏ nổi bật của nó. Cá Huyết Long có nhiều dòng: Chilli red (màu đỏ ớt), Blood red (màu đỏ máu), Orange red (màu đỏ cam) và Golden red (đỏ vàng 24k).

    Kim Long Quá Bối

    Kim Long Quá Bối, hay còn gọi là Cross golden, có nguồn gốc từ Malaysia. Giống này đứng top thứ 2 trong số những giống có giá trị cao nhất của cá rồng.

    Cross golden có đặc điểm phần đầu phía trước khá lớn, phần mình hơi ngắn. Màu sắc thì hơi vàng, bộ vảy chạy dọc sống lưng làm màu sắc hai bên hông càng thêm nổi bật. Cross golden phát triển đến hàng vảy cao nhất trên toàn bộ thân cá.

    Cross golden cũng có khá nhiều dòng: Blue-Based (màu xanh dương), Purple-Based (màu tím), Gold-Based (màu vàng), Silver-Based (màu bạc).

    Kim Long Hồng Vĩ

    Kim Long Hồng Vỹ, hay Red Tail Golden, xuất xứ từ Indonesia.

    Có đặc điểm: Phần đầu khá nhỏ, mình khá dài, màu sắc của chúng có sự chuyển đổi khi còn nhỏ và khi trưởng thành. Lúc còn nhỏ giống này có màu hơi đỏ, cơ thể màu hơi vàng. Đến lúc trưởng thành (khoảng 30cm) màu chủ đạo chuyển hẳn sang vàng hơi tối màu. Đặc biệt, đây là giống rất dữ nên chúng sống một mình là chủ yếu. Về giá trị, giống này có phần thấp hơn so với 3 giống cá kể trên.

    Kim Long Hồng Vỹ cũng có nhiều dòng: Green-Based (màu xanh lá), Blue-Based (màu xanh dương), Gold-Based (màu vàng 24k).

    Cá Rồng Thanh Long

    Thanh Long, hay Green arowana, xuất xứ từ nhiều quốc gia Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam.

    Thanh Long có chiều dài tối đa có thể đạt tới là 0,6m, dọc sống lưng có lớp vảy màu xanh rêu, màu thân chủ đạo là xanh nhạt hoặc hơi bạc. Thanh Long cũng có nhiều dòng khác nhau: Borneo, Nami, Chí vàng …

    Cách nuôi cá rồng

    Diện tích và bể nuôi cá rồng

    Tùy vào kích thước của cá mà chọn hồ có diện tích bao nhiêu. Nếu chiều dài của chúng chưa đến 20cm thì bể chỉ cần 1,2×0,5×0,5m là được. Trường hợp cá trưởng thành có thể chọn bể nuôi có kích thước cỡ 1,8×0,6×0,5m. Hồ cá rồng nên có nắp để tránh bụi bẩn.

    Cần đảm bảo nhiệt độ trong nước luôn ở mức không quá lạnh, mức phù hợp nhất là 29-30 0 C.

    Độ pH lý tưởng là khoảng 7. Nếu chỉ tiêu này đột ngột tăng – giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.

    Nên thay nước khoảng 2 lần/tuần, nếu nước chưa quá bẩn có thể thay mỗi tuần 1 lần. Không nên thay cạn nước hết một lần.

    Địa điểm đặt hồ (bể)

    Để nuôi cá rồng mau lớn thông thường gia chủ nên lựa chọn những nơi có ít người qua lại để đặt hồ bởi như thế vừa thuận lợi cho đời sống của cá lại vừa giúp bạn xả stress mà không bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.

    Ánh sáng cũng rất quan trọng nên chọn địa điểm đặt hồ là nơi hứng ánh sáng tự nhiên vào mỗi sáng và chiều. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp cho màu cá phát huy tối đa để nổi bật lên vẻ đẹp của mình.

    Vào ban đêm nếu có thể thì hãy để đèn hồ hoặc nếu có tắt thì nên tắt từ từ đừng tắt ánh sáng đột ngột cá sẽ hốt hoảng và chạy nhảy lung tung có thể va đập vào bể làm chúng bị thương.

    Mật độ cá rồng trong hồ hoặc bể nuôi

    Cá rồng là loài cá đặc biệt, chúng có tính độc tôn rất cao, do đó nếu thả nhiều hơn 1 con vào trong cùng 1 bể diện tích nhỏ chúng sẽ cắn nhau rất dữ dội. Do đó, chỉ nên nuôi 1 con cá rồng ở khuôn viên nhỏ. Nếu diện tích nuôi lớn có thể thả nuôi từ 6-10 con.

    Quy trình thả cả đúng cách

    Đổ nước khoảng 4 ngày trước khi thả cá. Cần đo độ pH xem có đúng với mức phù hợp chưa.

    Khi mua cá về, thả nguyên vẹn cả bao bì vào hồ để tập cho cá quen dần. 15 phút sau khoan cho cá ra mà hãy lấy nước trong hồ đổ vào bịch. Khi cá đã quen rồi mới thả cá hoàn toàn tiếp xúc với môi trường mới.

    Ngày thứ nhất cá không cần ăn (hay đúng hơn là chúng không muốn ăn), chỉ xục khí khi cá trông không khỏe, còn không thì không nên xúc khí trong ngày đầu này.

    Thức ăn cho cá rồng và cách cho ăn

    Thức ăn yêu thích của cá rồng là tôm, tép, côn trùng, cá nhỏ, đồ ăn viên sẵn … Thức ăn của cá phải đảm bảo vẫn còn tươi, nếu thức ăn sẵn thì phải còn hạn sử dụng, không ẩm, mốc.

    Để nuôi cá rồng con nhanh lớn thì cần cho chúng ăn khoảng 3 lần/ngày. Cá lớn thì cho ăn 1-2 lần/ngày. Không cho ăn nhiều vì ảnh hưởng đến tiêu hóa và chúng cũng rất dễ ngấy, ngoài ra nếu chúng ăn không hết lượng bị dư thừa sẽ nhanh làm nước ô nhiễm.

    Nguồn: Theo Fcbarcelonavn.com lòng ghi rõ nguồn chúng tôi khi sao chép bài viết này.

    Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected]

    Nhấn nút “quan tâm” nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Sự Tích Và Ý Nghĩa Của Cá Chép Hóa Rồng Trong Phong Thủy
  • Tượng Cá Chép Hóa Rồng Tạo Vượng Khí, Tài Lộc, Sự Nghiệp
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Rồng Sinh Sản
  • Tải Bắn Cá Rồng Online
  • Game Bắn Cá Rồng Online

Ý Nghĩa Màu Sắc Của Cá Koi Theo Phong Thủy

--- Bài mới hơn ---

  • Giá Cá Koi Tham Khảo Và Chỗ Bán Uy Tín
  • Lỗi Cá Vàng, Tổng Hợp Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Lỗi Cá Vàng
  • Đèn Check Engine Trên Động Cơ Ô Tô.
  • Lỗi Cá Vàng, Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết
  • Hướng Dẫn Cách Khắc Phục Lỗi Cá Vàng Trên Xe Mazda3
  • Cá Koi không chỉ mang những ý nghĩa trong truyền thuyết. Ngay cả những màu sắc trên mình cá cũng có giá trị, ý nghĩa về mặt phong thủy, thể hiện những mong muốn của chủ nhân.

    Cá Koi và ý nghĩa của cá Koi

    Cá Koi từ lâu được biết đến như là ”quốc ngư” của xứ sở mặt trời mọc vì vẻ đẹp và giá trị kinh tế của nó mang lại. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của cá Koi thì không được nhiều người biết đến. Cá Koi có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số nước Châu Á khác, sau đó du nhập vào Nhật Bản và người dân xứ sở này với sự tài hoa trong nghệ thuật và sự sáng tạo trong lao động và sản xuất và hơn hết đó là yêu thích vẻ đẹp của loài cá này, mà đã lai tạo ra rất nhiều giống cá Koi đẹp, đa dạng về màu sắc như hiện nay.

    Ban đầu, cá Koi được nuôi để làm thức ăn trong các gia đình của Nhật Bản nhằm mục đích để chống lại sự khắc nghiệt của mùa đông, thế nhưng họ tình cờ phát hiện ra vẻ đẹp của những chú cá Koi và bắt đầu có ý tưởng lưu giữ những chú cá có màu sắc tuyệt vời này trở thành thành thú nuôi làm cảnh trong nhà.

    Với sức sống mãnh liệt, lâu dài ( tuổi thọ của cá Koi có thể lên đến 200 năm) thì theo quan điểm của người Trung Quốc, chúng tượng trưng cho vận may, sự trường tồn. Cùng với câu chuyện ”Cá chép hóa rồng”, chúng còn được biết đến như là biểu tượng của lòng kiên trì, sự bền bỉ và thành công trong công việc và sự nghiệp.

    Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài: Ý nghĩa biểu tượng cá koi

    Ý nghĩa màu sắc cá Koi

    Có hơn trăm loại cá Koi thì cũng có đến hàng trăm loại màu sắc tuyệt đẹp được khoác lên mình chúng. Màu sắc của những chú cá Koi không chỉ tô thêm vẻ duyên dáng mà còn ẩn chứa những ý nghĩa tích cực mà người ta muốn gửi gắm vào những chú cá đáng yêu này.

    Màu đen

    Những chú Koi màu đen, nhất là một màu đen tuyền. Theo những quan niệm trong phong thủy, chúng thể hiện cho sự khắc phục những khó khăn để thành công. Đó khi bạn đang gặp những khó khăn nhưng vẫn có những nguồn sức mạnh để vượt qua. Thậm chí có thể bao gồm những trầm cảm, hay thất bại trong công việc, và nhiều tình huống khác. Hay màu đen của cá Koi còn là hình tượng của người Cha.

    Màu đỏ

    Với màu đỏ thì trong phong thủy thường mang ý nghĩa của tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, rực cháy. Và cá Koi màu đỏ cũng như vậy nhưng nó cũng biểu tượng cho lòng dũng cảm và sức mạnh. Ngoài ra màu đỏ còn biểu tượng cho người mẹ trong gia đình. Còn cá Koi màu hồng biểu tượng cho người con gái mỏng manh, nhẹ nhàng mà đáng yêu trong gia đình.

    Màu xanh

    Màu xanh màu của nam tính. Thì cá Koi cũng vậy chúng biểu tượng cho những đứa con trai mạnh mẽ, dũng cảm trong gia đình. Cũng những chú Koi đó thể hiện những khát vọng chở che, bảo vệ gia đình nhưng cũng không mất đi sự tĩnh lặng, điềm tĩnh.

    Màu vàng

    Với những chú Koi màu vàng thường biểu hiện cho sự giàu có, thịnh vượng và may mắn. Trong văn hóa Nhật Bản thường được gọi là Yamabuki.

    Cá Koi âm dương

    Cá Koi thường được kết hợp với các biểu tượng âm dương. Các mặt của màu đen và màu trắng được cho là giống với một người phụ nữ và một người đàn ông. Ở đây đại diện cho sự hòa hợp của hai nguồn năng lượng âm dương tạo ra một sự cân bằng hoàn hảo, sự cân bằng và hài hòa. Sự chuyển động tròn của cá thể hiện sự tin tưởng rằng tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều được kết nối với nhau.

    Tìm hiểu các mẫu cá koi với màu sắc tương ứng Tại đây.

    Mỗi màu sắc cá Koi đại diện cho một ý nghĩa tốt đẹp khác nhau. Các gia chủ có thể lựa chọn màu sắc theo sở thích hoặc theo mong muốn, ước nguyện của mình.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Ý Nghĩa Thú Vị Đằng Sau Những Biểu Tượng Cá Koi
  • Ý Nghĩa Hình Xăm Cá Chép (Cá Koi) Hóa Rồng Tích Vượt Ngủ Môn
  • Các Loại Cá Chép Koi Nhật Bản
  • 5 Loại Cá Cảnh Có Thể Nuôi Chung Với Cá Koi Nhật
  • Nước Trong Hồ Cá Koi Bị Bọt

Nuôi Cá Cảnh Theo Phong Thủy

--- Bài mới hơn ---

  • Biểu Tượng Cá Trong Phong Thủy
  • Tìm Hiểu Về Biểu Tượng Cá Rồng Trong Phong Thủy
  • Cá Phong Thủy: Cách Nuôi, Hướng Đặt Bể Cá Cảnh Theo Tuổi, Mệnh
  • Ý Nghĩa Tranh Cá Vàng Trong Phong Thủy Nhà Ở
  • Tranh Cá Vàng Ý Nghĩa Cách Treo Hợp Phong Thủy Đón Tài Vượng
  • – Trích trong TÌM HIỂU VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến –

    Bể cá cảnh có nước là yếu tố thủy trong phong thủy học, có tác dụng điều hòa âm dương, tăng cường sinh khí và có thể thúc đẩy khí cát hoặc khí hung nên cách bài trí bể cá vô cùng quan trọng. Nếu bài trí phù hợp với phong thủy thì tài lộc chảy đến, phát tài chẳng mấy chốc, còn ngược lại thì tài vận sẽ liên tục bị tán tài, suy giảm.

    Theo kinh nghiệm dân gian thì người có bát trạch thiếu thủy, hợp thuỷ thì nên nuôi cá cảnh, còn người có bát tự kỵ thủy thì không nên nuôi cá cảnh. Nếu nuôi cá cảnh thấy có tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá cảnh nữa.

    I. VỊ TRÍ ĐẶT BỂ CÁ

    Theo phong thuỷ thì hướng tốt nhất để đặt bể cá là hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn hoặc hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Tuy nhiên, nhà ở hiện đại thiết kế theo hướng tận dụng triệt để diện tích và không gian sử dụng nên việc bố trí bể cá bên cạnh đáp ứng yêu cầu về phong thủy còn cần lưu ý sự hài hòa, hợp lý với các đồ vật và không gian ngôi nhà.

    Theo quan niệm của người phương Đông thì số cá và màu sắc của cá thích hợp với vị trí đặt bể cá ở các hướng như sau:

    – Bắc (thuộc hành Thủy): Thích hợp nuôi 1 con cá có màu đen, trắng hoặc vàng kim; cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá vàng kim.

    – Đông Nam (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc màu xanh.

    – Đông Bắc (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng.

    – Đông (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc xanh

    – Nam (thuộc hành Hỏa): Thích hợp nuôi 9 con cá có màu đỏ hoặc 2 con cá xanh và 7 con cá đỏ

    – Tây Nam (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng

    – Tây (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá có màu trắng hoặc màu vàng kim

    – Tây Bắc (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá màu trắng hoặc màu vàng kim.

    Dù đặt bể cá ở vị trí nào cũng nên lưu ý những điểm sau:

    – Bể cá phải được tựa lưng vào bờ tường để tăng độ vững chãi, chắc chắn cho tài lộc.

    – Bể cá phải đặt ở gần lối đi, phòng khách hoặc ở những nơi trang trọng.

    – Nên đặt bể cá ở phương vị Chu Tước (đứng giữa nhà nhìn ra cửa chính thì bên tay trái gọi là Thanh Long, bên tay phải là Bạch Hổ, phía sau là Huyền Vũ, phía trước là Chu Tước) mới có lợi cho tài vận, tuyệt đối không đặt ở phương vị Huyền Vũ thì thủy bị tụ lại, sẽ dẫn đến suy giảm tài lộc.

    – Trong phong thủy, bể cá mang ý nghĩa tốt lành, do đó nên đặt ở các hướng tốt như: Bắc, Tây Bắc hoặc Đông Nam.

    – Nên đặt bể cá ở những vị trí ít ánh sáng tự nhiên (mặt trời) chiếu vào.

    – Nên đặt bể cá ở bên trái cửa chính (từ trong nhà nhìn ra) để đón vận may về tài lộc.

    – Không đặt bể cá bên phải của chính (từ trong nhà nhìn ra) vì sẽ mang lại những bất lợi cho cuộc sống hôn nhân.

    – Không đặt bể cá thẳng hướng cửa chính nhìn vào.

    – Không đặt bể cá dưới tượng thờ các thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ sẽ phạm “chính thần hạ thuỷ”, khiến gia chủ khuynh gia bại sản.

    – Không đặt bể cá trong bếp hoặc đối diện với bếp sẽ gây mất mát về vật chất và phát sinh bất hòa cho gia đình.

    II. HÌNH DÁNG BỂ CÁ

    – Hình tròn (thuộc hành kim): Rất tốt vì kim sinh thủy.

    – Hình chữ nhật (thuộc hành mộc): Khá tốt.

    – Bể cá hình lục giác (thuộc hành thủy): Tốt vì bình hòa.

    – Bể cá hình vuông (thuộc hành thổ): Không nên vì thổ khắc thủy.

    – Bể cá hình các góc nhọn (thuộc hành hỏa): Không nên vì thủy khắc hỏa.

    III. SỐ LƯỢNG CÁ NUÔI TRONG BỂ

    Dân gian có nhiều cách chọn số lượng cá để tăng cường sinh khí, đem lại vận may về tài lộc như dựa vào ngũ hành, dựa vào bản Mệnh hay dựa vào các số đẹp, vào quẻ riêng của mỗi người hay chọn số lẻ vì quan niệm nước là âm nên số cá lẻ (dương) để cân bằng âm dương, tăng tài tấn lộc…

    Trong khuôn khổ bài viết này, người viết lược soạn và giới thiệu 3 cách để bạn đọc tham khảo.

    &. Cách thứ nhất: Dựa trên Bản Mệnh:

    – Mệnh Mộc: Thích hợp nuôi 3 hoặc 8 con.

    – Mệnh Thổ: Thích hợp nuôi 5 hoặc 10 con.

    – Mệnh Kim: Thích hợp nuôi 4 hoặc 9 con.

    – Mệnh Thủy: Thích hợp nuôi 1 hoặc 6 con.

    – Mệnh Hỏa: Thích hợp nuôi 2 hoặc 7 con.

    &. Cách thứ hai: Dựa trên Ngũ Hành:

    – Số lượng: 1 con, thuộc hành Thủy, làm tăng cường Thủy khí, đây là khí vượng tài nên được coi là cát (tốt).

    – Số lượng: 2 con, thuộc hành Hỏa, làm hao tổn Thủy khí, loại khí này bị tiêu hao, nên bị xem là xấu.

    – Số lượng: 3 con, thuộc hành Mộc, làm giảm Thủy khí, nên bất lợi.

    – Số lượng: 4 con, thuộc hành Kim, Thủy khí gia tăng làm tài khí thêm vượng.

    – Số lượng: 5 con, thuộc hành Thổ, Thủy khí bị khắc nên bất lợi.

    – Số lượng: 6 con, thuộc hành Thủy, Thủy khí được gia tăng nên tốt.

    – Số lượng: 7 con, thuộc hành Hỏa, làm tiêu hao Thủy khí, mặc dù khí này bị hao tổn nhưng không tốt không xấu.

    – Số lượng: 8 con, thuộc hành Mộc, làm giảm Thủy khí nên bất lợi.

    – Số lượng: 9 con, thuộc hành Kim, làm vượng Thủy khí nên rất tốt.

    – Số lượng: 10 con, thuộc hành Thổ, Thủy khí bị giảm nên bất lợi.

    Từ 11 con trở lên: Tính như trên nhưng bỏ đi hàng chục, ví dụ: 11 con tính là 1 con – 12 (hoặc 20) con tính là 2 con. &. Cách thứ ba: Dựa theo vị trí đặt bể cá:

    – Bắc (thuộc hành thủy): Thích hợp nuôi 1 con cá có màu đen, trắng hoặc vàng kim; cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá vàng kim.

    – Đông Nam (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc màu xanh.

    – Đông Bắc (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng.

    – Đông (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc xanh

    – Nam (thuộc hành Hỏa): Thích hợp nuôi 9 con cá có màu đỏ hoặc 2 con cá xanh và 7 con cá đỏ

    – Tây Nam (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng

    – Tây (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá có màu trắng hoặc màu vàng kim

    – Tây Bắc (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá màu trắng hoặc màu vàng kim

    LỜI KẾT:

    Kết thúc bài viết này, người viết lần nữa lưu ý bạn đọc: Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã mà ai cũng thích nhưng nếu nuôi cá thấy có tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá cảnh nữa.

    (Trích trong TÌM HIỂU VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến, nxb Thanh Hóa)

  • Tử Vi Kiến Giải – nxb Thanh Hóa
  • Vào chùa lễ Phật, những điều cần biết – nxb Văn Hóa Thông Tin
  • Tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng trong dân gian – nxb Thanh Hóa
  • Khám phá bí ẩn con người qua bàn tay – nxb Thanh Hóa

--- Bài cũ hơn ---

Nuôi Cá Cảnh Phải Hợp Phong Thủy

--- Bài mới hơn ---

  • Vị Trí Đặt Bể Cá Cảnh Theo Đúng Phong Thủy :: Vrm
  • Đặt Bể Cá Cảnh Theo Phong Thủy
  • Khám Phá Các Vị Trí Đặt Bể Cá Hợp Phong Thủy
  • Lưu Ý Khi Đặt Bể Cá Cảnh Trong Nhà Cho Phù Hợp Phong Thủy
  • Đặt Bể Cá Cảnh Theo Phong Thủy Thế Nào Cho Đúng?
  • Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim như ngân long, mã giáp, ánh trăng… Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thuỷ. Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam… Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình.

    Không chỉ là thú vui, nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh trong nhà sẽ đem lại nhiều điều may mắn và sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ nếu thuận theo Phong thủy.

    Hướng tốt nhất cho một bể cá là Bắc hoặc Đông Nam. Hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Cá là tài nguyên của nước. Vì thế, đặt bể cá theo hai hướng này sẽ làm cho tài nguyên sinh sôi, nảy nở. Gia chủ nhờ vậy cũng gặp nhiều may mắn.

    Nếu đặt bể cá theo hướng Bắc, bạn nên chọn cá có màu ánh kim như ngân long, mã giáp, ánh trăng… Vì hướng Bắc thuộc hành Thủy. Theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thuỷ. Nếu bạn đặt bể cá ở hướng Đông Nam thuộc hành Mộc thì nên thả cá có màu đỏ, hồng, cam… Những màu này thuộc hành Hỏa, Mộc sinh Hỏa sẽ đem lại thịnh vượng cho gia đình.

    Nếu bạn làm kinh doanh, tốt nhất đặt bể cá ở hướng Đông Nam nên thả tám con cá màu đỏ và một con màu đen. Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hoà âm dương (màu đen là âm, màu đỏ là dương). Ở không gian rộng như phòng khách, chúng ta nên chọn nuôi cá kích thước lớn như cá rồng, tai tượng, la hán…

    Các loại cá này có dáng vẻ hùng dũng, thể hiện sự sang trọng, quyền uy. Còn không gian hẹp hơn như phòng giải trí, phòng ăn nên nuôi cá nhỏ như cá đuôi én. Ngoài ra, ở nơi cần sự yên tĩnh, bạn nên nuôi loại cá bơi chậm, thong dong như cá ông tiên. Hồ cá không nên để trong phòng ngủ hay làm mình giật mình mất giấc ngủ, chưa kể mùi nước cá, máy sủi bọt, máy bơm kêu liên tục. Do vậy không tốt.

    Cá có màu đen tượng trưng cho sự an lành. Cá vàng tượng trưng cho sự may mắn. Sự kết hợp tốt nhất là hai chú cá vàng (tượng trưng cho sự may mắn và giàu năng lượng) và một chú cá đen ( tượng trưng cho sự an lành). Một chậu cá đặt ở bên trái cửa ra vào (khi từ trong phòng bạn nhìn trực diện với cửa ra vào) sẽ mang lại tài lộc.

    Cùng Danh Mục

    --- Bài cũ hơn ---

  • Người Mệnh Mộc Nên Nuôi Cá Cảnh Gì Để Có Tài Lộc Và Sức Khỏe?
  • Nuôi Cá Cảnh Phong Thủy Thu Hút Tài Lộc, May Mắn
  • Cách Nuôi Cá Cảnh Phong Thủy Mang Tài Lộc Dồi Dào Vào Nhà Bạn
  • Đặc Điểm Sinh Học Cá Bống Tượng
  • Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng

Cách Nuôi Cá Cảnh Theo Phong Thủy

--- Bài mới hơn ---

  • Cậu Ba Xuân (Tiếng Sét Trong Mưa) Mất Vợ Vì Thói Lòe Loẹt, Cá Gì Không Nuôi Lại Chọn Con Cá Vàng Màu Xanh Lá Cây?
  • Đèn Led Vàng Cho Cá Rồng Kim Long Quá Bối Beamswork 86Cm
  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết
  • Vụ Cá Tự Nhiên Chết Bất Thường: Cơ Sở Sản Xuất Giấy Vàng Mã Xả Thải Trực Tiếp Ra Sông
  • Thanh Hóa: Vụ Cá Tự Nhiên Chết Bất Thường: Cơ Sở Sản Xuất Giấy Vàng Mã Xả Thải Trực Tiếp Ra Sông
  • Theo kinh nghiệm dân gian thì người có bát trạch thiếu thủy, hợp thủy thì nên nuôi cá cảnh còn người có bát tự kỵ thủy thì không nên nuôi cá cảnh. Nếu nuôi cá cảnh thấy có tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá cảnh nữa.

    1. Vị trí đặt bể cá

    Theo phong thủy thì hướng tốt nhất để đặt bể cá là hướng Bắc thuộc cung Quan Lộc, tượng trưng cho sự may mắn hoặc hướng Đông Nam thuộc cung Phú Quý, tượng trưng cho sự giàu có. Tuy nhiên, nhà ở hiện đại thiết kế theo hướng tận dụng triệt để diện tích và không gian sử dụng nên việc bố trí bể cá bên cạnh đáp ứng yêu cầu về phong thủy còn cần lưu ý sự hài hòa, hợp lý với các đồ vật và không gian ngôi nhà.

    Theo quan niệm của người phương Đông thì số cá và màu sắc của cá thích hợp với vị trí đặt bể cá ở các hướng như sau:

    • Bắc (thuộc hành Thủy): Thích hợp nuôi 1 con cá có màu đen, trắng hoặc vàng kim; cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá vàng kim.
    • Đông Nam (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc màu xanh.
    • Đông Bắc (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng.
    • Đông (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc xanh.
    • Nam (thuộc hành Hỏa): Thích hợp nuôi 9 con cá có màu đỏ hoặc 2 con cá xanh và 7 con cá đỏ.
    • Tây Nam (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng.
    • Tây (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá có màu trắng hoặc màu vàng kim.
    • Tây Bắc (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá màu trắng hoặc màu vàng kim.

    Dù đặt bể cá ở vị trí nào cũng nên lưu ý những điểm sau:

    • Bể cá phải được tựa lưng vào bờ tường để tăng độ vững chãi, chắc chắn cho tài lộc.
    • Bể cá phải đặt ở gần lối đi, phòng khách hoặc ở những nơi trang trọng.
    • Nên đặt bể cá ở phương vị Chu Tước (đứng giữa nhà nhìn ra cửa chính thì bên tay trái gọi là Thanh Long, bên tay phải là Bạch Hổ, phía sau là Huyền Vũ, phía trước là Chu Tước) mới có lợi cho tài vận, tuyệt đối không đặt ở phương vị Huyền Vũ thì thủy bị tụ lại, sẽ dẫn đến suy giảm tài lộc.
    • Trong phong thủy, bể cá mang ý nghĩa tốt lành, do đó nên đặt ở các hướng tốt như: Bắc, Tây Bắc hoặc Đông Nam.
    • Nên đặt bể cá ở những vị trí ít ánh sáng tự nhiên (mặt trời) chiếu vào.
    • Nên đặt bể cá ở bên trái cửa chính (từ trong nhà nhìn ra) để đón vận may về tài lộc.
    • Không đặt bể cá bên phải cửa chính (từ trong nhà nhìn ra vì sẽ mang lại những bất lợi cho cuộc sống hôn nhân.
    • Không đặt bể cá thẳng hướng cửa chính nhìn vào.
    • Không đặt bể cá dưới tượng thờ các thần, đặc iệt là Thần Tài hay ông tam đa Phúc – Lộc – Thọ sẽ phạm “chính thần hạ thủy”, khiến gia chủ khuynh gia bại sản.
    • Không đặt bể cá trong bếp hoặc đối diện với bếp sẽ gây mất mát về vật chất và phát sinh bất hòa cho gia đình.

    2. Hình dáng bể cá

    • Hình tròn (thuộc hành Kim): Rất tốt vì Kim sinh Thủy.
    • Hình chữ nhật (thuộc hành Mộc): Khá tốt.
    • Bể cá hình lục giác (thuộc hành Thủy): Tốt vì bình hòa.
    • Bể cá hình vuông (thuộc hành Thổ): Không nên vì Thổ khắc Thủy
    • Bể cá hình các góc nhọn (thuộc hành Hỏa): Không nên vì Thủy khắc Hỏa.

    3. Số lượng cá nuôi trong bể

    Dân gian có nhiều cách chọn số lượng cá để tăng cường sinh khí, đem lại vận may về tài lộc như dựa vào ngũ hành, dựa vào bản mệnh hay dựa vào các số đẹp, vào quẻ riêng của mỗi người hay chọn số lẻ vì quan niệm nước là âm nên số cá lẻ (dương) để cân bằng âm dương, tăng tài tấn lộc…

    Xin được giới thiệu 3 cách để bạn đọc tham khảo.

    Cách thứ nhất: Dựa trên Bản mệnh:

    • Mệnh Mộc: Thích hợp nuôi 3 hoặc 8 con.
    • Mệnh Thổ: Thích hợp nuôi 5 hoặc 10 con.
    • Mệnh Kim: Thích hợp nuôi 4 hoặc 9 con.
    • Mệnh Thủy: Thích hợp nuôi 1 hoặc 6 con.
    • Mệnh Hỏa: Thích hợp nuôi 2 hoặc 7 con.

    Cách thứ hai: Dựa trên Ngũ hành:

    • Số lượng: 1 con, thuộc hành Thủy, làm tăng cường Thủy khí, đây là khí vượng tài nên được coi là cát (tốt).
    • Số lượng: 2 con, thuộc hành Hỏa, làm hao tổn Thủy khí, loại khí này bị tiêu hao, nên bị xem là xấu.
    • Số lượng: 3 con, thuộc hành Mộc, làm giảm Thủy khí, nên bất lợi.
    • Số lượng: 4 con, thuộc hành Kim, Thủy khí gia tăng làm tài khí thêm vượng.
    • Số lượng: 5 con, thuộc hành Thổ, Thủy khí bị khắc nên bất lợi.
    • Số lượng: 6 con, thuộc hành Thủy, Thủy khí được gia tăng nên tốt.
    • Số lượng: 7 con, thuộc hành Hỏa, làm tiêu hao Thủy khí, mặc dù khí này bị hao tổn nhưng không tốt không xấu.
    • Số lượng: 8 con, thuộc hành Mộc, làm giảm Thủy khí nên bất lợi.
    • Số lượng: 9 con, thuộc hành Kim, làm vượng Thủy khí nên rất tốt.
    • Số lượng: 10 con, thuộc hành Thổ, Thủy khí bị giảm nên bất lợi.

    Từ 11 con trở lên: Tính như trên nhưng bỏ đi hàng chục, ví dụ: 11 con tính là 1 con – 12 (hoặc 20) con tính là 2 con.

    Cách thức ba: Dựa theo vị trí đặt bể cá:

    • Bắc (thuộc hành Thủy): Thích hợp nuôi 1 con cá có màu đen, trắng hoặc vàng kim; cũng có thể nuôi 1 con cá đen và 6 con cá vàng kim.
    • Đông Nam (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc màu xanh.
    • Đông Bắc (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng.
    • Đông (thuộc hành Mộc): Thích hợp nuôi 3 con cá có màu đen hoặc xanh.
    • Nam (thuộc hành Hỏa): Thích hợp nuôi 9 con cá có màu đỏ hoặc 2 con cá xanh và 7 con cá đỏ.
    • Tây Nam (thuộc hành Thổ): Thích hợp nuôi 8 con cá có màu vàng.
    • Tây (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá có màu trắng hoặc màu vàng kim.
    • Tây Bắc (thuộc hành Kim): Thích hợp nuôi 6 con cá màu trắng hoặc màu vàng kim.

    Lời kết:

    Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã mà ai cũng thích nhưng nếu nuôi cá thấy có tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá cảnh nữa.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nằm Mơ Thấy Cá Vàng Mang Điềm Báo Gì? Đánh Con Gì?
  • Tổng Hợp Danh Sách Các Loại Cá Cảnh Nước Ngọt Việt Nam
  • Cá Koi Bò Sữa, Cọp Hi Utsuri, Full Đen Và Màu Vàng Đen
  • Cách Tăng Màu Vàng Cho Kim Long Quá Bối
  • Cách Nuôi Cá Vàng Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng

Cách Nuôi Cá 7 Màu Trong Bể Kính Lên Màu Đẹp

--- Bài mới hơn ---

Cách Nuôi Giữ Dòng Cá 7 Màu

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Nuôi Cá 7 Màu Lên Màu Đẹp
  • Những Lỗi Người Chơi Cá Guppy Hay Mắc Phải
  • Làm Thế Nào Để Biết Cá Bảy Màu Của Bạn Đang Mang Thai?
  • Cá Thần Tiên Có Thể Nuôi Chung Với Cá Gì? Becahoanggia.com
  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Ba Đuôi Không Cần Oxy 90% Dân Nuôi Không Biết
  • Cách nuôi giữ dòng cá 7 màu

    //i0.wp.com/fcbarcelonavn.com/caches-images/https2dotxetxetthuyte1dotcomxethinhxettinxettoxet15184295901dotjpg.jpg?w=400

    7 mau, guppy, ca da,7 mau guppy ca da

    Phương pháp phổ biến nhất là phá vỡ chủng của bạn thành hai dòng để lai cận huyết. Rồi sau ba thế hệ, đi qua đường. Một minh hoạ đơn giản về cận huyết là:

    Dòng 1 Dòng 2

    P1 MF P1 MF

    F1 MF F1 MF

    F2 MF F2 MF

    Chéo dòng 1 F2 nữ (F) với dòng 2 F2 nam (M) và dòng 2 F2 F với dòng 1 F2 M

    Guppy thường là bốn tháng tuổi trước khi chúng có thể được lai tạo, do đó, để lặp lại trên cho ba thế hệ sẽ mất khoảng 12 tháng trước . Ngoài ra, nhiều dòng bạn , càng có nhiều gen của bạn sẽ được giữ.

    Ví dụ, bạn có thể muốn có vây lưng lớn hơn, cải thiện màu sắc hoặc khắc phục khuyết tật ở vây đuôi. Hoặc bạn thậm chí có thể muốn tạo ra một dòng hoàn toàn mới.

    Với việc vượt ra ngoài, điều quan trọng là đảm bảo rằng các chủng tương thích với nhau – một số sự kết hợp màu sắc khác nhau, một số thì không. Chẳng hạn, băng qua một chiếc rắn da khác với một nửa màu đen đỏ kết quả trong một Guppy trộn rất nhiều. Bạn thực sự cần phải giữ cho các dòng gốc tinh khiết.

    Ra ngoài đòi hỏi rất nhiều không gian bể và sự kiên nhẫn để thực hiện các backcrosses yêu cầu để kết thúc với những kết quả bạn muốn. Bạn sẽ cần phải sử dụng các chủng đã được xác định có di truyền ổn định, có nghĩa là tất cả các con giống nhau.

    Cuối cùng, hãy thử qua cả hai cách -cá mái để vượt ra ngoài chủng và cá trống để vượt ra ngoài chủng; bạn có thể không biết liệu các đặc điểm bạn muốn là X hoặc Y-nhiễm sắc thể liên kết.

    Đây là nơi bạn gây giống, cá trống của một dòng mà bạn muốn khắc phục một vấn đề trở lại với một trong những con gái của mình từ bên ngoài, hoặc con gái của dòng trở lại con trai của mình .

    Mục đích là để khôi phục lại chủng theo định dạng ban đầu của nó, nhưng với các tính trạng cố định.

    Bạn có thể phải thực hiện điều này một vài lần. Cách để kiểm tra là nếu việc giao phối của anh chị em ruột làm bản sao của cha mẹ với các đặc tính đã được cố định.

    Guppy lấy tên của nó từ Rev. Robert John Lechmere Guppy, nhà khảo sát học, nhà địa chất học và mục sư sống ở Trinidad.

    Mặc dù ông được cho là đã phát hiện Guppy hoang dã vào năm 1866, người Tây Ban Nha De Filippi đã tìm thấy loài cá này ở Barbados năm 1862 và ghi nhãn nó là Lebistes poeciliodes.

    Tuy nhiên, thậm chí sớm hơn vào năm 1857 và 1858, nhà sinh vật học nghiệp dư người Đức Julius Gollmer tìm thấy Guppies gần Caracas, Venezuela. Ông đã gửi những con cá này đến Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Prussian, Berlin.

    Các nhà nghiên cứu cá học dường như không bị ấn tượng, chỉ tặng Gollmer một phần thưởng nhỏ và sau đó nhanh chóng đưa mẫu vật đó vào kho lưu trữ. Ở đó, họ vẫn còn cho đến năm 1859, khi Wilhelm Karl Hartwig Peters, người đứng đầu bộ phận cá học, đã viết một mô tả khoa học về chúng.

    Thật không may, bình đã không được dán nhãn và ông chỉ mô tả con cái là thuộc về một loài mới, Poecilia reticulata. Một số thời gian sau năm 1866, những con đực được tìm thấy và dán nhãn Giradinus guppyi. Con cái sau đó đã nhận tên của người đàn ông.

    Tên khoa học đã trải qua một số lần điều chỉnh trong hơn 100 năm qua, cuối cùng đã giải quyết trên Poecilia reticulata (Rosen và Bailey, 1963). Rosen và Bailey cũng bao gồm Mollies trong chi.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Koi Red Ear (Hàng Chuẩn Làm Giống)
  • Cá 7 Màu Koi Đen Short
  • Cá Bảy Màu Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Cá Bảy Màu
  • Liều Dùng, Cách Sử Dụng Tetracyclin Cho Cá Koi?
  • Cá Koi Nằm Im Dưới Đáy Là Bị Bệnh Gì?