Chưa Rõ Nguồn Gốc Cá Tầm Ở Metro
--- Bài mới hơn ---
- Chưa Thể Khẳng Định Cá Tầm Metro Bán Nuôi Trong Nước
- Nghi Án Metro Hà Nội Bán Cá Tầm Trung Quốc Nhập Lậu
- Thanh Dịu Lẩu Cá Tầm Măng Chua
- Ngon Hơn Mỗi Ngày Với Cá Tầm Nướng Riềng Mẻ
- Cách Làm Cá Tầm Nướng Riềng Mẻ Đúng Vị Sapa
- Kinh Nghiệm Du Lịch Măng Đen, Kon Tum (Cập Nhật 01/2021)
- Cá Tầm Giá Rẻ Trung Quốc “bóp Chết” Cá Tầm Măng Đen
- Nhà Hàng Ngon Số 1 Mộc Châu
- Mộc Châu Nơi Lý Tưởng Tổ Chức Sự Kiện
- Cá Tầm Nấu Măng Chua Thơm Ngậy Mà Không Ngấy
Ngược lại, Công ty Cash & Carry VN (Metro) tiếp tục khẳng định bán ra tại hệ thống này có đầy đủ hồ sơ chứng minh có trong nước. Trong khi đó, con đường đưa cá tầm vào siêu thị Metro ngày càng qua nhiều nấc trung gian mới và khó xác định nguồn gốc xuất xứ.
Thu gom nhiều nơi
Theo Công ty Metro, mỗi tháng toàn bộ hệ thống này trên toàn quốc bán được 4-5 tấn cá tầm lớn. Số cá tầm phân phối ở các trung tâm của Metro khu vực phía Bắc được lấy từ Công ty TNHH DV-XNK Hà Nội (Hasimex) và Công ty TNHH thực phẩm Hiếu Ngân với xuất xứ cá tầm ở Lào Cai, Sơn La và .
Đại diện Metro khẳng định tất cả cá tầm phân phối tại các trung tâm Metro phía Bắc và trên toàn hệ thống Metro tại VN nói chung đều có nguồn gốc xuất xứ trong nước và được mua qua các nhà cung cấp với cam kết nguồn gốc, hợp đồng mua bán với nguồn nuôi, hóa đơn chứng từ mua hàng…
Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế, Hasimex và Hiếu Ngân đều là những đơn vị thương mại nên họ cũng mua lại cá tầm từ các công ty khác để cung cấp cho Metro. Bản thân các nhà cung cấp này cũng không hoàn toàn là các đơn vị nuôi cá tầm mà cũng mua hàng từ nhiều nguồn khác để bán lại.
Cụ thể, theo ông Ngô Trung Hiếu – giám đốc Hasimex, nguồn cá tầm mà đơn vị này cung cấp cho Metro là mua của chi nhánh Công ty CP cá tầm Phương Bắc tại Hà Nội (Phương Bắc) với số lượng gần 1 tấn/tháng.
Trao đổi vớichúng tôi, ông Hoàng Huy Chung – giám đốc Phương Bắc – cho biết để có nguồn hàng gần 1 tấn cá tầm bán cho Hasimex, Phương Bắc không chỉ lấy cá tầm từ vùng nuôi của công ty ở Yên Bái mà còn lấy hàng ở các cơ sở nhỏ lẻ tại nhiều địa phương khác như Quảng Ninh, Bắc Kạn, Yên Bái…
Tuy nhiên, ông Chung khẳng định tất cả cá tầm mà Phương Bắc mua gom đều được nuôi tại VN… “Dù là cơ sở nhỏ lẻ nhưng cá tầm của Phương Bắc mua đều có hợp đồng mua bán, có xác nhận của phòng nông nghiệp các huyện và chúng tôi đã xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh cho Đội quản lý thị trường số 1 Hà Nội” – ông Chung nói.
Truy tới cùng
Trước đó ngày 9-7, Đội quản lý thị trường số 1 Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có cuộc kiểm tra đột xuất tại trung tâm Metro Thăng Long và Metro Hoàng Mai. Sau khi kiểm tra, cơ quan quản lý thị trường lập biên bản trong đó có nội dung xác nhận chi nhánh Công ty Metro VN tại Hà Nội kinh doanh cá tầm có hóa đơn chứng từ chứng minh cá đó được nuôi trong nước.
Ngay sau đó, Metro đã gửi thông tin đến các cơ quan báo chí cho biết ý kiến của một số cá nhân cho rằng cá tầm được phân phối tại hầu hết các siêu thị đều là cá tầm Trung Quốc , trong đó có hệ thống Metro phía Bắc là không chính xác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của công ty và Metro đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ những thông tin này.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Công San – chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội – cho biết theo những hóa đơn, chứng từ mà Metro cung cấp đúng là họ có đủ bằng chứng để chứng minh hàng hóa của mình có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên, để khẳng định chính xác cá tầm Metro bán là cá tầm VN hay Trung Quốc hiện tại chưa thể chắc chắn.
Do Metro mua cá qua các nhà cung cấp, đơn vị kinh doanh chứ không mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất. Vì vậy, cơ quan này đang tiến hành điều tra, truy tiếp xem các đơn vị kinh doanh cung cấp cá cho Metro đã mua hàng từ đâu, số lượng bao nhiêu, từ đó sẽ có kết luận. “Quản lý thị trường Hà Nội sẽ truy tới cùng nguồn gốc cá tầm đã được bán ở Metro để xem đích thực nguồn gốc loại cá này đến từ đâu” – ông San nói.
Trong khi đó ngày 15-7, ông Lê Anh Đức – tổng giám đốc Công ty Cá tầm VN, đơn vị nuôi cá tầm lớn nhất nước – vẫn khẳng định cá tầm bán tại Metro là cá tầm nhập lậu. “Chúng tôi là những nhà chuyên môn về cá tầm, chúng tôi quan sát và thấy rằng cá tầm của Metro bán ra không phải là cá tầm VN nuôi” – ông Đức nói.
Tuy nhiên, ông Đức cũng giải thích: “Tôi không nói Metro nhập lậu cá tầm về bán cho khách hàng mà tôi nói cá tầm đang bán tại Metro là cá tầm nhập lậu. Đây là hai vấn đề khác nhau. Có thể những nhà cung cấp cá tầm cho Metro đã dùng cá tầm nhập lậu để lừa dối họ và qua đó lừa dối khách hàng”.
Cũng theo ông Đức, muốn tìm hiểu nguồn gốc cá tầm không khó vì đây là loài chịu sự quản lý của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Muốn nuôi cá tầm VN thì đơn vị đó phải có , tức là phải có hợp đồng đầu vào mua con giống và phải có sự cho phép của CITES khi mua bán. Nếu không có hợp đồng mua con giống thì đó là nhập lậu con giống. Nếu đơn vị nuôi không mua con giống và không mua cả thức ăn nuôi cá thì chỉ có thể nhập lậu về bán.
Metro Thăng Long tạm ngưng bán cá tầm
Cũng theo ông Nguyễn Công San, theo thông tin nắm được thì đến nay Metro đã tạm dừng việc bán cá tầm tại hai địa điểm được kiểm tra. Phía Metro cũng xác nhận dù đã có giấy tờ chứng minh nguồn gốc cá tầm bán ra từ trong nước nhưng Metro vẫn tạm ngưng nhập hàng để cơ quan quản lý có thông tin chính thức.
--- Bài cũ hơn ---