-
Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm
-
Đầu Ra Của Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Gặp Khó
-
Tuyên Quang: Kết Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Ở Na Hang
-
Đắk Lắk: Đầu Ra Của Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Gặp Khó
-
Nuôi Cá Rô Phi Biến Hệ Thống Lọc Nước Cho Ao Nuôi Tôm
Trong những năm gần đây, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Đây là loại cá thương phẩm được thị trường ưa chuộng và có đầu ra ổn định. Tuy nhiên để nuôi rô phi thành công thì bà con cần tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính sau đây.
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính
Chuẩn bị ao nuôi:
Cải tạo ao nuôi: Việc cải tạo ao nuôi gồm các bước sau:
+ Tiến hành tháo cạn nước trong ao, bắt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch bèo, rác, cỏ. Tu sửa bờ ao và lấp kín các hang hốc là nơi trú ẩn của dịch hại.
+ Nếu đáy ao có bùn quá dày phải nạo vét bớt, chỉ để lại lớp bùn dày khoảng 15 – 20cm.
+ Bón vôi: Lượng vôi bột sử dụng khoảng 7-10 kg/100 m2 ao, ở vùng đất chua có thể tăng lên 15-20 kg/100 m2 ao. Vôi được vãi đều khắp đáy ao và xung quanh bờ ao, sau đó đảo đều để tăng tác dụng của vôi.
+ Phơi đáy ao: Phơi đáy ao khoảng 5 – 7 ngày, đến khi mặt lớp bùn nứt chân chim để tạo cho đáy ao thêm thoáng khí. Tuy nhiên ở vùng đất chua phèn không nên phơi đáy ao nhiều vì dễ làm xì phèn làm giảm pH đáy.
Chuẩn bị lấy nước trước khi thả:
+ Sau khi phơi đáy ao xong, cần bón lót phân để gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá. Liều lượng phân sử dụng như sau: 25 – 30kg phân hữu cơ (đã ủ mục với vôi) cho 100 m2 ao, đồng thời kết hợp phân xanh 10-15 kg/100m2. Cũng có thể kết hợp giữa phân hữu cơ với phân vô cơ, lượng phân vô cơ là 0,3 – 0,5kg/100m2 (dùng phân urê + phân lân theo tỷ lệ 2N:1P) kết hợp với 10 – 15kg phân chuồng.
+ Sau khi bón lót, tiến hành lấy nước vào ao. Tùy theo nguồn nước và mức độ dinh dưỡng, ta có thể lấy nước theo 2 cách:
* Cách 1: Lấy lượng 50 – 70cm nước rồi bón phân gây màu. sau đó mới lấy đủ nước vào.
* Cách 2: Lấy đủ nước vào ao sau đó mới bón phân gây màu
+ Bón phân gây màu nước: Phân hữu cơ 30 – 50kg/100m2 ao đã được ủ kĩ với 1 – 2% vôi. Phân xanh 30 – 50kg/100m2 ao.
Đối với ao khó gây màu có thể sử dụng thêm NPK với tỷ lệ 3:2:1, lượng dùng từ 0,3 -0,5kg/100m2.
+ Sau khi bón phân để khoảng 5-7ngày, đến khi nước có màu xanh nõn chuối thì ta có thể lấy thêm nước cho đủ và tiến hành thả giống
Các tiêu chuẩn môi trường trước khi thả giống:
+ Nhiệt độ: thích hợp nhất cho cá phát triển là 25 – 32 độ C
+ Độ mặn: 0 – 25%
+ pH: thích hợp cho cá phát triển từ 6.5 – 8.5
+ Oxy hoà. tan: Cá rô phi có thể sống trong hàm lượng ôxy thấp tới 1 mg/l và ngưỡng ôxy chết cá là 0,3-0,1 mg/l. Tuy nhiên, nếu hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp kéo dài sẽ làm cá chậm lớn rõ rệt.
+ NH3: Ammonia rất độc cho cá nhưng cá rô phi có thể chịu đựng ammonia tốt hơn các loài cá khác dưới 20 mg/l.
Chọn và thả giống cá rô phi:
+ Chọn cá giống có ngoại hình cân dối, màu sắc tươi sáng, cá khỏe mạnh, bơi lội hoạt bát, phản ứng nhanh với tiếng động, không xây xát. vây vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt, không dị hình, không mầm bệnh, đồng đều kích cỡ.
+ Cá giống trước khi thả phải qua kiểm dịch sạch bệnh.
+ Mùa vụ thả cá rô phi đơn tính thường từ tháng 3-8
+ Kích cỡ giống: Cá giống phải đồng đều đảm bảo kích cỡ để khi nuôi đỡ bị hao hụt, kích cỡ: 6-8 cm.
+ Mật độ thả: 2-5 con/m2
+ Phương pháp thả: Cần cân bằng nhiệt độ và độ mặn trước khi thả giống. Trước khi thả cá ta phải để bao, túi chứa cá xuống ao lừ 15 – 20 phút. Sau đó thêm từ từ nước ao nuôi vào bao chứa cá, độ 5-10 phút cho cá quen dần với môi trường ao nuôi rồi dìm miệng túi xuống ao cho cá tự bơi ra. Nên thả cá giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh thả cá vào buổi trưa hoặc lúc trời nắng gay gắt, cá thả sẽ bị hao hụt.
Thức ăn cho cá rô phi và cách cho ăn:
*Thức ăn cho cá:
Có 2 loại thức ăn phổ biến
+ Thức ăn chế biến. Nơi không có điều kiện sử dụng thức ăn viên công nghiệp hoặc có sẵn nguyên liệu chế biến, gồm các nguyên liệu:
- Cám: 20 – 30%
- Tấm: 20 -30%
- Rau xanh (nghiền nhỏ): 10 – 20%
- Bột cá (bột ruốc): 30 – 35%
- Bột đậu nành: 10 – 20%
- Premix khoáng/ vitamin: 1 – 2%
Phối trộn các nguyên liệu để đạt hàm lượng Protein 20 – 40%, trộn đều các nguyên liệu đã nghiền nhỏ, nấu chín rồi ép viên bằng máy ép cám viên nổi 3A15Kw hoặc rải mỏng và phơi se mặt, sau đó cho cá ăn (rải một chỗ hoặc để vào sàn ăn).
Mời bà con theo dõi video sản xuất cám viên nổi với máy ép cám nổi 3A15Kw
+ Đối với thức ăn công nghiệp: Là thức ăn dạng viên nổi không tan trong nước. Giai đoạn đầu sử dụng thức ăn cao đạm (30 – 40 %), khi cá lớn (trên 300g/con) cho ăn thức ăn thấp đạm (20 – 25%).
*Cách cho ăn:
Quản lý, sức khỏe và các biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe của cá khi thời tiết có diễn biến xấu:
+ Quan sát tình trạng hoạt động cá nuôi vào hai thời điểm sáng 4 – 6 giờ, chiều 14 – 16 giờ, phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của cá như: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt; da cá màu tối mất nhớt, trên thân cá xuất hiện các đốm đỏ, mang xuất huyết và tái xám, dính bùn, mắt lồi, hậu môn sưng đỏ…
+ Trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột dễ làm cho cá bị stress, tác nhân gây bệnh có điều kiện phát triển và xâm nhập vào vật nuôi. Để tăng cường sức khỏe cho cá bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn cho cá với liều dùng thường xuyên cho cá 20-30mg/ 1kg cá /1 ngày, cho ăn liên tục 7-10 ngày.
Quản lý ao nuôi cá:
+ Theo dõi các yếu tố chất lượng nước (như ôxy hòa tan, pH, H2S…) và sự thay đổi đột ngột của môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời:
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cá:
Yếu tố
Mô tả
Khoảng thích hợp
Biểu hiện khi điều kiện xấu
Chú thích
Oxy hòa tan
(mg/lít)
Hàm lượng oxy trong nước
Lớn hơn 4
Cá nổi đầu ngớp khí trên mặt nước.
Cá chậm lớn
Nhiệt độ
(°C)
Nước nóng hay lạnh
25 – 32
Nước quá nóng cá sẽ nổi lên tầng mặt
Nhiệt độ cao dẫn đến thiếu oxy
pH
Chỉ mức độ phèn hoặc độ kiềm của nước
6 – 9
Nước bị phèn, phiêu sinh vật (tảo…) không phát triển
pH thấp làm tăng tính độc của kim loại như Kẽm, Đồng và Nhôm. pH cao làm tăng tính độc của khí NH3
Độ kiềm
(mgCaCO3/lít)
Chỉ khả năng hạ phèn của nước
25 – 250
Phiêu sinh vật phát triển kém, độ kiềm sẽ thấp
pH biến động lớn khi độ kiềm thấp
Khí độc NH3 (mg/lít)
Dạng độc của chất đạm trong nước
0,02
Cá chậm lớn
pH và nhiệt độ cao làm tăng tính độc của NH3
Nitrite
(mg/lít)
Một dạng độc khác của chất đạm trong nước
Nhỏ hơn 0,1
Cá chậm lớn
Hàm lượng Nitrite cao gây bệnh máu nâu
H2S (mg/lít)
Sinh ra ở đáy ao trong điều kiện thiếu oxy
Nhỏ hơn 0.0001
Nước có mùi trứng thối, cá chết hoặc chậm lớn.
Gây độc cho tất cả động vật thủy sinh
+ Tăng cường thay nước mới vào ao nuôi, định kỳ 01 tuần/lần, mỗi lần thay 1/3 – 1/2 lượng nước trong ao.
+ Bơm nước vào thời điểm từ 4 – 6 giờ sáng, đối với những ao có hiện tượng cá nổi đầu, để tăng ôxy hòa tan vào nước.
+ Vôi bột (CaCO3) bón định kỳ cho ao nuôi 10 ngày/lần, liều lượng 1-2 kg/100m2 để ổn định độ pH và diệt khuẩn.
+ Có thể định kỳ dùng một số thuốc sát trùng có tính ôxy hóa cao để khử một lượng khí độc sản sinh ra trong ao nuôi (Iodine, BKC, H2O2 …)
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước trong ao. Dùng định kỳ 10 ngày/lần hoặc khi thấy nước trong ao bẩn, ô nhiễm.
+ Hàng ngày kiểm tra bờ ao, cong, mương để phát hiện và kịp thời sửa chữa những chỗ hư hỏng.
Phòng và trị bệnh cho cá rô phi:
Biện pháp phòng bệnh tổng quát cho cá:
+ Chọn con giống khỏe mạnh không mang mầm bệnh.
+ Nguồn nước cấp sạch không bị ô nhiễm.
+ Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh: Không dùng các loại thức ăn đã bị nấm mốc, kém chất lượng, hoặc các loại thực vật lấy ở vùng nước có nguy cơ nhiễm bệnh cao…
+ Ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt các sinh vật là ký chủ trung gian, là các sinh vật mang tác nhân gây bệnh như: các loại cá tạp, ốc, chim bói cá…
+ Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh có sẵn ở trong ao nuôi trong công tác lấy dọn ao nuôi trước khi thả cá
+ Trong quá trình nuôi việc quán lý các yếu tố môi trường thích hợp và ổn định hết sức quan trọng.
Một số bệnh thường gặp:
* Bệnh xuất huyết:
– Dấu hiệu bệnh lý:
- Hôn mê, mất phương hướng, cỏ thể tổn thương mắt: Viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt, có các vết áp-xe (có thể có mủ).
- Xuất huyết ở quanh miệng, gốc vây hoặc quanh hậu môn, lỗ sinh dục
- Giai đoạn nặng, trong bụng cá có dịch (chảy ra hậu môn). Không co thức ăn trong dạ dày (cá bỏ ăn). Bệnh có thể lây cho người khi chế biến cá không vệ sinh.
– Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Streptococcus thường tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương nên cá bị bệnh có biểu hiện (bên ngoài).
– Phòng trị bệnh:
- Bón vôi (CaO hoặc CaCO3), tùy theo pH môi trường, liều lượng 1 – 2kg/m3, 2 – 4 lần/tháng.
- Dùng Erythromyxin: Trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc KN-04-12 cho ăn 4 g/1 kg cá/ngày và cho ăn 3-6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh xuất huyết: liều dùng thường xuyên cho cá 20-30 mg/1kg cá/1 ngày, cho ăn liên tục 7-10 ngày.
* Hội chứng lở loét:
– Dấu hiệu bệnh lý: Cá cỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, xuất hiện nhiều vết loét trên cơ thể làm cho cá chết, khi chết thường chìm xuống đáy.
– Tác nhân gây bệnh: Do một loạt các yếu tố vô sinh và hữu sinh nhưng nguyên nhân cơ bản chắn chắn là do tác nhân truyền nhiễm sinh học như: Vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng…
– Phòng và trị bệnh: Hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp chữa trị hữu hiệu đối với những bệnh do virus gây ra và do chưa rõ nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó không cần trị, duy trì chất lượng nước tốt sẽ giúp cá đề kháng với bệnh tật.
* Bệnh trùng bánh xe:
– Dấu hiệu bệnh lý: Màu sắc cá nhợt nhạt, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, đuôi, vây bị xơ mòn, bơi lội không định hướng, thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa.
– Tác nhân gây bệnh: Do trùng bánh xe Trichodina ký sinh ở da và mang cá, bệnh thường phát triển vào ngày trời không nắng, âm u hoặc mưa kéo dài, đặc biệt khi nước có độ đục và hàm lượng hữu cơ lơ lửng cao.
– Phòng trị bệnh:
- Tắm cá: Dùng muối ăn NaCl với nồng độ 2-3% tắm cho cá 5-10 phút hoặc dùng CuSO4 (phèn xanh) với nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3 nước) tắm cho cá 5-10 phút.
- Phun thuốc trực tiếp xuống ao: Dùng CuSO4 với nồng độ 0,5 – 0,7ppm (0,5 – 0,7 g/m3 nước).
* Bệnh nấm da (Nấm Thủy Mi):
– Dấu hiệu bệnh lý: Khi nấm mới kí sinh thì khó phát hiện, khi nấm đã phát triển nhiều trên cơ thể cá sẽ có những chùm màu trắng nhu cục bông gòn. Khi nấm đã phát triển sẽ khó điều trị. Cá bị ngứa, hay cạ cơ thể vào vật cứng trong ao nuôi, da cá trở nên sần hơn. Cá bị bệnh nặng sẽ lở loét, phần cơ thể tại khu vực này sẽ rời ra khỏi cơ thể. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, nhiệt độ nước thấp 18 – 25 độ C.
– Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Saprolegnia và Achlya gây nên. Bệnh thường xuất hiện khi cá đã bị nhiễm một bệnh nào đó như bệnh đốm đỏ, bệnh do ký trùng, cá trị trầy xước, hoặc do thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ nước giảm làm cá suy giảm sức đề kháng. Khi đó nấm sẽ bám vào cơ thể cá để gây bệnh.
– Phòng và trị bệnh:
- Nuôi dưỡng cá tốt, cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, giữ môi trường ao sạch sẽ, tránh cá bị xây xát khi đánh bắt.
- Giữ ấm cho cá khi trời rét bằng cách đào ao sâu, trồng cây chắn gió trên bờ ao.
- Chọn mua cá giống khỏe mạnh, tại các trại uy tín.
- Bổ sung khoáng, vitamin, thuốc bổ vào khẩu phần ăn.
- Dùng Iodine Complex For Fish phun trực tiếp xuống ao nuôi với liều 2-3ml/m3 nước. Mỗi tuần phun thuốc 2 lần.
- Dùng muối ăn (NaCl) nồng độ 2-3% tắm cho cá 3-10 phút
- Dùng sulfate đồng CuSO4 nồng độ 0,5g/m3 nước để tắm cá trong 30 phút.
* Bệnh nấm mang:
– Dấu hiệu bệnh lý:
- Bệnh xâm nhập trực tiếp vào mang hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi đến mang để gây bệnh.
- Mang cá bị loét, đứt rời các sợi mang, làm cá ngạt thở. Bệnh phát triển nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu ao dơ bẩn, tỷ lệ chết lên tới 50%.
– Tác nhân gây bệnh: Do nấm Branchiomyces gây ra. Ao hồ nước đọng có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển dày đặc, thả nuôi mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.
– Phòng và trị bệnh:
- Sau khi thu hoạch phải tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7 – 10kg/100m2 ao), phơi đáy ao khoảng 1 tuần trước khi cho nước mới vào.
- Bổ sung các loại thuốc, khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá.
- Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như KANA-Ampicol, Coli-Neoflum, Kancoquine-ADE, Celi-Fac, Bioflum, F-2.Bio-flox, Enro-Colistin, Enrop-Ampotrim trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày
- Cần bón thêm vôi nung Ca(OH)2 để nâng pH của nước ao lên 8,5-9,0, tương đương liều lượng 2kg/100m2.
- Cho cá ăn vừa phải để tránh làm dơ nước ao.
- Hòa tại Sulfat đồng (CuSO4) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,5 – 0,7ppm, tương đương 0,5-0,7 g/m3 nước. Với phương pháp điều trị trên, thường sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh.
* Bệnh rận cá:
– Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá rô phi làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy nó thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến làm cá chết hàng loạt. Cá bị Caligus ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.
– Tác nhân gây bệnh: Rận cá Caligus sp.
– Phòng trị bệnh:
- Dùng KMnO4 nồng độ 3-5ppm (3-5g/m3) hoặc chlorin nồng độ 1ppm (1g/m3) phun xuống ao.
- Dùng formalin nồng độ 20-25 ppm (20-25ml/m3) phun xuống ao.
Thu hoạch cá rô phi
Thời điểm thu hoạch
– Thời gian nuôi: 5-6 tháng
– Kích cỡ đạt: 0,5 – 0,6 kg/con.
+ Để hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1-2 tuần nên tích cực thay nước sạch để nâng cao chất lượng thịt cá, hạn chế được hôi mùi bùn.
+ Trước khi thu hoạch cá cần chuẩn bị đủ dụng cụ và vật liệu (tấm bạt, rổ, xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch, đá sạch, giai, lưới…), tùy theo sản lượng cá thu hoạch mà bố trí nhân lực cho hợp lý.
Phương pháp thu hoạch:
+ Phương pháp thu toàn bộ: Tháo 30% lượng nước trong ao, dùng lưới vét có chiều dài tối thiểu bằng chiều dài 1 cạnh bờ ao để kéo thu cá. Chỉ kéo thu cá trên từng phần diện tích ao, khi thu được phần lớn số lượng cá trong ao thì mới vét toàn bộ diện tích ao, sau đó bơm cạn, thu nốt số còn lại.
+ Phương pháp thu tỉa: Tháo cạn nước 40-50cm, kéo lưới thu tỉa cá lớn. Những con còn nhỏ thì giữ lại nuôi tiếu trong thời gian ngắn nữa sẽ cho kích cỡ thu hoạch vì lúc này mật độ cá trong ao thưa nên cá lớn rất nhanh.
--- Bài cũ hơn ---
-
Cá Rô Phi Đơn Tính Giống
-
Đánh Giá Game Bắn Cá Thần Tài
-
Game Bắn Cá Thần Tài: Đánh Giá Và Review Kinh Nghiệm Chơi Game Bắn Cá
-
【4/2021】Cá Bống Sao Là Cá Gì
-
Cá Bống Sao Bán Tại Tphcm Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg