Phát Triển Cá Rô Đầu Vuông
--- Bài mới hơn ---
- Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm
- Quy Trình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm
- Cá Rô Đầu Vuông Có Trở Lại “thời Hoàng Kim” ?
- Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Mở Ra Hướng Đi Mới Cho Vùng Đất Nhiễm Phèn
- Người Nuôi Cá Rô Đầu Nhím Băn Khoăn Tìm Đầu Ra
- Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hà Nội. Sonnptnt.hanoi.gov.vn
- Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Rô Đồng Tự Nhiên Và Cá Rô Nuôi Tại Ao
- Phương Pháp Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm Hiệu Quả
- Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm (Anabas Testudineus Bloch)
- Cá Rô Đồng Thịt Thơm Ngon Nuôi Thương Phẩm Trong Ao Đất Cho ‘một Vốn Bốn Lời’
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông được thí điểm từ tháng 5/2012 tại hộ gia đình anh Phạm Văn Ba, thôn Thụy Phú, xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, Hà Nội với diện tích gần 1ha. Tổng lượng cá giống đã thả khoảng 4,6 vạn con, mật độ đạt 35 con/m2. Trong đó, Hội Nông dân Hà Nội hỗ trợ 60% con giống, 20% thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học và thuốc phòng bệnh cho cá.
Đồng thời, thường xuyên cử cán bộ xuống hướng dẫn kỹ thuật nuôi và sử dụng thuốc phòng bệnh cho hộ thí điểm. Sau 4 tháng nuôi thí điểm, cá rô đầu vuông phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%, trọng lượng cá đạt 90 – 100g/con.
Cá rô đầu vuông
Theo Hội Nông dân Hà Nội, cá rô đầu vuông dễ nuôi, phù hợp với nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP, nhất là các vùng ven sông Hồng. Đặc biệt, loài thủy sản này có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 4 – 5 tháng có thể đạt trọng lượng 150 – 200g/con, tạo điều kiện cho các hộ dân rút ngắn thời gian quay vòng vốn. Tuy nhiên, hạn chế của cá rô đầu vuông là sức chịu rét kém nên với khí hậu miền Bắc, việc nuôi cá vào mùa Đông gặp nhiều khó khăn.
Ông Trịnh Thế Khiết, Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội nhận định, thành công của mô hình thí điểm là căn cứ để các cấp Hội nhân rộng ra nhiều hộ hội viên khác.
Đến năm 2013, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại thôn Triều Khê, xã Đội Bình đã lập các tổ nhóm để hỗ trợ nhau sản xuất – tiêu thụ sản phẩm. Đầu năm 2022, Câu lạc bộ (CLB) NTTS thôn Triều Khê chính thức được thành lập gồm 27 thành viên chuyên nuôi cá rô đầu vuông, với tổng diện tích 15ha.
Ông Đặng Dũng Phượng, thành viên CLB chia sẻ: “Các thành viên có sự luân phiên về thời gian nuôi nhằm đảm bảo số lượng sản phẩm để cung ứng thường xuyên cho thị trường. Hiện, CLB cung cấp sản phẩm cá rô tươi và cá rô sau sơ chế với năng lực cung ứng trên 4 tấn cá/ngày cho các nhà hàng trên địa bàn TP”.
Cá rô đầu vuông dễ nuôi, phù hợp với nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội
Qua khảo sát, đánh giá tình hình thực tế, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã lựa chọn 5 hộ trong CLB NTTS thôn Triều Khê để triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông an toàn sinh học. Mô hình có quy mô 2ha, được hỗ trợ 50% cá giống, hỗ trợ thức ăn và chế phẩm sinh học. Cùng với đó, Trung tâm cử cán bộ thường xuyên hướng dẫn các hộ áp dụng kỹ thuật nuôi cũng như sử dụng chế phẩm sinh học đúng cách, cá sinh trưởng, phát triển tốt. Dự kiến, sau 6 tháng nuôi, mô hình đạt năng suất trên 15 tấn/ha, cho lợi nhuận 100 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn nuôi cá truyền thống từ 10 – 15%.
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Nguyễn Tiến Hồng cho biết, sản xuất theo chuỗi đang là hướng đi tất yếu của phát triển nông nghiệp bền vững. Do đó, mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm của CLB NTTS thôn Triều Khê rất cần được nhân rộng.
Từ kết quả triển khai mô hình năm 2022, Trung tâm sẽ tham mưu, đề xuất Sở NN&PTNT tiếp tục xây dựng mô hình hỗ trợ mở rộng sản xuất giống cá rô đầu vuông để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho địa phương. Đồng thời, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ khâu sơ chế, chế biến, bảo quản nhằm hình thành chuỗi phát triển bền vững, cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn.
Hà Anh
--- Bài cũ hơn ---