Cá Ngừ Vây Xanh Đại Dương

--- Bài mới hơn ---

  • 【7/2021】Cá Căng Cát – Cá Ong Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?【Xem 570,042】
  • 【7/2021】Cá Căng Cát – Cá Ong Là Cá Gì? Thịt Có Ngon Không?【Xem 165,033】
  • Điểm Bán Khô Cá Ó Sao
  • 【7/2021】Cá Ó Sao Tươi Nguyên Con Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?【Xem 308,484】
  • Bán Khô Cá Đuối Ó Sao, Khô Cá Đuối Sao Loại Thượng Hạng Shop Khô Cá, Bán Khô Cá Dứa Một Nắng, Bán Khô Cá Lóc, Bán Khô Cá Sặc, Bán Khô Cá Tra Phồng Biển Hồ, Khô Cá Miền Tây, Bán Cá Khô Tphcm, Cá Khô Gi
  • 1.Nguồn gốc cá

    Cá ngừ vây xanh là tên gọi chỉ chung cho nhiều loài cá ngừ trong chi Thunnus, với đặc trưng là có vây màu xanh.

    Cá ngừ vây xanh được tìm thấy chủ yếu ở Thái Bình DươngẤn Độ Dương, ngoài ra chúng còn có thể sống ở Đại Tây DươngĐịa Trung Hải

    2.Đặc điểm hình thái, sinh học của cá

    Trung bình một con cá ngừ vây xanh nặng khoảng 150kg, chúng thường được tìm thấy chủ yếu ở Thái Bình DươngẤn Độ Dương, đôi khi có thể tìm thấy ở Đại Tây Dương và vùng biển Địa Trung Hải. Cũng bởi lý do trên mà hiện nay cá ngừ vây xanh được đánh bắt nhiều nên càng trở nên khan hiếm khiến giá trị của chúng càng giá trị hơn.

    Phân bố trên các vùng biển nhiệt đớicận nhiệt đới trên khắp thế giới. Ở độ sâu 1 – 250 m, thường là 1 – 100 m, nhiệt đới; 15 ° C – 31 ° C. Cá ngừ vây vàng nhạy cảm với nồng độ oxy thấp.

    Các ngừ vây xanh có xu hướng bơi thành bầy với những loại cá khác có cùng kích cỡ, bao gồm các loại cá ngừ khác cũng như các loại cá lớn hơn khác như cá heo, cá voi hay cá nhám voi. Cá ngừ vây xanh ăn các loại cá nhỏ khác, động vật giáp xác hay mực.

    HÌNH 1. CÁ NGỪ VÂY XANH TƯƠI SỐNG

    VIDEO THU HOẠCH CÁ NGỪ VÂY XANH

    3.Giá trị dinh dưỡng

    Thịt cá ngừ cung cấp hàm lượng Omegar 3 rất cao nên có thể chống các bệnh khô mắt rất tốt ngoài ra thịt cá ngừ còn giàu các dưỡng chất vitamin và các loại muối khoáng vì thế sẽ giúp ngăn chặn các nguy cơ rối loạn về mắt.

    Cá ngừ đại dương được đánh giá là loại cá có thể giúp giảm cân hiệu quả bởi những loài cá này rất giàu hàm lượng Protenin, HDA… lại chứa rất ít chất béo và calo nên có thể giúp mang lại một thần hình đẹp cho những ai đang có ý định giảm cân. Vừa có thể làm đẹp lại vừa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể,.

    Hàm lượng DHA trong cá ngừ cao có thể giúp ngăn chặn những căn bệnh mất trí nhớ, nó là một loại dưỡng chất rất tốt cho sự hoạt động của trí não, giúp hoàn thiện trí não một cách toàn diện nhất.

    Đối với những ai đang bị bệnh thiếu máu hoặc thiếu chất sắt có thể sử dụng cá ngừ để bổ sung những chất này. Đồng thời trong cá ngừ sẽ chứa một lượng lớn sắt và b12 nên có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt được một cách dễ dàng nhất. Bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa các bệnh thiếu máu.

    Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên những người có chứng bệnh về gan, gan làm việc không tốt có thể sử dụng chất EPA hoặc DHA có trong cá ngừ để làm giảm lượng chất béo nhằm giúp bạn có thể tăng cường các chức năng của gan.

    4.Thịt cá chế biến thành nhiều món ăn

    + Súp nấm cá ngừ vây xanh

    Nguyên liệu:

    60 gr Cá ngừ

    1/2 hộp Ngô non

    1 gói Nấm (khoảng 100gr)

    2-3 thìa Bột năng

    1 quả Trứng

    Nước cốt xương cô đặc (k có thì dùng hạt nêm)

    Tiêu, Hành lá xắt nhỏ.

    Cách thực hiện:

    Nguyên liệu chuẩn vị và sơ chế rửa sạch.

    Đun nước sôi, cho nấm và ngô non vào đun sôi trở lại. Pha loãng 2 thìa bột năng với nước nguội rồi từ từ đổ vào, vừa đổ vừa khuấy đều tay.

    Sau khi hỗn hợp trở nên sánh, ngô non thấy nổi lên trên thì cho hành tươi xắt nhỏ vào.

    Cho nước cốt xương hầm (nếu có) vào. Chỉ cần 2 thìa là gia vị đã hoàn hảo. K cần nêm thêm gì khác. Loại nước cốt xương Way-per này cực kỳ ngon. Cuối cùng thêm tiêu vào là có thể thưởng thức.

    HÌNH 2. SÚP NẤM CÁ NGỪ VÂY XANH

    + Cá ngừ vây xanh vị cà ri cay

    Nguyên liệu:

    150 gram phi lê cá ngừ vây xanh

    1-2 muỗng bột cà ri(tùy ý thích của đầu bếp)

    2 củ tỏi

    1 củ hành tây

    Ớt tươi

    Ngò rí trang trí

    Gia vị.

    Cách thực hiện:

    Cá rửa sạch, ướp ít muối và 1/2 muỗng cà ri, ớt tươi giữ nhuyễn, tiêu trong vòng 30 phút

    Làm sạch các nguyên liệu: cắt hành tây múi cau, tỏi để nguyên tép 1 củ, củ còn lại cắt lát

    Chờ dầu ăn nóng cho tỏi củ vào chiên vàng vớt ra, cho tỏi xắt lát vào xào thơm, bột cà ri cho vào xào với cá, nhớ trở mặt cho cá săn đổ hỗn hợp nước ướp cá vào thêm 50ml nước nấu 15 phút.

    Cá chín nêm nếm chút đường, nước mắm (món gì cũng có nước mắm mới ngon – người Việt Nam) cắt ớt tươi thì lát chéo trộn đều.

    Cho ra dĩa trắng để nổi bậc màu sắc của món ăn thêm ngò rí cho có màu xanh hài hòa với màu đỏ của ớt, vàng ươm của màu cà ri. Đừng quên tỏi chiên giòn ăn kèm với cá vị hăng hăng của tỏi sẽ khử bớt mùi tanh nếu các bạn ko thích cá ngừ.

    HÌNH 3. CÁ NGỪ VÂY XANH VỊ CÀ RY CAY

    5.Để mua sản phẩm chất lượng liên hệ

    Siêu thị cá tươi

    • SĐT: 0978.99.5551

    •  Email: [email protected]

    •  Đia chỉ: thôn Tân Hải, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

    • Giao hàng toàn quốc.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Ngừ Bò Tươi Sống
  • Cửa Hàng Cung Cấp Cá Tươi Và Đông Lạnh Uy Tín Nhất
  • 【7/2021】Cá Nục Tươi Sống Thơm Ngon Giá Cực Hấp Dẫn【Xem 435,204】
  • 【7/2021】Cá Nục Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?【Xem 538,461】
  • 【7/2021】Cá Nheo Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?【Xem 160,875】

Bụng Cá Ngừ Vây Xanh Nhật Bản Otoro

--- Bài mới hơn ---

  • 【7/2021】Bụng Cá Ngừ Vây Xanh Loại 1 Otoro Nhật Bản Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?【Xem 277,794】
  • Trung Tâm Kỹ Thuật Ô Tô Mỹ Đình Thc
  • Cá Tam Giác Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Tam Giác
  • Royal Wine: Rượu Vang Nhập Khẩu Chính Hãng Giá Tốt Nhất Vn
  • Rượu Vang Collefrisio In & Out
  • Mô tả

    Với hương vị thơm ngon đặc trưng, cá ngừ Nhật Bản quyến rũ vị giác của nhiều thực khách ngay trong lần đầu tiên thưởng thức.

    Không giống như Cá Ngừ vây vàng ở Việt Nam, cá ngừ được đánh bắt ở các vùng biển Nhật Bản là loại có vây xanh. Chúng ta vẫn thường biết tới những phiên đấu giá ở chợ cá Tsukiji ở Tokyo với những con Cá Ngừ có giá lên tới triệu đô la. Mỗi năm, người Nhật tiêu thụ hơn 3/4 lượng cá ngừ vây xanh khai thác được trên thế giới.

    Hình ảnh: Các phần thịt Cá Ngừ Vây Xanh Nhật Bản

    Cá ngừ vây vàng chỉ gồm một phần thịt đỏ duy nhất nhưng thịt của cá ngừ vây xanh lại được phân làm ba loại với màu sắc và mùi vị khác nhau. Lớp thịt phía trên có màu đỏ đậm gọi là akami. Đây là phần nạc nhất, đặc điểm phần này là độ béo ngậy không cao (vì ít mỡ) nhưng lại có vị ngọt rất thanh đặc trưng. Phần bụng otoro là phần có giá trị hơn cả, được lấy từ lớp thịt gần với đầu cá. Otoro có màu hồng nhạt bắt mắt, xen giữa là những thớ mỡ trắng đặc trưng. Cuối cùng, phần chính giữa akami và otoro gọi là chutoro có màu hồng đậm, độ béo vừa và rất ngọt.

    Hình Ảnh: Chi tiết các phần thịt Cá Ngừ Vây Xanh Nhật Bản

    Cá ngừ Nhật Bản thường được các đầu bếp chuyên nghiệp tin tưởng dùng làm sashimi, nigiri, sushi. Nguyên liệu này có chất lượng tốt không chỉ bởi môi trường sống đặc trưng, mà còn do quy trình đánh bắt, lưu trữ, bảo quản rất khoa học.

    Món sashimi từ phần bụng Cá Ngừ Vây Xanh

    Thưởng thức cá ngừ Nhật, thực khách nên bắt đầu cùng với một chén sake. Sau khoảnh khắc cay nồng của mù tạc xanh, bạn sẽ được nếm trải hương vị béo mềm tan nhanh nơi đầu lưỡi. Cuối cùng, dư vị món ăn lắng đọng và hòa quyện trong khoang miệng, tạo nên một bản tổng hòa đầy âm hưởng của vị giác.

    Thưởng thức Cá Ngừ Vây Xanh ở Việt Nam

    Ở Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể thưởng thức món ngon này và yên tâm về chất lượng. Những phần thịt cá được các nhà cung cấp phía Nhật Bản chia nhỏ thành các phần khoảng 300-500gr. Nhiệt độ bảo quản đảm bảo sữ là -60 độ C. Do nhiệt độ bảo quản rất sâu nên việc trưng bày sản phẩm Cá Ngừ Vây Xanh sau khi đã xử lý cấp đông là điều không thể. Cũng vì lý do này, hãy gọi trước cho chúng tôi ít nhất là trước 4 tiếng để chúng tôi sắp xếp hàng từ kho tới tay quý vị.

    Hình ảnh: Bụng Cá Ngừ Vây Xanh tại hệ thống Online Shop

    Mọi thắc  mắc của quý vị về sản phẩm này có thể gọi cho chúng tôi theo số 0904.894.383 (Gặp Hiếu)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hải Sản Nhập Khẩujapanese Tuna Otoro
  • Con Cá Vàng Và Nàng Lãng Quên (Phần 2)
  • Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng Vây Vàng Trong Lồng Bè Trên Biển.
  • Bể Cá Trong Tiếng Tiếng Anh
  • Tượng Cá Chép Vượt Vũ Môn Vàng 24K

Phiên Đấu Giá Cá Ngừ Vây Xanh Năm Nay “rớt Thảm”

--- Bài mới hơn ---

Món Sushi Cá Ngừ Vây Xanh

--- Bài mới hơn ---

  • Vì Sao Mỗi Lát Cá Ngừ Vây Xanh Có Giá Trên 1 Triệu Đồng?
  • Các Nhà Khoa Học Đang Thuần Hóa Cá Ngừ Vây Xanh Để Có Đủ Nguyên Liệu Làm Sushi
  • Chuyên Cung Cấp Cá Ngừ Đại Dương Giá Sỉ, Giá Rẻ Tại Tphcm
  • 【4/2021】Cá Mó Gù Mua Ở Đâu Bán
  • Bán Cá Mó Gù Giá Bao Nhiêu 04/2021
  • Posted on by banmaihong

    Bluefin Tuna Sushi là món ăn được ưa chuộng nhất ở Nhật. Hôm nay, một con cá ngừ vây xanh (bluefin tuna) nặng 200 kg được bán đấu giá tại chợ Tsukiji, Tokyo với giá 14 triệu Yen (tương đương với 118 000 USD). Cũng tại chợ này, vào năm 2013, một con cá nặng 222 kg đã được bán với giá 154,4 triệu Yen (khoảng 1,76 triệu USD vào thời giá lúc đó).

    Mỗi năm người Nhật tiêu thụ khoảng 13 ngàn tấn cá ngừ vây xanh, khoảng 80% tổng số bắt được trên thế giới.

    Ngô Khôn Trí

    Những lát sushi nhỏ làm từ cá ngừ vây xanh được mua tại các cuộc đấu giá hàng năm ở chợ cá Tsukiji của Nhật Bản có mức giá lên tới 65 USD, tương đương 1,3 triệu đồng.<

    Sushi là một trong những món ăn truyền thống của Nhật Bản. Trong đó, sushi cá ngừ (thường được biết tới với tên gọi Kuro maguro) được xem là một trong những món đắt đỏ nhất. Tại cửa hàng bình thường, chúng có giá không dưới 1 USD, nếu làm từ những con cá ngừ đặc biệt, giá của nó có thể lên đến 65 USD.

    Đặc biệt, vây xanh là một thành phần chính của món sushi, được gọi là “Kuro maguro” (cá ngừ đen) ở Nhật Bản và được những người sành ăn sushi ưu ái đặt tên là “kim cương đen” vì độ quý hiếm của nó.

    Trong phiên đấu giá đầu tiên trong năm 2013 (ngày 5/1), tại chợ cá Tsukiji của Nhật Bản, giá cá ngừ vây xanh nặng 222 kg có giá lên đến 155,4 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD, khoảng 36 tỉ đồng).

    Thực tế, giá cá ngừ tại Nhật không phải lúc nào cũng đắt đỏ đến thế. Trên Tri thức trực tuyến thông tin, trước đó, có một thời gian dài, ngay cả ở Nhật, cá ngừ vây xanh được xem là loại thịt thấp cấp, phế phẩm, vì chúng có vị nhạt nhẽo. Thậm chí, loài cá này còn bị loại ra khỏi danh sách những thức ăn dành cho người, và chỉ được dùng để làm thức ăn cho mèo.

    Tuy nhiên, vào thập niên 1980, khi cá ngừ vây xanh dần được dùng làm nguyên liệu cho món sushi, và giá trị của món cá tầm thường này đã bước sang một trang mới.

    Một điều đặc biệt làm nên mức giá đắt đỏ của những lát sushi cá ngừ tại Nhật là quy trình đánh bắt, bảo quản thịt cá cực kỳ khắt khe. Chính điều đó đã khiến giá cá ngừ ở đây có mức cao nhất thế giới, với kỷ lục năm 2012 là 735.000 USD cho con cá nặng 239 kg.

    Những con cá phải được câu từ từ từng con một, nhưng giết một cách nhanh chóng, để cá không vùng vẫy hay mất máu. Thông thường, ngư dân sẽ dùng một con dao nhọn để chọc thẳng vào não cá, sau đó mổ lấy nội tạng, ngâm nước đá nửa tiếng rồi bảo quản trong hầm đá không quá 10 ngày trước khi đem đi bán.

    Với nhu cầu ngày càng tăng, cá ngừ trở thành mục tiêu của những chuyến đi biển dài ngày của các ngư dân khu vực Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. Chính điều này đã đẩy trữ lượng cá ngừ toàn cầu giảm xuống chỉ còn 10% trong vòng 30 năm.

    Được biết, mỗi năm, người Nhật tiêu thụ khoảng 3/4 lượng cá ngừ vây xanh khai thác được trên thế giới, và 80% lượng cá ngừ đánh bắt từ Địa Trung Hải sẽ kết thúc số phận của chúng trên bàn ăn của người Nhật.

    Cũng chính vì nhu cầu tiêu dùng cao của người dân mà hiện nay, chúng đã bị khai thác mạnh mẽ, đồng thời giá của chúng cũng vô cùng đắt đỏ.

    Mỗi năm, thế giới lại đổ dồn sự chú ý về chợ cá Tsukiji (Tokyo, Nhật Bản) trong phiên đấu giá đầu năm để xem mức giá của những con cá ngừ vây xanh quý hiếm. Gần như, năm nào cũng vậy, kỷ lục mới luôn được xác lập với mức giá hàng tỷ đồng, khiến mỗi lát sushi có thể được bán tới tiền triệu.

    Nhu cầu tiêu dùng cao của người dân mà hiện nay, chúng đã bị khai thác mạnh mẽ, đồng thời giá của chúng cũng tăng cao.

    Trong phiên đấu giá đầu tiên trong năm 2013 tại chợ cá Tsukiji của Nhật Bản, con cá ngừ vây xanh nặng 222 kg có giá lên đến 155,4 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD, khoảng 36 tỉ đồng). Người mua nó là ông Kiyoshi Kimura, giám đốc chuỗi nhà hàng Zanmai nổi tiếng của Nhật.

    Nhiều thập kỷ qua, việc đánh bắt quá mức đã khiến số lượng cá ngừ trên toàn cầu sụt giảm mạnh. Lượng cá ngừ vây xanh Đại Tây dương và Địa Trung Hải giảm 60% từ năm 1997 đến 2007 do bị đánh bắt tràn lan, thường là bất hợp pháp, đánh bắt vượt mức cho phép và hạn ngạch lỏng lẻo.

    Một số nước phương Tây đã phải kêu gọi lệnh cấm đánh bắt với loài cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương đang bị đe dọa. Dù tình hình đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng các chuyên gia cho biết triển vọng cho các loài cá này vẫn còn rất mong manh.

    .

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Ngừ Ngâm Dầu Vua Biển
  • Combo 10 Lon Cá Ngừ Ngâm Dầu 140G
  • 【4/2021】Cá Ngừ Khô Katsuobushi Bào Nhật Bản Là Cá Gì
  • Cá Ngừ Bào Sợi Lớn
  • Cá Ngừ Đại Dương Giá Rẻ Nhất Việt Nam

Bụng Cá Ngừ Vây Xanh Nhật Bản

--- Bài mới hơn ---

  • Bụng Cá Ngừ Vây Xanh Loại 1 Otoro Nhật Bản Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?
  • Nhận Diện Cá Ngừ Vây Vàng Và Cá Ngừ Mắt To Bằng Hình Ảnh.
  • Cá Ngừ Vây Xanh Và Nhật Bản (1)
  • Cá Ngừ Đại Dương Từ A Đến Z ( 1 ) Giới Thiệu Cá Ngừ Vây Vàng
  • Hướng Dẫn Mang Hình Nền Con Cá Của Apple Lên Iphone Chạy Ios 11
  • Cá ngừ vây xanh lại được phân làm ba loại với màu sắc và mùi vị khác nhau. Lớp thịt phía trên có màu đỏ đậm gọi là akami. Đây là phần nạc nhất, tuy độ béo không cao nhưng lại có vị ngọt rất thanh nhã. Phần bụng otoro là phần có giá trị hơn cả, được lấy từ lớp thịt gần với đầu cá. Otoro là phần ngon, béo và mắc nhất của cá ngừ vây xanh, có màu hồng nhạt bắt mắt, xen giữa là những thớ mỡ trắng đặc trưng. Cuối cùng, phần chính giữa akami và otoro gọi là chutoro có màu hồng đậm, ít béo và rất ngọt.

    Xuất xứ: Nhật Bản Đóng gói: 200gr-300gr-500gr-1000kg Đơn giá: 295.000 đ/100gr TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁ NGỪ VÂY XANH NHẬT BẢN

    Không giống như cá ngừ vây vàng ở Việt Nam, cá ngừ được đánh bắt ở các vùng biển Nhật Bản là loại có vây xanh. Chúng thường được đem đi đấu giá tại chợ cá Tsukiji ở Tokyo với giá trị lên đến hàng triệu USD. Mỗi năm, người Nhật tiêu thụ hơn 3/4 lượng cá ngừ vây xanh khai thác được trên thế giới.

    Cá ngừ Nhật Bản có 3 lớp thịt với màu sắc riêng.

    Cá ngừ vây vàng chỉ gồm một phần thịt đỏ duy nhất nhưng thịt của cá ngừ vây xanh lại được phân làm ba loại với màu sắc và mùi vị khác nhau. Lớp thịt phía trên có màu đỏ đậm gọi là akami. Đây là phần nạc nhất, tuy độ béo không cao nhưng lại có vị ngọt rất thanh nhã. Phần bụng otoro là phần có giá trị hơn cả, được lấy từ lớp thịt gần với đầu cá. Otoro có màu hồng nhạt bắt mắt, xen giữa là những thớ mỡ trắng đặc trưng. Cuối cùng, phần chính giữa akami và otoro gọi là chutoro có màu hồng đậm, ít béo và rất ngọt.

    Phần chutoro của cá ngừ có màu hồng đậm, ít béo và rất ngọt.

    Cá ngừ Nhật thường được các đầu bếp chuyên nghiệp tin tưởng dùng làm sashimi, nigiri, sushi. Nguyên liệu này có chất lượng tốt không chỉ bởi môi trường sống đặc trưng, mà còn do quy trình đánh bắt, lưu trữ, bảo quản rất khoa học.

    Cá ngừ Nhật Bản có 3 phần thịt với màu sắc và mùi vị đặc trưng riêng biệt.

    Thưởng thức cá ngừ Nhật, thực khách nên bắt đầu cùng với một chén sake. Sau khoảnh khắc cay nồng của mù tạt xanh, bạn sẽ được nếm trải hương vị béo mềm tan nhanh nơi đầu lưỡi. Cuối cùng, dư vị món ăn lắng đọng và hòa quyện trong khoang miệng, tạo nên một bản tổng hòa đầy âm hưởng của vị giác.

    Cá ngừ Nhật Bản là nguyên liệu được nhiều đầu bếp lựa chọn để làm các món sashimi, nigiri, sushi…

    Sashimi bụng cá ngừ được đánh giá cao và yêu thích bởi nhiều tiêu chí: mùi vị tinh tế, màu sắc hồng nhạt bắt mắt xen kẽ trong thớ mỡ trắng bóc và đặc biệt là vị mát lạnh, béo ngậy đặc trưng. Otoro có nhiều mùi vị nhất là trong mùa đông, khi cá tích tụ nhiều chất béo hơn, và ngoài mùa này thì không tuyệt vời bằng. Dự vị món ăn lắng đọng và hòa quyện trong miệng, tạo nên một bản tổng hòa đầy âm hưởng của vị giác: ngậy như phô mai Thụy Sĩ thượng hạng, mát lạnh hương vị biển sâu nhưng vẫn đem lại một cảm giác thuần Đông Á.

    Cách đánh bắt đặc biệt của người Nhật đã khiến giá cá ngừ ở đây có mức cao nhất thế giới, với kỷ lục năm 2012 là 735.000 USD cho con cá nặng 239 kg. Ảnh: The Independent.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Giá Cá Ngừ Vây Vàng Giảm
  • Xuất Khẩu Cá Ngừ Vây Vàng Sang Italy Tăng 60% 6 Tháng Đầu Năm
  • Xuất Khẩu Cá Ngừ Vây Vàng Sang Italy Tăng 60%
  • Cá Ngừ Vây Vàng Xuất Khẩu 01/2021
  • 【1/2021】Cá Ngừ Vây Vàng Tươi Sống Bán Tại Tphcm【Xem 71,181】

Cá Ngừ Vây Xanh Và Nhật Bản (1)

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Ngừ Đại Dương Từ A Đến Z ( 1 ) Giới Thiệu Cá Ngừ Vây Vàng
  • Hướng Dẫn Mang Hình Nền Con Cá Của Apple Lên Iphone Chạy Ios 11
  • Mở Hộp Iphone 6S Vàng Hồng Đầu Tiên Tại Việt Nam
  • Hướng Dẫn Cài Hình Nền Con Cá Đang Bơi Trên Iphone
  • Phòng, Trừ Bệnh Xuất Huyết Cho Cá Chép
  • Cá ngừ vây xanh và Nhật bản (1)

    Cá ngừ vây xanh và Nhật bản: Cá lớn – Giá cao – Quota – Đề nghị lệnh cấm – Trữ lượng – Nuôi cá ngừ vây xanh Trong loạt bài này:

    1.Cá ngừ vây xanh và Nhật bản.

    2.Nuôi cá ngừ vây xanh từ trứng ở Nhật bản

    3.Lịch sử ngành nuôi cá ngừ vây xanh.

    4.Những chi tiết về nuôi cá ngừ vây xanh.

    5.Nuôi cá ngừ vây xanh với cá tự nhiên.

    6.Nuôi cá ngừ ở Úc

    7.Cá ngừ Chikuyo

    8.Đánh bắt cá ngừ vây xanh

    9.Đánh bắt cá ngừ vây xanh ở Eo biển Tsugaru

    10.Sự suy giản của cá ngừ vây xanh

    11.Quota cá ngừ vây xanh

    12.Hạn chế cá ngừ vây xanh

    13.Hạn chế cá ngừ vây xanh Địa trung hải

    14.Đề nghị lệnh cấm cá ngừ vây xanh

    15.Trữ lượng cá ngừ vây xanh

    16.Mua cá ngừ vây xanh

    Cá ngừ vây xanh và Nhật bản.

    17.Bán cá ngừ vây xanh ở Nhật bản

    Hơn 80% sản lượng cá ngừ vây xanh toàn cầu của thế giới được tiêu thụ ở Nhật bản. Nhập khẩu cá ngừ vây xanh tăng từ 340 tấn vào năm 1970 tới hơn 20.000 tấn vào năm 2008, với việc các công ty thương mại Nhật bản thường mua toàn bộ sản lượng đánh bắt của tàu. Tiêu thụ đạt tới 44.000 tấn vào năm 2006 trong đó sản xuất nội địa đạt ít hơn 15.000 tấn. Nhật bản tiêu thụ 25% sản lượng đánh bắt thế giới tính cho tất cả các loài cá ngừ. Không có gì ngạc nhiên khi Nhật bản là nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới. Họ nhập 36,989 tấn cá ngừ vào năm 2005.

    Có khoảng 1.200 tàu cá tham gia đánh bắt cá ngừ bằng vàng câu trên khắp thế giới. 90% của những tàu này là từ Nhật bản, Trung hoa, Nam Hàn và Đài loan. Những tàu này thường ở biển trong khoảng 1 năm, chỉ tiến hành đánh bắt một số lần trong thời gian đó.

    Vào tháng một năm 2009, chính phủ Nhật bản nói các đoàn tàu câu vàng của họ sẽ được cắt giảm 10% – 20% nhằm đáp ứng sự hạn chế đánh bắt cá ngừ cao hơn của quốc tế. Số lượng tàu đánh bắt biển sâu sẽ giảm từ 390 tới giữa 310 và 380 tàu. Số lượng tàu gần bờ cũng giảm từ 349 đến từ 300 hay 310 tàu. Sự việc này có thể làm mất 1.000 việc làm và nâng giá cá ngừ.

    Vào tháng một năm 2011, một con cá ngừ vây xanh nặng 342 kg được bán tại chợ Tsukiji với giá kỷ lục 360.000 USD. Nó được bắt ở Toi, Hokkaido và đạt được giá cao vì chất lượng và độ tươi và sự việc sản lượng đánh bắt vào năm mới thấp do thời tiết xấu (538 cá ngừ vây xanh được bán đấu giá, ít hơn 33 con so với một năm trước đó). Con cá kỷ lục được mua chung bỡi Kyubei, một nhà hàng sushi nổi tiếng ở Ginza, và Itamae, một chuỗi nhà hàng ở Nhật và Hong Kong.

    Nuôi cá ngừ vây xanh từ trứng ở Nhật bản

    Vào tháng bảy năm 2010, con cá ngừ vây xanh lớn nhất bắt được từ năm 1986 được bán tại chợ Tsukiji. Con cá nặng 445 kg, được cân sau khi đã được bỏ nội tạng và làm sạch, được bắt ngoài khơi Nagasaki ở Nhật. Nó được đấu giá 3,2 triệu yên (7.200 yên/ kg). Con cá lớn nhất được bán ở Tsukiji là 496 kg bắt được vào tháng tư năm 1986. Con cá ngừ vây xanh lớn nhất từng bắt được là từ Canada nặng 497 kg vào năm 1995.

    Người Nhật đang tiến hành nuôi thử nghiệm cá ngừ vây xanh bằng những trại kín khổng lồ ở đại dương. Các nhà nghiên cứu từ Trường đại học Kinki đang nuôi cá ngừ vây xanh trong các lồng hình tròn, rộng khoảng 70 mét, ở ngoài khơi Kushimoticho, Wakayama. Sau khi cá đạt độ dài 1 mét và nặng 30 kg và hàm lượng dầu của chúng đủ cao, chúng được bán thương mại ra thị trường. Một số đạt tới 350 kg. Cá ngừ được nuôi bằng mực và cá thu.

    Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu của Trường đại học Kinki đã cho nở 190.000 trứng cá ngừ vây xanh, trong đó 40.000 trứng nở thành cá con. Con số này rất ấn tượng nhưng tính ra chỉ 0.5% trứng sống sót. Khoảng 60 tấn thịt cá ngừ vây xanh được sản xuất. Được gắn nhãn Kindai maguro (Cá ngừ Trường đại học Kinki), nó có hàm lượng dầu cao hơn cá đánh bắt từ thiên nhiên.

    Vào tháng sáu năm 2002, một nhóm thuộc Phòng thực nghiệm Thủy sản, Trường đại học Kinki do Giáo sư Hidemi Kumai dẫn đầu, trở thành những người đầu tiên nuôi nhân tạo cá ngừ vây xanh từ trứng cá ngừ. Hơn 5.000 trứng được sản xuất từ 6 con cá ngừ bảy năm tuổi và 14 con sáu năm tuổi, tất cả đều được sinh ra và nuôi trong lồng. Khoảng 160 con cá ngừ vây xanh nở vào năm 2002 vẫn còn sống vào năm 2006. Trung bình, chúng dài khoảng 1,2 mét và nặng 70 kg.

    Lịch sử ngành nuôi cá ngừ vây xanh.

    Các nhà nghiên cứu của trường Kinki cũng đã thành công trong việc nuôi kelp grouper và burhura, một loài cá lai tạo bỡi cá cam Nhật bản và cá cam sọc vàng. Phòng thí nghiệm này hy vọng bán trị giá 2 tỷ yên một năm từ cá do họ sản xuất. Họ bán cá con cho các nhà nuôi cá và cá tươi được chào mời là cá an toàn và chất lượng cao. Trường này nuôi thành công hơn 20 loài cá, bao gồm cá tráp đỏ, cá bơn halibut, cá rock progy và cá cam từ cuối những năm 1960.

    Một nhóm thuộc trường đại học Kinki có thể cho cá ngừ đẻ trứng vào năm 1979 nhưng tất cả trứng và cá con đã chết trong vòng vài tuần. Khi cá ngừ đẻ trứng vài lần nữa vào năm 1980 và năm 1982 , cá con được giữ sống tời 57 ngày. Cá không được cho đẻ nữa cho đến năm 1994, sau đó tiến hành năm lần trong khoảng 1994 – 2001.

    Trong khi đó, các nhà khoa học đã biết được cá con lớn là những con nhỏ hơn và điều này dẫn đến sự phân loại cá con theo kích cỡ. Vào năm 2004, có 1.800 cá con hai tới ba tháng được thả vào lồng nuôi. Nhưng một tháng sau, tất cả, ngoại trừ 40 con, đã chết. Một con sống được 246 ngày và đạt kích cỡ 1,3 kg. Nhóm này kết luận rằng cá chết là do lồng quá nhỏ, và thay thế lồng rộng sáu mét vuông bằng lồng hình bác giác rộng 12 mét làm từ sợi tổng hợp. Tỷ lệ sống một tháng tăng lên từ 16,4% vào năm 1995 tới 24.9% vào năm 1996.

    Vì cá nhỏ có thể bơi rất nhanh nhưng không xoay trở tốt nên chúng thường va vào lưới của lồng cho tới khi chúng dài 25 cm. Năm 1998 nhóm đã phát triển lồng hình tròn sâu 6 mét và đường kính 30 mét. Trong lồng này, tỷ lệ sống một tháng là 55,7%. Khoảng 400 con sống trong lồng trong hơn 2 năm. Nhóm này cũng phát hiện cá ngừ rất nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn và phản ứng rất tiêu cực với sự có mặt của những chiếc xe hơi đi đến gần lồng.

    Clean Seas Tuna, một công ty ở cảng Lincoln, Úc, đã đầu tư mười triệu đô la để cho cá ngừ đẻ trong bể trên bờ tại một làng cạnh vịnh Arno, 120 km phía bắc cảng Lincoln. Tại đó, cá ngừ vây xanh lớn được giữ trong một cái bể khổng lồ, được cung cấp các điều kiện môi trường để chúng nghĩ rằng chúng đã ra đến vùng sinh sản bằng cách giả dòng nước đại dương, tăng nhiệt độ nước trong bể và ánh sáng. Vào tháng 3 năm 2008, công ty công bố những đột phá: thu được mẻ trứng đầu tiên từ 20 con cá ngừ nặng khoảng 160 kg.

    Clean Seas Tuna đã sinh sản cá ngừ vây xanh nhiều lần và sản xuất được cá con nhưng vẫn còn đang tìm ra cách cho ăn và chăm sóc cá con. Nhiều nhà đầu tư hoài nghi việc công ty Clean Seas có khả năng đạt được mục tiêu nuôi nhốt cá ngừ vây xanh và nói dù rằng họ có thành công thì chi phí cũng quá lớn không thể có lợi nhuận. Cá chỉ̉ phát triển thêm một ký một tháng. Một điều hấp dẫn với Clean Seas là công ty có thể bán cá ngừ vây xanh mà không phải chịu quota hạn chế. Công ty hy vọng bán 5.000 tấn một năm, lần bán đầu tiên là vào năm 2009.

    Bản tiếng Việt của chúng tôi

    Vào tháng chín năm 2009, các nhà nghiên cứu ở Phòng thực nghiệm Thủy sản thuộc Đại học Kinki, ở Shirahama Wakayama và Công ty Clean Seas có cơ sở ở Úc công bố họ đã thành công trong việc cho đẻ cá ngừ vây xanh phương nam và sản xuất cá con, một bước có thể mở ra phương pháp nuôi thương mại cá ngừ vây xanh.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nhận Diện Cá Ngừ Vây Vàng Và Cá Ngừ Mắt To Bằng Hình Ảnh.
  • Bụng Cá Ngừ Vây Xanh Loại 1 Otoro Nhật Bản Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu Giá Rẻ?
  • Bụng Cá Ngừ Vây Xanh Nhật Bản
  • Giá Cá Ngừ Vây Vàng Giảm
  • Xuất Khẩu Cá Ngừ Vây Vàng Sang Italy Tăng 60% 6 Tháng Đầu Năm

Vì Sao Mỗi Lát Cá Ngừ Vây Xanh Có Giá Trên 1 Triệu Đồng?

--- Bài mới hơn ---

  • Các Nhà Khoa Học Đang Thuần Hóa Cá Ngừ Vây Xanh Để Có Đủ Nguyên Liệu Làm Sushi
  • Chuyên Cung Cấp Cá Ngừ Đại Dương Giá Sỉ, Giá Rẻ Tại Tphcm
  • 【4/2021】Cá Mó Gù Mua Ở Đâu Bán
  • Bán Cá Mó Gù Giá Bao Nhiêu 04/2021
  • Mua Cá Mó Gù Giá Bao Nhiêu 04/2021
  • Những lát sushi nhỏ làm từ cá ngừ vây xanh được mua tại các cuộc đấu giá hàng năm ở chợ cá Tsukiji của Nhật Bản có mức giá lên tới 65 USD, tương đương 1,3 triệu đồng.

    Sushi là một trong những món ăn truyền thống của Nhật Bản. Trong đó, sushi cá ngừ (thường được biết tới với tên gọi Kuro maguro) được xem là một trong những món đắt đỏ nhất. Tại cửa hàng bình thường, chúng có giá không dưới 1 USD, nếu làm từ những con cá ngừ đặc biệt, giá của nó có thể lên đến 65 USD.

    Đặc biệt, cá ngừ vây xanh là một thành phần chính của món sushi, được gọi là “Kuro maguro” (cá ngừ đen) ở Nhật Bản và được những người sành ăn sushi ưu ái đặt tên là “kim cương đen” vì độ quý hiếm của nó.

    Trong phiên đấu giá đầu tiên trong năm 2013 (ngày 5/1), tại chợ cá Tsukiji của Nhật Bản, giá cá ngừ vây xanh nặng 222 kg có giá lên đến 155,4 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD, khoảng 36 tỉ đồng).

    Thực tế, giá cá ngừ tại Nhật không phải lúc nào cũng đắt đỏ đến thế. Trên Tri thức trực tuyến thông tin, trước đó, có một thời gian dài, ngay cả ở Nhật, cá ngừ vây xanh được xem là loại thịt thấp cấp, phế phẩm, vì chúng có vị nhạt nhẽo. Thậm chí, loài cá này còn bị loại ra khỏi danh sách những thức ăn dành cho người, và chỉ được dùng để làm thức ăn cho mèo.

    Tuy nhiên, vào thập niên 1980, khi cá ngừ vây xanh dần được dùng làm nguyên liệu cho món sushi, và giá trị của món cá tầm thường này đã bước sang một trang mới.

    Một điều đặc biệt làm nên mức giá đắt đỏ của những lát sushi cá ngừ tại Nhật là quy trình đánh bắt, bảo quản thịt cá cực kỳ khắt khe. Chính điều đó đã khiến giá cá ngừ ở đây có mức cao nhất thế giới, với kỷ lục năm 2012 là 735.000 USD cho con cá nặng 239 kg.

    Những con cá phải được câu từ từ từng con một, nhưng giết một cách nhanh chóng, để cá không vùng vẫy hay mất máu. Thông thường, ngư dân sẽ dùng một con dao nhọn để chọc thẳng vào não cá, sau đó mổ lấy nội tạng, ngâm nước đá nửa tiếng rồi bảo quản trong hầm đá không quá 10 ngày trước khi đem đi bán.

    Với nhu cầu ngày càng tăng, cá ngừ trở thành mục tiêu của những chuyến đi biển dài ngày của các ngư dân khu vực Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. Chính điều này đã đẩy trữ lượng cá ngừ toàn cầu giảm xuống chỉ còn 10% trong vòng 30 năm.

    Được biết, mỗi năm, người Nhật tiêu thụ khoảng 3/4 lượng cá ngừ vây xanh khai thác được trên thế giới, và 80% lượng cá ngừ đánh bắt từ Địa Trung Hải sẽ kết thúc số phận của chúng trên bàn ăn của người Nhật.

    Cũng chính vì nhu cầu tiêu dùng cao của người dân mà hiện nay, chúng đã bị khai thác mạnh mẽ, đồng thời giá của chúng cũng vô cùng giá đắt đỏ.

    Mỗi năm, thế giới lại đổ dồn sự chú ý về chợ cá Tsukiji (Tokyo, Nhật Bản) trong phiên đấu giá đầu năm để xem mức giá của những con cá ngừ vây xanh quý hiếm. Gần như, năm nào cũng vậy, kỷ lục mới luôn được xác lập với mức giá hàng tỷ đồng, khiến mỗi lát sushi có thể được bán tới tiền triệu.

    Nhu cầu tiêu dùng cao của người dân mà hiện nay, chúng đã bị khai thác mạnh mẽ, đồng thời giá của chúng cũng tăng cao.

    Trong phiên đấu giá đầu tiên trong năm 2013 tại chợ cá Tsukiji của Nhật Bản, con cá ngừ vây xanh nặng 222 kg có giá lên đến 155,4 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD, khoảng 36 tỉ đồng). Người mua nó là ông Kiyoshi Kimura, giám đốc chuỗi nhà hàng sushi Zanmai nổi tiếng của Nhật.

    Nhiều thập kỷ qua, việc đánh bắt quá mức đã khiến số lượng cá ngừ trên toàn cầu sụt giảm mạnh. Lượng cá ngừ vây xanh Đại Tây dương và Địa Trung Hải giảm 60% từ năm 1997 đến 2007 do bị đánh bắt tràn lan, thường là bất hợp pháp, đánh bắt vượt mức cho phép và hạn ngạch lỏng lẻo.

    Một số nước phương Tây đã phải kêu gọi lệnh cấm đánh bắt với loài cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương đang bị đe dọa. Dù tình hình đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng các chuyên gia cho biết triển vọng cho các loài cá này vẫn còn rất mong manh.

    Theo Mộc Miên (nguoiduatin.vn)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Món Sushi Cá Ngừ Vây Xanh
  • Cá Ngừ Ngâm Dầu Vua Biển
  • Combo 10 Lon Cá Ngừ Ngâm Dầu 140G
  • 【4/2021】Cá Ngừ Khô Katsuobushi Bào Nhật Bản Là Cá Gì
  • Cá Ngừ Bào Sợi Lớn

Cá Ngừ Vây Xanh Và Nhật Bản (3)

--- Bài mới hơn ---

  • Nguồn Gốc Hình Nền Cá Chọi Trên Iphone 6S
  • Cách Nuôi Cá Tứ Vân Đẹp Khỏe Mạnh Lớn Nhanh Lên Màu Đẹp
  • Cá Hồng Két Ăn Gì Lên Màu? Giá Bao Nhiêu Tiền? Nuôi Chung Với Cá Nào
  • Kỹ Thuật Nuôi Cá Hồng Két
  • 【Top】Cá Chim Biển Làm Món Gì Ngon Cho Bữa Cơm Trọn Vị?
  • Cá ngừ vây xanh và Nhật bản (3)

    By Jeffrey Hays

    Đánh bắt cá ngừ vây xanh

    Ở Nhật bản người ta thường dùng phương pháp dùng cần và dây hoặc câu vàng để đánh bắt cá ngừ vây xanh. Ở Đại tây dương, cá ngừ vây xanh được đánh bắt với máy bay chỉ điểm và phóng lao giết chết cá bằng dòng điện có năng lượng hàng trăm vôn. Những nơi đánh cá như vậy bao gồm biển Địa trung hải, gần Azores và các vùng nước ngoài khơi Boston.

    Mùa cá ngừ vây xanh ở Cape Cod bắt đầu vào cuối tháng sáu khi cá di cư tới bắc Đại tây dương. Chi phí máy bay thường chiếm 25% tổng số tiền bán cá. Lao điện thường được dùng để giết cá vì các phương pháp dùng dây câu sẽ làm cá vùng vẫy trong thời gian dài, điều này sẽ làm nhiệt độ cá và tạo ra mùi vị không tốt gọi là ya-ke.

    Ngay sau khi bị bắt và đưa lên tàu, cá ngừ vây xanh được bỏ nội tạng, đông lạnh ở -760F và đặt trong các thùng chứa giống cỗ quan tài được được xếp đầy đá và được chuyển ngay sau đó bằng đường hàng không tới Nhật bản. Ngay cả cá đánh bắt bỡi những người câu cá thể thao cũng có điểm đến là Nhật bản. Những nhà buôn cá sỉ ở Nhật bản liên lạc thường xuyên với những bến tàu đánh cá thể thao ở Miami và những nơi khác.

    Tại các cảng nơi cá ngừ vây xanh được đánh bắt, “kỹ thuật cá ngừ” từ chợ cá Tsukiji đã hướng dẫn ngư dân Mỹ về kata của cá ngừ, hoặc hình dạng lý tưởng, và những điều cần biết về màu sắc, cơ thịt, hàm lượng cá và hình dạng cơ thể cá.

    Đánh bắt cá ngừ ở Eo biển Tsugaru.

    Vùng đánh bắt cá ngừ tốt nhất ở Nhật bản được nói là ở Eo biển Tsugaru ngoài khơi Omamachi ở tỉnh Aomori phía bắc Honshu. Cá ngừ vây xanh từ cảng Omamachi được gọi là Oma Maguro. Chúng bán được giá cao gấp đôi cá tại các cảng khác.

    Cá tốt nhất ở Tsugaru được bắt vào mùa đông khi vùng nước trong eo biển có nhiều cá nhỏ cho cá ngừ ăn và nhiều con cá ngừ có trọng lượng trên 300 kg.

    Cá ngừ vây xanh đặc biệt có giá trị tại thời điểm đó vì cá có nhiều dầu và cá ở những nơi khác có khuynh hướng suy giảm trong mùa đông. Các ngư dân mạo hiểm ra biển trong mùa biển động để đánh bắt cá ngừ. Một số mất ngón tay do bị cá cắn trong khi cố kéo những con cá lớn. Một ngư dân đã nói với tờ báo Yomiuri Shimbun: “trong mùa đông, tôi đánh cá ngay cả khi gió thổi 70 km/h vì nó rất đáng được mạo hiểm”.

    Có sự xung đột giữa những người dùng kỹ thuật cần và dây và người dùng câu vàng. Những năm gần đây, vì giá cá tăng và chi phí đánh bắt cá cũng tăng, những người câu vàng đã xâm phạm vùng đánh bắt dành cho người dùng cần và dây. Câu vàng có chiều dài dây chính tới 3 km. Không chỉ những người bảo vệ phản đối, những ngư dân khác cũng không thích vì vàng câu tạo ra hỗn độn do bị vướng ở vùng đánh cá nổi tiếng.

    Hình phạt tù một năm và 500.000 yên vì tái phạm không ngăn cản nổi những ngư dân câu vàng. Đã có trường hợp tàu câu vàng bị rượt đuổi và bao vây bỡi những người câu cần và dây, dây dài bị cắt đứt.

    Vào tháng giêng năm 2010, một con cá ngừ nặng 232,6 kg được bán ở chợ Tsukiji với giá 16,28 triệu yên (175.000 USD) hoặc 70.000 yên/kg. Cá này được bắt ở Omamachi, tỉnh Aomori.

    Sự suy giảm, quota và giá cả cá ngừ vây xanh

    Một số tính toán đánh giá trữ lượng cá ngừ vây xanh đã giảm 80%. Số lượng cá ngừ vây xanh đại tây dương sinh sản được nghĩ là giảm xuống từ 250.000 con vào năm 1970 còn 100.000 con trong những năm gần đây.

    Sự suy giảm này được cho là một phần do các tàu dùng lưới cuộn tròn đánh bắt một số lượng đáng kể cá ngừ trong một lần đánh bắt. Tổ chức Hòa bình xanh và các tổ chức quốc tế khác thường xuyên chỉ trích ngành thương mại cá ngừ vây xanh và các nhà hàng sushi ở Châu Âu không bảo vệ cá.

    Lúc trước, có rất nhiều cá ngừ vây xanh đông lạnh được bán đấu giá tại chợ cá Tsukiji và chúng được xếp chồng lên nhau. Nó không còn tồn tại nữa. Một người buôn cá sỉ nói với phóng viên tờ Washington Post: “Chúng tôi quản lý ngành đánh bắt cá ngừ vây xanh quá lỏng lẻo. Hiện nay chúng tôi cần chi1ng sách cứng rắn hơn nhiều để chứng tỏ với thế giới chúng tôi có thể tự kiểm soát. Thay vì ăn cá ngừ hai lần một tuần, người Nhật đang thực hiện việc ăn hai lần một tháng. Chúng tôi phải chia xẻ những gì chúng tôi có. Nếu chúng tôi làm điều đó, tôi không nghĩ cá ngừ vây xanh tuyệt chủng”.

    Quota cá ngừ vây xanh

    Bất kỳ khi nào nói đến sự thiếu hụt hoặc đánh bắt quá mức cá ngừ vây xanh, những con mắt chắc chắn đều hướng về Nhật bản. Quota đánh bắt cá ngừ vây xanh vào cuối những năm 2000 là 23.900 tấn cho cá ngừ vây xanh Đại tây dương trong năm 2009, quota 24.900 tấn cho cá ngừ vây xanh Thái bình dương trong năm 2008 và 11.800 tấn cho cá ngừ vây xanh phương nam năm 2009.

    Năm cơ quan kiểm soát nghề cá khu vực kiểm soát (hoặc ít ra là cố kiểm soát) đánh bắt cá ngừ vây xanh của thế giới. ICCAT chịu trách nhiệm kiểm soát ở Đại tây dương và Địa trung hải. Quota của ICCAT là 13.500 tấn trong năm 2010, giảm từ 20,000 tấn của năm 2009.

    Quota cá ngừ vây xanh phương nam của Nhật bản là 6.000 tấn trong năm 2006. Theo một nhóm gọi là Ủy ban Bảo vệ Cá ngừ Vây xanh Phương nam (CCSBT), Nhật bản đánh bắt gấp hai lần số lượng cá ngừ vây xanh phương nam được phép đánh bắt giữa năm 2003 và 2005. Các ngư dân Nhật bản nói rằng họ chỉ đánh bắt vượt mức 6.000 tấn một năm nhưng dựa trên số lượng cá được bán, CCSBT tính toán rằng từ 10.000 tấn tới 16.000 tấn thực sự đã bị đánh bắt.

    Hình phạt cho việc đánh bắt quá mức là CCSBT cắt giảm một nửa quota của Nhật xuống còn 3.000 tấn. Cơ quan quản lý nghề cá Nhật bản đã thừa nhận cá ngừ vây xanh bị đánh bắt quá mức và đồng ý quota 3.000 tấn trong vòng 5 năm bắt đầu từ năm 2007. Có những lo lắng sự việc này sẽ làm tăng giá.

    Quota cá ngừ vây xanh Đại tây dương của Nhật bản chỉ bằng một phần tư so với trước kia. Tháng 11/2006, Nhật bản đã thực hiện một bước bất thường là tự nguyện cắt giảm quota cá ngừ Đại tây dương một phần để đối phó với nhiều sự cắt giảm nhập khẩu nghiêm khắc hơn.

    Việc cắt giảm và quota không được xem là ảnh hưởng nguồn cung cấp hoặc giá cả cá ngừ vì nhiều người hy vọng chúng sẽ dẫn tới việc đánh bắt cá có trách nhiệm hơn. Giá cá ngừ vây xanh tăng thêm 20% ở Tokyo vào năm 2007. Trong nhiều trường hợp, các nhà hàng sushi đã không áp đặt chi phí này và chịu lỗ khi khách hàng của họ ăn quá nhiều sushi cá ngừ vây xanh. Giá cao đã làm cho cá ngừ vây xanh tiêu thụ ở các gia đình Nhật giảm 20%.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Ngừ Vây Vàng Có Thể Lập Kỷ Lục Thế Giới Bị Bắt Ngoài Khơi Cabo San Lucas, Có Giá Khoảng Một Triệu Đô La.
  • Cá Ngừ Vây Vàng Làm Món Gì Ngon 12/2020
  • Nuôi Cá Ranchu Có Cần Oxy Không ?
  • Cách Nuôi Cá Vàng Không Bị Chết (P1)
  • Đặc Điểm Huyết Học Và Biến Đổi Mô Học Ở Cá Tra Bị Vàng Da

Vì Sao Mỗi Lát Cá Ngừ Vây Xanh Có Giá Đắt Như Vậy

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Chuột Otto Giá Bao Nhiêu? Đặc Điểm Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Chuột Otto
  • Cá Ong Biển Bao Nhiêu Tiền 1Kg Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Khô Ó Sao (Hắc Cấy)
  • Khô Cá Ó Sao Phan Thiết
  • Vì Sao Khô Ó Sao (Hắc Cấy) Lại Đắt Giá
  • Những lát sushi nhỏ làm từ cá ngừ vây xanh được mua tại các cuộc đấu giá hàng năm ở chợ cá Tsukiji của Nhật Bản có mức giá lên tới 65 USD, tương đương 1,3 triệu đồng.

    Sushi là một trong những món ăn truyền thống của Nhật Bản. Trong đó, sushi cá ngừ (thường được biết tới với tên gọi Kuro maguro) được xem là một trong những món đắt đỏ nhất. Tại cửa hàng bình thường, chúng có giá không dưới 1 USD, nếu làm từ những con cá ngừ đặc biệt, giá của nó có thể lên đến 65 USD.

    Đặc biệt, cá ngừ vây xanh là một thành phần chính của món sushi, được gọi là “Kuro maguro” (cá ngừ đen) ở Nhật Bản và được những người sành ăn sushi ưu ái đặt tên là “kim cương đen” vì độ quý hiếm của nó.

    Thực tế, giá cá ngừ tại Nhật không phải lúc nào cũng đắt đỏ đến thế. Trên Tri thức trực tuyến thông tin, trước đó, có một thời gian dài, ngay cả ở Nhật, cá ngừ vây xanh được xem là loại thịt thấp cấp, phế phẩm, vì chúng có vị nhạt nhẽo. Thậm chí, loài cá này còn bị loại ra khỏi danh sách những thức ăn dành cho người, và chỉ được dùng để làm thức ăn cho mèo.

    Tuy nhiên, vào thập niên 1980, khi cá ngừ vây xanh dần được dùng làm nguyên liệu cho món sushi, và giá trị của món cá tầm thường này đã bước sang một trang mới.

    Một điều đặc biệt làm nên mức giá đắt đỏ của những lát sushi cá ngừ tại Nhật là quy trình đánh bắt, bảo quản thịt cá cực kỳ khắt khe. Chính điều đó đã khiến giá cá ngừ ở đây có mức cao nhất thế giới, với kỷ lục năm 2012 là 735.000 USD cho con cá nặng 239 kg.

    Những con cá phải được câu từ từ từng con một, nhưng giết một cách nhanh chóng, để cá không vùng vẫy hay mất máu. Thông thường, ngư dân sẽ dùng một con dao nhọn để chọc thẳng vào não cá, sau đó mổ lấy nội tạng, ngâm nước đá nửa tiếng rồi bảo quản trong hầm đá không quá 10 ngày trước khi đem đi bán.

    Với nhu cầu ngày càng tăng, cá ngừ trở thành mục tiêu của những chuyến đi biển dài ngày của các ngư dân khu vực Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. Chính điều này đã đẩy trữ lượng cá ngừ toàn cầu giảm xuống chỉ còn 10% trong vòng 30 năm.

    Được biết, mỗi năm, người Nhật tiêu thụ khoảng 3/4 lượng cá ngừ vây xanh khai thác được trên thế giới, và 80% lượng cá ngừ đánh bắt từ Địa Trung Hải sẽ kết thúc số phận của chúng trên bàn ăn của người Nhật.

    Cũng chính vì nhu cầu tiêu dùng cao của người dân mà hiện nay, chúng đã bị khai thác mạnh mẽ, đồng thời giá của chúng cũng vô cùng giá đắt đỏ.

    Mỗi năm, thế giới lại đổ dồn sự chú ý về chợ cá Tsukiji (Tokyo, Nhật Bản) trong phiên đấu giá đầu năm để xem mức giá của những con cá ngừ vây xanh quý hiếm. Gần như, năm nào cũng vậy, kỷ lục mới luôn được xác lập với mức giá hàng tỷ đồng, khiến mỗi lát sushi có thể được bán tới tiền triệu.

    Nhiều thập kỷ qua, việc đánh bắt quá mức đã khiến số lượng cá ngừ trên toàn cầu sụt giảm mạnh. Lượng cá ngừ vây xanh Đại Tây dương và Địa Trung Hải giảm 60% từ năm 1997 đến 2007 do bị đánh bắt tràn lan, thường là bất hợp pháp, đánh bắt vượt mức cho phép và hạn ngạch lỏng lẻo.

    Một số nước phương Tây đã phải kêu gọi lệnh cấm đánh bắt với loài cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương đang bị đe dọa. Dù tình hình đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng các chuyên gia cho biết triển vọng cho các loài cá này vẫn còn rất mong manh.

    --- Bài cũ hơn ---

  • 【4/2021】Cá Nheo Bao Nhiêu Tiền 1 Kg
  • Giá Cá Nheo (Leo, Sông Đà) Bao Nhiêu 1Kg 2022? Mua Bán Ở Đâu Rẻ?
  • Giá Cá Neon Vua Tại Cửa Hàng Cá Cảnh Hưng Nguyễn
  • Giá Cá Ngựa (Khô Tươi Ngâm Sống) Bao Nhiêu 1Kg 2022? Mua Bán Ở Đâu Rẻ?
  • Giá Bán Cá Ngựa Khô Chất Lượng Trên Thị Trường Được Bán Bao Nhiêu?

Cá Ngừ Vây Xanh Bán Giá Kỷ Lục 1,76 Triệu Đô La Ở Tokyo.

--- Bài mới hơn ---

  • Gân Cá Ngừ Mua Ở Đâu
  • Gân Cá Ngừ Bán Ở Đâu Tại Tphcm ? Giá Bao Nhiêu 1Kg ?
  • Cách Chế Biến Gân Cá Ngừ Đại Dương
  • Giá Gân Cá Ngừ 04/2021
  • Cá Ngừ Đại Dương Là Cá Gì Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg
  • Cá ngừ vây xanh bán giá kỷ lục 1,76 triệu đô la ở Tokyo.

    Người thắng trong cuộc đấu giá, Kiyoshi Kimura, chủ tịch công ty Kiyomura Co.

    Một con cá ngừ vây xanh được bán với giá kỷ lục 1,76 triệu đô la tại phiên bán đấu giá hôm thứ bảy , gần gấp đôi giá cao được lập năm ngoái – ngay cả khi các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo trữ lượng của loài cá to lớn và tốc độ này đã bị hủy diệt trên khắp thế giới trong khi có nhu cầu mạnh mẽ để làm sushi.

    Trong phiên đấu giá đầu tiên của năm tại chợ cá Tsukiji ngổn ngang, con cá ngừ nặng 222 ký đánh bắt ngoài khơi đông bắc Nhật Bản được bán với giá 155,4 triệu yên, Ryoji, một viên chức của chợ, nói.

    Thịt đỏ và hồng, mềm của con cá được ưa chuộng để làm sushi và sashimi. Miếng thịt bụng nhiều mỡ nhất của cá ngừ vây xanh – được gọi là “o-toro” ở đây – có thể được bán 2.000 yên (24 đô la) một miếng tại các quầy bar sushi Tokyo cao cấp.

    Nhật Bản tiêu thụ tới 80% sản lượng cá ngừ vây xanh khai thác của thế giới, và đa số cá đánh bắt được đều được vận chuyển đến Nhật để tiêu thụ.

    Người thắng cuộc trong phiên đấu giá, ông Kiyoshi Kiruma, chủ tịch của Kiyomura Co., điều hành chuỗi nhà hàng Sushi-Sanmai, nói “giá khá cao”, nhưng ông muốn “cổ vũ Nhật Bản”, theo hãng tin Kyodo News. Ông dự định phục vụ món cá cho các khách hàng vào cuối ngày thứ bảy.

    Ông Kimura cũng thiết lập kỷ lục cũ 56,4 triệu yên tại phiên đấu giá năm mới năm ngoái, có khuynh hướng thu hút sự trả giá cao như một cách ăn mừng để khởi động năm mới – hoặc để nổi tiếng. Giá cao không nhất thiết phản ánh chất lượng tuyệt hảo của con cá.

    Giá này tạo ra mức giá kinh ngạc 700.000 yên một ký, hay 3.603 đô la một pound.

    Trữ lượng của cả ba loài cá ngừ vây xanh – Thái Bình Dương, Phương Nam và Đại Tây Dương – đã giảm mạnh trong 15 năm qua vì đánh cá quá mức.

    Vào thứ hai, một nhóm chính phủ quốc tế sẽ công bố những số liệu về trữ lượng cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương mà các nhà bảo vệ môi trường tin rằng dường như là sự suy giảm đáng báo động.

    “Mọi thứ chúng ta đang nghe là không có tin gì tốt với cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương”, bà Amanda Nickson, Giám đốc chương trình bảo tồn cá ngừ toàn cầu của nhóm bảo vệ môi trường PEW có trụ sở ở Washington, nói. “Chúng ta đang chứng kiến con cá có giá trị rất cao này tiếp tục bị đánh bắt quá mức”.

    Số lượng của một loài cá ngừ vây xanh khác, cá ngừ vây xanh phương nam, loài này sống ở nam Thái Bình Dương, nhào xuống còn từ 3 đến 8% mức ban đầu của nó.

    Trữ lượng cá ngừ vây xanh đánh bắt ở vùng Đại Tây Dương và Địa Trung Hải giảm tới 60% từ năm 1997 tới năm 2007 vì lan tràn quá mức, thường là bất hợp pháp, đánh bắt quá mức và hạn ngạch lỏng lẻo. Mặc dù có sự cải tiến trong những năm gần đây, các chuyên gia nói triển vọng cho loài này cũng rất mong manh.

    Vào tháng mười một, 48 nước thành viên của Ủy Ban bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương, hoặc ICCAT, bỏ phiếu duy trì giới hạn chặt chẽ sản lượng khai thác loài cá này, mặc dù một số nước muốn có mức giới hạn cao hơn. Hạn ngạch được phép tăng nhẹ từ 12.900 tấn một năm lên 13.500 tấn. hạn ngạch này cao bằng mức 32,000 tấn của năm 2006.

    Tổng hạn ngạch đánh bắt cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương mới chỉ được áp đặt gần đây ở khu vực phía đông của Thái Bình Dương gần Mỹ và Mexico, nhưng không được áp đặt bỡi nhóm liên chính phủ tiếp giáp tây Thái Bình Dương, bà Nickson nói. Cái gọi là giới hạn đang cố gắng hiện nay – hạn chế số lượng tàu và số ngày đánh bắt được phép – là không hiệu quả, bà bổ sung, và các ngư dân đang nhắm mục tiêu vào các đàn cá non và vùng sinh sản.

    --- Bài cũ hơn ---

  • 【4/2021】Cá Chép Giòn Bao Nhiêu Tiền 1 Kg
  • 【4/2021】Cá Chép Giòn Khác Cá Chép Thường Như Thế Nào
  • Chuyên Phân Phối Sỉ Lẻ Cá Chép Giòn Trên Cả Nước Với Giá Rẻ Nhất
  • Chuyên Phân Phối Sỉ Và Lẻ Cá Chép Giòn Trên Cả Nước Với Giá Rẻ Nhất
  • Mua Cá Chép Giòn Tươi Sống, Giá Rẻ, Chất Lượng Ở Đâu