Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Rồng Sinh Sản

--- Bài mới hơn ---

  • Phương Pháp Nuôi Cá Rồng Cho Sinh Sản
  • Đèn Chìm Nec Tanning Cá Rồng Màu Trắng 128Cm
  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Rồng Nhanh Lớn Cực Hay
  • Cá Chép Hóa Rồng Đá Tự Nhiên Trắng Xanh(Cặp)
  • Tranh Dán Tường Cửa Sổ Thiên Nhiên A0355
  • Tìm hiểu cách nuôi cá rồng sinh sản đúng kỹ thuật

    Đặc điểm sinh sản của cá rồng đặc biệt ở chỗ con cái đẻ trứng và con đực ấp trứng, nuôi con. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo việc nuôi cá rồng sinh sản đúng kỹ thuật cần chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, đặc biệt là hồ nuôi cá rồng sinh sản.

    Nước nuôi cá rồng sinh sản

    Trong những thông tin hướng dẫn nuôi cá rồng sinh sản thì yếu tố quan trọng bậc nhất đó chính là đảm bảo nước nuôi tốt nhất. Theo đó độ sạch nước nuôi cá rồng sinh sản phải được đảm bảo tuyệt đối. Thông thường nước nuôi cá rồng sinh sản phải đảm bảo từ 24 đến 27 độ C. Ở mức nhiệt độ này thích hợp cho cá mẹ mang thai điều tiết cơ thể tốt hơn trong quá trình nuôi dưỡng trứng. Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng để cá đực ấp trứng trong khoang miệng.

    Ngoài ra, nước nuôi cá rồng sinh sản phải đảm bảo được độ PH tiêu chuẩn dao động từ 6.0 đến 7.2. Trong điều kiện môi trường nước này hạn chế tối đa quá trình nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến trứng hoặc con non trong quá trình sinh sản của cá rồng. Việc đảm bảo độ sâu mực nước đối với cách nuôi cá rồng để trứng đúng chuẩn phải đảm bảo ở khoảng từ 60 đến 80 cm.

    Thiết bị cần thiết trong hồ nuôi cá rồng sinh sản

    Việc tiến hành đúng theo hướng dẫn nuôi cá rồng sinh sản đảm bảo kỹ thuật còn cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết trong hồ nuôi. Theo đó, trong giai đoạn cá mang trứng hay ấp trứng cần phải có máy sưởi làm tăng nhiệt độ trong bể nuôi để trứng nở đều và cho cá rồng con khỏe mạnh.

    Thêm vào đó hệ thống máy sục khí nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho cá rồng hoạt động trong quá trình sinh sản cũng đặc biệt quan trọng cần phải trang bị. Tuy nhiên để không làm ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng của cá đực thì nên ngăn bể nuôi thành hai ngăn bằng tấm kính mỏng, cá cái một ngăn, cá đực một ngăn để tránh tình trạng cá mẹ có thể làm hỏng hoặc ăn trực tiếp con non. Đây là lưu ý quan trọng khi tiến hành cách nuôi cá rồng sinh sản đúng chuẩn.

    Mốc thời gian quan trọng khi nuôi cá rồng sinh sản

    Trong cách nuôi cá rồng đẻ trứng đúng kỹ thuật cũng cần phải chú ý đến các mốc thời gian quan trọng. Cụ thể về thời gian giao phối và đẻ trứng theo quy luật sinh học thường vào tháng 7 hoặc tháng 12. Khi trứng được thụ tinh khoảng 2 tháng sẽ nở con non là mốc thời gian quan trọng tiếp theo.

    Tiếp đó thì sau 30 ngày được nuôi bởi cá bố thì cần phải tiến hành tác đàn cá rồng con ra riêng để tiếp tục nuôi dưỡng theo chế độ riêng để cá rồng con phát triển khỏe mạnh, ổn định. Đây cũng là mốc thời gian quan trọng trong quá trình nuôi cá rồng sinh sản.

    Đơn vị lắp đặt hồ nuôi cá rồng sinh sản đúng chuẩn nhất hiện nay

    Trong hướng dẫn nuôi cá rồng sinh sản thì việc đảm bảo hồ nuôi đúng chuẩn vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để chuẩn bị tốt hồ nuôi cá rồng sinh sản, người nuôi phải đảm bảo lựa chọn được những đơn vị thi công, lắp đặt uy tín. Một trong số đó phải kể đến Hồ Cá Nghệ Thuật Hoàng Hải.

    Cần thêm tư vấn chi tiết về cách nuôi cá rồng sinh sản đúng kỹ thuật hoặc chuẩn bị hồ nuôi cho cá rồng đẻ trứng và sinh sản khách hàng có thể trực tiếp liên hệ đến với Hồ Cá Nghệ Thuật để nhận được những thông tin hữu ích, chi tiết và nhanh chóng nhất.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Sự Kì Diệu Của Chiếc Lá Bàng Với Màu Của Cá Rồng
  • Cách Nuôi Cá Lóc Bông
  • Cách Làm Cá Bống Kho Tiêu Đơn Giản
  • Phân Tích Giá Trị Nghệ Thuật Trong Hai Khổ Thơ Sau Đây Trong Bài Đàn Ghi
  • Top 10 Quán Cafe Đẹp, Yên Tĩnh Giá Rẻ Ở Quận 12 2022

Cách Nuôi Cá Rồng Sinh Sản Thu Lại Lợi Nhuận Cao

--- Bài mới hơn ---

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rồng Sinh Sản

--- Bài mới hơn ---

  • Tượng Cá Chép Hóa Rồng Tạo Vượng Khí, Tài Lộc, Sự Nghiệp
  • Sự Tích Và Ý Nghĩa Của Cá Chép Hóa Rồng Trong Phong Thủy
  • Cách Nuôi Cá Rồng Phong Thủy
  • Ý Nghĩa Của Biểu Tượng Cá Rồng Trong Phong Thủy
  • Hướng Dẫn Hướng Đặt Hồ Cá Rồng Đúng Phong Thủy
  • Khi nuôi cá rồng, các loài cá rồng có điểm chung là cá rồng mái chỉ có mỗi một việc là đẻ trứng không thôi, còn việc ấp trứng và nuôi con đều do cá trống đảm nhiệm hết. Chúng có điểm riêng là gần như tuổi sinh sản không đồng đều nhau giữa các giống, có giống như cá Hắc Long mới tròn ba tuổi đã đẻ lứa đầu, trong khi đa đa số giống khác phải bốn, hoặc năm, sáu năm mới bắt đầu rụng trứng …

    Nói chung, trong đời sống hoang dã bên ngoài, tất cả các loài cá rồng nhiều châu lục đều sinh sản tốt. Còn khi nuôi nhốt, tuy nhiều loài cũng chịu sinh sản bình thường, nhưng kết quả lại không được như ý muốn của người nuôi.

    2. Cách sinh sản tự nhiên

    Trong đời sống hoang dã cá rồng trống mái chung sống thành bầy đàn đông đảo bên nhau. Chỉ đến mùa sinh sản, cá trống mái ở vào tuổi trưởng thành mới bắt cặp để sống riêng với nhau. Trước tiên, cá trống chủ động tự tìm cho mình một nàng cá mái có cái bụng đã căng tròn trứng để ghép đôi. Con trống có khi phải mất một thời gian khá dài để đeo đuổi ve vãn con mái, cho đến khi mái ưng mới chịu thôi.

    Sau khi quyến rũ được con mái, cá trống liền rong ruổi tìm đến một vùng sông có mực nước hơi cạn, đáy có lớp bùn và hơi lõm để làm ổ đẻ. Khi trứng trong bụng đã đến độ già, cá trống mái kè nhau đến đây, thân mình chúng quấn quýt với nhau để … ép hết trứng trong bụng ra ngoài.

    Số trứng của mỗi lứa nhiều ít bao nhiêu là còn tuỳ vào mỗi loài và tuổi tác của cá mái. Như trân châu mỗi lứa chỉ đẻ trên dưới một trăm trứng. Nhưng cũng có loài đẻ sai đến vài ba trăm trứng mỗi lứa.

    Trứng cá rồng khá to, đường kính khoảng 1,70mm. Khi cá mái đẻ trứng xong, cá trống liền bơi đến rưới tinh dịch của nó lên ổ trứng để thụ tinh cho trứng. Sau đó nó thu nhặt hết số trứng cho vào hốc miệng để ấp cho đến ngày cá con ra đời (ấp khoảng 2 tháng). Nếu vì một trở ngại nào đó khiến cá trống thu nhặt trứng trễ, cá mái sẽ quay lại thu nhặt trứng để ăn. Còn cá rồng trống trong suốt thời gian hai tháng ấp trứng, nó đành chịu nhịn đói.

    Số trứng của mỗi lứa nhiều ít bao nhiêu là còn tuỳ vào mỗi loài và tuổi tác của cá mái. Như cá rồng trân châu mỗi lứa chỉ đẻ trên dưới một trăm trứng. Nhưng cũng có loài đẻ sai đến vài ba trăm trứng mỗi lứa.

    Trứng cá rồng khá to, đường kính khoảng 1,70mm. Khi cá mái đẻ trứng xong, cá trống liền bơi đến rưới tinh dịch của nó lên ổ trứng để thụ tinh cho trứng. Sau đó nó thu nhặt hết số trứng cho vào hốc miệng để ấp cho đến ngày cá con ra đời (ấp khoảng 2 tháng). Nếu vì một trở ngại nào đó khiến cá trống thu nhặt trứng trễ, cá mái sẽ quay lại thu nhặt trứng để ăn. Còn cá rồng trống trong suốt thời gian hai tháng ấp trứng, nó đành chịu nhịn đói.

    3. Cách sinh sản tại hồ nuôi

    Có thể nói, hầu hết các loài cá rồng đều sinh sản tốt trong môi trường sống nhân tạo, tức hồ (bể) nuôi chúng, trừ cá rồng châu Phi. Loài cá này không những khó phân biệt được giới tính, mà dù có cho ghép đúng cặp, chúng cũng không chịu sinh sản tại hồ nuôi.

    Chi Nhánh 1: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát Q7 0975880333

    Chi Nhánh 2: C20 CMT8, P.Cái Khế, Tp.Cần Thơ 0859880333

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tải Bắn Cá Rồng Online
  • Game Bắn Cá Rồng Online
  • Tải Game Bắn Cá Rồng Vàng 3D
  • Top 4 Đại Lý Bia Nước Ngọt Giá Rẻ Nổi Tiếng Ở Tphcm
  • Di Chuyển Bể Cá Rồng Cho Người Muốn Dời Hồ

Cách Nuôi Cá Rồng Sinh Sản. Có Phải Cá Rồng Đẻ Con Bằng Miệng?

--- Bài mới hơn ---

  • Chó Sống Được Bao Lâu? Cách Tính Tuổi Chó Trung Bình Chuẩn Nhất
  • Cá Rồng Sống Ở Nhiệt Độ Bao Nhiêu?
  • Tổng Hợp Các Diễn Đàn Tư Vấn Mua Bán Cá Rồng Uy Tín Nhất Hiện Nay
  • Mua Bán Cá Rồng Con Ở Đâu Uy Tín Nhất Hà Nội?
  • Mua Tranh Cá Rồng Mạ Vàng Uy Tín, Nên Đến Địa Chỉ Nào?
  • Cá rồng là loại cá cảnh phong thủy rất đẹp. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa tốt cho gia chủ. Từ giàu sang phú quý, trấn an gia trạch cho tới trừ ta ma… Bởi vậy cá rồng không những được các đại gia săn đón. Mà bất kỳ người yêu cá cảnh nào cũng muốn sở hữu một chú cá trong nhà. Do vậy cá rồng luôn thuộc top các loại cá cảnh có giá cao nhất tại Việt Nam. Vậy để nhân giống cá rồng có khó không? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết cách nuôi cá rồng sinh sản.

    Thường thì để cá rồng bắt cặp với nhau là khá khó. Chúng có bản năng bảo vệ lãnh thổ rất cao. Bạn nên nuôi chung ít nhất 6 con cá rồng từ nhỏ. Hoặc nếu không được thì cần thả chúng vào bể cùng một lúc. Để không có con nào có cơ hội phát triển bản năng xác định lãnh thổ sớm hơn. Nếu thấy cá có dấu hiệu phản ứng mạnh cần tách chúng ra ngay. Tránh tới việc cá đánh nhau đến chết.

    Để xác định cá bắt cặp hay chưa ta cần quan sát xem. Cá trống, mái có bơi song hành với nhau không? Chúng có đánh đuổi các con cá khác ra xa hay không? Sau đó mới bắt những con cá còn lại ra khỏi bể. Thường thì quá trình bắt cặp sẽ diễn ra từ 1 đến 2 tháng.

    Dấu hiệu nhận biết khi cá trống, cá mái sinh sản

    Nếu bắt cặp, cá trống và cá mái sẽ bắt đầu bơi song hành theo đường tròn. Tiếp đó cá trống sẽ rượt đuổi và cắn vây cá mái để kích thích cá mái đẻ trứng. Thường thì cá mái sẽ bị các tổn thương ở vùng vây hậu môn, vùng huyệt và vùng nắp mang. Do cá đực đang ra sức kích thích nó. Sau đó bụng cá mái sẽ chứa đầy trứng và ngày càng lớn cho tới khi cá mái đẻ.

    Ta nên bố trí bể nước có lượng nước khoảng 700 lít nước trong một bể lớn. Nên chú ý gắn thêm dàn lưới nhựa trên nóc bể tránh cá nhảy ra khỏi bể. Tiếp đó ta nên tạo một vùng đẻ trứng trong bể như các hốc gỗ, đá. Tránh để những viên sỏi có kích thước giống trứng. Cá trống sẽ tưởng nhầm nuốt phải gây thương tích cho cá. Khi làm bể cá rồng đẻ cũng nên để bể ở một nơi kín đáo. Tránh ánh sáng trực tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình cá mái đẻ trứng.

    Nhiều người lầm tưởng rằng cá rồng đẻ bằng miệng. Liệu có phải hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu cách cá rồng sinh sản.

    Tới thời điểm giao phối. Cá trống và cá mái sẽ bơi song hành và cọ vào nhau. Có khi đứng bất động. Sau đó chúng ngừng bơi nhưng vẫn cọ vào nhau. Tới khi cá cái đột ngột co thắt và đẻ trứng. Cá trống sẽ là tập phóng tinh trùng để thụ tinh cho trứng.

    Mỗi lần cá mái sẽ đẻ khoảng 60 trứng. Sau khi thụ tinh xong cá đực sẽ lập tức ngậm hết số trứng đó vào trong miệng để ấp. Ta cũng nên tách cá mái khỏi cá đực. Vì trong giai đoạn này cá mái sẽ rất hay rượt cá trống.

    Như vậy cá rồng hoàn toàn không đẻ con bằng miệng. Chỉ là chúng có tập tính ấp trứng trong miệng mà thôi.

    Ngoài ra nếu muốn tăng tỷ lệ sống cho cá rồng con. Ta có thể tách cá bột ra khỏi miệng và ấp riêng. Nhiệt độ nước duy trì khoảng từ 28 đến 29 độ C. lượng oxy hòa tan khoảng 5ppm(mg/l). Độ pH duy trì ổn định 5-7 pH. Theo cách nuôi cá rồng sinh sản này thì tỉ lệ ươm cá bột thành công khoảng từ 90- 100%.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Rồng Sinh Sản Như Thế Nào ?
  • Chồng Đi Nhậu Gọi Mãi Không Về, Vợ Chiên Giòn Cá Rồng 20 Triệu Và Nhắn “mời Bạn Về Đây Uống Rượu Tiếp”
  • Tìm Hiểu Về Cá Rồng Huyết Long
  • Phân Loại Cá Rồng Huyết Long
  • Phân Loại Cá Rồng (Phần 1)

?cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản

--- Bài mới hơn ---

  • Tổng Hợp Các Dòng Cá Dĩa Bằng Hình Ảnh
  • Kinh Nghiệm Nuôi Cá Đĩa Thành Công
  • Các Loại Cá Đĩa Đỏ, Cá Dĩa Red
  • Thực Phẩm Sạch Green House L Bán Hàng Trực Tuyến
  • Cá Hồi Mua Ở Siêu Thị Có Ăn Sống Được Không?
  • Kỹ thuật sinh sản luôn được sự quan nhiều quan tâm của rất nhiều tín đồ nuôi cá cảnh nói chung và cá dĩa nói nói riêng.

    Dạo qua một vòng trên các diễn đan chúng ta bắt gặp rất nhiều bài viết về đề tài này vì vậy tôi không có tham vọng viết bài khai sáng mà chỉ mong bổ xung nhằm làm sáng tỏ một số vấn dề xung quanh đề tài này :

    Khi bắt tay vào việc đầu tiên là khâu tuyển chọn cá giống . Chọn giống nào ghép với giống nào ra cá gì sẽ là đề tài sẽ được trình bày ở phần khác . Ở đây chỉ đi sâu vào kỹ thuật cơ bản .

    Chuẩn bị dụng cụ hồ bể :

    – Hồ cho cá sinh sản thường có thể tích 100-120 lít nước nhằm dễ quản lý ,không chiếm nhiều diện tích . Thông thường làm hồ có kích cỡ : 0,5x 0.6 x 0,4 m – 0.5 x 0,7 x 0,4 m – 0,4 x 0,8 x 0,4 m ( Dài X, Rộng, X chiều cao ĐVị = mét ) mặt sau hay đáy hồ nên sơn hoặc dán đề can màu xanh tối hay tranh thủy sinh dể tạo cảm giác không gian yên tĩnh . Hồ nên đặt những chỗ ít người qua lại, ánh sáng tự nhiên vừa phải. Nếu không đủ ánh sáng nên bổ xung thêm trên hồ 1 bóng đèn trái ớt không màu có công suất khoảng 10 W

    – Lọc nước nên bố trí lọc vi sinh ( loại tầm trung ) để sử lý nước tốt mà không gây bất tiện như các loai máy lọc ngầm hay lọc nổi .

    – Bơm hơi oxy bổ xung qua cột lọc vi sinh nên có van để điều chỉnh lượng hơi cho phù hợp từng giai đoạn chăm sóc .

    – Giá thể có thể là ống nước nhựa loại lớn , Viên gạch sành ốp tường hay giá thể bán sẵn đều được .

    – Ống xi_phong (hút làm vệ sinh hồ) cần có thêm van vặn, kích thước ống khoảng phi 21 mm .

    Chọn cá Cá giống

    -Có thể mua những cặp cá đã bắt cặp hoặc đã qua sinh sản .

    – Trong trường hợp có đàn cá hậu bị thì chờ chúng tách bầy đứng riêng thành từng đôi gần máy lọc hay thành hồ lựa thế bắt ra hồ sinh sản .

    – Khi cá đã muốn phát dục thì cũng có thể chủ động bắt từng cặp trống mái ra riêng. Cách phân biệt trống mái là một việc tương đối khó. Bởi như tôi sau 16 năm trong nghề nếu phân biệt cá đực cá cái thông qua hình dáng quả là vấn đề hết sức khó khăn thậm chí là bất khả thi (Trừ khi nhận biết chúng đã tham gia sinh sản nhiều lần) Vậy ở đây tôi sẽ chia sẻ phương pháp nhận biết bằng màu sắc, phương pháp này thật ra không phổ biến thậm chí còn là bí quyết của những cao thủ trong làng cá dĩa.

    Bình thường trên con cá dĩa ta tạm thời phân đinh như sau : tất cả hoa văn nào khi cá đến tuổi trưởng thành mà có màu phấn bạc hay phản quang dưới ánh đèn ta xem là Vân . Ngược lại với Vân tức là những phần còn lại tối hơn không phản quang gọi là Nền .

    Ví dụ : điển hình nhất như cá lam đức là cá chỉ còn phần Vân không có nền , cá marlboro là cá có Nền không có Vân .

    Ví dụ : Cụ thể hơn với cá bồ câu nền là phần đỏ còn phần trắng là vân , cá xanh bông phần nâu là nền phần xanh là vân.

    Khi tới tuổi trưởng thành ta có thể phân biệt trống mái ( với điều kiện cá phải là anh em trong 1 bầy ) như sau : Con mái thường có màu sắc tương phản giữa Nền và Vân rõ ràng hơn con trống , chẳng hạn cá bồ câu mái có xu thế đỏ tươi con ,trống đỏ nhạt . Mặt con cá mái có màu trắng , mặt con trống thường có cùng màu với màu cơ thể , Ở cá bông xanh cá mái màu Nền nâu hay đỏ hay hoa văn đẹp rõ rằng hơn con trống. Cá Marlboro con mái màu đỏ đậm hơn ,mặt trắng .Con trống toàn thân có màu nhạt hơn (đỏ cam) …

    Phương pháp cho đẻ cá .

    Xử lý nước trong hồ cá đẻ sao cho pH trung bình từ 5,8- 6,2 là tốt nhất ( dụng cụ tess pH của USA dạng nước thử là tốt nhất tránh hiện tượng sai sót quá lớn )

    Có thể hạ pH bằng các phương pháp thông thường sau :

    • Sử dụng Axit Photphoric tinh khiết .
    • Sử dụng nước giếng có độ pH thấp.
    • Lọc nước bằng than hoạt tính ( Than mới )
    • Cho cá ăn tim bò chế biến sẵn , vặn thật nhỏ sục khí ( Tốc độ 20 giọt khí /phút) mỗi ngày vệ sinh đáy hồ chỉ thay chừng 5 lít nước trong thời gian 1 tuần pH sẽ tự đông tuột giảm , sau khi đạt được ngưỡng thấp theo yêu cầu chúng ta trở lại thay nước 1/3 hồ mỗi ngày pH sẽ tự ổn định mà không cần phải tác động thêm . Tóm lại cách này đơn giản và có tính bền vững nhất .và tránh được tác động đôc hại khác có thể có ở 3 phương pháp đầu .

    Cá đẻ trứng dính trên giá thể sau 2 ngày thì bắt đầu nở kế tiếp 2 ngày sau cá con rời giá thể bám theo cha mẹ nhằm kiếm thức ăn dạng dịch đặc tiết ra ở những tuyến đặc biệt 2 bên mình con trống mái .

    Bình thường cá con đeo bám cha mẹ dến ngày thứ 8-10 thì phải cho cá con ăn dặm bằng Bobo , Artermia hay trùng chỉ làm sạch, khi gặp bầy cá con phàm ăn hay đông quá ăn sạch lớp nhớt dễ gây sự khó chịu hoặc gây tổn thương cho cá cha mẹ có thễ dẫn tới bệnh ngoài da.

    Sau 14 ngày tuổi cá con đã biết ăn thức ăn ta tiến hành tách riêng ra hồ khác để nuôi lớn .

    Những câu hỏi thường gặp :

    Hỏi ;Có phải cá trống đầu gù hơn ?

    Trả lời :Nếu con trống tham gia sinh sản nhiều lượng testosterone tăng cao nó có thể làm đầu con trống gù ra hơn con mái .Bình thường khi cá mới trưởng thành hoàn toàn không có dấu hiệu này .

    Hỏi : vì sao cá mẹ cứ ăn trứng ?

    Trả lời : Kiểm tra lại nước thông thường pH cao trứng không thể thụ tinh được ( biết trứng không thể nở chúng sẽ ăn như một cách dọn dẹp làm sạch môi trường.)

    Hỏi : -Sao chúng lại ăn con vừa nở khi còn trên giá thể ?

    -Cá con nở sao không chịu đeo bố mẹ ? Trả lời : cả 2 trường hợp trên là do nước quá cũ hay pH thấp nhiều dẫn tới tình trạng nước ô , nhiễm khuẩn, ngưỡng oxy thấp nên cá con mất sức không thể bơi theo cha mẹ , để giữ sạch nước chúng có thể ăn con .

    10.806758

    106.622443

    --- Bài cũ hơn ---

  • Các Cách Chế Biến Món Ngon Từ Cá Tầm Sông Đà
  • Cá Tầm Sông Đà Tươi Sống
  • 【7/2021】Cá Tầm Việt Nam Giá Bao Nhiêu – Sống Ở Đâu – Làm Món Gì Ngon【Xem 696,069】
  • Công Dụng Làm Đẹp “Vạn Năng” Từ Trứng Cá Đen Caviar
  • 【7/2021】Trứng Cá Tầm Có Tác Dụng Gì – Các Chất Dinh Dưỡng Chứa Trong Trứng Cá Tầm【Xem 153,945】

Cách Nuôi Cá Cờ Sinh Sản

--- Bài mới hơn ---

  • Các Loại Cá Biển Tốt Cho Bà Bầu Giúp Bé Thông Minh
  • Bà Bầu Có Nên Ăn Hải Sản Không Và Các Loại Hải Sản Tốt Cho Bà Bầu?
  • Nuôi Loài Cá Sắp Tuyệt Chủng, Quý Hiếm Trên Sông Sêrêpốk
  • Đắk Lắk: Loài Cá Rô Cờ Quý Hiếm Cỡ Nào Mà Ở Đây Thuần Hoá Và Nuôi Nhân Giống?
  • “đột Nhập” Nơi Nuôi Loài Cá Sắp Tuyệt Chủng, Dân Sành Ăn Săn Lùng
  • Cá cờ là tên của một loại cá khá là thân quen với người dân Việt Nam, đặc biệt là những ai có niềm đam mê với cá cảnh. Ngoài cái tên cá cờ, loài cá này còn có một số tên gọi khác như: Cá thiên đường, thia đá, săn sắt, cá lia thia,…. dựa vào đặc điểm phân loại, chúng còn được đặt cho những cái tên như: Cá cờ đen, cá cờ đỏ, hoặc cá cờ đuôi quạt. Theo danh pháp khoa học, cá cờ thuộc chi Macropodus, một chi của họ cá tai tượng Đông Nam Á.

    Giá trị nuôi cá cờ

    Thực tế, cá cờ không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi. Người nuôi cá cờ chỉ vì mục đích giải trí, nuôi để làm cảnh là chính, chứ không nhằm mục đích bán cá cờ cảnh, ngoài ra họ có thể thi đấu với nhau trong các trận chọi cá lành mạnh.

    Chuẩn bị bể nuôi cá cờ

    Để có thể nuôi được cá cờ tốt nhất, việc đầu tiên chính là chọn cho cá một nơi ở tốt. Tùy theo điều kiện và số lượng mà nhiều người sẽ chọn lọ, keo hoặc hồ để nuôi cá. Tuy nhiên, phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

    – Lọ, keo, hồ mới phải sạch sẽ, nên dùng thủy tinh trong để có thể quan sát tốt nhất bên trong và cũng là để trang trí đẹp hơn cho không gian.

    – Nuôi cá cờ trong hồ cá không nhất thiết phải trang bị máy oxy vì cá cờ không cần nhiều oxy như một số loại cá cảnh lớn khác. Nhưng, nguồn nước và môi trường trong nước vẫn phải đảm bảo sạch, ít chất gây hại cho cá.

    – Cá cờ có đặc tính ưa nhảy, một phần là vì bản năng thích bắt và ăn côn trùng bay gần mặt nước. Vì vậy, nuôi cá cờ phải trang bị thêm một tấm che miệng lọ, hồ và chỉ chừa một góc để oxy có thể vào trong hồ để tránh cá nhảy ra ngoài và cũng là tránh để bị các loài bò sát lớn khác vào ăn cá.

    – Thả rong hoặc rêu hay bèo xanh là một cách hữu hiệu để làm dịu tính nhảy của cá và tăng thêm vẻ đẹp của hồ.

    Đó là những điều cơ bản để tạo dựng môi trường sinh sống cho cá cờ.

    Cách ép đôi cá cờ

    Đối với người nuôi cá cờ, việc ép đôi cá cho sinh sản cũng là một điều quan trọng và tất yếu. Điều đầu tiên các bạn cần biết đó chính là khả năng phân biệt cá trống và cá mái.

    Để phân biệt trống và mái đối với cá cờ là một điều không phải chắc chắn hoàn toàn, bạn có thể dựa vào ba đặc điểm tương đối sau để phân biệt:

    1. Cá cờ mái có bụng to hơn, đặc biệt là trong thời gian mang trứng.

    2. Cá cờ mái có kích thước nhỏ hơn cá cờ trống.

    3. Cá cờ mái đa số có bộ vây ngắn hơn những con trống.

    Khi đã chọn được cặp cá phù hợp, người nuôi cá cờ có thể ép đẻ bằng cách cho cặp cá vào trong một hồ cá riêng biệt với nước được thay mới. Đảm bảo thêm là trong hồ có sẵn các vật thể khác như: Rong, rêu, lũa,… việc này là để giúp cá mái lẫn trốn trong trường hơp con trống quá hăng. Trong nhiều trường hợp, việc con mái bị cắn chết cũng không phải là chuyện hiếm. Cho nên, nếu có ý định ép đẻ, bạn nên chọn thời gian thích hợp, khi bạn có thể quan sát được cặp cá của mình, thứ bảy và chủ nhật là ví dụ điển hình.

    Tuy nhiên, nếu trong hai ngày, cá mái vẫn không có dấu hiệu đẻ mà trốn tránh nhiều, bạn nên để chúng lại trong môi trường cũ vì đó là dấu hiệu của cá mái chưa sẵn sàng.

    Thức ăn dành cho cá cờ

    Đối với cá cờ, thức ăn có sẵn cho chúng được bày bán rất nhiều trong các cửa hàng cá cảnh và cũng có nhiều loại khác nhau. Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của cá, bạn nên chọn những nơi với chất lượng uy tín để mua thức ăn cho cá.

    Việc cho cá ăn cũng là một điều phải lưu ý. Không nên cho cá ăn quá nhiều, sẽ khiến cá bị sình bụng và chết. Đối với những thức ăn như trùng chỉ hay trùng huyết cũng nên cẩn thận, nếu cá không quen ăn thì có thể cũng sẽ gây nên trạng thái sình bụng.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hokage Chi Chung Cực Hạ Nhẫn
  • Cá Cờ Kiếm Phi Lê/1 Kg
  • Lòng Cá Cờ Nấu Món Gì Ngon?
  • 11 Cách Làm Chà Bông Cá Hồi, Chà Bông Cá Lóc, Cá Thu, Cá Ngừ, Cá Lóc, Cá Nục Cho Bé Ăn Dặm Đơn Giản
  • Cung Cấp/bán Cá Cờ Tươi Ngon Ninh Chữ

Phương Pháp Nuôi Cá Rồng Cho Sinh Sản

--- Bài mới hơn ---

  • Đèn Chìm Nec Tanning Cá Rồng Màu Trắng 128Cm
  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Rồng Nhanh Lớn Cực Hay
  • Cá Chép Hóa Rồng Đá Tự Nhiên Trắng Xanh(Cặp)
  • Tranh Dán Tường Cửa Sổ Thiên Nhiên A0355
  • Tượng Cá Chép Hóa Rồng Đá Cẩm Thạch Trắng
  • Người ta từng biết, cá Rồng thuộc giống cá cổ đại, đã có mặt trên trái đất này gần 200 triệu năm nay. Nghĩa là từ xa xưa, chúng đã được loài người biết đến rồi, nhưng đâu ái ngờ rằng mãi đến hậu bán thế kỷ thứ 20 vừa qua, chúng vẫn liệt vào hàng cá thịt không hơn không kém!

    Số phận hẩm hiu này không phải chỉ dành riêng cho cá Rồng châu Á không thôi, mà các loại cá Rồng của các châu Úc, Mỹ, Phi cũng phải chịu chung số phận như vậy cả!

    Chỉ mới chừng gần nửa thế kỷ nay thôi, loại các có hình dáng sang cả và tuyệt đẹp này mới bắt đầu được góp mặt vào làng cá kiểng của thế giới. Và, điều kỳ diệu là chỉ trong một thời gian ngắn, cá Rồng được đón nhận sự ngưỡng mộ nồng nhiệt của giới nghệ nhân chơi cá kiểng chuyên nghiệp cũng như tài tử khắp bốn biển năm châu. Nó được tôn vinh là giống cá kiểng cao cấp: Cá quý tộc, cá vua!

    Vậy, nhờ đâu mà loài cá Rồng được mọi người ái mộ đến mức độ như vậy?

    Chính nhờ đa số các loài cá Rồng có khả năng sinh sản trong môi trường nuôi nhân tạo, thêm vào đó là sự gớp sức lai tạo của nghệ nhân cá kiểng nhiều nước, chịu khó tuyển chọn con giống một cách khắt khe để ghép cặp cho sinh sản mà ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng những con cá Rồng đời F2 trở về sau có mẫu mã đạt chuẩn hơn so với giống nòi nguyên thuỷ của chúng…

    Sự phân bố của cá Rồng trên các châu lục

    Cá tính của cá Rồng

    Cá Rồng – “Một bước lên ngôi”

    Vẻ đẹp của cá Rồng

    Sự sinh trưởng của cá Rồng

    Chọn nuôi cá Rồng theo tiêu chuẩn nào?

    Cá Rồng không khó nuôi

    Chín loài cá Rồng được nhiều người yêu thích nhất

    Kiểu hồ kiếng nuôi cá Rồng

    Môi trường nước

    Thức ăn nuôi cá Rồng

    Cách sinh sản của cá Rồng

    Hãy làm tốt khâu chăm sóc

    Phòng và trị bệnh cho các Rồng

    Mời bạn đón đọc.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Rồng Sinh Sản
  • Sự Kì Diệu Của Chiếc Lá Bàng Với Màu Của Cá Rồng
  • Cách Nuôi Cá Lóc Bông
  • Cách Làm Cá Bống Kho Tiêu Đơn Giản
  • Phân Tích Giá Trị Nghệ Thuật Trong Hai Khổ Thơ Sau Đây Trong Bài Đàn Ghi

Nuôi Cá Rồng Sinh Sản: Những Kinh Nghiệm Quý

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Khủng Long 6 Sừng 4 Chân “gây Sốt” Ở Việt Nam
  • Ưu Nhược Điểm Của Hệ Thống Lọc Hồ Cá Rồng 4 Lớp Đáy
  • Hướng Dẫn Cách Bắt Cá Và Giá Cá Trong Animal Crossing: New Horizons
  • Kì Công Nuôi Cá Rồng Theo Phong Thủy
  • 5 Điều Cực Kỳ Thú Vị Khi Nuôi Cá Rồng
  • Nuôi cá rồng sinh sản

    Khi nuôi cá rồng, các loài cá rồng có điểm chung là cá rồng mái chỉ có mỗi một việc là đẻ trứng không thôi, còn việc ấp trứng và nuôi con đều do cá trống đảm nhiệm hết. Chúng có điểm riêng là gần như tuổi sinh sản không đồng đều nhau giữa các giống, có giống như cá Hắc Long mới tròn ba tuổi đã đẻ lứa đầu, trong khi đa đa số giống khác phải bốn, hoặc năm, sáu năm mới bắt đầu rụng trứng …

    Nói chung, trong đời sống hoang dã bên ngoài, tất cả các loài cá rồng nhiều châu lục đều sinh sản tốt. Còn khi nuôi nhốt, tuy nhiều loài cũng chịu sinh sản bình thường, nhưng kết quả lại không được như ý muốn của người nuôi.

    Cách sinh sản tự nhiên

    Trong đời sống hoang dã cá rồng trống mái chung sống thành bầy đàn đông đảo bên nhau. Chỉ đến mùa sinh sản, cá trống mái ở vào tuổi trưởng thành mới bắt cặp để sống riêng với nhau. Trước tiên, cá trống chủ động tự tìm cho mình một nàng cá mái có cái bụng đã căng tròn trứng để ghép đôi. Con trống có khi phải mất một thời gian khá dài để đeo đuổi ve vãn con mái, cho đến khi mái ưng mới chịu thôi.

    Sau khi quyến rũ được con mái, cá trống liền rong ruổi tìm đến một vùng sông có mực nước hơi cạn, đáy có lớp bùn và hơi lõm để làm ổ đẻ. Khi trứng trong bụng đã đến độ già, cá trống mái kè nhau đến đây, thân mình chúng quấn quýt với nhau để … ép hết trứng trong bụng ra ngoài.

    Số trứng của mỗi lứa nhiều ít bao nhiêu là còn tuỳ vào mỗi loài và tuổi tác của cá mái. Như cá rồng trân châu mỗi lứa chỉ đẻ trên dưới một trăm trứng. Nhưng cũng có loài đẻ sai đến vài ba trăm trứng mỗi lứa.

    Trứng cá rồng khá to, đường kính khoảng 1,70mm. Khi cá mái đẻ trứng xong, cá trống liền bơi đến rưới tinh dịch của nó lên ổ trứng để thụ tinh cho trứng. Sau đó nó thu nhặt hết số trứng cho vào hốc miệng để ấp cho đến ngày cá con ra đời (ấp khoảng 2 tháng). Nếu vì một trở ngại nào đó khiến cá trống thu nhặt trứng trễ, cá mái sẽ quay lại thu nhặt trứng để ăn. Còn cá rồng trống trong suốt thời gian hai tháng ấp trứng, nó đành chịu nhịn đói.

    Cách sinh sản tại hồ nuôi

    Có thể nói, hầu hết các loài cá rồng đều sinh sản tốt trong môi trường sống nhân tạo, tức hồ (bể) nuôi chúng, trừ cá rồng châu Phi. Loài cá này không những khó phân biệt được giới tính, mà dù có cho ghép đúng cặp, chúng cũng không chịu sinh sản tại hồ nuôi.

    Thế nhưng, muốn cá rồng sinh sản tốt tại hồ nuôi, ta cần phải làm những việc sau đây.

    Biết phân biệt giới tính

    Nuôi cá rồng cho sinh sản, mỗi hồ chỉ nuôi được một cá đúng trống mái mà thôi. Để chọn cho được cặp cá đúng trống mái, ta phải biết cách phân biệt giới tính của chúng. Điều này, với người có kinh nghiệm trong nghề lâu năm thì không khó, nhưng với những ai chưa đủ kinh nghiệm thì rất dễ bị lầm lẫn. Đã thế, có những giống cá rồng như rồng Trân Châu hay cá Hắc Long con trống, con mái có nhiều đặc điểm dị biệt nhau nên dễ phân biệt, như con trống dài đòn và các vây trên thân nó, nhất là vây hậu môn cũng dài hơn cá mái. Trong khi đó, cá Thanh Long chẳng hạn, giữa trống và mái không có điểm nào khác biệt nhau.

    Tự để chúng bắt cặp với nhau

    Do khó phân biệt được giới tính, nên hầu hết các trại nuôi cá rồng kinh doanh trên thế giới phải nghĩ đến cách nuôi chung vài ba mươi con trong hồ rộng lớn, rồi hằng ngày chịu khó việc “bắt cặp tự nhiên” của chúng và vớt ra hồ riêng để cho sinh sản. Cách làm này tuy mất nhiều thì giờ, tốn nhiều công sức nhưng kết quả phải nói là tốt đẹp. Khi một đôi cá tự bắt cặp với nhau thì gần như lúc nào chúng cũng bơi lội gần nhau, quấn quýt bên nhau như “hình với bóng” thì đúng là “đẹp đôi” rồi.

    Dù nuôi sinh sản trong hồ, sau khi cá rồng mái đẻ xong ổ trứng, cá trống cũng lo việc thụ tinh cho chúng và nhặt hết số trứng đó đặc vào hốc miệng để ấp. Độ chừng 60 ngày thì trứng nở và chờ vài ba ngày sau bầy con cứng cáp, biết bơi lội chững chạc, cá trống mới há miệng cho bầy cá con ra ngoài. Thế nhưng, mỗi khi có biến động, có thể tai hoạ đến với đàn cá con thì cá trống lại há miệng ra để bắt các con chui vào hốc miệng mình ẩn nấp.

    Nhiều cá rồng mái vẫn tỏ ra khôn khéo bơi cạnh cá trống để phụ việc nuôi đàn con của nó.

    Được biết cá rồng con mới nở thân mình nó chỉ dài khoảng chừng 10mm. Khi biết tìm mồi tự nuôi sống được, thân cá con đã dài tới 50mm.

    Nuôi cá rồng không khó

    Không chỉ riêng với cá rồng, mà ngay đối với các cá kiểng khác cũng vậy, muốn nuôi chúng được thành công như ý, nghĩa là không gặp một sự rủi ro đáng tiếc nào, ta cần biết rõ tập tính của loại cá đó ra sao, môi trường sống thích hợp của chúng như thế nào, cần nuôi với thức ăn gì và cách sinh sản ra sao … nếu ta nuôi với mục đích cho sinh sản để kinh doanh. Ngoài ra, các bạn nên chịu khó siêng năng khâu thay nước theo định kỳ, đến khâu cho ăn và phòng trị bệnh cho cá đầy đủ thì con cá đó sẽ đủ điều kiện để sinh trưởng tốt.

    Càng chịu khó tìm hiểu kỹ, càng nhập tâm tường tận những điều vừa kể là ta đã nắm kỹ thuật nuôi cá rồng, kể cả khi chúng sinh sản.

    Sở dĩ số đông người cho rằng giống cá rồng khó nuôi hơn các loài cá kiểng khác là vì nuôi dễ bị chết do một số nguyên nhân gây ra. Vì vậy, dù rất ham thích nhưng cuối cùng họ cũng đành đổi ý chuyển sang nuôi giống cá khác.

    Thật ra, cá rồng rất dễ nuôi để sống nếu chúng ta biết cách nuôi chúng. Tiếc rằng trước đây vài ba mươi năm chúng ta thiếu tài liệu sách vở hướng dẫn cách nuôi cá vua này nên mới xảy ra tình trạng có nhiều người nuôi thất bại.

    Vào thời buổi ban đầu đó, hầu hết người nuôi cá rồng chỉ biết đặt sự tin cậy vào sự hướng dẫn của người bán. Họ nói gì tin nấy. Càng về sau, mọi người học hỏi kinh nghiệm của nhau. Thử hỏi, nuôi theo cách đó thì làm sao tránh khỏi thất bại.

    Ngay việc nuôi cá rồng trong hồ kiểng có dung tích cỡ nào cho thích hợp cho từng cỡ (tuổi) cá, trước đây cũng ít người biết rõ. Đó là chưa nói đến những điều mà người nuôi cần nắm vững khác nữa như cách cho cá ăn mồi, rồi phương pháp chăm sóc ra sao cho đúng cách để cá tăng trưởng tốt.

    Ngay cả việc mới mua cá rồng về mà không biết cách thả cá vào hồ nuôi cũng dễ làm cho cá bị … ngất ngư, hoặc bị thương tật. Việc này nhiều người tưởng dễ, tin rằng bất cứ ai cũng có thể làm được. Đúng là việc đó nghe qua thì dễ dàng, nhưng thật ra không quá đơn giản như nhiều người đã nghĩ.

    Đừng nói chi đến việc thả cá vào hồ nuôi mà ngay việc bắt cá ra khỏi hồ bán, việc cứ tưởng là dễ nhưng thực tế cho thấy, nếu không phải là người có kinh nghiệm thì khó làm việc đó khéo léo lại nhanh nhẹn mà không làm cho con cá quý phải loạn lên.

    Hãy nhớ lại việc khi ta mua con cá rồng tại cửa hàng bán cá kiểng, khi bắt cá giao cho ta người bán cá nào cũng tỏ ra rất cẩn trọng từ việc đặt cái túi nhựa vào hồ, rồi lùa con cá đó tự chui vào chiếc túi đã có sẵn một ít nước bên trong mà không bị kinh động chút nào. Khi nhấc chiếc túi nhựa ra khỏi hồ họ cũng làm nhẹ tay và cố tránh mọi sự va chạm dù là nhẹ. Nếu ta di chuyển đường gần độ vài mươi cây số thì người bán chỉ cần bơm một lượng oxy vào túi nhựa cho cá đủ dưỡng khí để sống tạm. Ngược lại, nếu ta di chuyển đường xa bốn giờ hoặc cả buổi, cả ngày thì máy sục khí mới bảo đảm cá mang về đến nhà vẫn còn sống.

    Cá rồng mới mua về, dù biết chắc nó vẫn sống khoẻ ta cũng không nên nôn nóng thả ngay vào hồ để ngắm nghía cho đã ngay. Nên đặt cái túi nhựa đó vào hồ nước mà ta đã chuẩn bị sẵn để nuôi cá chừng nửa giờ để … cá quen với nhiệt độ nước trong hồ trước. Sau đó, ta mới nhẹ nhàng mở miệng túi và lật nghiêng sang một bên để cá trườn mình ra ngoài. Thế nhưng, để yên tâm hơn, ta nên để tâm quan sát trong vài ba giờ liên tiếp xem sức khoẻ của cá có bình thường không. Nếu cá bơi lội khoẻ, điều đó có nghĩa nó đã thích nghi tốt với môi trường sống mới.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Nuôi Chung Với Cá Rồng Phù Hợp Khiến Bể Cá Rồng Sinh Động Đẹp Mắt
  • Nuôi Cá Rồng Vì Sao Được Ưa Chuộng Như Vậy?
  • Cách Nuôi Cá Rồng Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất Cho Bạn Tham Khảo
  • Không Có Tiền Bạn Cũng Có Thể Chơi Cá Rồng Dễ Dàng
  • Các Loại Cá Rồng Trên Thế Giới

Cách Nuôi Cá Ông Tiên Sinh Sản

--- Bài mới hơn ---

  • Đèn Rọi Bể Cá Wyin Ánh Sáng Vàng
  • Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Trê Vàng Lai Thương Phẩm
  • Hoàn Thiện Quy Trình Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Chim Vây Vàng
  • Công Nghệ Sản Xuất Cá Chép Giống
  • Những Món Ăn Làm Từ Vàng Đắt Nhất Thế Giới Hiện Nay (Có Tác Dụng Gì?)
  • Cách nuôi cá ông tiên tương tự như cách nuôi cá dĩa tuy nhiên cá thần tiên dễ nuôi hơn và có giá không quá mắc như cá dĩa. Nếu bạn nào có đự định nuôi cá dĩa thì cá ông tiên là loài cá thí điểm điển hình, vì cá ông tiên có tập tính sống gần giống như cá đĩa, nhưng mà nó dễ nuôi hơn.

    Để nuôi cá ông tiên cho sinh sản, chúng ta nên mua cá con về nuôi với số lượng lớn (vài chục con), nuôi vỗ trong bể kính hay trong lu sành, bể ximăng khoảng 100 con/m3 nước. Mỗi ngày cho cá ăn hai lần, thay nước một lần, tốt nhất là thay nước vào lúc sáng, cung cấp nước mới và oxi cho cá. Vệ sinh đáy hồ cho sạch, cho cá ăn sau khi thay nước vào buổi sáng, và cho cá ăn lần 2 vào buổi chiều. Thức ăn tốt nhất cho cá ông tiên trong giai đoạn nuôi vỗ là cung quăng, trùn chỉ, thịt bò băm nhỏ…tốt nhất là cung quăng. Nuôi cho chúng lớn nhanh, mạnh khỏe, tuyển lựa lại chọn ra những chú cá thật đẹp, khỏe mạnh nhất, to nhất, không dị tật, màu sắc đẹp.

    Cách phân biệt cá ông tiên trống mái

    Cá đực thì: trán gù cao hơn cá cái, phía trước vây bụng lớn và hơi lõm vào ở giữa còn cá cái thì bình thường (hiu quá), khoảng cách từ vây bụng đến vây hậu môn ngắn hơn và hơn lõm vào ở phần trước lỗ huyệt cá cái thì không có lõm vào, trong thời kỳ thành thục thì bụng cá thon chứ không to như cá cái, gai sinh dục nhon và hơi chếch về phía trước còn cá cái thì gai sinh dục tù và hơi ngã về phía sau. Nói vậy chứ không dể đâu, khi không thấy dấu hiệu gì thì có bó tay mà thôi.

    Chuẩn bị bể đẻ cho cá ông tiên

    Chúng ta có thể cho đẻ trong bể cá cảnh bằng kính hay lu sành. Địa điểm đặt bể là nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, yên tĩnh. Mực nước cao gấp 2 lần chiều cao thân cá

    Sau khi chọn và chuẩn bị bể đẻ chúng ta cho giá thể vào bể, là những vật cứng, nằm thẳng đứng hay hơi nghiêng một chút, thay nước thường xuyên, cá sẽ đẻ nếu nuôi vỗ tốt.

    Sau khi ấp 2 ngày trứng sẽ nở, khoảng 45 giờ trứng nở, cá ông tiên con nở sau 3-4 ngày sẽ tiêu hết noãn hoàng, bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn cho cá ông tiên con là các loại Rotifera, hay moina. Sau đó ta đem cá đi ương, có thể nuôi trong bể ximăng lúc này cá lớn hơn rồi có thể ăn trùn chỉ, moina, cá tạp nấu chín.

    Cá 6 tháng tuổi sức sinh sản khoảng 300-400 trứng. Cá 9-10 tháng tuổi sức sinh sản khoảng 500-700 trứng. Cá một năm tuổi có thể sinh sản tới 1000-1500 trứng. Cá 18 tháng tuổi có thể sinh sản tới 2000 trứng cho một lần sinh sản.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bắt Được Cá Rô Vàng Ở Bến Cầu, Tây Ninh
  • Nằm Mơ Thấy Vàng Bạc Là Điềm Báo Gì?
  • Nằm Mơ Thấy Vàng Là Điềm Gì, Đánh Con Gì?
  • Mơ Thấy Bắt Cá Báo Hiệu Điềm Gì? Tốt Hay Xấu Nên Đánh Số Mấy?
  • Mơ Thấy Bắt Cá Đánh Con Gì

Cách Nuôi Cá Kiếm Sinh Sản Nhanh

--- Bài mới hơn ---

  • Phụ Kiện Bể Cá Cảnh Hà Nội Chất Lượng Tốt
  • Dịch Vụ Làm Bể Cá Cảnh Uy Tín Chất Lượng Số 1 Ở Hà Nội
  • Triển Lãm Cá Cảnh Tphcm: Nhiều Giống Cá Mới Và Sản Phẩm Công Nghệ Mới
  • Báo Giá Bán Một Số Loại Bể Cá Cảnh Hiện Đại Tại Hà Nội 2022
  • Cá Mập Cảnh Nước Ngọt Dễ Nuôi? Có Giá Bao Nhiêu Tại Việt Nam?
  • Cá kiếm còn có tên gọi khác là cá đuôi kiếm, cá hồng kim là loại cá dễ nuôi và sinh sản, sau đây mình xin giới thiệu kỹ thuật nuôi, cách nuôi cá đuôi kiếm sinh sản các bạn có thể tham khảo.

    Cách nuôi cá kiếm sinh sản

    Thông tin chung cá đuôi kiếm

    Cá kiếm được tìm thấy lần đầu tiên ở Áo bởi nhà động vật học Johann Jakob Heckel. Nó thuộc họ cá khổng tước thuộc bộ cá chép. Tên loài ‘helleri’ được đặt tên theo nhà thực vật học người Áo Karl Bartholomaeus Heller (1824-1880) đã thu thập các mẫu vật loại.

    Tên chi Xiphophorus theo tiếng tiếng Hy Lạp ‘xiphos’ có nghĩa là thanh kiếm và ‘pherein’ Hy Lạp có nghĩa là để thực hiện. Có tên khoa học khác là Xiphophorus guntheri Jordan & Evermann, 1896; Xiphophorus jalapae Meek, 1902; Xiphophorus brevis Regan, 1907; Xiphophorus strigatus Regan, 1907; Xiphophorus rachovii Regan, 1911. Nó không được liệt kê trong sách đỏ IUCN như các loài bị đe dọa.

    Cá đuôi kiếm là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới phổ biến nhất. Nó cũng được gọi là cá hoàng kim, cá đốm. Nó có nguồn gốc ở đông nam Mexico. Sống ở các sông, suối, suối nước nóng, kênh rạch, ao hồ với các khu vực đông sinh dưỡng. Những chú cá trưởng thành thích tụ tập ở những vùng nước trong và sâu, trong khi cá con lại thích vùng yên tĩnh.

    Cá kiếm có một cơ thể thon dài với mõm cùn. Cơ thể có màu ô liu trong suốt kết hợp với sọc màu đỏ, màu vàng hoặc nâu dọc theo đường bên. Vây lưng là một màu vàng-xanh trong kết hợp với một hoặc nhiều hàng chấm màu đỏ và đôi khi có đốm ở phần đuôi. Vây lưng có từ 11-14 tia mềm trong khi vây hậu môn có 4-10 tia mềm. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra cá đuôi kiếm đực bởi thanh kiếm dài rũ từ thùy bụng ở vây đuôi trong khi cá cái có vây hậu môn thường được mở rộng và thiếu thanh kiếm ở vây đuôi. Cá kiếm đực có ‘thanh gươm’ là màu vàng với viền đen cạnh bên dưới. Trong thời gian trưởng thành vây ở phần hậu môn của cá đực biến đổi thành cơ quan giao phối hẹp.

    Cá kiếm cái lớn hơn cá đực với cơ thể mạnh mẽ chiều dài có thể đạt đến 16 cm, trong khi cá đực có phần nhỏ hơn và chỉ có thể phát triển chiều dài cơ thể lên 14 cm.

    Loài này có xu hướng trải qua chuyển đổi giới tính trong điều kiện môi trường nhất định. Nó có thể sống tới 5 năm hoặc nhiều hơn với việc chăm sóc thích hợp.

    Tóm tắt lại :

    – Tên khoa học: Xiphophorus hellerii Heckel, 1848

    – Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc)

    – Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)

    – Tên tiếng Việt khác: Hồng kiếm; Đuôi kiếm; Cá Song Kiếm, Cá Song Kiếm Mắt Đỏ

    – Tên tiếng Anh khác: Red swordtail; Green swordtail.

    – Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước

    Đuôi của cá kiếm ko có ý nghĩa như 1 vũ khí mà chỉ là vật dùng để trang trí và là đặc điểm nổi bật để con cái chọn lựa con đực, những con cái thường lựa chọn con đực có chiếc kiếm to, mầu sặc sỡ cho việc giao phối.

    Trong tự nhiên cá kiếm sinh sống ở một số vùng châu Mỹ và châu Phi, những nơi có nguồn nước ngọt hơi có tình kiềm một chút (pH: 7,0 – 8,3)

    Cá kiếm có màu đỏ dài gần gấp 3 lần cá hòa lan khi trưởng thành tính luôn chiều dài đuôi có thể đạt 12 – 16 cm. Cá kiếm thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực.

    Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá đuôi kiếm cơ bản

    – Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)

    – Yêu cầu lọc nước: Trung bình

    – Yêu cầu sục khí: Trung bình

    – Nước: Hồ nuôi bằng nước mưa thì rất tốt cho cá (nước mưa đã được để lâu). Trường hợp nuôi cá bằng nước máy thì ngâm độ 2 ngày để nước giảm lượng Clo.

    Nuôi ghép với các loại cá cảnh thủy sinh khác

    Cá đuôi kiếm không gây sự đánh nhau với các loại cá thủy sinh khác tuy nhiên những con cá đuôi kiếm đực thường hay đánh nhau để giành cá mái, bạn có thể giải quyết bằng cách nuôi khoảng 4 con đực trong hồ thủy sinh rộng chung với khoảng trên 5 con cá mái là OK.

    Cá kiếm, là loài dễ nuôi và hiền, có thể nuôi chung với các cá cảnh khòa như phượng hòang, tứ vân, cánh buồm, thần tiên, hắc kim…

    Thiết kế bể cá cảnh nuôi cá kiếm

    – Các đuôi kiếm là loài cá khỏe mạnh và khá dễ nuôi cá phù hợp nuôi trong bể cá thủy sinh có nhiều loài. Nó dễ chăm sóc và đòi hỏi nhiều không gian cho việc bơi lội. Bể nuôi nên thông thoáng giàu oxy, độ kiềm phù hợp kết hợp bộ lọc mạnh để duy trì nồng độ oxy cao. Nước nên cứng vừa phải cần dao động từ 15-30 dGH. Cá đuôi kiếm là loài cá thích hoạt động có khả năng nhảy xa nên bể phải được che chắn bằng nắp thích hợp để ngăn cá nhảy ra ngoài. Bể cá cũng cần thay nước thường xuyên là 25% lượng nước trong bể từ 2 -4 tuần. Được xem là loài cá có tính hiền lành có thể sống chung với nhiều loài cá khác. Nhưng trong thời gian giao phối con đực có thể hung hăng thậm chí đánh nhau nhau để tranh giành cá cái khi trong bể có nhiều hơn một chú cá cái.

    Cá kiếm là cá loài cá dễ chịu nó có thể sống trong các hồ cá nhà bạn mà không cần quan tâm đặc biệt

    – Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)

    – Thiết kế bể: Bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực. Cá đực thường hay đánh nhau. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung.

    – Bể nuôi: Chỉ cần có lu, hủ vừa hay hồ kiếng nhỏ là có thể nuôi một căp cá. Trường hợp ta nuôi nhiều khỏang 5-6 cặp trở lên và cho sinh sản, thì thường hồ dài 0.8m, rộng 0.5, cao 0.5m là thích hợp, chỉ sau vài tháng nuôi là có một hồ đầy ắp cá hồng kim. Còn nuôi ít cặp có thể xây bể có chiều cao hơn vì cá kiếm rất lanh và phóng rất tài.

    – Nước nuôi cá kiếm : Nhiệt độ nước (C): 18 – 28, độ cứng nước (dH): 9 – 25, pH: 7,0 – 8,3.

    Chăm sóc cá và cho ăn

    – Thả rong, bèo: Hồ cá nhỏ thì thả rong hoặc một, hai cọng bèo cái, nó là cỏ thủy sinh, sinh sản rất nhanh. Hồ cá lớn thì thả nhiều hơn, hay thả lục bình (Bèo Nhật Bản, bèo tây) để che nắng, che mưa và cũng là thức ăn cho cá.

    – Trị bệnh cá kiếm: Cá kiếm rất khỏe, dễ nuôi, ít bệnh, cá ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm. Ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm, khi cá bệnh (tức nguồn nước ô nhiễm rất nặng làm tăng tính axit của nước), lúc này bạn cần thay nước (nước mới đã để ngoài không khí 3 ngày) và cho một ít muối vào bể, cá sẽ tự khỏi bệnh.

    – Về thức ăn: Cá đuôi kiếm là loài ăn tạp và thức ăn ngoài tự nhiên của nó bao gồm các nguồn thực vật, sâu, động vật giáp xác, giun, côn trùng cùng với thực vật phù du và một số tảo vĩ mô. Trong điều kiện nuôi nhốt nó thường ăn tất cả các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh . Nó cần được cung cấp nguồn thức ăn cân bằng, chế độ ăn uống có chất lượng tốt kết hợp sản phẩm tươi và khô cùng với những thức ăn sống và ấu trùng chironomid. Cá đuôi kiếm không phải là một loại cá kén ăn nhưng nó cần được cho ăn một chế độ ăn đa dạng nhiều lần hàng ngày với một lượng nhỏ.

    – Ngòai ra, ta có thể cho cá ăn bánh mì, lấy phần ruột của ổ bánh mì đem phơi nắng ,sau đó ta bóp nhuyễn cho cá ăn ,cá rất phát triển, tránh cho ăn quá nhiều mà thối nước. Kích cỡ trung bình của cá khoảng ngón tay út người lớn, nếu nuôi tốt lâu năm cá lớn khoảng 3 – 3.5cm.

    – Cho sinh sản: Cá hồng kim không sinh sản trứng rồi nở như cá lia thia, mà sinh sản trực tiếp ra cá con. Thường cá thích đẻ vào ban đêm, đợt đầu tiên cá sinh sản khoảng 12-13 con, các đợt sau vài chục con, cá con được sinh ra màu vàng bơi lội khắp hồ. Hai, ba ngày đầu không cho cá ăn vẫn sống ,thức ăn cho cá con là trứng nước hoặc bánh mì phơi khô đều tốt.

    Phân biệt giới tính cá kiếm

    Cá kiếm đẻ con và sinh sản rất nhanh

    – Quá trình sinh sản: cá đẻ tự nhiên, tập tính đẻ theo đàn. Chọn 2 con cái khoẻ mạnh và 1 con đực to khoẻ, cho chúng vào hồ nuôi chung.

    – Thức ăn cho cá bố mẹ: trùng chỉ, cá con và thức ăn chế biến sẵn, cá con là bo bo, actemia.

    – Cơ thể cá cái hoàn thiện và phát dục sau tám đến mười hai tháng. Cá cái có thể đẻ 20-200 cá con sau một thời gian mang thai từ 24 đến 30 ngày. . Cá trưởng thành hay cá cha mẹ có thể ăn thịt cá con khi chúng đói nên bạn nên tách cá con qua một bể nuôi khác. Cá con trưởng thành sau khoảng 8 đến 12 tháng. Từ thời điểm thụ tinh trứng phải mất khoảng bốn tuần để cá con phát triển đầy đủ trong bụng cá mẹ.

    – Cá con mới đẻ trông giống nhưng nhỏ hơn cá con của cá bình tích và biết bơi ngay lập tức nên rất dễ sống sót nếu trong hồ có nhiều rong cho chúng ẩn náu. Một điều quan trọng bạn cần hạn chế cho chúng đẻ bằng cách tách cá trống và mái nuôi riêng, bể của bạn sẽ chỉ toàn cá kiếm nếu bạn không biết thực hiện kế hoạch hóa sinh sản cho chúng.

    – Các hồ cá nên được trồng thảm thực vật sống hoặc nhân tạo để có nơi cho cá con ẩn nấp. Cá con đòi hỏi một chế độ ăn giàu protein và cần được cung cấp thức ăn tươi sống như tôm tươi hoặc tôm con ngâm nước muối lạnh. Nên cho ăn thường xuyên và đủ để đảm bảo rằng tất cả cá con đều có thể phát triển tốt. Thay nước và làm sạch các bể thường xuyên để tránh sự tích tụ các độc tố gây chết cá như ammoniac và nitrit.

    Giá tiền cá kiếm

    Các đuôi kiếm là loài cá cực kỳ khỏe mạnh và rất phổ biến mà có thể thích ứng với một loạt các điều kiện nước. Nó là loài cá tuyệt đẹp và duyên dáng cho bất kỳ bể nuôi cá nào. Loại cá này là một trong những loài cá cảnh dễ nhận biết nhất trên thế giới và phổ biến trong hoạt động buôn bán cá cảnh. Nó thường có sẵn trong các cửa hàng vật nuôi trực tuyến với mức giá vừa phải. Hoặc bạn cũng có thể tới cửa hàng cá cảnh gần khu bạn sống nhất và rất dễ dàng để mua được giống cá này với giá cực rẻ

    – Giá trung bình (VND/con): 2500

    – Giá cá hồng kim rẻ thích hợp với túi tiền người bình dân (giá khoảnng từ 1500-3000đ, ngay tại đường Nguyễn Thông, TP. HCM bán nhiều cá cảnh, tôi mua chỉ với 2000-2500đ). Cá được làm cảnh và có thể nuôi để diệt trừ lăng quăng, góp phần phòng chống được bệnh sốt xuất huyết hiện nay ở nước ta.

    – Mức độ ưa chuộng: Trung bình

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Cảnh Thái Hòa Cung Cấp Cá Cảnh Bể Cá Cảnh Tại Hà Nội
  • Top 8 Cửa Hàng Bán Cá Cảnh Giá Rẻ Đẹp Dễ Nuôi Ở Hà Nội
  • Hà Nội: Những Buổi Chợ Phiên
  • Top 15 ++ Cửa Hàng Bể Cá Cảnh Hà Nội Uy Tín Nhất
  • Cách Nuôi Cá Lóc Cảnh Như Thế Nào? 10 Dòng Cá Lóc Phổ Biến