-
Hướng Dẫn Cách Làm Thác Nước Cho Hồ Cá Koi Đẹp, Tự Nhiên Nhất
-
Cần Tuyển Đại Lý Làm Hồ Cá Ngoài Trời Và Hồ Bơi Thiên Nhiên
-
Bán Các Loại Phụ Kiện Dùng Để Trang Trí Cho Hồ Cá Tại Hồ Chí Minh
-
Cung Cấp Các Loại Phụ Kiện Trang Trí Cho Bể Cá
-
Tổng Hợp Các Loại Lọc Hồ Cá
Để có 1 bể cá trong lành tươi mát, bạn cần thường xuyên vệ sinh hồ
1. Tiến hành lau chùi hồ cá
Trước khi bạn xử lý nước hồ thì cần tiến hành lau chùi toàn bộ 1 lượt cả trong lẫn ngoài hồ cá cảnh . Có như vậy khi bạn làm sạch nước sẽ không sợ nước bị bẩn nữa. Lưu ý là chỉ lau chùi hồ cá mà không làm sạch hết những đồ vật trang trí trong đó vì đó chính là môi trường để cho vi khuẩn có lợi tồn tại và phát triển thúc đẩy cá phát triển.
– Mẹo nhỏ mách bạn là có thể sử dụng nam châm cọ bể để lau cọ được mặt trong và mặt ngoài của bể cá.
Tiến hành lau chùi là bước đầu tiên trong cách xử lý nước hồ cá cảnh
2. Loại bỏ rêu xanh, tảo trong hồ triệt để nhất
Nếu rêu hoặc tảo xanh đóng trên mặt hồ hoặc vật trang trí thì bạn nên dùng một loại dụng cụ để cào lớp tảo này đi và chà sát bề mặt hồ nuôi trước khi tiến hành thay nước. Hiện nay, các loại dụng cụ như thế này đều được bày bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bên cạnh đó, để hồ nuôi sạch hơn, bạn có thể thả vào hồ loài cá lau kiếng. Thức ăn của chúng là tảo và các chất bẩn bám trên mặt hồ. Tuy nuôi cá lau kiếng nhưng bạn vẫn cần bỏ ra 1 chút công sức để lau dọn hồ cá.
Mẹo nhỏ: Trên thị trường có rất nhiều cá lau kiếng (cá dọn bể) khác nhau:
– Nếu nhà bạn là bể thủy sinh thì, bạn có thể chọn cá bống, cá tỳ bà, cá chuột …
– Nếu bể lớn, không có thủy sinh, bạn có thể nuôi cá dọn bể thường (loại to, màu đen)
– Nếu bể nhà bạn có ốc thì mua cá cóc hoặc cá chuột Mỹ sẽ nhanh chóng giải quyết đám ốc 1 cách gọn gàng nhất.
Bạn có thể sử dụng các loài cá dọn bể để vệ sinh hồ cá
3. Xử lý bộ lọc hồ cá
Vì bộ lọc là bộ phận không thể thiếu để làm sạch nước trong hồ nên bạn có thể lựa chọn nhiều thiết kế khác nhau phù hợp với bể cá như lọc sinh học, lọc cơ học, lọc hóa học …
Lọc sinh học là loại lọc quan trọng nhất trong bể cá vì nó loại những chất thải độc hại như amonia và nitrite. Amonia và nitrite hình thành chủ yếu từ chất thải của cá. Lọc sinh học thực hiện cả quá trình khử nitơ trong bể cá, chuyển nitrate thành khí nitơ. Hệ thống lọc sinh học phổ biến được đặt ngầm dưới nền sỏi và là hệ thống hiệu quả nhất. Tấm lọc nên được kiểm tra sau mỗi 2 tuần.
Lọc cơ học: Loại lọc này giúp nước sạch và không có chất bẩn. Nó loại bỏ các vật chất lơ lửng qua những hộp lọc. Dòng nước từ máy bơm sẽ qua các tấm tơ sợi và các chất bẩn được giữ lại. Nhiều hệ thống lọc cơ học đặt ngầm có thể loại bỏ các chất bẩn trên sỏi. Hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ các chất bẩn nhỏ tới 3 micron và có loại có thể loại cả những vi khuẩn có hại hoặc tảo chết. Tuy nhiên hệ thống này nên được làm vệ sinh thường xuyên vì nó dễ bị nghẽn.
Lọc hóa học: Loại lọc này có thể ổn định thành phần hóa học trong bể cá của bạn. Những chất bẩn hóa học thường hòa tan vào nước nên lọc cơ học không thể loại bỏ chúng, nhưng lọc hóa học có thể làm được điều này. Loại lọc hóa học phổ biển nhất là lọc dùng carbon. Nó có những tấm carbon giữ lại những hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. Loại lọc này có thể loại bỏ đồng, ozone, chlorine, kháng sinh, một vài protein và đường hòa tan, iodine, thủy ngân…
Bộ lọc là một yếu tố quan trọng giúp nước trong và sạch
Cũng có nhiều thiết bị khác có tác dụng như là bộ lọc mà phổ biến nhất là: lọc protein giúp loại bỏ những chất hữu cơ có hại đi vào chu trình nitơ và làm giảm hàm lượng nitrite và làm tăng oxy trong nước. Tuy nhiên loại lọc này cũng loại bỏ nhiều nguyên tố như iodine nên cẩn thận khi sử dụng.
Đèn cực tím: giúp diệt vi khuẩn có hại, tảo và ký sinh trùng.
Ozone: là một yếu tố oxy hóa mạnh và có khả năng oxy hóa những chất hữu cơ ô nhiễm và các sinh vật có hại. Tuy nhiên sau khi sử dụng cần loại bỏ ozone còn trong nước vì có thể gây hại cho cá.
Có thể sử dung kết hợp một vài thiết bị khác giúp làm sạch nước
4. Thay nước cho hồ
Một nguyên tắc quan trọng khi thay nước bạn cần nhớ là chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới (nước đã được lắng cặn và khử Clo). Đối với các chậu nuôi nhỏ hơn thì lượng nước thay phải lớn hơn 10-15% và việc này đòi hỏi phải thường xuyên. Khi thay nước, bạn cần sử dụng một ống nhựa để hút những cặn bẩn đóng lại trong các viên sỏi và vật trang trí.
Nếu bộ lọc nước của bạn được đặt dưới những viên sỏi thì việc súc rửa sỏi là vô cùng quan trọng vì điều này giúp ngăn chặn chất bã và các chất hữu cơ phân hủy làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và cản dòng chảy của nước.
– Sử dụng cây cọ bể 3 trong 1 để vừa cào lớp cát sỏi bung bẩn, vừa có lưỡi dao kỳ sạch tảo bám, vừa có tấm mút chà nhẹ bể.
– Sử dụng bơm tay hút nước để có thể hút được các cặn bẩn ở khe kẽ kín nhất
– Nên dùng vợt vớt hết rác (lá cây, cá chết…) trong bể trước khi thay nước.
Có thể thay nước sau khi thành bể đã được cọ rửa sạch sẽ
5. Quy trình bơm nước ra vào hồ cá
Sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ nuôi. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Đặc biệt lưu ý, loại xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được dùng trong gia đnh (tốt hơn là bạn nên dùng loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ cá).
Nước bơm vào hồ nên ở nhiệt độ xấp xỉ nước trong hồ mà bạn vừa hút ra Bạn có thể so sánh điều này bằng cách chạm vào nước ở hồ và ở trong xô rồi so sánh chúng với nhau. Bạn cũng đừng quên dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ.
Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại. Cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp bơm nước ra ngoài hoặc nước tràn khỏi hồ khi đầy. Nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí oxy.
– Để xử lý nước, bạn có thể dùng Thuốc khử Clo, thuốc diệt rêu/ốc hoặc thuốc thử pH; tăng/giảm pH, men làm trong nước…để tạo môi trường tốt cho cá
– Sau khi đã bơm nước, bạn nên dùng kéo tỉa cây hoặc nhíp trồng cây để sửa sang lần cuối bể cá nhà mình.
Cách xử lý nước hồ cá cảnh ở trên sẽ là kinh nghiệm quan trọng giúp cho những chú cá của bạn luôn được sống trong môi trường trong sạch và an toàn nhất.
Xử lý nước hồ cá bị đục do hồ mới là vấn đề luôn được các bạn chơi cá, thủy sinh quan tâm. Vì chất lượng nước sẽ quyết định mọi sinh vậy thủy sinh có sống và phát triển được hay không. Với hồ mới làm, nếu mọi thứ đều mới tinh thì hệ vi sinh cần 1 thời gian để phát triển. Cho dù vi sinh có ở bất cứ chỗ nào xung quanh ta, nhưng để chúng phát triển tốt trong hệ thống lọc của bạn lại phụ thuộc vào 1 môi trường phù hợp.
Bình thường thì cần 2 tuần để ổn định, để rút ngắn thời gian chỉ còn cách thêm vào hồ túi vi sinh giành cho hồ cá có bản sẵn. Điều đó không hẳn là cho đủ vi sinh vào hồ là ổn. Hệ vi sinh sẽ bão hoà và suy tàn khi không đủ chất thải động vật, hay khi môi trường không phù hợp như chất lượng nước, nhiệt độ. Nhằm giữ cho hệ vi sinh ổn định, ta cần phải duy trì 1 môi trường tốt cho vi sinh trưởng và phát triển.
Nhiều người cho rằng không nên thả cá, tôm ngay sau khi set-up. Tuy nhiên thức ăn của vi sinh lại là chất thải của động vật, thiếu thức ăn, vi sinh sẽ chết và hệ vi sinh phải mất thêm nhiều thời gian để phát triển. Chính vì thế, ta nên thả 1 số lượng nhỏ cá hay tôm tép vào hồ, nhưng không nên nhiều quá bởi hệ vi sinh còn trong giai đoạn hình thành. Nếu ta thả quá nhiều cá, chất thải sẽ không được vi sinh tiêu thụ hết sẽ trở nên độc hại cho cá rồng. Ta nên từ từ thả thêm cho tới khi ổn định.
Nếu bạn đã làm theo những bước trên mà kết quả cuối cùng là nước đục như sữa thì nguyên nhân là do rất nhiều vi sinh chết 1 cách bất ngờ và trôi nổi theo dòng nước. Lúc này ta gọi là “nước chết” và cần thay hoàn toàn. “1 vào-1 ra” là phương pháp thay nước mà không gây ảnh hưởng cho hồ. Dùng 2 vòi, 1 cho nước vào và 1 cho nước ra cùng lúc. Hãy kiểm soát tốc độ thật chậm, (trong vòng 1-2h tuỳ kích thước hồ). Hầu hết tạp chất sẽ bị loại bỏ. Khi dùng cách này, hãy tắt lọc nhằm tránh gây hại cho đám vi sinh còn sót lại.
Tại sao không dùng cách thay nước cổ điển mà lại dùng phương pháp “1 vào-1 ra”? Câu trả lời là nhằm giữ tính ổn định. Nấu bạn rút hết nước ra và thay bằng nước mới, Môi trường nước sẽ bị thay đổi đột ngột. Cây cối và tôm cá có thể không chịu nổi. Cách thay nước cũ khó mà làm sạch cặn bã, chất thải dưới bề mặt nền. Phương pháp “1 vào-1 ra” không những giải quyết được vấn đề mà còn giảm thiểu ảnh hưởng tới cây thủy sinh và cá rồng và các loài thủy sinh khác.
Sau khi thay nước, hồ sẽ rất trong. Bạn có thể cắt tỉa cây cối để chỉnh sửa hồ nếu cần thiết. Đừng quên thêm chất khử chlorine, chloramine và ammonia để giữ cho hồ cân bằng. Cũng nên thêm viên vi sinh vào hồ nhằm thúc đẩy quá trình hình thành hệ vi sinh. Thêm 1 lý do nữa để dùng cách thay nước này, nhất là trong giai đoạn chỉnh bố cục, làm cho nước dễ dàng vẩn đục. Lá cây thường bị bụi bẩn bám, phương pháp này cũng xử lý sạch bụi và làm cho nước trong trở lại.
Nhiều người cho rằng cách làm này làm mất đi rất nhiều vi sinh vì họ tưởng rằng vi sinh sống trôi nổi trong nước. Nhưng thực ra phần lớn vi sinh lại bám vào các bề mặt như nền hồ, vòng sứ trong máy lọc và cả trên lá cây, thân lũa. Vì vậy thay nước không phải là nguyên nhân làm mất vi sinh.
Cách nhanh chóng để có 1 hồ nước như pha lê là dùng vật liệu lọc cũ. “Cũ” ở đây nghĩa là những vật liệu đang được sử dụng trong 1 hệ thống lọc ổn định. Đôi khi chúng ta mất vài ngày để chỉnh sửa bố cục. Nếu ta tắt lọc thì vi sinh sẽ chết vì thiếu ôxy, vậy dù 1 ngày thì bạn cũng phải bật lọc cho chúng hô hấp. Nếu nhiều hơn 1 ngày, bạn hãy dùng 1 bình chứa nhỏ, đổ đầy nước. Nối ống ra-vào với bình và cho máy lọc chạy. Cách này nhằm tái tạo chu kỳ giống như trong hồ vậy, cho dù vi sinh có suy giảm nhưng sẽ mau chóng hồi phục ngay khi bạn đặt chúng trở lại hồ.
Nếu tất cả các thiết bị còn mới tinh, hãy cố kiếm 1 vật dụng của lọc từ hồ cũ, nhúng vào hồ mới cho thôi ra 1 ít cặn (trong đó có rất nhiều vi sinh). Đó cũng là 1 “lối tắt” để giúp hồ mau trong. Nếu bạn không có lọc cũ thì hãy mượn từ nhà bạn bè vậy. Có nhiều dạng vi sinh bán ngoài tiệm, loại viên khô là tốt nhất, loại dạng bột đựng trong gói nhỏ để cho vào hộp lọc cũng làm ổn hệ vi sinh trong vòng vài ngày.
Các bạn có thể sử dụng các loại vi sinh sau:
- Làm nước ao Koi trong sạch: Sera KOI PROTECT 500ml
- Xử lý nước ao nuôi cá Koi: Sera pond Toxivec 500ml
- Men vi sinh Prodibio Biodigest: nuôi cá ít thay nước, làm trong nước bể cá.
Cách làm trong nước cho hồ xi măng
Bạn đã có máy lọc cho hồ cá nhưng nước trong hồ xi măng vẫn đục? Bạn nên tăng thêm nhiều loại vật liệu lọc thì nước sẽ trong.
Gợi ý:
- Lớp 1: Bông lọc
- Lớp 2: Than họat tính
- Lớp 3: Sứ lọc
- Lớp 4: San hô vụng
Nếu hồ xi măng xây giữa khu vực có nhiều nắng thì cần tìm cách che nắng như trồng thêm cây xanh tạo bóng mát, vì nếu không có bóng mát thì rêu, tảo sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh và làm nước chuyển sang màu xanh, mặt khác nắng nóng làm tăng nhiệt độ nước cá rất dễ chết.
Bạn cũng nên cho ăn ít thức ăn, không nên cho cá ăn quá nhiều vì thức ăn dư thừa phân hủy sẽ làm đục nước hồ.
--- Bài cũ hơn ---
-
3 Lưu Ý Để Thiết Kế Hồ Cá Koi Trong Nhà Đúng Chuẩn
-
Lưu Ý Khi Thiết Kế Hồ Cá Koi
-
Top Hồ Cá Sân Vườn Đẹp Nhất Việt Nam
-
Hồ Cá 3D Hình Nền Động Apk Miễn Phí
-
Hướng Dẫn Bạn Các Cách Dán Tranh 3D Bể Cá Đẹp Bền