Cá La Hán Bị Đen Người Có Đắt Không? Mệnh Nào Nuôi Cá La Hán Đen Hạp?

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Trồng Cây Tùng La Hán Để Chiêu Tài Lộc, Thịnh Vượng
  • Cung Cấp Cây Tùng La Hán Phối Cảnh Hồ Cá Koi Giá Cực Tốt
  • Kĩ Thuật Ép Đẻ Cá La Hán
  • Bai Giang Cá La Han
  • Tất Tần Tật Về Cá Koi
  • Cá La Hán đen có nguồn gốc từ Malaysia. Đây là dòng cá lai được lai tạo từ nhiều giống các khác nhau trong khu vực Châu Mỹ. Với giống cá hồng có nguồn gốc từ Đài Loan. Mặc dù loại cá này đã có từ lâu nhưng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, Và được người chơi cá cảnh yêu thích.

    Cá La Hán bị đen người phần đầu có chiếc gù dị dạng. Bộ vẩy ánh châu. Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì khi trưởng thành kích thước của cá sẽ đạt từ 25 đến 30cm. Đặc biệt, loài cá này có thể sống được khoảng từ 25 đến 30 năm.

    Đây là loài cá đẻ trứng nên sau khi đẻ được khoảng 2 tiếng. Thì trứng cá sẽ bắt đầu nở ra những chú cá con. Ngay sau khi trứng được nở thì cá bố và cá mẹ có thể ăn cá con. Đây cũng chính là lý do tại sao loài cá này rất hiếm.

    Cá La Hán đen người ăn gì?

    Cùng thuộc dòng cá La Hán cá La Hán màu đen thường rất khó nuôi. Vì vậy nếu như bạn không biết cách chăm sóc và cho ăn đúng cách. Thì vây cá sẽ không được sáng, đầu sẽ không có gù lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá bán của cá.

    Đây là loại cá ăn tạp nên thức ăn của chúng rất đa dạng và phong phú. Bạn có thể cho cá La Hán màu đen ăn các loại thức ăn như thức ăn khô dành riêng. Cá mực nhỏ, tôm bóc nõn, thịt heo xay nhỏ.

    Tuy nhiên, để các có gù to, đẹp thì chỉ nên cho cá ăn 1 ngày một bữa. Đặc biệt nên bổ sung chủ yếu cho cá loại thức ăn nổi để các hoạt động nhiều hướng đầu lên trên. Bởi những hoạt động hướng đầu lên sẽ giúp cơ thể cá được săn chắc. Và phần gù đầu được phát triển mạnh.

    Cá La Hán bị đen người giá bao nhiêu?

    Đây là loại cá hiếm nên việc định giá là rất khó. Thông thường giá sẽ dao động từ vài trăm cho tới vài triệu đồng một con. Mức giá này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Như tùy vào thời điểm mua cá, kích thước, khối lượng của cá.

    Mệnh nào nuôi cá hợp phong thủy

    Cá La Hán đen không chỉ hấp dẫn người nuôi cá bởi vẻ bên ngoài. Mà còn mang lại yếu tố phong thủy. Ngoài ra, bể cá còn tượng trưng cho nước, tương ứng với người thuộc mệnh Thủy, tương sinh với mệnh Mộc và mệnh Kim. Vì vậy, những thuộc mệnh Thủy, mệnh Mộc, mệnh Kim nên đặt một bể cá trong nhà, nơi làm việc để thu hút tài lộc.

    Hãy đánh giá 5 sao và like fanpage Dogily Petshop để chúng tôi có thêm nguồn động viên để triển khai các bài viết mới nha mọi người.

    Xem nguồn bài viết gốc tại đường dẫn sau:

    https://dogily.vn/ca-canh/ca-la-han-bi-den/

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Trồng Cây Tùng La Hán Và Cách Tạo Thế Bonsai Đẹp Hút Hồn
  • Cách Chọn Thế Cây Tùng La Hán.
  • Top 12 Các Loại Cây Tùng Đẹp Nhất Việt Nam Và Thế Giới: Tác Dụng, Ý Nghĩa, Cách Chăm Sóc Cây
  • Các Thế Cây Tùng La Hán Đẹp Và Có Ý Nghĩa Nhất
  • #1 Trồng Cây Tùng La Hán Dáng Trực Đẹp Nhất Việt Nam

Cá Quất, Loài Đặc Sản Quý Hiếm

--- Bài mới hơn ---

  • Uống Omega 3 Bao Lâu Thì Dừng, Uống Khi Nào Tốt, Trước Hay Sau Ăn?
  • Dầu Cá Alaska Omega 3 With Coenzym Q10 Hộp 100 Viên
  • Cá Quả Nấu Ám
  • Loài Cá Lóc Lạ Nguy Hiểm Gốc Trung Quốc Xuất Hiện Ở Việt Nam, Nên Đề Phòng Tránh Nhầm Lẫn
  • Dầu Cá Sấu Sư Tử Đỏ 100Ml Singpore
  • Cá Quất là tên dân gian của cá Lăng chấm (H. guttatus). Đây là loài cá nước ngọt rất quý hiếm với chất lượng thịt cực kỳ thơm ngon. Ngày nay, cá Quất không còn nhiều, chỉ có ở các sông suối miền núi phía Bắc.

    Trước thực trạng suy giảm nguồn lợi một số loài cá quý hiếm tự nhiên, năm 1997-1999 Bộ Thuỷ sản đã giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 thực hiện đề tài “Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926); cá Quất Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803), cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841)”. Nghiên cứu này đã nêu lên được những đặc điểm sinh học của cá Lăng như về sinh trưởng: cá Lăng chấm thuộc loại cá sinh trưởng tương đối nhanh. Trong bốn năm đầu, cá tăng nhanh về chiều dài đạt 13 – 17 cm, sau đó giảm dần, ở tuổi 9+ – 12+ còn 4 – 7cm/năm.

    Cá Quất không tăng nhanh về khối lượng ở giai đoạn đầu: năm 1 tuổi 30 – 60g/năm, 2 tuổi 190 – 240g/năm.  Tăng nhanh từ năm thứ 4 đạt 1000 – 1400g/năm, những năm cuối giảm. Là loài cá dữ điển hình, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân = 89,35%. Thức ăn chủ yếu của Cá Quất là cá, tôm, côn trùng, giun, cua chiếm 28-60% về tần số gặp, 15,8-36,0% về khối lượng. Cá cái thành thục ở tuổi 3+, cỡ nhỏ nhất  L = 61 cm, P = 1,6 kg.  Cá đực thành thục ở tuổi 4+, cỡ cá nhỏ nhất L = 72 cm, P = 2,7 kg. Tuy nhiên chỉ có 25% cá cái và 20% cá đực thành thục ở cỡ tuổi đó. Sức sinh sản cá Lăng thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48; sức sinh sản tuyệt đối của cá  tuổi 3+- 11+ đạt 6342 – 54575 hạt, sức sinh sản tương đối trung bình đạt 3750 hạt/kg. Trong tự nhiên, cá Quất sinh sản từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 9 (Phạm Báu 1999).

    --- Bài cũ hơn ---

  • Dầu Cá Ăn Mòn Xốp Là Phản Ứng Hoá Học Bình Thường
  • Viên Uống Dầu Cá Cho Người Tập Gym
  • Viên Uống Dầu Cá Pharmekal Bổ Sung Omega 3 100 Viên
  • Viên Uống Pharmekal Dầu Cá Omega 3
  • Viên Uống Omega 3 6 9 Nga Hộp 100 Viên

La Hán Xanh: Cách Trồng & Chăm Sóc La Hán Xanh (Rong La Hán)

--- Bài mới hơn ---

Loài Thằn Lằn Quý Hiếm Mang Hình Thù Cá Sấu

--- Bài mới hơn ---

  • Mật Cá Có Chữa Được Bệnh Như Nhiều Người Vẫn Nghĩ?
  • Mỡ Chịu Nhiệt , Mỡ Bò , Mỡ Bôi Trơn
  • Cá Sấu Pe 2 Chiều Giá Rẻ, Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Giao Hang Toàn Quốc
  • Vải Thun Cá Sấu Pe
  • Vải Thun Cá Sấu Poly 2C (Nho)
  • Loài động vật thuộc họ thằn lằn nhưng lại mang hình thù cá sấu đang trên đà tuyệt chủng, hiện Việt Nam chỉ còn 100-150 cá thể ngoài tự nhiên.

    Các nhà khoa học Việt Nam đang kêu gọi bảo tồn loài thằn lằn cá sấu, tên khoa học là Shinisaurus crocodilurus, khi số lượng ngày càng giảm, từ hàng chục nghìn xuống hơn 100 cá thể ngoài tự nhiên sau một thế kỷ. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) đang chăm sóc, nhân giống loài này.

    Trước đây thằn lằn cá sấu chỉ ghi nhận ở nam Trung Quốc và gần đây mới tìm thấy ở vùng đông bắc Việt Nam. Chiều dài thân khoảng 150-160 mm, đuôi dài 171-210 mm, đầu ngắn và hàm trên vát. Chúng có nhiều nốt sần nhô, chân có vuốt sắc nhọn, lưng màu nâu xám, đuôi dài với hàng gai dựng đứng.

    Mối đe dọa chính của loài là mất đi sinh cảnh sống do phát nương làm rẫy, khai thác than và cháy rừng. Chúng chỉ có thể tồn tại ở dạng sinh cảnh suối đá có nguồn nước sạch trong rừng xanh không bị tác động. Bên cạnh đó số lượng loài ngày càng giảm do con người săn bắt quá mức vì mục đích nuôi làm cảnh. (Ảnh: Thomas Ziegler)

    Dù là loài hiếm nhưng theo các chuyên gia Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, chúng ít được nghiên cứu. Trên thị trường và mạng xã hội loài này có thời điểm giao bán giá lên đến 2.000 đôla Mỹ. (Ảnh: Thomas Ziegler).

    Thằn lằn cá sấu có khả năng leo trèo giỏi nhưng lại thích sống dưới nước. Điều đặc biệt ở chúng khiến nhiều người ngạc nhiên là việc sở hữu ngoại hình cá sấu, với bộ da sần sùi, đuôi dài có hai hàng gai dựng đứng kiểu săn mồi ẩn nấp dưới mặt nước như cá sấu và khả năng bơi không thua kém các loài dưới nước. Đây cũng là điểm độc đáo khiến nhu cầu tìm mua để làm cảnh của người dân ngày càng gia tăng.

    Nhằm bảo tồn loài động vật đặc biệt trên, Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đang nhân nuôi sinh sản. Thế hệ đầu tiên đã thành công và hy vọng thời gian tới duy trì bảo tồn quần thể của loài trong điều kiện nuôi nhốt nhân tạo, cung cấp nguồn giống để phục vụ chương trình tái thả tự nhiên. (Ảnh: Thomas Ziegler).

    Theo nhân viên tại Trạm này, thằn lằn cá sấu là loài động vật biến nhiệt nên nuôi không dễ, cần để ý nhiệt độ ở chuồng trại thường xuyên. Chúng chủ yếu ăn côn trùng, giun đất.

    Loài này được cộng đồng châu Âu (EU), Việt Nam và Trung Quốc đề xuất nâng hạng từ Phụ lục II lên Phụ lục I do số lượng cá thể hiện rất ít. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh cho biết, trên thế giới, loài này chỉ còn ở Trung Quốc khoảng 1.000 con. Ở Việt Nam còn trên 100 con, sinh sống ở khu vực rừng Yên Tử thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Áo Phông Lacoste Made In Peru
  • Mắt Kính Cá Sấu Lacoste Chính Hãng
  • Kìm Kẹp Cá Sấu 18Inh
  • Mỏ Lết Răng, Kìm Cá Sấu, Pipe Wrenches, Kềm Ống. Mcc Japan.
  • 3 Loại Keo Dán Gạch Thái Lan Nỗi Bật Không Thể Bỏ Qua

Mua Trúng Cá Lạ, Vảy Óng Ánh, Nghi Sủ Vàng Quý Hiếm

--- Bài mới hơn ---

Cá Anh Vũ, Cá Sông Tự Nhiên Quý Hiếm

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Anh Vũ Tây Nguyên 01/2021
  • Mua Cá Anh Vũ Chất Lượng Giá Bao Nhiêu Tiền ?
  • Chả Cá Anh Vũ Giảng Võ
  • Cá Anh Vũ Quý Hiếm, Món Ngon Huyền Thoại Tiến Vua
  • Cá Anh Vũ Tiếng Anh Là Gì? Sống Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg?
  • Thứ Năm – 04/12/2014

    Ít ai biết dòng Sê San hùng vĩ chảy qua hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum, ngoài trữ năng thủy điện khổng lồ còn chứa trong lòng nó những đặc sản mà thiên nhiên ban tặng. Đó là loại cá tiến vua Anh Vũ, cá Sọc Dưa có tên trong Sách đỏ thế giới hay các loại cá Chiêng (cá chiên) , cá Lăng… ngon nức tiếng gần xa.

    Ít ai biết dòng Sê San hùng vĩ chảy qua hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum, ngoài trữ năng thủy điện khổng lồ còn chứa trong lòng nó những đặc sản mà thiên nhiên ban tặng. Đó là loại cá tiến vua Anh Vũ, cá Sọc Dưa có tên trong Sách đỏ thế giới hay các loại cá Chiêng (cá chiên) , cá Lăng… ngon nức tiếng gần xa.

    Những làng người Jrai ở hai bên bờ sông vẫn còn nhớ nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện đầy tự hào của các lão ngư đã từng một thời tung hoành trên dòng Sê San. Vận may vẫn đến khi họ may mắn bắt được những loại cá quý này…

    Vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và vì có ít quá nên cá Anh Vũ được tương truyền là thức tiến cho vua chúa ngày xưa. Loại cá này vinh dự được nhắc đến trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí với hình ảnh là một loại cá quý, hay trong sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi cũng có viết: “Cá Anh Vũ được dùng làm vật cúng tế thần linh(…), để tiến Vua”. Điều này chứng tỏ lịch sử đã dành cho cá Anh Vũ một vị trí ưu ái trong các thức ngon đất Việt. Quý hiếm là vậy nên thời nay, nó luôn được các tay sành ăn tìm kiếm để thỏa khẩu vị.

    Cá Anh Vũ

    Sê San là một trong số ít những dòng sông trên đất Việt có cá Anh Vũ. Cá chỉ nặng chừng 5-6 kg, trông bên ngoài giống cá trôi nhưng vảy óng ánh và đầu cá rất lạ. Ở phía Bắc có nơi gọi là cá Lợn vì đầu cá hao hao đầu lợn. Theo nhiều lão ngư sống gần dòng Sê San thì thức ăn của cá là các loại rong, tảo bám trên những vách đá dưới sông. Ngư dân phải lặn sâu xuống vùng có cá (thường là những vùng nước sạch, yên tĩnh và có nhiều hang hốc-P.V) rồi dùng các loại lưới vây bắt. Khi bắt được cá người ta thường mổ lấy ruột ngay vì cá rất dễ chết và sẽ trương lên, bốc mùi khó chịu rất nhanh, ăn cũng không còn ngon nữa.

    Theo nhiều người, cá Anh Vũ không còn nhiều ở dòng Sê San, bởi chịu nhiều tác động của con người. Để bắt được cá, ngư dân phải đi ngược lên rất xa phía thượng nguồn, nơi có dòng nước sạch và yên tĩnh. Có khi nhiều chuyến phải về không vì cá ngày càng hiếm. Một số nhà hàng ở TP. Pleiku thường có món cá Anh Vũ nấu măng. Vị ngọt của thịt cá, mùi thơm của gia vị, vị chua của măng rừng quyện vào nhau, xộc vào mũi khách làm… ướt nhòe cả chân răng.

    Ngư dân dọc sông Sê San lấy việc bắt được cá Anh Vũ làm điềm may. Nhưng ngay cả ngư dân từ lâu lắm rồi cũng quên cả vị cá, bởi giá trị của nó khá cao và hiếm dần. Mỗi con cá bán đi mua được hơn cả trăm kg gạo. Vậy là đành tiếc rẻ bán cho các thương lái. Hình như chưa có cơ sở, đơn vị nào nuôi, nhân giống thành công loại cá quý hiếm này.

    Loại cá có tên trong Sách đỏ thế giới

    Dòng Sê San còn là môi trường sống của một loại cá đặc hữu khác là cá Sọc Dưa (ở phía Nam gọi là cá Trà Sóc). Loại cá này có mặt ở một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Philippine, Malaixia. Ở sông Tiền của Việt Nam cũng có cá Sọc Dưa. Nhưng chính sự xuất hiện của nó ở sông Sê San của Gia Lai mới là điều bất ngờ thú vị.

    Anh Trần Tín – Tác giả bên con cá chiêng nặng hơn 40 kg.

    Cá Sọc Dưa có thân thon dài, hai đôi râu tương tự cá chép, vảy to; đuôi và vây màu hồng. Đặc biệt, cá có những sọc hai bên thân kéo dài từ đầu đến đuôi do các vảy đen tạo thành. Cá Sọc Dưa có trọng lượng trên dưới 20 kg/con. Nhưng trên dòng Sê San, ngư dân vẫn thi thoảng bắt được những con cá có trọng lượng lên đến 40-50 kg, cá biệt có con nặng hơn 60 kg. Tên khoa học của cá là Probarbus Jullieni và có tên trong Sách đỏ thế giới, đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn săn bắt và môi trường sống biến đổi.

    Ông Ksor Út- một ngư dân trên 60 tuổi ở làng Tút 1, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah) kể: “Ngày trước chưa có các công trình thủy điện, người dân ở hai bên bờ sông vẫn thường nghe các loài cá lớn quẫy đến… giật mình. Dân có nghề chỉ cần vài tiếng đồng hồ ngồi xem móng nước là đã biết có cá. Mình tả không được đâu, chỉ là nhờ kinh nghiệm hơn 40 năm của nghề thôi. Nhưng cá Sọc Dưa cũng hiếm dần rồi, có khi phải đi vài chuyến mới săn được…”.

    Thường, mùa mưa là mùa ngư dân bắt được cá Sọc Dưa nhiều nhất trong năm, bởi chúng lên đẻ trứng trên các ghềnh đá. Ngư dân phải đi bộ hơn cả chục cây số đường rừng, lại đến nơi đoán có cá, hạ trại, đốn cây rừng làm bè để bơi ra sông giăng câu, mồi là những con cá sống được móc vào nhiều lưỡi câu. Họ chọn những gốc cây to để cố định giàn dây câu và thả mồi. May mắn, câu được một hai con với trọng lượng khoảng 20 kg trở lên, ngư dân đã kiếm được tiền triệu, bởi giá mỗi kg cá khá cao. Hiện loại cá quý đã được nhân giống thành công tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (Tiền Giang).

    Ngoài Anh Vũ, Sọc Dưa, dòng Sê San còn chứa trong lòng nó những loài cá quý khác như cá Chiêng, cá Lăng với trọng lượng con lớn lên đến hơn 40 kg hay cá Chình… Hiện ngư dân các làng Tut 1, 2, làng Tip ở xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah) hay đi săn các loại cá này.

    Tìm hiểu cá quý trên dòng Sê San cũng có thể, đến… Quán Lộc Vừng, 03- Bùi Dự, phường Hoa Lư, TP. Pleiku. Đây là quán duy nhất ở Bắc Tây Nguyên kinh doanh duy nhất các món cá. Khách đến quán không thể nào quên nổi dư vị của món lòng cá Chiêng, cá Lăng xào, cá Anh Vũ nấu măng… Chủ quán, anh Trần Đức Tín cũng là một “pho sử” sống về cá quý.

    Lúc tôi đến, thì anh Tín vừa mua một con cá Chiêng thuộc loại “khủng”, lên đến hơn 40 kg. Anh bảo những con cá này ngư dân chỉ có thể bắt bằng cách câu dây văng với giàn câu. Khi câu được, một hoặc hai người lặn xuống nước, người trên bè kéo câu. Một cây vợt lớn có thòng lọng được cố định trên bè đợi sẵn. Khi kéo được cá lên gần mặt nước, ngư dân dùng vợt bắt cá, sau đó rút thòng lọng kéo lên. Nói là đơn giản vậy nhưng lắm lúc ngư dân cũng bị cá hất tung xuống bè. Chuyện sứt đầu, chảy máu trong những chuyến câu như vậy không hiếm.

    Cùng với thời gian, sự biến đổi về khí hậu, môi trường sống và nạn đánh bắt vô độ của ngư dân, những loài cá quý này cũng mất dần “đất” sống. Nếu không có chiến lược giữ gìn, bảo vệ có lẽ các loài cá quý trên dòng sông này sẽ chỉ còn là… truyền thuyết!

    Với sự hiện hữu của nhiều loại cá quý trên dòng Sê San, có thể xem đó như là một “biệt đãi” nữa của thiên nhiên dành cho mảnh đất cao nguyên này.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Loạn Thông Tin, Thật Giả Cá Anh Vũ Phân Biệt Làm Sao?
  • 5 Loài Cá Tiến Vua Quý Hiếm Có Nguồn Gốc Từ Sông Đà
  • Đi Săn Cá Anh Vũ
  • 【1/2021】Cá Anh Vũ Sống Ở Đâu
  • Cách Làm Cá Thu Kho Tiêu Ngon Chuẩn Như Đầu Bếp

Top 7 Loại Cá Quý Hiếm Và Đắt Nhất Việt Nam 2022

--- Bài mới hơn ---

  • Top 10 Loại Cá Quý Hiếm Và Đắt Nhất Việt Nam 2022
  • Cá Đắt Nhất Việt Nam Trị Giá Tiền Tỷ
  • Bùng Nổ Thị Trường Cá Cảnh
  • Thị Trường Cá Hồi Toàn Cầu 2022 Đến 2029
  • Mỹ Trở Lại Vị Trí Dẫn Đầu Thị Trường Nhập Khẩu Cá Tra Việt Nam Năm 2022
  • Cá là một loài sinh vật khá phong phú và đa dạng về chủng loại, có nhiều loài cá với hình dạng kỳ quái có thể khiến chúng ta hoảng sợ khi bắt gặp. Tuy nhiên cũng có nhiều loài cá có màu sắc rực rỡ mà chúng ta thường để làm cảnh và nuôi trong nhà. Bài viết này mình xin giới thiệu đến các bạn top 7 loài cá quý hiếm và đắt nhất Việt Nam.

    Nội Dung Chính Của Bài Viết

    Loài cá này có nguồn gốc từ Trung Quốc, thế nhưng Nhật Bản mới là nơi mà loài cá này được ưa chuộng và nuông chiều như thú cưng, trên cơ thể loài cá này có những màu sắc hoa văn giống như hình xăm mang nhiều ý nghĩa khác nhau, chúng là biểu tượng cho sự may mắn và thành công. Giá bán một con cá chép koi size 32-35cm là 700k/con.

    Cá rồng platium- loài cá cảnh đắt nhất thế giới

    Loài này còn được mệnh danh là vua các loài cá cảnh và được giới chơi cá kiểng săn lùng ráo riết. Cá rồng platium là một dạng đột biến đặc biệt về màu sắc cơ thể, tương tự như dạng đột biến bạch tạng ở con người, làm cho cơ thể chúng có màu trắng toát, trong khi họ hàng của chúng có lớp váy đỏ hay xanh, vàng bắt mắt. giá của loài này dao động từ 10,000-80,000 USD/con (khoảng 200 triệu đồng tới 1,7 tỷ đồng) tùy theo kích thước và tuổi đời.

    Cá Ranchu (Nhật Bản) thường được biết đến như là vua của các loài cá vàng. Loài này sinh sôi và phát triển mạnh mẽ nhất tại “xứ sở mặt trời mọc”. Hình dạng chung của Ranchu rất quan trọng. Cần phải có sự cân đối giữa phần đầu, thân và đuôi. Ranchu phải có khả năng bơi lội mạnh khỏe và khoan thai, cử động phải nhẹ nhàng và duyên dáng. Ranchu là loài cá khá dễ nuôi, tuy nhiên tuy nhiên để nuôi một con cá Ranchu chuẩn, không lai tạo thì lại không hề đơn giản, chính vì vậy mà giá của nó cũng khá cao. Nằm trong khoảng từ 2 triệu đến 5 triệu/1 cặp.

    Loài cá này còn có tên khoa học là Otolithoides Biauritus hay cá sủ vây vàng, chúng thường sống ở vùng biển Ấn Độ Dương, trong đó có Việt Nam. Loài cá này có giá trị y học cao, chiều dài tối đa của nó có thể lên đến 1,6m. Khối lượng con cá trưởng thành có khi lên đến cả trăm thậm chí là vài trăm kg. Bong bóng cá được dùng làm chỉ khâu tự tiêu trong y học có giá trị hàng chục ngàn USD tùy theo kích thước. Rất nhiều người cho rằng việc ăn cá sủ vàng sẽ đem lại nhiều may mắn và phát đạt.

    Cá rồng nước ngọt vảy vàng

    Loài này được du nhập vào Việt Nam từ các nước Indonesia, Malaysia, Singapore … dùng để làm cảnh với ý nghĩa mang lại may mắn cho gia chủ. Đây cũng là một trong số các loài cá “sang, chảnh” nhất Việt Nam hiện nay vì chỉ nghe đến cái tên thôi người ta cũng đã cảm nhận được vẻ quý phái của nó rồi, nó được nhiều gia đình ở Việt Nam lựa chọn để nuôi dưỡng trong một cái hồ lớn chỉ có mình nó, vì loại cá này chỉ thích sống một mình. Giá thành của loài này thường khá cao từ vài triệu đệu đến vài trăm triệu đồng/con.

    Cá chọi Betta

    Nguồn gốc xuất xứ của loài cá này là Thái Lan. Nó là một chiến binh bách khả chiến bại ở trong đấu trường chọi cá, loại cá này có đủ các màu sắc tuyệt đẹp trên cơ thể, giá cả của loài này cũng vô chừng. Cá nhỏ chỉ vài chục nghìn một con, nhưng cá lớn có khi lên đến vài nghìn USD. Tùy theo mức độ anh dũng của nó trên “chiến trường”.

    Cá La Hán có tuổi thọ trên 10 năm

    Đây là loài cá được ưa chuộng tại Việt Nam trong nhiều năm, loài này có tên khoa hoc là Flower Horn. Chiếc đầu của nó trông ngộ nghĩnh như ông thọ, đây là tiêu chí để đánh giá giá trị của một con cá La Hán (cái đầu càng gù càng có giá trị). Cá la hán trên thị trường thường có giá rất cao thường vào khoảng 400-700.000 đồng/1 con cá giống. Cá trưởng thành thì có khi lên đến cả chục triệu, thậm chí là cả trăm triệu đồng/con.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Top Các Diễn Đàn Chim Cá Cảnh Tại Việt Nam Uy Tín Nhất
  • Các Loại Cá Cảnh Khiến Dân Chơi Phát Sốt Tại Việt Nam
  • Thuần Dưỡng Tăng Tỷ Lệ Sống Loài Cá Cảnh Bản Địa
  • 6 Loài Cá Bản Địa Quý, Hiếm Đang Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng Sẽ Được Hồi Sinh Trên Địa Bàn Tỉnh
  • Vũ Green Chuyên Làm Và Thiết Kế Bể Cá Cảnh Hàng Đầu Việt Nam

Nuôi Cá Quý Hiếm Ở Tuyên Quang: Nghề Hốt Bạc

--- Bài mới hơn ---

  • Cửa Hàng Bán Cá Chả Kinh Doanh Bánh Mì Ở Tuyên Quang
  • Gỏi Cá Bỗng Sông Lô Tuyên Quang
  • Tìm Mua Cá Chả Bán Bánh Mì Ở Tỉnh Tuyên Quang
  • Mẹo Mua Hải Sản Tươi Sống Tại Chợ Cảng Cá Thọ Quang Đà Nẵng
  • Đà Nẵng Xây Dựng Cảng Cá Thọ Quang Thành Trung Tâm Kinh Tế Gắn Với Du Lịch
  • Vài năm trở lại đây nghề nuôi cá bỗng, chiên, anh vũ ở Tuyên Quang đã mang lại lợi nhuận rất cao.

    Nuôi 1 con lãi 1,5 triệu đồng

    Ông Nguyễn Hữu Tân – một trong những người nuôi cá quý hiếm sớm nhất ở Tuyên Quang hiện đang nuôi 39 con cá chiên và trên 200 con cá bỗng. Mỗi năm nhặt con to ra bán sau đó mua con giống thả bổ sung, trừ mọi chi phí ông cũng lời được 60-70 triệu đồng. Hiện nay, trọng lượng cá trong lồng của ông đạt trung bình 5kg/con.

    Ông Tân cho hay, nuôi cá chiên và cá bỗng tương đối đơn giản. Tỉ lệ sống của cá chiên đạt 70-80%, cá bỗng đạt 95%. Vì nuôi trong lồng ở dưới sông nên vấn đề dịch bệnh không phải là vấn đề lớn. Các bệnh ở 2 loại cá này thường gặp như nổi mụn và tụ trùng, nhưng việc xử lý lại tương đối đơn giản. Thức ăn cho cá gồm giun, cá vụn nước ngọt và đồ phế thải của chăn nuôi. Mỗi năm, trọng lượng của cá tăng khoảng 2kg. Người nào nuôi giỏi sẽ tăng được 2,5 kg. Khi cá đạt trọng lượng 1kg thì bắt đầu lớn nhanh.

    Giám đốc TT Khuyến nông Tuyên Quang Nguyễn Đại Thành cho biết, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 400 lồng cá quý hiếm, trải dọc từ hồ thuỷ điện Na Hang xuống TX. Tuyên Quang. Hai loại cá quý hiếm được nuôi phổ biến là cá bỗng và cá chiên. Mỗi năm các lồng cá cung cấp cho thị trường khoảng 300-400 kg. Sản lượng này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ của thị trường. Giá bán trung bình từ 200 ngàn đ/kg với cá bỗng và 400 ngàn đ/kg đối với cá chiên. Tuy nhiên, muốn mua được phải đặt trước mới có.

    Sẽ sản xuất được giống?

    Trong khi cá chiên và cá bỗng giống rất hiếm thì cá lăng trong tự nhiên lại rất nhiều. Dân chài lưới bắt được bao nhiêu cho vào nồi hết. Tuy nhiên, đã rất nhiều người nuôi nhưng không thành công. Nuôi được một thời gian thì cá lăn ra chết. Cho đến nay các cơ quan chuyên môn cũng chưa có một sự giải thích thấu đáo nào.

    Trong khi đó, một số người dân đang nuôi thử nghiệm loại cá này cùng với cá rầm xanh, anh vũ tại vùng tiểu khí hậu đặc trưng Na Hang thì lại cho kết quả tương đối khả quan. Nhìn chung cá phát triển tương đối tốt. PGĐ Sở NN-PTNT Tuyên Quang Nguyễn Thọ Lai cho hay, hiện nay tỉnh đang kết hợp với Viện Thuỷ sản thực hiện đề án sản xuất thử giống cá bỗng và tiến hành nuôi thử nghiệm cá rầm xanh, cá lăng và cá anh vũ. Bước đầu rất khả quan. “Nếu thành công thì nghề nuôi cá quý hiếm của Tuyên Quang sẽ mang lại giá trị rất lớn. Để khuyến khích và nâng cao kỹ năng nuôi các loại cá này, hiện nay tỉnh đang tích cực hỗ trợ về kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm, hỗ trợ làm lồng cá đạt tiêu chuẩn… cho người nuôi”. Ông Lai cho biết.

    VŨ MINH VIỆT

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bật Mí Địa Chỉ Sản Xuất Cá Chả Giá Sỉ Chất Lượng Tại Tuyên Quang
  • Thiết Kế Website Cá Cảnh Tuyên Quang
  • Bán Đồ Câu Cá Tại Quảng Ngãi, Đại Lý Cần Câu Cá Tại Tỉnh Quảng Ngãi
  • Các Tiệm Bán Máy Ép Chả Cá Ở Quảng Ngãi
  • Thi Công Bể Hải Sản Tại Quảng Ngãi

Cá La Hán Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá La Hán Con

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Nuôi Cá La Hán Con Mau Lớn
  • Cách Nuôi Cá La Hán Con
  • Nằm Mơ Thấy Ăn Cá Đánh Con Gì, Là Điềm Gì?
  • Nằm Mơ Thấy Cá Lóc Là Điềm Báo Gì ? Đánh Con Gì ?
  • Cá La Hán Ăn Gì Để Lên Đầu, Cách Chăm Sóc, Kỹ Thuật Nuôi Cá Đẹp Nhất
  • Cá La hán là một giống cá cảnh hết sức phổ biến, được giới chơi cá đặc biệt quan tâm.Nguồn thức ăn cho cá La hán rất phong phú. Bài viết này sẽ chia sẻ tới độc giả về thức ăn của cá La hán.

    Các loại cá nước ngọt như cá lia thia, cá rô, cá trâm là món khoái khẩu cho La hán. Bởi các loại cá này có kích thước vừa phải, không quá to, trừ cá trâm là loài di chuyển khá nhanh nên sẽ gây khó khăn cho La hán.

    Thức ăn sống như tép cũng được nhiều người chọn khi nuôi La hán bởi kích thước nhỏ, giá thành phù hợp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, ngoài ra tép sống còn chưa carotene rất có lợi cho việc giúp cá lên màu.

    Một nguồn thức ăn khác có thể kể tới là cá chép, cá ròng. Đây là loại thức ăn sống tương đối rẻ tiền, lại dễ tìm dễ mua tại các chợ dân sinh. Lưu ý khi cho La hán ăn các loại thức ăn này người nuôi cần rửa sạch để đảm bảo thức ăn không mang mầm bệnh. Nhiều trường hợp cho ăn thức ăn không vệ sinh dẫn tới cá La hán mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, rất khó chữa trị.

    Ngoài ra trùn chỉ (giun), lăng quăng, bo bo cũng quá quen thuộc với những người chơi cá cảnh. Tuy nhiên những loại thức ăn này thường mang nhiều vi khuẩn vì môi trường sống của chúng thường ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho La hán ăn các loại như giun, lăng quăng, bo bo cần rửa sạch hoặc giữ vệ sinh bằng cách thay nước chứa thường xuyên để hạn chế vi khuẩn phát triển.

    Thức ăn đông lạnh

    Tuy hàm lượng dinh dưỡng không cao bằng nhưng độ tiện lợi và ưu điểm hạn chế được vi khuẩn của các thực phẩm đông lạnh là lý do khiến nhiều người nuôi La hán lựa chọn loại thức ăn này cho cá của mình. Có thể kể đến nhiều loại như: tôm tép đông lạnh, trùng đỏ, thịt bò, tim bò, cá đông lạnh, thức ăn tổng hợp say nhuyễn. Lưu ý khi sử dụng các loại thức ăn say nhuyễn cần đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh bể bởi lượng thức ăn thừa có thể làm dơ nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

    Thức ăn viên

    Ưu điểm của loại thức ăn này là dễ dàng vệ sinh, khả năng bảo quản cũng như sử dụng tương đối cao. Tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ và người mua cũng có khả năng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Loại thức ăn này thường gây khó tiêu đối với cá, đặc biệt khi cho ăn quá nhiều La hán sẽ quen và không thích ứng với việc ăn các thức ăn tươi sống.

    Các loại thức ăn khác

    Ngoài các loại thức ăn kể trên, có thể nuôi cá La hán bằng: ốc bươu vàng, thịt bò, tim bò, tôm, thằn lằn, giun đất, cào cào, trứng kiến, sâu bọ,…

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chỉ Bạn Cách Nuôi Cá La Hán Thành Công
  • Chăm Sóc Cá La Hán Con Sau Khi Đẻ
  • Chăm Sóc Cá La Hán Con Mới Nở
  • Cách Lựa Chọn Cá La Hán Trưởng Thành
  • Các Loại Cá La Hán Đẹp Nhất Trên Thế Giới

Nuôi Loài Cá Sắp Tuyệt Chủng, Quý Hiếm Trên Sông Sêrêpốk

--- Bài mới hơn ---

  • Đắk Lắk: Loài Cá Rô Cờ Quý Hiếm Cỡ Nào Mà Ở Đây Thuần Hoá Và Nuôi Nhân Giống?
  • “đột Nhập” Nơi Nuôi Loài Cá Sắp Tuyệt Chủng, Dân Sành Ăn Săn Lùng
  • Ta Có Một Quả Long Châu
  • Những Loại Cá Tốt Và Không Tốt Cho Sức Khỏe Của Bạn
  • Sự Khác Biệt Giữa Marlin Và Cá Cờ Và Cá Kiếm
  • Sự thay đổi toàn bộ hệ sinh thái trên dòng sông Sêrêpốk đã ảnh hưởng đến 201 loài cá trong khu hệ sông Mê Kông.

    Những loài cá di cư sinh sản đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có cá Mõm trâu và cá Rô cờ. Lưu giữ, bảo quản nguồn gen

    Ở nước ta, hai loài cá Mõm trâu và Rô cờ phân bố trong phạm vi hẹp trên lưu vực sông Sêrêpốk, chủ yếu ở huyện Buôn Đôn và Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk).

    Cá Rô cờ được nuôi thuần trong lồng bè ở xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk).

    Cá Rô cờ thường di cư theo chiều dọc từ dòng chính sông Mê Kông vào vùng ngập nước lũ trong mùa mưa và quay trở lại vào mùa khô hoặc đến các vùng nước cư trú lâu dài khác.

    Còn cá Mõm trâu lại ưa thích những khúc sông rộng có nhiều ghềnh, đáy đá. Trong mùa khô và những tháng đầu mùa mưa có thể bắt gặp loài cá Mõm trâu này trên các nhánh và suối thuộc sông Sêrêpốk. Đến mùa mưa, cá Mõm trâu di chuyển đến vùng nước sâu hơn và sống ở đó suốt mùa mưa.

    Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thì 5 năm trở lại đây, nguồn lợi hai loại cá Rô cờ và cá Mõm trâu này sụt giảm nghiêm trọng. Nếu như sản lượng khai thác cá Rô cờ còn khoảng 200 – 300 kg/năm, mỗi con nặng từ 0,3 – 0,8 kg/con và không còn khả năng khôi phục đàn, thì cá Mõm trâu chỉ đánh bắt được 6 cá thể vào năm 2014 tại huyện Buôn Đôn, đến năm 2022 thì không bắt gặp cá thể nào.

    Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, loại cá Mõm trâu này bắt đầu xuất hiện (trọng lượng khoảng 0,2 – 0,3kg/con), có thể do quá trình thích nghi của cá với các thủy điện ngăn dòng và đóng xả nước không theo quy luật.

    Xác định mức độ quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen và xây dựng quy trình sản xuất giống cá để tái tạo nguồn lợi của hai loài cá Rô cờ và cá Mõm trâu nói trên trong tự nhiên, Bộ NN-PTNT đã triển khai đề tài “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản nước ngọt khu vực Đắk Lắk năm 2022”.

    Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa, sản xuất giống cá Rô cờ” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thực hiện trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông).

    Riêng cá Mõm trâu, năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk đã triển khai đề tài nghiên cứu đặc tính sinh học và ứng dụng thử nghiệm sản xuất nhưng phải tạm ngưng vì không tìm được cá thể con giống.

    Bên cạnh đó, cá Mõm trâu cần rất nhiều ô xy nên chỉ duy trì sự sống trong thời gian ngắn sau khi đưa lên khỏi môi trường sống. Do vậy cần phải tìm hiểu kỹ một số đặc điểm sinh học như phân bố, sinh thái, thức ăn của loài cá Mõm trâu này.

    Triển vọng về sản phẩm thủy sản OCOP

    Năm 2022, nhóm thực hiện đề tài đã đưa cá Rô cờ thu thập được về nuôi thuần hóa trong ao đất tại TP. Buôn Ma Thuột và lồng bè ở xã Hòa Lễ. Sau khoảng 7 tháng, cá Rô cờ đạt trọng lượng 0,7 – 1 kg/con. Qua thuần hóa cho thấy, cá Rô cờ có thể ăn tốt các loại thức ăn như: thức ăn công nghiệp, cá tạp, ngô nấu chín, rau và quả chuối.

    Cá Mõm trâu do người dân bắt được trên sông Sêrêpốk (Ảnh do nhóm thực hiện đề tài cung cấp)

    Trong suốt quá trình thuần dưỡng, cá Rô cờ ít mắc bệnh, thời gian đầu chỉ bị lở loét do tác động của quá trình đánh bắt ngoài tự nhiên và vận chuyển.

    Kết quả đã thuần dưỡng được 143 con cá Rô cờ với tổng trọng lượng khoảng 142,5 kg. Cuối năm 2022, từ đàn cá Rô cờ nuôi thuần hóa, nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn 132 cá thể khỏe mạnh, không dị hình để xây dựng đàn cá bố mẹ. Đến tháng 6-2019, đàn cá Rô cờ bố mẹ đã sinh sản.

    Cũng trong tháng 6-2019, đàn cá Mõm trâu 100 con, nặng từ 0,2 – 0,3 kg/con thu thập từ sông Sêrêpốk thuộc xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) được vận chuyển về nuôi thuần dưỡng trong ao đất nước chảy có diện tích 800 m2 ở xã Hòa Lễ.

    Tỷ lệ sống của đàn cá Mõm trâu trên sau một tháng nuôi đạt 82%. Sau 4 tháng lưu giữ, cá đạt chiều dài 23 – 34 cm, nặng 0,3 – 0,5 kg/con, bắt đầu thích nghi tốt với điều kiện môi trường trong ao đất nước chảy. So với ngoài tự nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá Mõm trâu trong môi trường nhân tạo khá chậm.

    Ông Trịnh Bá Sơn, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Đắk Lắk cho biết, việc hoàn thành công trình nghiên cứu, sản xuất giống cá Mõm trâu và Rô cờ đưa vào nuôi đại trà sẽ góp phần chủ động về con giống, hạn chế tình trạng đánh bắt trong tự nhiên; đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương.

    Chất lượng ngon nên cá Rô cờ và Mõm trâu được ví là những đặc sản “tiến vua” của Tây Nguyên với giá thành trên dưới 500.000 đồng/kg cá Mõm Trâu và 80.000 – 250.000 đồng/kg cá Rô cờ.

    Vào dịp Tết, nhiều thượng khách ở các tỉnh thành trong cả nước không ngần ngại chi khoản tiền lớn để sở hữu được những con cá quý này.

    Hiện nay, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi tỷ lệ cơ cấu đàn giống nuôi từ cá truyền thống (trắm, trôi, mè, chép) sang những loại cá có giá trị kinh tế cao, trong đó các loài cá như: Mõm trâu, Rô cờ, Chình hoa, Trà sóc. Đây sẽ là tiền đề hướng đến việc tạo ra một sản phẩm thủy sản đặc trưng vùng miền mang giá trị kinh tế cao theo chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm – OCOP.

    (Theo Báo Đắk Lắk)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bà Bầu Có Nên Ăn Hải Sản Không Và Các Loại Hải Sản Tốt Cho Bà Bầu?
  • Các Loại Cá Biển Tốt Cho Bà Bầu Giúp Bé Thông Minh
  • Cách Nuôi Cá Cờ Sinh Sản
  • Hokage Chi Chung Cực Hạ Nhẫn
  • Cá Cờ Kiếm Phi Lê/1 Kg