Xem Làng Cá Cảnh Yên Phụ
--- Bài mới hơn ---
- Gia Đình ‘năm Đời’ Truyền Thống Nuôi Cá Cảnh Trong Làng Yên Phụ
- Chất Lượng Hàng Đầu Beta Carotene 10% Cws,microcapsule Với Giá Cả Cạnh Tranh
- Đổ Chục Triệu Săn Cá Mập Cảnh Ăn Thịt
- Bể Cá Cảnh, Thức Ăn Cho Cá La Hán
- ‘kinh Hãi’ Trước Cảnh Cá Sấu Ăn Thịt Người ‘ghê Rợn’ Nhất Lịch Sử Mỹ
- Cá Cảnh Trung Quốc Bao Vây Làng Nghề Yên Phụ
- Tổng Hợp +100 Mẫu Hình Xăm Cá Chép Trên Vai, Ngực, Tay, Chân
- Cá Kho Làng Vũ Đại Xuất Khẩu Như Thế Nào?
- Koi Cá Trực Tiếp Hình Nền 2021 Koi Bối Cảnh Hd Cho Android
- Cá Cảnh Hình Nền Động Cho Android
Không quá nổi tiếng như nghề làm giấy, hay nghề trồng đào, trồng quất, nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Yên Phụ cũng góp phần làm nên những nét đặc trưng của một làng nghề cổ trên đất Tây Hồ xa xưa.
Nằm gần ngay khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, sát với nhiều khu đô thị mới sầm uất của hồ Tây, nhưng làng Yên Phụ vẫn giữ được những nét đẹp rất bình dị, dân dã của làng quê Việt Nam. Đi hết con đường Thanh Niên thơ mộng nằm giữa hai hồ lớn của Hà Nội – hồ Trúc Bạch và hồ Tây – leo lên con dốc nhỏ, rồi rẽ vào phố Yên Phụ vài trăm mét, bạn sẽ nhìn thấy cổng làng Yên Phụ với dáng nằm chênh vênh rất đặc biệt. Con đường làng quanh co, uốn lượn trong không gian xanh mướt của cỏ cây, hoa lá. Lấp ló đâu đó là những miếu mạo, đền chùa cổ kính rêu phong. Đôi khi xuất hiện những nhà cao tầng mới mọc lên với kiến trúc mới nhưng vẫn không thể át đi được vẻ đẹp thâm trầm vốn có của làng Yên Phụ cổ xưa. Bỗng nhiên có tiếng cá quẫy nước bì bọp vang lên khiến cho người du khách bất chợt giật mình nhận ra mình đang đứng giữa một không gian toàn cá là cá. Nào là cá vạn long, cá kiếm, cá vàng, cá ngựa vằn, bẩy màu… mà người làng vẫn gọi đây là cá bình dân hay cá “cỏ”. Đó là những loại cá truyền thống của làng có từ ngày xưa.
Làng cá cảnh Yên Phụ – ảnh: Tô Trâm
Công việc nuôi cá tưởng chừng như đơn giản, thanh nhàn nhưng thực ra lại vô cùng công phu, đòi hỏi người nuôi cá phải thực sự đam mê, cẩn thận, tỉ mỉ thì mới có thể làm được. Có ai nói rằng, nuôi cá cảnh giống như nuôi con thơ, quả đúng thật! Ngày ngày, người nuôi cá phải dậy từ sáng sớm cho cá ăn, kiểm tra từng bể cá, vớt cá con và thăm bệnh cho cá. Thức ăn của cá chỉ cần có giun nước và hồng trần là được. Tuy nhiên, nếu cá con chưa ăn được giun thì người nuôi cá phải ra ao hồ từ sáng sớm để vớt hồng trần, lọc lấy những con thật nhỏ cho cá con ăn. Buổi chiều lại cho cá ăn, thăm bệnh và thay nước. Đặc trưng của cá cảnh là sống trong môi trường nước rất sạch, vì vậy mà người nuôi cá phải thay nước cọ bể thường xuyên, nếu không cá sẽ bị bệnh hoặc chết vì ngạt. Miền Bắc vốn có khí hậu khắc nghiệt, mùa hè thì nắng nóng gay gắt, mùa đông thì nước lạnh cóng như băng, vì thế mà việc chăm cá, giữ ấm cho cá càng vất vả hơn. Công việc vất vả là vậy mà thu nhập từ nghề nuôi cá cảnh lại chẳng được bao nhiêu. Đã từng có rất nhiều hộ gia đình định từ bỏ nghề cổ truyền của ông cha, nhưng hình như nuôi cá cảnh đã trở thành cái “nghiệp” khiến người nuôi cá không dễ dàng từ bỏ được.
Ngày nay, mặc dù có rất nhiều làng cá cảnh xuất hiện ở Hà Nội, nhưng làng cá cảnh Yên Phụ vẫn là nơi phân phối cá cảnh lớn cho Thủ đô Hà Nội. Ở Hà Nội, hầu hết các chợ lớn như Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Mơ… đều “lấy buôn” cá cảnh Yên Phụ bởi có nhiều loại cá đẹp, giá cả lại rất hợp lý.
Hiện nay làng Yên Phụ có khoảng 20 hộ kinh doanh cá cảnh, trong đó nổi tiếng có cửa hàng của Tâm Xuân, Yến Lợi, Hạnh Vũ. Mỗi hộ đều có những bí quyết nuôi cá riêng, từ cách chọn giống cho đến phương pháp nuôi, làm cho cá chóng lớn, khỏe và đẹp. Có người còn cầu kỳ học trong sách vở, đi tìm người giỏi để học cách lai tạo giống mới. Làng Yên Phụ với cái danh của mình, hiện đang tiếp nhận những người có “máu” kinh doanh cá cảnh ở nhiều nơi đến, họ thuê cửa hàng và bán cá khắp trong cả nước.
Giữa một Hà Nội phồn hoa, đô hội mà vẫn giữ được một làng nghề truyền thống vừa đẹp vừa dân dã, bình dị như vậy thật đáng quý biết bao! Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người làng cá Yên Phụ vẫn ngày ngày miệt mài bên những chậu cá cảnh, chăm chút, nâng niu và giữ gìn truyền thống gia đình để cái tiếng của làng cá cảnh Yên Phụ mãi còn lưu truyền đến mai sau.
Nguồn tin: Theo Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long
--- Bài cũ hơn ---