Cá Bông Lau Là Gì? Thu Nhập Tiền Tỷ Từ Cá Bông Lau

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Bò Khô Chính Hiệu Bá Kiến❤️ Ngon Hết Ý?
  • Các Món Ăn Được Chế Biến Từ Cá Bò Da
  • Mua Bán Cá Bò Da Tươi Ngon Ở Tại Tphcm, Sài Gòn Làm Món Nướng Muối Ớt
  • Cá Bò Là Cá Gì? Nấu Món Gì Ngon? Mua Ở Đâu? Giá Bao Nhiêu?
  • Cá Bò Da, Mua Cá Bò Da Ở Đâu
  • Cá bông lau là loài cá nước lợ, thuộc họ cá tra. Địa điểm sông chủ yếu của cá bông lau là Đông Nam Á, khu vực sông Mê Kông.

    Cá bông lau có những đặc tính rất thú vị.

    Cá bông lau thuộc loài di trú, từ môi trường biển đến môi trường sông. Trong họ cá tra, cá bông lau là loài duy nhất có đặc tính di trú này.

    Kích thước của nó rất lớn và mức độ tăng trưởng nhanh. Cá bông lau có lưng và đầu màu xanh lá cây, bụng cá màu trắng, vảy thì trong suốt. vậy có màu hơi vàng. Chiều dài của cá bông lau tối đa là 120cm và cân nặng tối đa là 1kg. Những cái răng múa của nó chia tách ở đường giữa, kết nối với răng vòm miệng, từ đó tạo thành vệt dài hình lưỡi liềm.

    Môi trướng nước mà ca bông lau sinh sống là cá nước lợ.

    Thức ăn của chúng là những loại tảo, động vật giáp xác và trái cây.

    Người ta quan sát và lập luận rằng có ít nhất hai quần thể cá bông lau di trú từ biển vfa sông hồ. Một quần thể cá đã di cư vào tầm tháng 5-9 từ phía Nam thác Khone, đi theo dọc sông Mê Kông để vào Chiang Khong gần biên giới của Lào- Mi – an- ma và Thái Lan.

    Quần thể cá bông lau còn lại thì xuôi dòng từ Stungtreng tới vùng nước Camphuchia để đẻ trứng. Qúa trình này diễn ra vào tháng 5 tới tháng 8.

    Ở các vùng nước đó, ca bông lau và đàn của nó sôn rất sâu như ao , hồ, sông nước lợ. Tại đồng bằng sông Cửu Long, đánh bắt những chú cá bông lau trên 4 kg là điều quen thuộc, nhưng phải đợi vào mùa,tháng 11 âm lịch, người dân sẽ dùng lưới đi đánh bát nó.

    Ở nước ta, đừng đàn cá bông lau từ cửa biển vào, lượn lờ ở Tiểu Cần, Cầu Kè( Trà Vinh) để tới sông Hậu đẻ trứng.

    Theo nhà nông , cá bông lau tăng trưởng nhanh, dễ nuôi và mang lại hiệu quả cao.

    Cá bông lau dễ nuôi và kháng bệnh khá tốt. Ở độ mặn cao nhưng cá bông lau vẫn phát triển, ca bông lau phù hợp với kiều kiện vùng giáp biển.

    Bước đầu tiên khi nuôi cá bông lau trong ao đât là chuẩn bị, lựa chọn giống.

    Tiếp đó là quan sát theo dõi nôi trường nước, phải có độ ăn phù hop với. Thức ăn công nghiệp có cá chiếm 85%

    Sau hơn 1 năm, cá bông lau sẽ đạt 1,2 – ,13 kg/ con và thu hoạch lên tới 5 tấn/2.000m2.

    Giá bán ra là 120.000 đồng/ kg.

    Loại cá bông lau đực nuôi dưỡng trong ao đất sẽ có chất lượng thịt ngon hơn bình thường.

    Cá bông lau không chỉ có giá trị kinh tế cao, còn có khả năng nấu nướng. Lượng thịt cá gần cá trong tự nhiên, thịt trắng và thơm, ít mỡ.

    Tại Việt Nam, các nhà nông sản, nhà nghiên cứ đã tìm ra phương pháp nuôi cá bông lau nhân tạo thành công.

    Mục đích của lai giống nhân tạ0 là khôi phục đà cá tự nhiên, hiệu quả kình tế thấp.

    Bước thứ hai là chọn giống cá bố mẹ. Những ao nuôi để lâu cần sục khí và mè lại với không khí được sục 3-4 ngày 1 lần . Nuôi cá bông lau thường được kết hợp với các loại cá khác như: cá chép, mè vinh, có mật độ thả là 5-10kg/m3, xa ống nước thải và con đường vận chuyển thuận lợi.

    Yêu cầu chọn cá bố mẹ: Các cá thể khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, không bị dụ hình.Mỗi mùa vụ nuôi, cá giống bố mẹ được bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 11 năm sau. Thức ăn cho cá giống là loại thức ăn hỗn hợp tự chế biến hoặc là thức ăn công nghiệp như: thức ăn chìm, thức ăn viên.

    Lượng thức ăn khi nuôi cá trong ao đất cần được quan sát và tùy chỉnh cho phù hợp với quà trinh tăng trưởng của cá.

    Lưu ý:

    Người nuôi cần thường xuyên kiểm tr bè và sửa chữa nó, gỡ bỏ rác bám quanh bè. Thời gian nước chảy bị yêu cần để nguyên máy bơm quạt nước ở đó, nhằm tăng oxy hòa ta. Một nhà chăn nuôi giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ biết sửa chữa và quan sát, xử lý kịp thời các tình huống.

    Một phương pháp nữa của chăn nuôi cá bông lau là gieo tinh nhân tạo

    Nhìn bên noài, khó nhận ra phân biệt cá đực và cá cái. Đến mùa sinh sản, cá đực có lỗ sinh dọc dạng hơi tròn lồi ra, còn ở cá cái, lỗ sinh dục sẽ nằm lõm vào.

    Ương nuôi cá giống

    Sau khi nở trứng được 1 ngày, cá đã hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn phù du.

    Giai đoạn 1: Nở trứng xong, cá trong giai đợn nằm thở trong bể Composita và có thể tích 1m3, mật độ thả cá bông lau là 300con/ m3. Nó khác với bất kỳ kỹ thuật nuôi cá chép, ếch, cá tra ,…

    Giai đoạn 2; Cá có thể ương trứng trong bể Composte vơi thể thích 1m3 nhiều hơn k , mật độ khác không, tỷ lệ sống của cá bông lau là 10,9 % đến 98%.

    Loài cá bông lau ở nước ngọt, được ví như một món quà quý giá của vùng sông nước miền Tây. Cá bông lau còn được gọi là ” nhân sâm nước” .Thịt cá bé ngậy, mùi hấp dẫn và thịt của chúng có hương bị đặc trưng, lại an toàn cho sức khỏe.

    Bạn có biết: Gía trị dinh dưỡng của cá bông lau

    Nhờ những chất dinh dưỡng mà cá bông lau rất tốt cho sức khỏe:

    Canxi: bổ xương khớp, căng cường sức khỏe xương

    Chất béo: hỗ trợ tăng cân, cải thiện chúng biến ai,.

    Sắt: giúp lưu thông khí huyết, duy trì sức khỏe và chống lại mệt mỏi.

    Với phụ nữ sau sinh và gười già mệt mỏi, cá bông lai còn là thần dược, an thai và cải thiện sức khỏe.

    Với trẻ coi xương, chán ăn , cá bông lau giúp ăn ngon, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng.

    Một số món ngon từ cá bông lau

    Một số món ngon từ cá bông lau đã được công nhận và ưa chuộng từ các tỉnh miền Tây.

    Cháo cá bông lau

    Canh chua cá bông lau

    Cá bông lau kho

    Các món ăn từ cá bông lau rất dễ làm, không tốn nhiều thời gian. Cá bông lau không chỉ có giá trị kinh tế, ẩm thực mà còn có khả năng xuất khẩu, từ đó tạo thu nhập cho bà con ngư dân.

    Trong số những công ty phân phối con giống tại Việt Nam, Navifeed là đơn giản, sáng tạo và tỉ mỉ trong chăn nuôi.

    Navifeed là công ty cổ phần về ngành thủy sản luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng. Luôn trung thực là nơi đáng tin cậy cho khách hàng và nhà đầu tư là môi trường sáng tạo và năng động cho nhân viên và là tổ chức có trách nhiệm với xã hội.

    NAVIFEED phấn đấu trở thành nhà cung cấp thức ăn thủy sản hàng đầu để góp phần tạo ra thực phẩm an toàn cho cộng đồng. Giữ vững vị trí số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh, thu hút nguồn nhân lực có tài, có tâm.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Bông Lau Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Gía Bao Nhiêu Tiền?
  • Cá Khô Astrakhan ( Vobla) Của Nga 1Kg
  • Những Điều Thú Vị Về Loài Cá Astrakhan Của Nga
  • Cá Khô Astrakhan Của Nga Giá Tốt Nhất Hà Nội
  • Cách Nuôi Cá Axolotl. Kỹ Thuật Nuôi Kỳ Giông Axolotl Cho Người Mới

Cá Bông Lau Xứ Vàm Nao

--- Bài mới hơn ---

  • Xem Cá Bông Lao Xứ Vàm Nao
  • Lưới Cá Bông Lau Ở Vàm Nao
  • Mua Cá Bông Lau Mua Ở Đâu
  • Ngư Dân An Giang Trúng Đậm Nhiều Cá Bông Lau To
  • Nuôi Cá Bông Lau Giống Tự Nhiên
  • Hò…ơ…Ở trên Châu Đốc ngó xuống Vàm Nao…Thấy con cá bông lau nó nhảy nhào vô lưới…Anh ngồi anh chắc lưỡi…Hò…ơ… anh ngồi anh chắc lưỡi…không biết chừng nào mới cưới đặng em !

    Câu hò xưa được cập nhật lại, thay vì hò “Thấy con cá đao…” người ta cải biên: “Thấy con cá bông lau nó nhảy nhào vô lưới” nhưng vẫn đảm bảo âm vận, ý nghĩa và nhất là phản ánh rất sát đúng một loài thủy sản đặc hữu của con sông Vàm Nao, thuộc tỉnh An Giang.

    Nói cá bông lau là một loài thủy sản đặc hữu của sông Vàm Nao là rất đúng, và cũng rất… không đúng! Bởi lẽ dân số bông lau được phân bố sống rải rác khắp sông Tiền, nhất là trên sông Hậu, có nhiều ở vùng hạ nguồn như miệt Kế Sách, Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Nhưng, đặc biệt là chúng đã chọn sông Vàm Nao làm nơi quần cư với mật độ nhiều hơn những nơi khác.

    Dòng Mê Kông chảy vào lãnh thổ Việt Nam chia ra thành hai nhánh gọi là sông Tiền và Sông Hậu. Còn sông Vàm Nao như một dấu gạch ngang của chữ H nối liền hai nhánh Cửu Long giang. Có lẽ nhờ vào địa hình và thủy triều đặc biệt của dòng Vàm Nao mà nhiều loài cá sông về đây trú ngụ, trong đó có 2 loài cá quý hiếm là cá hô và cá bông lau.

    Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, là lúc ngư dân hai bên bờ bước vào mùa đánh bắt cá bông lau. Mùa cá bông lau kéo dài từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau. Vào mùa đánh bắt, xóm làng nhộn nhịp hẳn lên mọi người dồn sức cho việc thả lưới, bắt cá. Trên dòng Vàm Nao, ngư dân chia làm 3 bãi để đánh bắt gồm: “bãi trên” ngang chợ Mỹ Lương, phía trên sông Vàm Nao; “bãi giữa” từ Vàm Trước ngang Chợ Đình đến bến phà Thuận Giang; “bãi dưới” từ bến phà đến cuối sông. Bãi nào cũng có 40 – 50 xuồng lưới.

    Từ thời khẩn hoang, người xưa điều có tín ngưỡng “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Còn đối với những người đánh bắt cá bông lau ở Vàm Nao thì tin sông nước ở đây còn có “Bà cậu”. Đánh bắt cá được hay không, bắt được nhiều hay ít cá là do “Bà cậu” có độ hay không? Có nhiều ngư dân, vào con nước đánh bắt hoặc khi đánh bắt được nhiều cá thường âm thầm làm mâm cỗ cúng như là một cách tạ ơn với dòng sông, bến nước đã bao dung cho bao người làm nghề hạ bạc.

    Vào mùa cá bông lau, lúc mặt trời chen lặn, sông Vàm Nao bỗng nhộn nhịp hẳn lên bởi vào lúc này hàng trăm ngư dân thả lưới kín sông, cờ hiệu la liệt. Mỗi tay lưới đều có đèn phao mắc theo viền lưới cách nhau khoảng 40m, thế nhưng khi đêm xuống, nếu có dịp theo xuồng lưới ra khơi, phóng tầm nhìn về Vàm Trên hoặc Vàm Dưới của sông, phía nào cũng vậy, xa đến mút mắt, đâu đâu cũng đèn là đèn như sát khít nhau, lung linh kỳ ảo lạ thường, ta không thể không cảm nhận đây là “con sông đèn” vô cùng thơ mộng, như dải Ngân Hà ở hạ giới !

    Thường thì người ta thả lưới chừng 3-4 giờ đồng hồ và chờ nước nhửn ròng mới kéo lưới. Trong lúc được ngơi tay, từng đoàn xuồng cặp hông nhau trò chuyện. Uống với nhau vài ly trà hoặc nhân nhi vài chun rượu đế cho ấm lòng giữa trời đêm trên sông lạnh giá.

    Khi con nước vừa đứng mọi người bắt đầu chuẩn bị kéo lưới. Đây là lúc hồi hộp nhất vì phải chờ đợi suốt nhiều giờ liền. Thường thì một đêm người ta chỉ đánh hai vác, đầu hôm dính cá không nhiều bằng vác khuya. Vào những ngày cao điểm, bình quân một đêm mỗi xuồng lưới bắt được được 4 -5 con, hoặc hơn, mỗi con trung bình nặng từ 4 đến 8 ký. Có con nặng tới 15 ký.

    Theo những lão ngư dân ở đây cho biết, vào mùa cá rộ người ta đánh bắt cả ban ngày. Hồi trước ở Vàm Nao ngư dân đánh bắt cá bông lau bằng câu và lưới, nhưng bây giờ chỉ còn dùng lưới mà thôi.

    Chuyện kể rằng, cách đây hơn 20 năm, ông Bảy Út ở cồn Bình Thủy giăng câu, lúc móc mồi vô ý bị lưỡi câu móc vào tay và giềng câu bị nước chảy xiết đã kéo ông văng xuống sông. Nhờ có anh em bạn nghề phát hiện kịp thời, quăng dây vớt, khi lên được thì gần chết, may mắn mới cứu sống. Từ đó Bảy Út và một số người khác sợ, bỏ nghề giăng câu cá bông lau trên sông Vàm Nao.

    Ngẫm ra, nghề đánh bắt cá bông lau quả thật rất vất vả và có cả sự nguy hiểm giữa sông sâu nước chảy. Nhưng, dòng sông cũng biết bù lại bằng cách dâng tặng cho con người những sản vật hiếm hoi.

    Cá bông lau thuộc loại cá da trơn, là cá quý, thịt ngon hơn cá tra, cá ba sa. Cái sang tuyệt vời của nó là nhờ nước da trắng tinh khôi phơn phớt hồng, nên mới gọi “bông lau”. Khi mới đánh bắt được, loài cá này có mùi thơm đặc trưng, chứ không hề tanh như tất cả các loại cá khác – độc đáo là ở chỗ đó!

    Cá bông lau chỉ có một xương giữa, không xương hom, nên dễ ăn, ngon đáo để là bao tử của nó. Loài cá này có thể chế biến được nhiều món, nhưng do hiếm nên bao giờ người ta cũng tranh thủ thưởng thức lúc cá còn tươi, tức không làm khô, làm mắm như các loại cá khác.

    Ở Vàm Nao, hầu như ai cũng biết chế biến mấy món ngon truyền thống như kho lạt, kho mẳn hoặc ướp muối sả chiên tươi. Nhưng làm món gì thì làm chứ các bà các chị không thể không dành ra vài khứa, nhất là khúc đầu cá để nấu cho được nồi canh chua, bởi đó là món đặc trưng nhất và đã định hình, thành danh ít lắm cũng đã từ hơn nửa thế kỷ nay. Có một vài gia đình ở Vàm Nao, đến mùa cá bông lau mà nhà có giỗ quãy thì đãi khách chỉ toàn các món chế biến từ loài cá này – như là một sự biết ơn tổ tiên – những người từng theo nghề hạ bạc và truyền nghề lại cho cháu con!

    Xin cám ơn dòng Vàm Nao – nơi hợp lưu giữa hai dòng sông Tiền – sông Hậu cho cá bông lau có chỗ đi về!… Và, đã bao năm rồi, người dân bên đôi dòng quê cứ chờ con nước son của mùa lũ nhạt dần màu hạt phù sa để mà rộn rịp chuẩn bị ghe, lưới…

    Rồi khi mùa gió chướng rong ngọn, dịu gió thì ban ngày nhìn mặt sông đầy những ngọn cờ hiệu trôi dạt như trận đồ bát quái. Đêm đến, ngoài ánh trăng, những ngọn đèn lồng của ngư dân đi tìm luồng cá như hoa đăng rải khắp lòng sông. Để rồi, bao thế hệ con người gắn bó với dòng sông, bến nước này đã nhận ra, con cá bông lau là một phần cuộc sống tình cảm trong mỗi người, trong mỗi mái nhà quê soi bóng xuống dòng Vàm Nao yêu dấu!

    Du lịch, GO! – Theo Mientayonline

    --- Bài cũ hơn ---

  • Mùa Cá Bông Lau Trên Sông Tiền
  • Thưởng Thức Các Món Ngon Từ Cá Bông Lau Sông Hậu. Ca Bong Lau
  • Cách Nấu Bún Riêu Tuyệt Ngon
  • Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bông Lau
  • Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Hướng Đi Nhiều Triển Vọng

Cá Bông Lau Vàm Nao Ngọt

--- Bài mới hơn ---

  • Nhớ Con Cá Bông Lau Ở Xứ Cù Lao
  • Bán Cá Bông Lau Nguyên Con, Giá Cả Phải Chăng
  • Quán Hủ Tiếu Dê Kho, Hủ Tiếu Cá Bông Lau Ngon Quận 1
  • Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Hướng Đi Nhiều Triển Vọng
  • Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Bông Lau
  • Thương hiệu: Bakafood

    Loại sản phẩm: HÀNG TƯƠI SỐNG

    ĐẶC SẢN CÁ BÔNG LAU TƯƠI NGON

    Sông Vàm Nao ở An Giang tuy dài chưa đến 7km nhưng là con sông nổi tiếng ở miền Tây, do đặc điểm sông chảy xiết và đáy sông nhiều hang hốc, nên trữ được rất nhiều cá tôm từ Mê Kông đổ về. Cá bông lau cũng như nhiều loại cá khác, càng ở nơi nước chảy, thức ăn tự nhiên nhiều thịt cá càng chắc, ngọt, thơm ngon.

    Cá bông lau nấu được nhiều món ngon cho bữa cơm gia đình: nấu lẩu, nấu canh chua hoặc đơn giản là kho tộ, vừa bổ dưỡng vừa thơm lành.

    Cá bông lau Vàm Nao về đến cửa hàng đã được làm sạch, cắt khoanh, cấp đông thành từng vỉ 0,5kg tiện dụng và vệ sinh.

    CÁCH PHÂN BIỆT CÁ BÔNG LAU – CÁ TRA SÔNG

    1. Phân biệt dựa trên màu sắc: Cá bông lau có da bụng trắng mịn, nổi bông phấn, đem ra sáng ánh lên như bông lau nên có tên là cá bông lau. Bụng cá tra màu sậm hơn. Vây đuôi cá bông lau màu vàng sáng, vây đuôi cá tra màu đỏ đậm.

    2. Phân biệt dựa trên hình dáng: Cá bông lau có 2 râu, cá tra 4 râu. Hình dáng đầu, miệng, mang cá cũng khác biệt rõ nét.

    Cá bông lau tự nhiên ở sông Vàm Nao ngon nổi tiếng, thịt thơm và dai rất khác cá bông lau nuôi, càng khác biệt với cá tra sông thịt cá bở rẹt, hôi cỏ.

    BAKAFOOD CAM KẾT TRUNG THỰC, CHỈ BÁN HÀNG ĐÚNG, SẠCH VÀ NGON!

    CÁ BÔNG LAU KHO TỘ, MÓN NGON NHỚ MÃI

    Cá bông lau mà đem kho tộ, thì ngon thôi rồi! Sớ thịt dai, thơm ngọt, tuyệt hảo nhất là phần mỡ cá béo thật béo, vị béo độc quyền chỉ cá bông lau mới có, không hề ngậy, ngán.

    BaKa xin mách bạn vài chiêu kho cá thật dễ làm, nhanh gọn, cá thấm ngon mà không bị vỡ nát:

    1- Ướp cá: 500g cá + 1 muỗng canh lưng muối + 2 muỗng canh lưng đường + ít tiêu xay, ướp 10p

    2- Nước kho: 2 củ hành tím băm, cho lên chảo với 2 muỗng dầu ăn (mỡ heo sẽ ngon hơn). Phi hành tái cạnh có màu vàng nhẹ, cho 3 muỗng canh nước mắm cá linh + 50g đường thốt nốt, đun sôi cho đường với nước mắm tan vào nhau. 1/2 chén nước lọc + 1 muỗng cà phê bột ngọt. Để chảo nước nguội.

    3- Cho cá đã ướp vào chảo nước kho, chờ thêm 15p. Bật lửa nhỏ đến khi nước sôi. Trở nhẹ cá 1 lần cho thấm đều, giảm lửa tầm 10p nước sền sệt, vớt bỏ bọt. Cho thêm ớt khô + tiêu, thích béo cho tép mỡ vào. Rắc ít đầu hành lá lên trên rồi tắt lửa.

    =================================

    Cá bông lau giá bao nhiêu? Mua cá bông lau ở đâu tại Hà Nội, chúng tôi

    Cá bông lau nuôi chính hiệu cá tự nhiên sông Vàm Nao, Baka đã làm sạch cắt khoanh, cấp đông ngay khi vừa đánh bắt, giữ nguyên vị tươi ngon.

    Phần thân + đuôi đang được bán với mức giá: 480.000/kg Mua đầu rời: 200.000/kg

    ===============================

    Mua tại cửa hàng BaKafood 21 Trần Khắc Chân, p. Tân Định quận 1 – gần chợ Tân Định.

    Hoặc inbox fanpage/ website Bakafood

    ☎️Hotline 0911.620007

    Từ khóa tìm kiếm google:

    • giá cá bông lau 2022
    • giá cá bông lau hiện tại
    • mua cá bông lau ở đâu

    --- Bài cũ hơn ---

  • Sóc Trăng: Kết Quả Thực Hiện Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Đất
  • Bà Đẻ Bà Bầu Có Nên Ăn Quả Thanh Trà: Hối Hận Khi Không Biết Điều Này
  • Món Ăn Bổ Dưỡng Cho Bà Bầu: Những Món Canh Chua Cho Ngày Hè Mát Diệu
  • Bà Bầu Ăn Hoa Thiên Lý Được Không, Có Tốt Cho Thai Nhi Không?
  • Món Canh Chua Cá Bông Lau Miền Nam Độc Đáo Nhất Việt Nam

Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao

--- Bài mới hơn ---

  • Nuôi 4.000 Con Cá Bông Lau Nước Lợ, Bán Giá Cao, Lời Cả Trăm Triệu
  • “đăng Liều” Thành Đạt Nhờ “lao” Theo Cá Bông Lau
  • Các Món Kho Đặc Sản Của Cá Bông Lau
  • Cá Bông Lau Kho Tộ
  • Cá Bông Lau Kho Tộ Làm Theo Cách Này Bảo Đảm Ngon Đậm Đà Hết Cơm
  • Anh Đăng bên ao nuôi cá bông lau

    Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 – 5 lần cá tra.

    Nhớ hồi khởi nghiệp nuôi cá bông lau, anh Đăng kể, đầu năm 2007 anh có mấy người bạn thân ở phương xa đến chơi. Nghe tiếng cá bông lau đặc sản vùng này, ai cũng thèm ăn. Anh ra chợ may mắn mua được con cá bông lau vừa đánh bắt dưới sông lên nặng hơn 7 kg, bán 120.000 đ/kg. Về nhà nấu lẩu, bạn bè khen ngon hết ý.

    Từ chuyện con cá bông lau có giá trị thương phẩm cao hơn cá tra, anh nảy ra ý tưởng nuôi loài cá này vì chưa ai đầu tư nuôi, trong khi nguồn giống có sẵn ngoài tự nhiên.

    Suy nghĩ đó thôi thúc khiến anh bỏ học ngành cơ khí Trường ĐH Bách khoa chúng tôi về quê tìm tài liệu đọc nghiên cứu con giống, xây dựng mô hình nuôi cá bông lau. Từ một học viên cơ khí, đùng một cái anh chuyển hẳn sang nuôi thủy sản quả là điều quá khó. Nhưng với quyết tâm, cộng với tính chịu học hỏi qua sách báo nên trong thời gian ngắn anh có được vốn kiến thức về nuôi các loài cá da trơn như cá bông lau, cá dứa, cá tra bần…

    Năm 2009, anh Đăng thuê 5 ha mặt nước của những hộ nuôi tôm bị thất bại ở xã Phú Tân để mua cá giống bông lau về nuôi. Mặc cho “sự đời” bàn tán lời ra tiếng vào, anh mượn vốn từ người thân trong gia đình 400 triệu đồng mua 25.000 con giống của một DN ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) về thả nuôi. Kết quả cá hao hụt quá cao, anh thất bại. Nhiều người trong xóm cho rằng, anh “điên” vì hồi nào tới giờ loài cá bông lau chưa có ai nuôi sống được mà dám thả nuôi.

    Anh Đăng tâm sự: “Năm đầu thả nuôi, vì hiểu biết còn hạn chế nên lần đầu mua cá giống, tôi bị lừa mua nhầm giống cá, nên nuôi không đạt. Thất bại nhưng không nản, tới mùa sau tôi dò hỏi theo ghe đánh bắt cá ngoài cửa sông với mong muốn tìm nguồn cá giống bông lau tự nhiên. Dù đã làm mọi cách nhưng cá đưa lên khỏi sông chưa bao lâu thì chết hàng loạt. Số còn lại tôi đem về, chăm sóc với chế độ “đặc biệt” trong ao đất. Vậy mà vẫn không sống được”.

    Sau hai lần thất bại, anh Đăng không chịu thua cuộc, vẫn kiên trì tìm tòi học hỏi. Anh xin tham dự các cuộc hội thảo chuyên đề về cách nuôi loài cá da trơn ở trong và ngoài tỉnh để nắm bắt thêm kiến thức. “Bí quyết” anh đã hiểu ra, vì loại cá da trơn có nhớt, khi thay đổi môi trường đột ngột chúng sẽ chết, nên cần xử lý nước và cho cá thích nghi dần.

    Anh Đăng chia sẻ, mùa sinh sản cá giống bông lau xuất hiện nhiều vào tháng 11 năm trước đến sang tháng 3 năm sau. Vào mùa này, những loài cá da trơn được ngư dân đánh bắt rất nhiều; loại bằng ngón tay cái hoặc con lớn hơn bán với giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn đ/kg. Cái khó là làm sao con giống ngoài tự nhiên bắt được, giữ cho nó sống và nuôi dưỡng thành cá thương phẩm bằng những nguồn thức ăn hiện có trên thị trường.

    Có hiểu biết để nhận diện chính xác cá bông lau và tích lũy vốn kinh nghiệm nuôi cá sau bao phen thất bại, anh quyết tâm thử một lần nữa, bỏ ra số tiền khá lớn thu mua cá con của các ngư dân đánh bắt trong thiên nhiên.

    Trong lần nuôi này, anh thành công, tỷ lệ cá chết giảm đáng kể. Và từ đó anh bắt đầu tìm thị trường bán cá bông lau giống, cá tra bần cho các DN ở An Giang và Đồng Tháp. Lấy ngắn nuôi dài, nhiều năm anh xoay vòng vốn bán cá giống và đầu tư cho vùng chuyên nuôi cá bông lau.

    Năm 2010, anh Đăng thuê gần 10 ha đất ở huyện Tân Phú Đông thả nuôi thử nghiệm khoảng 23.000 con giống cá bông lau. Sau nhiều lần thay đổi thức ăn viên cho cá, anh đã thành công trong việc thuần dưỡng, nhân nuôi trong ao đất có nguồn nước tĩnh theo hình thức bán hoang dã. Sau 12 tháng nuôi anh thu hoạch được khoảng 20 tấn cá thương phẩm.

    Anh Đăng nói: “Dự định trong tương lai không xa tôi sẽ xây dựng vùng nguyên liệu cá sạch xuất khẩu. Trong khi hiện thời tôi vẫn còn giữ mối liên kết với một số DN để SX khô cá bông lau bán ra thị trường trong và ngoài nước. Và bây giờ đã có nhiều người biết về giá trị cá bông lau, một loài đặc sản quý hiếm ở ĐBSCL”.

    Trên đà thắng lợi, anh Đăng tiếp tục thả nuôi hơn 31.000 con giống cũng từ nguồn cá giống khai thác tự nhiên. Hiện nay cá nuôi đạt trọng lượng bình quân từ 900 gr đến 1 kg/con. Ao nuôi có thể đem về doanh thu cả trăm triệu đồng cho anh. Ngoài ra anh cũng chuẩn bị khoảng 500.000 con giống để đủ cung ứng theo các đơn đặt hàng trong năm nay.

    Với kinh nghiệm tích lũy được, anh Đăng cho biết: “Cá bông lau và cá dứa khó có thể phân biệt được nhau ở giai đoạn cá giống, tuy nhiên cách nhận dạng chung là hai loài cá này có sống lưng ánh lên màu xanh nhạt, đuôi vàng, viền đuôi hơi tím; trong khi đó cá tra bần có lưng, vây, đuôi đều màu vàng”.

    Từ các đặc điểm trên, anh phân tích: “Cá tra bần chiếm khoảng 10% nguồn cá giống đánh bắt từ tự nhiên. Loại này dễ thuần dưỡng hơn cá bông lau, cá dứa”.

    Mô hình nuôi của anh chỉ phải lo 50% nguồn thức ăn, phần còn lại cá tự tìm rong rêu hay cỏ cây để ăn, nên cá đạt tỷ lệ sống 90%. Hiện tại trong khu vực ao nuôi anh cho trồng cỏ xung quanh, vừa tạo bóng mát vừa làm nguồn thức ăn thiên nhiên cho cá. Mật độ thả nuôi để cá có tỷ lệ sống cao, bình quân thả 2 con/m3 nước.

    Anh lý giải, vì đây là loại cá sống ngoài thiên nhiên thích nơi dòng chảy nước sâu nên cần oxy, khi đem vào ao nuôi trong môi trường nước tĩnh phải thả thưa, cá mới đủ oxy phát triển tốt. Cá nuôi trong vòng 12 -15 tháng đạt trọng lượng 1 – 1,1 kg/con, còn nuôi theo hình thức công nghiệp chủ động nguồn thức ăn hoàn toàn trong vòng 10 – 11 tháng cá đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg/con.

    Anh cho biết thêm, kế hoạch anh sẽ thu hoạch lượng cá bông lau trong ao vào đầu tháng 5 tới đây, dự kiến khoảng 25 tấn cá thương phẩm bán với giá từ 120.000 – 130.000 đ/kg, còn vào tháng 6 đến tháng 12 cá bông lau có giá từ 160.000 – 180.000 đ/kg. Có thể nói vụ cá bông lau năm nay hy vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho anh.

    Dù đang nuôi cá bông lau từ ngoài sông về nuôi trong ao, nhưng anh Đăng muốn loại cá này có chất lượng thịt gần giống cá trong tự nhiên. Thịt cá trắng, thơm ngon và ít mỡ. Để đạt được điều đó, mô hình nuôi tối thiểu, theo anh phải là bán thiên nhiên trên diện tích rộng. Nguồn nước cần thay đổi thường xuyên và quan trọng nhất là trong quá trình nuôi không được sử dụng thuốc và chất hóa học.

    ThS Huỳnh Hữu Ngãi, cán bộ Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2):Cá bông lau có tên khoa học Pangasius krempfi, là một loài cá thuộc chi cá tra (Pangasius). Loài cá này chủ yếu sống ở lưu vực sông Mekong.Thức ăn của loài cá này là trái cây, tảo và động vật giáp xác. Môi trường sống chủ yếu ở nước lợ.Đây là loài di trú, có thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính duy nhất chỉ có ở loài này trong họ cá tra) và một thời gian di cư vào các sông Mekong để sinh sản.Loài cá này cũng được các nhà khoa học cho sinh sản nhân tạo, nhưng thành công chỉ đạt 50% và gần đây được người dân bắt cá con ngoài thiên nhiên đưa vào nuôi ao hầm bằng thức ăn công nghiệp, nuôi mật độ thưa nhưng vẫn còn gặp nhiều yếu tố khó khăn về sự phát triển của cá.Cá bông lau có giá trị hơn các loài cá da trơn khác. Thế nhưng nếu nuôi đại trà trong tương lai không những làm giảm giá trị thương phẩm và tên tuổi của loài cá này có thể dẫn đến cung vượt cầu.

    Lê Hoàng Vũ/ chúng tôi 02/05/2014

    504 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Nhờ Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao
  • Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Đất
  • Sinh Sản Nhân Tạo Giống Cá Bông Lau
  • Cá Bông Lau Là Cá Gì? Về Sản Phẩm
  • 【1/2021】Cá Hú Còn Gọi Là Cá Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu Bán【Xem 1,159,884】

Cá Bông Lau Nấu Lá Giấm

--- Bài mới hơn ---

  • Lẩu Cá Kèo Lá Giang
  • Cách Nấu Món Lẩu Cá Bông Lau
  • Món Canh Chua Cá Bông Lau Miền Nam Độc Đáo Nhất Việt Nam
  • Bà Bầu Ăn Hoa Thiên Lý Được Không, Có Tốt Cho Thai Nhi Không?
  • Món Ăn Bổ Dưỡng Cho Bà Bầu: Những Món Canh Chua Cho Ngày Hè Mát Diệu
  • Trong kho tàng ẩm thực dân gian vô cùng quý báu mà ông cha ta đã dày công trải nghiệm có rất nhiều “món ăn vị thuốc”, vừa ngon vừa bổ dưỡng, chẳng hạn như món canh chua cá bông lau nấu với lá, trái giấm.

    Cá bông lau trên dòng sông Hậu – Ảnh: Hoài Vũ

    Bông lau là loại cá sinh sống nhiều ở lưu vực sông Cửu Long, bà con ngư dân thường tập trung đánh bắt vào thời điểm trước tết cho đến tháng 2 âm lịch.

    Được ca ngợi là loại cá ngon nhất trong họ cá tra (Pangasiidae), thịt cá bông lau màu trắng, khi nấu chín mùi vị thơm ngon, ngọt nước và hiền nên nhiều người đã ban tặng cho loài cá này là “đặc sản đệ nhất miền Tây”. Thuôc loại cá béo, chắc thịt nên các bà nội trợ thường dùng cá bông lau nấu canh chua, nếu không thì kho mẳn hoặc chiên phi-lê, thứ nào cũng ngon nhất xứ.

    Ngoài thịt ra, các bộ phận quý nhất của cá bông lau là bao tử, gan và trứng cá. Dân sành điệu ngồi vào bàn mà thiếu ba thứ nầy coi như mất cảm hứng. Canh chua cá bông lau ngon nhất là phối ngẫu với cơm mẻ, bần, xoài sống… nhưng có một thứ tuyệt hơn nữa là trái và lá giấm.

    Cây giấm còn gọi là bụp giấm (Hibiscus sabdariffa), dân gian gọi là hồng đài, cây trái giấm. Lá và trái là một thứ nguyên liệu tuyệt hảo dùng nấu canh chua. Lá giấm màu xanh lợt, trái nhỏ hình củ hành, vỏ có lông tơ mịn, màu đỏ thẫm, gồm nhiều lớp bao quanh túi hạt giống như đài hoa.

    Lá và trái giấm chuẩn bị nấu canh chua – Ảnh: Hoài Vũ

    Theo kinh nghiệm dân gian, canh chua lá giấm rất hợp với tôm, tép, nhất là cá da trơn như cá bông lau. Ở nông thôn hoặc miền núi, bà con thường hái lá non làm rau ăn, hái trái giấm để kho cá, coi như một thứ “món ăn vị thuốc”.

    Theo Đông y, lá và trái giấm vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, kháng khuẩn, nhuận tràng. Vỏ trái giấm có thể trị viêm họng, tăng cường chức năng tiêu hóa, cũng có thể phơi khô dùng làm trà giải nhiệt.

    Về mặt dinh dưỡng, bông lau là một trong những loài cá có hàm lượng protein cao, rất tốt sức khỏe.

    Muốn có một nồi canh chua cá bông lau nấu lá giấm ngon thật ngon, mùi vị thơm tho, chọn cá to khoảng 1kg, làm sạch, cắt khúc để cho ráo nước. Kế đến là mớ lá giấm tươi, còn non. Nếu có thêm trái càng tốt. Nước sôi, cho lá giấm và vỏ trái giấm vào trước, tiếp theo là nước mắm, đường, bột nêm, nêm nếm cho vừa ăn.

    Nếu thiếu chua có thể cho thêm lá giấm vào đến khi vừa miệng ăn. Xong thả cá vào, lần lượt cho thêm ớt và các loài rau, quả như cà chua, rau muống, đậu bắp…Thế là đã có một nồi canh bốc khói, thơm phức.

    Món canh chua nấu với lá và trái giấm có một vị chua dìu dịu, thơm thơm, mùi vị đặc trưng không lẫn vào đâu được và tuyệt nhất là ăn với bún. Nhìn nồi canh chua được cấu tạo một cách hài hòa đẹp mắt với đầy đủ ngũ sắc và ngũ vị cũng đủ tác động vào mọi giác quan, khiến cho người ăn, ăn đến vã mồ hôi mà vẫn thấy thèm.

    Canh chua cá bông lau nấu với lá và trái giấm – Ảnh: Hoài Vũ

    Nồi canh chua ngon, người ăn ngon, chỉ vài lần thưởng thức thôi cũng đủ ghiền cái vị chua của lá và trái giấm với hương vị như ẩn chứa bao điều thú vị từ cây nhà lá vườn. Món ăn dân dã không chỉ ăn bằng miệng mà còn bằng mắt và mũi, ngon đến ám ảnh.

    Đó cũng là món ăn gợi cho những người xa quê bao nỗi thèm tiếc, nhất là nỗi nhớ nhà, nhớ quê.

    Chỉ cần một làn khói mỏng bốc lên từ cái mùi thanh tao dịu ngọt của cá hòa quyện cùng thứ nước chua – cay thơm phức cũng đủ làm cho người ăn háo hức vì mùi vị cứ quấn quýt mãi bên ta…

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Nấu Canh Chua Cá Bông Lau Chuẩn Vị Miền Tây Cho Cả Nhà
  • Cách Nấu Món Lẩu Cá Bông Lau Chua Ngọt Chuẩn Vị Miền Tây
  • Hướng Phát Triển Mới Của Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau
  • Cá Bông Lau Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu Uy Tín Chất Lượng
  • Cách Nấu Canh Chua Cá Bông Lau Ngon Miệng Đậm Đà Theo Hương Vị Của Người Tây Nam Bộ

Cá Bông Lau Kho Tộ

--- Bài mới hơn ---

Bông Lau Trong Tiếng Tiếng Anh

--- Bài mới hơn ---

  • 【7/2021】Cá Bông Lau Tươi Sống Mua Ở Đâu Tại Tphcm – Giá Bao Nhiêu 1 Kg【Xem 1,105,929】
  • 【7/2021】Cá Bông Lau Mua Ở Đâu, Bao Nhiêu Tiền 1 Kg【Xem 355,410】
  • 【7/2021】Cá Bông Lau – Cá Bông Lau Bao Nhiêu Tiền 1Kg – Ở Đâu?【Xem 212,256】
  • 【7/2021】Cá Bông Lau – Giá Bán Cá Bông Lau Bao Nhiêu Tiền 1Kg【Xem 204,138】
  • 【7/2021】Cá Bông Lau Mua Ở Đâu_Bao Nhiều Tiền 1 Kg【Xem 28,017】
  • Bông lau đít đỏ được nhân công từ Ấn Độ du nhập vào Fiji khoảng năm 1903.

    Redvented bulbuls were introduced to Fiji around 1903 by indentured labourers from India.

    WikiMatrix

    Trong thế kỷ XIX, bông lau đít đỏ được một số người dân Ấn Độ nuôi nhốt trong lồng làm chim cảnh, cũng như làm chim chọi, đặc biệt tại khu vực duyên hải Carnatic.

    In 19th-century India these birds were frequently kept as cage pets and for fighting especially in the Carnatic region.

    WikiMatrix

    Sara M., 10 tuổi, nói: “Chúng em lấy giẻ lau, thùng nước, xà bông để lau sạch hàng rào và giữ cho nhà của Cha Thiên Thượng được sạch sẽ.

    “We took rags and buckets of water and soap to clean the fence and help keep our Heavenly Father’s house clean,” said Sara M., age 10.

    LDS

    Dùng nước , bông và khăn lau hoặc khăn tay để lau nhẹ vùng sinh dục của bé sạch sẽ .

    Use the water , cotton balls and washcloth or the wipes to gently wipe your baby ‘s genital area clean .

    EVBNews

    khăn lau sạch , tã lau , hoặc bông

    clean washcloth , diaper wipes , or cotton balls

    EVBNews

    Bông lau đít đỏ thuộc số những động vật đầu tiên, ngoài con người, không có khả năng tổng hợp vitamin C. Tuy nhiên, sau này người ta phát hiện ra rằng một lượng lớn các loài chim cũng thiếu khả năng tổng hợp vitamin C. Bông lau đít đỏ là vật chủ của Isospora (nhóm sinh vật đơn bào ký sinh Coccidia) trong khi một số loài chấy, rận sống trên chim như Menacanthus guldum (Ansari 1951 Proc.

    The red-vented bulbul was among the first animals other than humans that was found to be incapable of synthesizing vitamin C. However a large number of birds were later found to likewise lack the ability to synthesize vitamin C. Like most birds, these bulbuls are hosts to coccidian blood parasites (Isospora sp.) while some bird lice such as Menacanthus guldum (Ansari 1951 Proc.

    WikiMatrix

    Dọc theo bờ sông mọc lên những bông hoa và cây cỏ đẹp theo mùa như lau sậy, eulalia làm cho con đường ven sông trở thành nơi phổ biến để đi dạo và đi chơi cùng gia đình.

    Along the riverside grow beautiful flowers and plants such as reed, eulalia and cosmos by season making the riverside path a popular course for a walk and family outing.

    WikiMatrix

    Trước khi được vắt sữa mỗi sáng và mỗi tối, các con bò được tắm và lau khô kỹ càng với nước nóng, xà bông và khăn mà đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích đó.

    Before milking each morning and night, they were thoroughly washed and dried with hot water, soap, and towels ppared for that purpose.

    LDS

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nông Dân California Nuôi Cá Bông Lau
  • Ngồi Trên Đống Vàng Bạn Sẽ Là Ai?
  • Bán Cá Anh Đào – Cherry Barb – Puntius Titteya
  • Cá Diếc Anh Đào Việt
  • Cá Ali Xanh Vằn

Cá Bông Lau Làm Gì Ngon?

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Nấu Canh Chua Cá Bông Lau Ngon Đơn Giản Kiểu Miền Nam
  • Cá Bông Lau Mua Ở Đâu, Bao Nhiêu Tiền 1 Kg
  • Cách Phần Biệt Cá Bông Lau Và Cá Tra 01/2021
  • Đặc Điểm Của Cá Bông Lau
  • Nơi Cung Cấp Sỉ Và Lẻ Cá Bông Lau
  • Cá bông lau là loại cá béo, rất giàu chất dinh dưỡng, cá bông lau đặc sản của vùng sông nước Miền Tây. Không chỉ những người sành ăn yêu thích loại cá này, mà cá bông lau cũng được rất nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Châu Âu… lựa chọn làm thức ăn chính cho gia đình, bởi vị thơm ngon của cá cùng các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

    Cá bông lau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, khi nói đến cá bông lau người ta sẽ nghĩ đến món ngon sau đây:

    Canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ, lẩu mắm cá bông lau, mắm kho cá bông lau, cá bông lau chiên giòn, cá bông lau sốt cà, cá bông lau kho nước dừa…

    Canh chua cá bông lau

    Nguyên liệu:

    Cá bông lau, thơm, cà chua, đậu bắp, giá, me, rau ôm, ngò gai, rau quế, ớt trái, hành tím, dầu ăn, tiêu, nước mắm, gia vị.

    Thực hiện:

    Cá bông lau rửa sạch, để ráo nước, ướp với hạt nêm, nước mắm, tiêu, hành tím băm 20 phút cho thấm.

    Thơm, cà chua, đậu bắp sạch cắt miếng vừa ăn, giá rửa sạch.

    Phi thơm dầu ăn với hành tím bằm, bỏ cá vào xào lửa lớn nhanh tay cho săn lại. Cho nước vào ngập cá đun sôi khoản 5 phút cá vừa chín tới, cho nước me vào, cho thơm, cà chua, đậu bắp vào, nêm gia vị vừa ăn, cuối cùng cho giá vào. Rắc rau nêm ngò gai, rau ôm, rau quế, ớt cắt lát. Múc ra tô thưởng thức.

    Canh chua cá bông lau ăn với cơm trắng, kèm rau sống và nước mắm ớt cắt lát thì ngon tuyệt.

    Lẩu mắm cá bông lau

    Nguyên liệu cho 5 người ăn

    200 gam mắm cá linh ( hoặc mắm cá sặc)

    400 gam cá bông lau (chừng 2 lát)

    200 gam thịt ba rọi

    300 gam mực

    300 gam tôm loại lớn

    Sả 5 tép, tỏi, hành tím, ớt, nước mắm, đường, gia vị.

    Rau ăn kèm: Bông súng, rau đắng, khèo nèo, giá, bắp chuối bào, rau muống bào…

    Hẹ, hành lá, cà tím

    Bún tươi 1kg

    Thực hiện:

    Nấu mắm với 2 lít nước, đun sôi 10 phút cho mắm rục, lọc bỏ xương lấy nước.

    Tôm, mực, thịt ba rọi sửa sạch thái miếng vừa ăn

    Cà tím chẻ làm bốn, cắt khúc vừa ăn.

    Phi thơm tỏi, sả bằm, hành tím, cho ba rọi vào xào săn hơi vàng miếng thịt, cho cà tím vào xào, đổ nước lẩu mắm vào đun sôi, nêm gia vị vừa miệng. Mùi lẩu mắm thơm nức, khi ăn thả cá, mực, tôm, rau, hành lá, hẹ vào. Ăn kèm với bún, rau, nước mắm ớt cắt lát.

    Lẩu mắm là món ăn đặc sản miền Tây sông nước, mỗi dịp đi qua miền Tây thì bạn không thể bỏ qua món này.

    Mắm kho cá bông lau

    Sông nước Miền Tây gắn liền với nhiều món ăn dân giả nhưng cứ làm người ta nhớ mãi. Món mắm kho mỗi khi nhắc tới là tôi không thể quên hương vị đặc trưng của nó, mùi thơm của mắm, hòa lẫn vị ngọt của cá bông lau, cùng mùi sả thơm phức. Đi xa thì nhớ về là muốn ăn.

    Nguyên liệu:

    200g mắm cá linh hay mắm cá sặc ( để ra mùi mắm kho thì phải chọn 1 trong 2 loại mắm này)

    500g cá bông lau

    200g thịt ba rọi

    Cà tím, khổ qua, đậu bắp

    Sả cây, tỏi, ớt, hành tím

    Gia vị, dầu ăn

    Rau sống ăn kèm: mắm kho ăn chung với các loại rau như: Bông súng, rau đắng, giá, hẹ, rau thơm, bắp chuối bào, rau muống bào…tùy bạn lựa chọn loại rau mình thích.

    Thực hiện:

    Tỏi, sả, hành tím, 2 trái ớt băm nhuyễn

    Cá bông lau rửa sạch, cắt khúc vừa, để ráo nước.

    Ba rọi rửa sạch cắt lát vừa ăn

    Cà tím, khổ qua, đậu bắp rửa sạch, cắt miếng vừa ăn

    Rau sống nhặt, rửa sạch, ngâm muối loãng, vớt ra để ráo nước.

    Mắm cá linh cho 0.5 lít nước nấu sôi 10 phút cho mắm rục. Lọc lấy nước, bỏ bả xương.

    Phi thơm dầu ăn với sả, hành tím, tỏi ớt bằm, cho ba rọi vào xào ra săn lại, tiếp theo cho cá bông lau vào áp chảo 2 mặt cho vàng. Sau đó đổ nước mắm vừa lọc vào, nấu lửa vừa, mắm sôi cá và thịt vừa chín tới, cho cà tím, khổ qua, đậu bắp vào, nêm nước mắm, đường, bột ngọt vừa ăn. Cho ít ớt cắt lát vào.

    Mắm kho ăn với cơm nóng hay bún kèm rau sống kiểu gì cũng ngon.

    Cá bông lau chiên giòn

    Nguyên liệu:

    400g cá bông lau phi lê

    Trứng gà, bột mì, bột chiên xù

    Hành tím, hạt nêm, tiêu, muối, đường, dầu ăn, tương ớt, xà lách, cà chua

    Thực hiện:

    Phi lê cá rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, để thật ráo nước.

    Ướp cá với ít hạt nêm, tiêu, đường (lưu ý: ướp quá nhiều hạt nên cá sẽ mặn)

    Trứng gà đánh tan, lăn cá qua lớp bột mì, nhúng vào trứng, cuối cùng lăn qua lớp bột chiên xù.

    Bắt chảo dầu nóng nhiều dầu ăn, bỏ cá vào chiên ngập dầu, ban dầu lửa vừa sau đó lửa nhỏ, chiên cá vàng đều chín tới, giòn là ngon.

    Cá bông lau chiên giòn có thể sốt với cà chua hoặc ăn kèm với tương ớt, tương cà.

    Hãy cùng thực hiện các món ngon với cá bông lau các bạn nhé!

    Chúc các bạn thành công!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Cách Nấu Canh Chua Cá Bông Lau Ngon Đậm Đà
  • Cá Bông Lau Nấu Măng Chua Thơm Mát Cho Buổi Trưa Hè
  • Cách Nấu Lẩu Cá Bông Lau Măng Chua
  • Làm Thế Nào Để Phân Biệt Cá Tra Và Cá Bông Lau
  • Cá Bông Lau Tiếng Anh Là Gì?

Trắng Đêm “săn” Cá Bông Lau

--- Bài mới hơn ---

  • Thương Hiệu “khô Cá Dứa Cần Giờ”
  • Về Vàm Nao An Giang Xem Bắt Cá Bông Lau
  • Sản Xuất Giống Cá Bông Lau Bằng Kích Dục Tố
  • Hướng Dẫn Cách Làm Cá Bò Khô? Nướng Ngon Hết Ý?
  • Các Món Ngon Từ Cá Bò Hom
  • Một ngày như mọi ngày, chuẩn bị lưới xong thì trời chạng vạng, chiếc ghe máy đưa anh Bảy nhanh đến nơi xếp tài để chờ con nước. Con nước cuối tháng làm cho dòng sông Hậu càng thêm mênh mông. Hôm nay, tài nhất là cơ hội để anh chọn nơi tốt nhất thả lưới. Cùng xếp tài với anh còn có những “thợ săn” cá bông lau nổi tiếng cùng xóm như ông Đặng Văn Hên, anh Huỳnh Văn Hữu. Tại chỗ xếp tài, người thì tranh thủ vá lại đoạn lưới rách, người kiểm tra hệ thống đèn. Con nước bắt đầu nhửng ròng- cũng là thời điểm thả lưới. Anh Bảy vững tay chèo điều khiển chiếc ghe từ từ tiến ra giữa dòng sông, còn chị Phương tay thoăn thoắt thả lưới, cứ thế sau khoảng 30 phút, tấm lưới dài 420m đã buông dạo sâu đến tận đáy sông. Vài phút sau, ông Hên, anh Hữu cũng bắt đầu thả lưới. Lúc này mặt sông tối đen, phía xa chỉ leo lét ánh đèn của những nhà dân sống ven sông. Giờ chỉ còn thấy những chiếc đèn xanh, đỏ nổi phía trên miệng lưới làm đèn hiệu. Thỉnh thoảng, một vài chiếc tàu hàng chạy ngang, chiếc ghe nhỏ giữa sông càng thêm chòng chành như tâm trạng hồi hộp của những người giăng lưới.

    Ông Hên rất vui vì mẻ cá đầu hôm đã dính cá khủng. Ảnh: BÌNH NGUYÊN

    Những “thợ săn” cứ ngồi trên ghe, đợi gần một giờ sau mới bắt đầu kéo lưới. Anh Bảy là người kéo lưới đầu tiên, sau đó ông Hên, anh Hữu cũng lần lượt kéo lưới. Hơn 30 phút, đoạn lưới cuối cùng kéo xong, mệt lả mà không có cá, lòng nặng trĩu buồn, anh Bảy nói: “Nghề này là thế, đâu phải mẻ lưới nào cũng có cá. Con nước này không có thì đợi con nước vài giờ nữa”.

    Nỗi buồn của người này đôi khi lại là niềm vui của người khác. Xa phía hạ nguồn, ghe của ông Hên, anh Hữu đèn sáng trưng. 2 con cá bông lau “khủng” mắc lưới. Gỡ cá bỏ lên ghe, tay thoăn thoắt kéo những đoạn lưới cuối cùng, ông Hên nói: “Vậy là có sống. Bây giờ cá ít nên không cần nhiều, chỉ cần mỗi lần bủa lưới kiếm được một con như vầy là sống khỏe”. Ông Hên dính con cá bông lau nặng gần 5kg, anh Hữu dính cá gần 8kg. Như vậy là quá đủ cho một mẻ lưới kéo dài khoảng 4 giờ giữa đêm tối. Anh Hữu vui nhất bởi chỉ với mẻ lưới đầu hôm, anh đã thu được gần 2 triệu đồng. Còn vợ chồng anh Bảy, sau chuyến ra khơi từ đầu hôm, giờ phải về tay trắng nhưng với những cư dân Xóm Câu, cả đời gắn với nghiệp lưới cá bông lau, đâu dễ bỏ cuộc. Vợ chồng anh Bảy chuẩn bị làm lại từ đầu với con nước sau, lúc trời bắt đầu chuyển sang ngày mới.

    Màn đêm thêm tĩnh mịt, chiếc ghe lưới của anh Bảy tiếp tục neo chờ tài và con nước. Mẻ lưới đầu không có cá, lần này lại tài nhất, vợ chồng anh rất quyết tâm. Hai vợ chồng cứ trằn trọc chờ con nước nhửng lớn. Anh Bảy nhớ lại hơn 18 năm trước, khi về làm rể nhà bà Đoàn Thị Pha (phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) anh có nghề thợ mộc, thợ hồ giúp gia đình kiếm cơm qua ngày. Hai đứa con lần lượt chào đời thì chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” thêm nặng gánh. Thấy cha vợ có nghề giăng lưới cá bông lau nên anh tập tành làm theo rồi “dính” luôn cho đến nay. Giờ đây, cái nghề chính của anh bỗng thành nghề tay trái, còn nghề tay trái lại nuôi sống gia đình với 2 đứa con, một học lớp 6 và một học lớp 8.

    “Nghề này nó vậy, nằm trên ghe chứ đâu ai ngủ được vì phải canh con nước, nếu trễ vài phút coi như qua “thời gian vàng”. Cá không dính, buồn không chợp mắt được; dính cá, vui quá cũng thức trắng đêm luôn!”- anh Bảy tâm sự. Chiếc ghe chòng chành, vợ chồng anh Bảy chỉ kịp ngả lưng tí xíu lại đến giờ thả lưới. Tay lưới cứ thế thả xuống dòng sông, mang theo bao nhiêu là hy vọng. Và lần này, vợ chồng anh đã được đền đáp. Khi tay lưới vừa thả xong thì đầu kia bỗng sáng nước. Một con cá bông lau đâm viền lưới trên đang cố vùng vẫy thoát thân. Chị Phương mừng rỡ: “Vậy là không uổng công một đêm thức trắng. Con cá này hơn triệu bạc”. Anh Bảy tiếp lời: “Dính lưới phía trên mình bắt khi cá còn sống sẽ để lâu hơn. Còn đâm lưới phía dưới đến lúc mình kéo lên, hầu hết cá đều chết. Tuy nhiên có điều lạ là cá chết nhưng cứ để thế, đừng động chạm nhiều thì chúng vẫn tươi lâu, không bị ươn”.

    Qua rồi thời cá bán không hết

    Ở miền Tây, nghề săn cá bông lau nổi tiếng ở Vàm Nao (An Giang) nhưng ít ai biết được trên sông Hậu đoạn cù lao Tân Lộc cũng có Xóm Câu nổi tiếng với cái nghề “bà cậu” này. Bà Đoàn Thị Pha kể, hàng chục năm trước, cùng sống ven sông Hậu nhưng nhiều người ở An Giang bắt cá bông lau nên cư dân trong xóm của bà đi học để về bắt cá. Rồi cứ thế, ngư dân tại xứ cù lao Tân Lộc dần thành thạo từ thả câu cho đến giăng lưới và xem đây là nghề chính của gia đình. Đất đai ít, bà Pha cùng chồng hàng chục năm trời lênh đênh theo con nước, cứ thế nuôi các con khôn lớn. Những người con của bà như chị Phương, anh Tân khi còn rất nhỏ đã theo cha mẹ rong ruổi trên sông. Tuổi thơ lớn lên với ghe làm nhà và lưới làm bạn nên cha mất, bà Pha lớn tuổi, anh Tân, chị Phương và chồng lại nối nghiệp cha.

    Theo bà Pha, khúc sông Hậu đoạn qua cù lao Tân Lộc trước đây cá bông lau nhiều không thua trên Vàm Nao. Nhờ đó, nhiều gia đình làm nghề săn cá bông lau có cuộc sống khá sung túc. “Nói đâu xa, chỉ hơn 20 năm trước thôi, cá nhiều lắm. Có hôm vợ chồng tôi bắt được hàng chục con cá bông lau, đội đi bán không xuể. Nhưng bây giờ giảm nhiều rồi, bắt được con cỡ 5 – 7kg là mừng lắm”- bà Pha tiếc nuối kể.

    Giờ đây, với người giăng lưới ở Xóm Câu, dính cá đã vui chứ không mong dính hàng chục con mỗi mẻ lưới như nhiều năm trước. Cá vơi dần, người theo nghề cũng giảm, số thì tìm thêm nghề khác sinh nhai, số bỏ hẳn nghề kiếm việc khác làm để có cuộc sống ổn định. Anh Bảy nói: “Trước đây, chỉ xóm nhỏ này có gần 20 hộ với hơn 20 ghe làm nghề lưới cá bông lau. Mỗi lần đợi tài có khi trễ luôn con nước. Giờ đây chỉ còn gần chục hộ, mỗi hộ chỉ 1 chiếc ghe nhỏ”. Còn ông Hên chia sẻ: “Đất đai ít, chỉ có nghề này. Hết mùa bông lau chúng tôi chuyển sang đặt lú, giăng lưới cá mè vinh… sống qua ngày và đợi mùa cá bông lau mới chứ nhất quyết không bỏ nghề”.

    Hầu hết những người tại Xóm Câu đều ít đất hoặc không có đất. Nghiệp “săn” cá bông lau là cuộc mưu sinh chính của gia đình họ. “Lúc đầu chỉ vài hộ sau đó nhiều hơn đến mức phải sắp tài như cánh xe ôm. Hầu hết ở những đoạn sông có cá, các chủ ghe tự giác đậu phân tài xem ai xuất bến giăng lưới trước, ai giăng sau. Người đến trước được ra bủa lưới, như luật “bất thành văn” để khỏi tranh giành”- anh Bảy nói.

    Với người giăng cá bông lau như vợ chồng anh Bảy, chi phí đầu đầu tư ghe, lưới, máy hơn 80 triệu đồng là cả một tài sản. Trong khi lại giăng ngang sông nên rủi ro rất cao, nếu chẳng may bị tàu, ghe lớn đi qua, dễ mất cả gia sản. Vì thế, nếu giăng lưới ban đêm, họ gắn giàn đèn xanh đỏ hỗ trợ; ban ngày thì các cây cờ đỏ như cột tín hiệu giữa dòng sông. Giăng lưới xong, họ thả chiếc ghe trôi theo tấm lưới bồng bềnh trên mặt sông để canh chừng và theo dõi con nước, chờ đến giờ thu lưới. Trong thời buổi cá bông lau trở thành hàng hiếm, giá cá mua tại chỗ cũng được đẩy lên cao từ 220.000 – 250.000 đồng/kg. Mỗi mùa một ghe giăng lưới như anh Bảy, ông Hên, anh Hữu cũng kiếm từ 70 – 80 triệu đồng, có năm trúng thì hơn 100 triệu đồng. ​

    Vài năm gần đây lượng cá bông lau giảm nhiều như báo hiệu sự lụi tàn của cái nghề kiếm cơm trên sông. Tuy vậy, vẫn còn phấn khởi với con cá lớn vừa dính lưới, anh Bảy giọng chắc nịch: “Không bao giờ bỏ nghề. Mình chỉ đánh lưới theo mùa nên cá giảm chứ không thể tuyệt chủng. Thêm vào đó, hết mùa bông lau thì đặt lú, giăng cá mè vinh, vẫn theo nghề “bà cậu” này vì nó đã nuôi sống gia đình hàng chục năm qua”.

    Theo BÌNH NGUYÊN (Báo Cần Thơ)

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nuôi Cá Bông Lau Giống Tự Nhiên
  • Ngư Dân An Giang Trúng Đậm Nhiều Cá Bông Lau To
  • Mua Cá Bông Lau Mua Ở Đâu
  • Lưới Cá Bông Lau Ở Vàm Nao
  • Xem Cá Bông Lao Xứ Vàm Nao

Mua Cá Bông Lau Mua Ở Đâu

--- Bài mới hơn ---

  • Ngư Dân An Giang Trúng Đậm Nhiều Cá Bông Lau To
  • Nuôi Cá Bông Lau Giống Tự Nhiên
  • Trắng Đêm “săn” Cá Bông Lau
  • Thương Hiệu “khô Cá Dứa Cần Giờ”
  • Về Vàm Nao An Giang Xem Bắt Cá Bông Lau
  • Giá bán : 290.000đ/kg

    Cá Bông Lau là cá gì? Sống ở đâu? Mua ở đâu bán tại TpHCM

    Có thể bạn thường nghe đến những cái tên như canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ… Đây là những món ăn hết sức đặc sắc và quyến rũ bởi hương vị béo ngậy riêng biệt từ thịt cá. Vậy cá Bông Lau là cá gì? Chúng sống ở đâu?

    Thực ra, đây là một loại cá nước lợ. Ngoài tự nhiên, cá Bông Lau thường sống ở các vùng sông ngòi ở lưu vực sống Mê Kong. Tuy nhiên, hiện nay, vì giá trị kinh tế và nhu cầu con người, không ít các trại nuôi cá Bông Lau mọc lên để đáp ứng yêu cầu. Tất nhiên, sản phẩm cá Bông Lau đánh bắt tự nhiên vẫn là có chất thịt tươi ngon ngọt nhất.

    Sản phẩm cá Bông Lau tươi sống đang được bán bởi chúng tôi là loại cá chất lượng hảo hạng. Chúng tôi chỉ cung cấp những con cá đạt tiêu chuẩn, mang đến cho thực khách trải nghiệm vị giác tốt nhất. Cá phải đủ trọng lượng, kích thước mới được cung cấp cho khách hàng. Khi đó, thịt cá vừa tới độ ngon nhất mới đạt hiệu quả cao.

    Hải sản cá Bông Lau tươi sống với nhiều hình thức đặt hàng tiện lợi:

    • Bạn có thể đặt hàng mua cá Bông Lau tươi sống Online qua Website.
    • Bạn có thể mua hàng bằng cách gọi trực tiếp đến Hotline để được hướng dẫn và tư vấn đặt hàng nhanh.
    • Thanh toán tận nơi, giao hàng tươi sống tận chỗ.

    Giá cá Bông Lau tươi sống hiện nay bao nhiêu tiền?

    • Giá cá Bông Lau: 290.000 đ/kg
    • Kích cỡ: Size 1 – 3 kg/con
    • Quy cách: Cá Bông Lau hàng tươi sống

    Cá Bông Lau nấu gì ngon?

    Với những con cá Bông Lau tươi rói, bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn. Đặc tính chính của sản phẩm này là vị béo, có độ béo tựa cá Basa nhưng chúng không quá béo ngậy. Phân thịt lại có độ dai vừa phải. Vì thế chúng rất thích hợp cho những món ăn như kho hay lẩu.

    • Cá Bông Lau kho tộ
    • Cá Bông Lau kho thơm
    • Cá Bông Lau kho tiêu
    • Cá Bông Lau nấu canh chua
    • Cá Bông Lau nấu măng chua
    • Cá Bông Lau nấu lẩu

    --- Bài cũ hơn ---

  • Lưới Cá Bông Lau Ở Vàm Nao
  • Xem Cá Bông Lao Xứ Vàm Nao
  • Cá Bông Lau Xứ Vàm Nao
  • Mùa Cá Bông Lau Trên Sông Tiền
  • Thưởng Thức Các Món Ngon Từ Cá Bông Lau Sông Hậu. Ca Bong Lau