Nghề Nuôi Cá Cảnh Còn “mờ Nhạt”
--- Bài mới hơn ---
- Cá Vàng Con Bột Ăn Gì? Thức Ăn Phù Hợp Trong Giai Đoạn Phát Triển Của Cá Con {✔Đã Kiểm Chứng} ” Ranchu Việt Nam
- Những Loại Thức Ăn Cho Cá Bảy Màu Nhanh Lớn Và Lên Màu
- Tìm Hiểu Về Cá Bảy Màu
- Vấn Đề Về Nuôi Tép Chung Với Cá
- Cá Cảnh Chết Vì Trùn Chỉ?
- Tiêu Chuẩn Đánh Giá Cá Bảy Màu
- 7 Điều Cực Lạ Khi Chơi Bể Cá 7 Màu Mà Bạn Không Biết
- Cẩm Nang Cần Thiết Về Cá Bảy Màu
- Cá Koi Nhật Bản Ăn Gì? Giá Rẻ Nhất Bao Nhiêu? Mua Cá Giống Ở Đâu
- Cá Koi Có Nuôi Chung Với Cá 7 Màu Được Không?
Là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có hệ thống kinh rạch chằng chịt cùng bờ biển dài, lại gần thị trường tiêu thụ rộng lớn là TP Hồ Chí Minh, nên tỉnh Tiền Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá cảnh. Tiếc là đến nay nghề nuôi cá cảnh đầy tiềm năng này vẫn còn… rất “mờ nhạt”.
Trải qua hơn 23 năm hình thành và phát triển, nghề nuôi cá cảnh ở địa phương này vẫn còn giậm chân tại chỗ.
Thất bại nhiều hơn thành công
Theo giới kinh doanh cá cảnh lâu năm, nghề nuôi cá cảnh của tỉnh Tiền Giang hình thành từ đầu những năm 1980 với một cơ sở bán cá cảnh tại Phường 1 (TP Mỹ Tho) nhưng chỉ vài năm sau thì cơ sở này đóng cửa.
Đến năm 1990, nghề sản xuất, kinh doanh cá cảnh mới bắt đầu nhen nhóm trở lại với vài hộ sản xuất, kinh doanh cá cảnh quy mô nhỏ. Trong 5 năm gần đây, số lượng cũng như quy mô các cơ sở cá cảnh không có sự biến động lớn, có một số cơ sở cá cảnh hoạt động đều đặn có hiệu quả nhưng cũng có không ít cơ sở giảm diện tích sản xuất, thậm chí phải đóng cửa.
Ông Nguyễn Văn Huế, nông dân nuôi cá cảnh ở Khu phố 5 (Phường 5- TP Mỹ Tho) cho biết, trước đây ông cũng nuôi các loại cá cảnh phổ thông như: cá ba đuôi, bảy màu, trân châu,… nhưng thấy đầu ra bấp bênh, hiệu quả không cao nên đã chuyển sang nuôi cá dĩa đến nay đã được 10 năm.
Hiện tại, trại nuôi cá dĩa của ông Huế có hơn 70 bể kiếng và 30 hồ xi măng (ở xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành, Bến Tre) với 300 cặp cá dĩa bố mẹ và 1.000 con cá dĩa hậu bị.
Theo ông Huế, với cơ sở vật chất hiện tại, hàng tháng ông xuất bán trên 6.000 con bột cá dĩa với giá khoảng 3.000 đ/con. Bên cạnh đó, ông cũng bán cá hậu bị nuôi 10-12 tháng tuổi với giá 120.000-150.000 đ/kg; còn cá bố mẹ có thể cho sinh sản ngay với giá 350.000 đ/cặp.
Những năm gần đây trại cá dĩa này có thể đem lại cho ông Huế lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/năm. Dù vậy, ông vẫn chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất do thị trường tiêu thụ đang gặp khó khăn.
Trường hợp của ông Huế có thể coi như thành công nhưng bên cạnh đó cũng có không ít cơ sở cá cảnh làm ăn không hiệu quả do thiếu linh hoạt trong chuyển đổi đối tượng sản xuất, không tìm được đầu ra.
Ông Nguyễn Minh Trung (Ấp 1, xã Trung An- TP Mỹ Tho) là nông dân nuôi cá cảnh có 21 năm kinh nghiệm với 100 bể kiếng, 20 bể bạt trên diện tích 3.000m2 nhưng ông chỉ nuôi một đối tượng duy nhất là cá bạch tượng.
“Những năm gần đây, tình hình tiêu thụ cá bạch tượng ngày càng khó khăn. Tuy không đến nỗi lỗ lã nhưng hiệu quả kinh tế thấp nên hiện nay tôi đang có ý định chuyển sang giống loài mới. Để hỗ trợ cho người nuôi cá cảnh, tôi đề nghị Nhà nước thành lập tổ hợp tác hay hợp tác xã nuôi cá cảnh, hỗ trợ nông dân kỹ thuật và giống loài mới có hiệu quả cao hơn”- ông Trung chia sẻ.
Còn ông Lê Quốc Cường- nông dân nuôi cá cảnh 10 năm kinh nghiệm với 30 bể bạt chuyên ương, kinh doanh giống cá dĩa ở ấp Tân Thuận (xã Tân Mỹ Chánh- TP Mỹ Tho) cho biết, chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, trong khi đầu ra không ổn định, tiêu thụ ngày càng khó khăn nên dự định sẽ giảm diện tích sản xuất trong thời gian tới
Thậm chí, ông Lê Thanh Hải (Khu phố 1, Phường 10- TP Mỹ Tho có kinh nghiệm ương cá cảnh hơn 5 năm với 10 bể kiếng, 7 bể bạt đang thu hẹp dần sản xuất và dự định “bỏ nghề” do nguồn thức ăn cho cá cảnh khan hiếm, giá thành sản xuất tăng nhưng đầu ra không có…
Để nghề nuôi cá cảnh “cất cánh”
Theo Chi cục Thủy sản, hiện nay nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường rất đa dạng và thường xuyên thay đổi nên việc kịp đáp ứng nhu cầu thị trường là một vấn đề khó, nhất là đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, nếu kiên trì gắn bó với nghề, lựa chọn những loài có đầu ra ổn định, đáp ứng nhu cầu của thị trường thì đây là một nghề có thu nhập khá và có thể mang lại công ăn việc làm 3- 4 nhân khẩu chỉ với diện tích 300- 400m2.
Dù vậy, sự phát triển nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang vẫn còn “mờ nhạt” do còn nhiều khó khăn, bất cập chưa giải quyết được. Hầu như các cơ sở cá cảnh trên địa bàn tỉnh được hình thành tự phát, manh mún, thậm chí cạnh tranh tiêu cực, chưa thống nhất.
Đa phần chủ các cơ sở cá cảnh chưa qua đào tạo bài bản mà chủ yếu học lóm hay tự mày mò, rút kinh nghiệm. Hầu hết các hộ nuôi cá cảnh xuất bán cho các đầu mối thu mua tại TP Hồ Chí Minh nhờ mối quan hệ lâu năm và các hộ này thường chỉ giới thiệu lại cho một số anh em, bà con trong thân tộc. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ cá cảnh ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế.
Hiện nay, hơn 2/3 số hộ nuôi cá cảnh đang sử dụng nguồn nước giếng khoan nhưng muốn cho sinh sản các loài cá có giá trị cao như cá dĩa cần phải giảm độ cứng của nước. Tuy nhiên, các hộ nuôi cá cảnh có diện tích ao, bể thực hiện các biện pháp lắng lọc chưa nhiều.
Trong nuôi cá cảnh, trùn chỉ và trứng nước là 2 loại thức ăn chủ lực nhưng trùn chỉ thì lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ TP Hồ Chí Minh với số lượng có hạn và khan hiếm vào các tháng cuối mùa khô. Ngoài ra, hiện nay chưa có các loại thuốc đặc trị cho cá cảnh nên việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa sẽ tiếp tục gia tăng, nhu cầu giải trí, thư giãn ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu cá cảnh ngày càng lớn. Đồng thời, cơ hội giao lưu trao đổi xuất nhập khẩu cá cảnh với các nước trên thế giới cũng lớn hơn.
Do đó, để nghề nuôi cá cảnh ở tỉnh Tiền Giang phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường, ông Phan Hữu Hội- Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho rằng, cần phải có quy hoạch vùng nuôi cá cảnh tập trung gắn tiềm năng với nhu cầu thị trường, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ về vốn, thị trường cho người nuôi cá cảnh.
Bên cạnh đó, nhanh chóng xúc tiến thành lập hội cá cảnh để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi, đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tìm đầu ra ổn định cho cá cảnh.
Tiền Giang hiện có trên 70 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh phân bố ở các huyện nước ngọt phía Tây của tỉnh, chủ yếu vẫn tập trung ở TP Mỹ Tho với sản lượng cá cảnh cung cấp cho thị trường hàng năm hơn 3 triệu con. Trong đó, cá dĩa, cá phượng hoàng, cá ba đuôi chiếm gần 50%, còn lại là các loài cá có giá trị thấp như cá bảy màu, trân châu, cá lia thia. Thị trường tiêu thụ cá cảnh Tiền Giang chủ yếu vẫn là qua các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu cá cảnh tại TP Hồ Chí Minh, chỉ một số ít được bán phục vụ nhu cầu trong tỉnh.
--- Bài cũ hơn ---