Bệnh Nấm Đen Ở Cá Rồng

--- Bài mới hơn ---

Bệnh Nấm Mang Trên Cá

--- Bài mới hơn ---

  • Kỳ 1: Giới Thiệu Và Phân Loại Các Loại Cá Vàng (Cá Ba Đuôi)
  • Bệnh Xuất Huyết Trên Cá Tra Nuôi Công Nghiệp
  • Đầu Lưỡi Trẻ Có Chấm Đỏ : 7 Nguyên Nhân Có Thể Xảy Ra
  • Bệnh Đốm Đỏ Và Kí Sinh Trùng
  • Cơ Bản Và Kinh Nghiệm Để Nuôi Cá Vàng Cảnh
  • Bệnh nấm mang trên cá Ảnh: Internet

    Nguyên nhân gây bệnh nấm mang

    Do một số loài nấm thuộc giống Branchiomyces gây nên. Ao, hồ nước đọng, có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển đày đặc, thả nuôi với mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.

    Cá nuôi trong khu vực châu Á thường gặp 2 loài B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930. B. sanguinis: Sợi nấm thô 20 – 25 µm, ít phân nhanh khi ăn sâu vào các mô huyết quản, bào tử tương đối lớn 8 µm, loài này thường ký sinh ở cá trắm cỏ. B. demigrans: Sợi nấm mảnh 6,6 – 21,6 µm phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang, bào tử tương đối nhỏ 6,6 µm; loài này thường ký sinh ở cá trắm đen, cá mè, cá trôi.

    Bệnh nấm mang thường gặp ở cá giống, cá thịt của các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, diếc, mè trắng… Bệnh xuất hiện ở những ao nước bẩn, nhất là những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt hay phát triển trong các ao có nước thải từ chăn nuôi gia cầm hay những ao dùng phân gia cầm để gây màu nước. Bệnh nấm mang lưu hành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và thường gây ra tỷ lệ chết cao. Bệnh phát triển vào mùa mưa có nhiệt độ cao, tại Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam, miền Trung.

    Dấu hiệu bệnh lý

    Cá bị bệnh nấm mang có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau. Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá giống có thể chết hàng loạt.

    Triệu chứng bệnh nấm mang

    – Bệnh nấm mang qua hai con đường: Thông thường nhất là xâm nhập trực tiếp vào mang, hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi đến mang để gây bệnh.

    – Bào tử sau khi đến mang phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh dọc theo các mạch máu của lá mang rồi tiến vào sâu bên trong tổ chức mang gây loét mang, đứt rời các sợi mang làm cá ngạt thở. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu ao dơ bẩn, tỷ lệ chết có thể lên đến 50%.

    Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý đã mô tả, kiểm tra các bệnh phẩm lấy từ mang cá bệnh dưới kính hiển vi từ đó phát hiện các sợi nấm và bào tử phát triển trong các tơ mang. Phương pháp mô bệnh học với thuốc nhuộm H và E, để phát hiện ra các thể sợi và bào tử của nấm và quan sát sự biến đổi bệnh lý trong tổ chức mang cá bệnh. Phương pháp phân lập cũng có thể được áp dụng để xác định chính xác giống loài tác nhân gây bệnh.

    Phòng bệnh nấm mang ở cá

    – Ðối với các ao thường xảy ra bệnh nấm mang, sau khi thu hoạch phải tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7 – 10 kg/100 m2 ao) và phơi đáy ao khoảng một tuần trước khi cho nước mới vào.

    – Bổ sung các loại thuốc, khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá.

    – Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: KANA- Ampicol, Coli-Neoflum, Kaneoquine-ADE, Coli-Fac, Bioflum, F-2,Bio-flox, Enro-Colistin, Enro-Ampitrim trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.

    Trị bệnh

    – Cần bón thêm vôi nung (Ca(OH)2) để nâng pH của nước ao lên 8,5-9. Khi bón vôi cần lưu ý: Không được để pH nước ao vượt quá 9, thông thường, giá trị pH= 8,5-9 sẽ đạt được khi ta bón vôi nung vào ao với liều 2 kg/100 m2.

    – Cho cá ăn vừa phải để tránh làm bẩn ao.

    – Hòa tan Sulfat đồng (CuSO4) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,5 – 0,7 ppm (tương đương 0,5 – 0,7 g/m3 nước), với phương pháp điều trị trên, thường sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh.

    Để đạt được một lợi nhuận cao nhất và tránh các bệnh về nấm trên các đối tượng thủy sản thì người dân trước mỗi vụ nuôi phải xử lý ao hồ chặt chẽ; trong quá trình nuôi phải giữ gìn vệ sinh ao, thường xuyên vệ sinh đáy ao, tránh nguồn nước trong ao bị bẩn, tránh hàm lượng chất hữu cơ trong ao quá cao, cá thả nuôi mật độ vừa phải, giảm thiểu stress cho cá.

    Bệnh nấm mang là một bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt ở cá giống và gây tổn thương ở cá thịt. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Do đó, cần sớm nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời để giảm thiểu tổn thất trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Cùng đó, phải có một biện pháp phòng trị hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tác hại của bệnh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bệnh Nấm Mang Trên Cá Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị
  • Thức Ăn Cho Cá Vàng, Cá Ba Đuôi
  • Cách Nuôi Cá Ba Đuôi Không Cần Oxy Hiệu Quả Và Dễ Dàng Thực Hiện
  • Cá Sặc Trứng Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg?
  • Chọn Hướng Đặt Bể Cá Cho Người Mệnh Mộc Cực Hay

Bệnh Nấm Cá Và Cách Xử Lý Hồ Cá Bị Nấm

--- Bài mới hơn ---

  • Các Loại Cá Cảnh Bơi Theo Đàn
  • Top 5 Loài Cá Cảnh Bơi Theo Đàn Thả Hồ Thủy Sinh Đẹp Nhất
  • Top 6 Cửa Hàng Bán Cá Cảnh ” Chất” Tại Buôn Mê Thuột
  • Top 6 Shop Cá Cảnh Hot Nhất Tại Bắc Ninh
  • Song Thanh: Cá Cảnh Cần Thơ
  • Bệnh nấm cá là một trong số những dạng bệnh khá phổ biến khi chơi cá cảnh và thủy sinh. Đây là một trong số những bệnh khiến đàn cá của bạn có thể bị tèo ngay chỉ sau một đợt bùng phát bệnh này.

    Bệnh nấm cá là gì?

    Bệnh nấm cá là một loại bệnh rất phổ biến ở các dòng cá trong khu vực nhiệt đới. Đây là một dạng vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước của cá, những tế bào này sẽ xâm nhập vào cơ thể của cá và gây bệnh cho cá cảnh mỗi khi đàn cá của bạn bị stress, bị bệnh hay thay đổi các yếu tố môi trường xung quanh.

    Dạng bệnh này tiềm tàng như virus cảm cúm ở cơ thể con người vậy, chỉ cần cơ thể yếu là chúng bắt đầu phát bệnh chỉ sau 1 ngày.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm cá rất đa dạng và khó lường, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính sau đây:

    • Cá mang bệnh sẵn từ ngoài tiệm thủy sinh, cá cảnh.
    • Bể bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh cá cảnh
    • Cá bị thương, yếu hoặc đang mắc các dạng bệnh khác.
    • Sức khỏe của cá yếu do chế độ ăn không tốt.
    • Cá bị stress
    • Thay đổi các yếu tố môi trường trong hồ thủy sinh đặc biệt là thay đổi nhiệt độ đột ngột.

    Cách chữa bệnh nấm trắng cá cảnh

    Nếu bạn nhìn thấy cơ thể những chú cá của mình lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng, đây chính là biểu hiện của việc cá của bạn đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.

    Hiện nay, có khá nhiều dòng thuốc có thể hỗ trợ chúng ta trị các dòng bệnh nấm trắng ở cá cảnh như: Bio kock 2, tetra nhật….hay đơn giản như muối hột cũng là một phương thuốc hiệu quả để trị bệnh nấm ở cá.

    Chúng tôi đã sử dụng muối hột để chữa bệnh nấm ở cá đơn giản, và bạn có thể xem video bên dưới.

    Lưu ý: cách này không khuyến khích cho các bể thủy sinh, vì muối có thể gây ảnh hưởng tới cây thủy sinh trong hồ nhà bạn.

    Tăng nhiệt độ lên 30 độ

    Tăng nhiệt độ là các hiệu quả nhất để chữa bệnh nấm cá, vi khuẩn nấm sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường có nhiệt độ trên 30 độ. Bạn có thể tìm mua một sản phẩm sưởi cho hồ cá ở các tiệm thủy sinh và về nhà sử dụng để trị bệnh nấm cho cá và kết hợp với các sản phẩm thuốc bên dưới.

    Bio Knock 2

    Bio Knock 2 là dòng thuốc trị nấm của Thái chai đen được sử dụng cho cá cảnh cả trong nước biển và nước ngọt. Nó có tác dụng chữa bệnh tất cả các loại nấm cho cá như nấm trắng, nâm thân. Đặc biệt nhất là sát trùng cho cá, dùng hiệu quả cho các loại cá cảnh như: Neon, Guppy, Betta, La Hán, …

    Cách sử dụng: Bạn có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1 giọt/10 lit nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày. Thay 50% nước trong hồ để có thể thêm nguồn nước mới chất lượng hơn vào hồ.

    Tetra Nhật

    Tetra Nhật là sản phẩm chuyên dụng để trị các dạng bệnh như nấm và các bệnh ngoài da cho cá. Đây là một sản phẩm thuốc đã khá lâu đời và được nhiều người nuôi cá cảnh tin tưởng sử dụng, đặc biệt là người chơi cá betta.

    Cách dùng:

    • Sử dụng để chữa bệnh với liều lượng 1g cho 100 lít nước. Nên sử dụng thêm muối trước hoặc sau khi cho thuốc 4h đồng hồ với tỷ lệ 2kg/m3. Sau 5 ngày nếu cá đã khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại.
    • Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.
    • Nếu phòng bệnh: sử dụng 1g cho 200 lít nước. Và vẫn thêm muối như khi chữa bệnh.

    Muối hột

    Cách xử lý hồ cá bị nấm

    • Sau khi bạn đã chữa trị đàn cá của bạn khỏi, hãy tính đến việc vê sinh và khử khuẩn bể cá của bạn bằng các dòng sản phẩm như: Bio Knock 2, Tetra nhật hoặc thêm 1 chút muối hột nho nhỏ vào hồ để có thể diệt khuẩn và phòng chống các bệnh nấm cá.
    • Định kỳ vệ sinh, hút phân cá để đảm bảo môi trường nước trong hồ thủy sinh, cá cảnh luôn tốt nhất có thể.
    • Cải tạo hệ thống lọc, vi sinh…của bể là cách tốt nhất giúp môi trường sống của cá được tốt nhất, từ đó giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, nấm bệnh tồn tại trong môi trường nước, từ đó sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh của cá.
    • Cho ăn thức ăn tốt và chế độ ăn phù hợp giúp cá có thể phát triển khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng với các dạng bệnh.

    Video chia sẻ về 2 dòng thức ăn rất tốt cho cá cảnh, thức ăn này giúp tăng sức đề kháng và giúp cá vượt qua các loại bệnh thường gặp.

    Tổng kết

    Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe và sức đề kháng của cá để có thể vượt qua được mọi loại bệnh – Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kinh Nghiệm Làm Một Bể Cá Cảnh Biển
  • Mua Bán Bể Cá Cảnh Tại Bình Định An Nhơn Trong Chuyên Mục Cá Cảnh, Thủy Sinh, Thú Nuôi
  • Thiết Kế Website Cá Cảnh An Giang
  • Cá Cảnh Đẹp. Những Loài Cá Cảnh Nổi Tiếng Ở Việt Nam Hiện Nay
  • Báo Giá Cờ Vua Nam Châm 38×38Cm Mã 4912

Bệnh Nấm Thủy Mi Trên Cá

--- Bài mới hơn ---

  • 3 Bệnh Nghiêm Trọng Trên Cá Rô Phi
  • Kỹ Thuật Phòng Trị Nấm Thủy Mi Trên Cá Sặc Rằn
  • Cá Neon Bị Bệnh, Bị Nấm Làm Chết Hàng Loạt Và Cách Xử Lý
  • Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Nước Bể Cá Cảnh Bị Đục
  • Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hồ Cá Bị Nấm Hiệu Quả Nhất
  • Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Sợi nấm có chiều dài 3 – 5 mm, có phân nhánh và chia làm 2 phần, một phần gốc bám chắc vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước.

    Nấm có khả năng sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

    Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao.

    Bệnh nấm thuỷ mi xảy ra ở nhiều loài cá nước ngọt và trứng cá. Trong các loài cá nuôi phổ biến ở Việt Nam như cá chép, mè, trắm cỏ, trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch…đều có thể nhiễm nấm thuỷ mi.

    Nấm thuỷ mi còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng cá chép. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khoẻ và gây chết hàng loạt.

    Bệnh nấm thuỷ mi thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-25 độ C, vào mùa đông, mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc.

    Bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng.

    Đầu tiên trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Cá bị bệnh có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy, trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn.

    Trứng cá bị nấm thuỷ mi giống như hoa gạo, trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn.

    – Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi diệt tạp từ 7 – 10kg/100m 2 diện tích ao nuôi.

    – Chọn công thức nuôi cho phù hợp, không nuôi với mật độ quá dày trong khi môi trường nước không tốt.

    – Cá giống trước khi thả cần được tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước.

    – Định kỳ khử trùng nguồn nước bằng SEAWEED (1 lít/1.000m3) hoặc POVIDINE 9000 (1 lít/ 6.000m3)

    – Treo túi vôi 2 – 4kg/túi quanh chỗ cho cá ăn.

    – Định kỳ bổ sung FEED bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 200g/100kg thức ăn.

    – Định kỳ 15 ngày/lần dùng POND FLOC nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, váng nhớt, làm sạch nước.

    – Định kỳ 15 ngày/lần dùng vi sinh ZEOFISH phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.

    – Thường xuyên theo dõi màu nước ao nuôi và kiểm tra khả năng phản xạ cũng như bắt mồi của cá.

    Nếu cá nuôi mắc phải bệnh nấm thủy mi thì bà con cần phải có biện pháp xử lý như sau:

    – Bước 1: Sử dụng một số loại hóa chất giúp làm sạch môi trường ao nuôi của mình:

    + BIOXIDE For Fish với liều lượng 1 lít cho 1.000m3 nước ao nuôi .

    + POVIDINE 9000 với liều lượng 1 lít cho 6.000 m3 nước ao nuôi.

    – Bước 2: Trộn BIO AMOXICILLIN 50% For Fish ( 100g/1.000 thể trọng) phòng ghép bệnh kế phát.

    – Bước 3: Bổ sung C FEED tăng sức đề kháng cho cá.

    Sau quá trình điều trị, sử dụng BIO ZEOGREEN cải thiện chất lượng nước, ổn định màu nước.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Những Bệnh Nấm Hay Gặp Ở Cá Cảnh
  • Hướng Dẫn Điều Trị Bệnh Nấm Cho Cá Dĩa
  • Tìm Hiểu Về Bệnh Đốm Đỏ (Rsd) Trên Cá
  • Kinh Nghiệm Nuôi Betta Trong Bể Cá Cảnh
  • Cận Cảnh Cá Betta ‘đẹp, Lạ’ Sặc Sỡ Sắc Màu

Bệnh Nấm Mang Ở Cá Koi

--- Bài mới hơn ---

Bệnh Nấm Trắng Ở Cá Rồng Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Có Khó Không?

--- Bài mới hơn ---

  • Tác Dụng Của Rong Biển Và Cách Chế Biến Rong Biển
  • Hình Xăm Cá Chép Hóa Rồng Bít Lưng
  • Hình Xăm Cá Chép Hóa Rồng Ở Cánh Tay
  • Tượng Cá Kim Long Gỗ Nu Nghiến
  • Ý Nghĩa Biểu Tượng Cá Chép Hóa Rồng Phong Thủy
  • Trong số những loại bệnh thường gặp ở cá rồng khi nuôi trong bể cá cảnh đó chính là bệnh nấm trắng. Đối với bệnh nấm trắng ở cá rồng không chỉ đơn giản là bệnh ngoài ra, nếu không có sự can thiệp chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng cá bị mất máu, suy nhược cơ thể dẫn đến chết. Để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về loại bệnh này cũng như cách chữa trị hãy tham khảo chi tiết thông tin hữu ích có trong bài viết sau.

    Những biểu hiện chi tiết của bệnh nấm trắng ở cá rồng

    Có rất nhiều biểu hiện khác nhau khi cá rồng bị bệnh nấm trắng. Những biểu hiện nay cần được quan sát kỹ lưỡng trên toàn bộ cơ thể của cá. Tuy nhiên, nấm trắng thường xuất hiện ở các vùng, vị trí nhạy cảm như: mắt, vây, đuôi,…

    Cá rồng bị nấm trắng ở mắt

    Biểu hiện rất khó để thấy được khi cá rồng bị nấm trắng đó chính là cá rồng bị nấm trắng ở mắt. Nấm trắng ở vùng mắt này xuất phát từ loại vi khuẩn Ichthyophthirius spp.

    Vi khuẩn gây nấm trắng này bám chặt vào viền, mi mắt gây ra hạn chế tầm nhìn cho cá rồng. Vì thế mà triệu chứng dễ thấy đó chính là cá rồng bơi điên loạn, mất kiểm soát trong bể hoặc cả chỉ đứng im một vị trí trong bể mà không hoạt động.

    Cá rồng bị nấm vây

    Biểu hiện tương đối dễ thấy khi cá rồng bị nấm trắng đó chính là cá rồng bị nấm vây. Trên vây cá bắt đầu xuất hiện các đốm trắng như những nốt mụn. Những đốm trắng này do ký sinh trùng bám chặt vào vây cá để hút máu.

    Nếu mật độ ký sinh trùng lớn không những gây cản trở hoạt động bơi của cá mà còn khiến cá rồng nhanh chóng suy giảm hệ miễn dịch, mắc nhiều loại bệnh khác từ đó khiến cá suy nhược và dẫn đến chết cá bất cứ khi nào nếu không can thiệp kịp thời.

    Cá rồng bị nấm trắng ở đuôi

    Cũng tương tự như nấm trắng xuất hiện ở vây, cá rồng bị nấm trắng ở đuôi cũng là một trong những biểu hiện cụ thể khi cá rồng mắc bệnh nấm trắng. Vùng nấm trắng này có thể lan ra toàn cơ thể ở vùng bụng, vùng lưng và thân cá.

    Khi mật độ nấm trắng xuất hiện dày đặc dễ thấy cá rồng nuôi trong bể cảnh xuất hiện các hiện tượng bất thường như: liên tục cọ mình vào thành bể, bơi nhanh liên tục, hai mang cá luôn mở hở,….

    Cách trị nấm trắng cho cá rồng có khó không?

    Có thể nói rằng bệnh nấm trắng ở cá rồng vô cùng nguy hiểm, ký sinh trùng bám vào cơ thể cá không chỉ cản trở hoạt động bơi lượn thông thường. Mà lâu dần những ký sinh trùng nấm trắng sẽ hút máu, chất dinh dưỡng từ cơ thể cá rồng từ đó khiến cá rồng gặp khó khăn trong quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển.

    Để có cách chữa cá rồng bị nấm trắng hiệu quả nhất, người nuôi cá rồng phải am hiểu về kỹ thuật chữa bệnh, nấm chi tiết tình trạng, mức độ tiến triển của bệnh từ đó đưa ra được những giải pháp chữa trị hợp lý nhất.

    Đầu tiên, nếu tình trạng nấm trắng xuất hiện ban đầu ở mức độ nhẹ thì cách trị nấm trắng cho cá rồng nên áp dụng đó chính là tăng nhiệt độ trong bể nuôi lên khoảng từ 31 đến 32 độ C. Nếu nấm trắng mới chớm xuất hiện thì chắc chắn cá rồng sẽ nhanh chóng tự khỏi.

    Trong trường hợp bệnh nấm trắng tiến triển nặng thì thì cách chữa cá rồng bị nấm trắng hiệu quả nhất đó chính là thay nước thường xuyên kết hợp sử dụng thuốc sinh hoạt chuyên biệt cho bệnh nấm trắng để tăng cường khả năng chữa trị hiệu quả cho cá. Hàm lượng, tần suất sử dụng thuốc nên áp dụng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc nhất định.

    Nhìn chung để bệnh nấm trắng ở cá rồng không xuất hiện thì người nuôi cần chuẩn bị những hồ nuôi cá rồng đạt chuẩn về thiết kế, thi công, nước nuôi, thiết bị. Nếu muốn sở hữu những bể nuôi cá rồng chất lượng hàng đầu thì chắc chắn không thể không tìm đến Hồ Cá Nghệ Thuật Hoàng Hải – địa chỉ uy tín bậc nhất thị trường chuyên cung cấp các mẫu bể cá rồng chất lượng, ấn tượng có một không hai – để được tư vấn và hỗ trợ.

    CỬA HÀNG HỒ CÁ NGHỆ THUẬT HOÀNG HẢI

    • Địa chỉ: Số 014 Nguyễn Thông Quận 3, TPHCM
    • Hotline: 0901 677 678(zalo) – 0909.592.693

    --- Bài cũ hơn ---

  • 5 Điều Quyết Định Để Có Bể Cá Rồng Đẹp
  • Hình Xăm Cá Rồng Ở Ngực
  • Ảnh Cá Chép Hóa Rồng Đẹp
  • Hồ Cá Rồng Đẹp Nhất Với Các Thiết Bị Đơn Giản
  • Muối Có Tốt Cho Cá Rồng Không?

Bệnh Nấm Thủy Mi Trên Cá Nước Ngọt

--- Bài mới hơn ---

  • Xử Lý Cá Neon Bị Nấm Đốm Trắng. – Cá Cảnh Trung Nguyên
  • Hồ Thủy Sinh Đẹp Tại Biên Hòa
  • 5 Loại Cá Thủy Sinh Bơi Theo Đàn Giá Rẻ – Đẹp – Dễ Nuôi Nhất
  • Hấp Dẫn Thú Chơi Bể Cá Cảnh Thủy Sinh
  • Thị Trường Cá Kiểng Ở Tp Cần Thơ Sôi Động Theo Nhu Cầu Tăng Cao
  • 2. Dấu hiệu khi cá bị bệnh

    Giai đoạn đầu khi cá mới bị bệnh rất khó phát hiện được bằng mắt thường và khi đã phát hiện được bằng mắt thường có nghĩa cá đã bị bệnh nặng.

    Biểu hiện của bệnh nấm thủy mi trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Khi cá bị bệnh nấm thủy mi sẽ bơi lội không định hướng, ngứa ngáy cọ sạt vào bờ hoặc là các vật dụng trong ao. Từ đó làm tróc vẩy trầy ra đây chính là cơ hội cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển làm cho bệnh cá càng nặng hơn.

    3. Phân bố và lan truyền bệnh

    Bệnh nấm thủy mi xảy ra ở hầu hết các loài cá  nước ngọt như cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè, cá chép và còn gây ung trứng cá nhất là trứng cá chép. Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động cơ học như đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh.

    Bệnh phát triển mạnh trong các ao nuôi bị ô nhiễm do mùn bã hưu cơ, ao nuôi ít được thay nước và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt.

    4. Biện pháp phòng bệnh

    – Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi diệt tạp từ 7 – 10kg/100m2 diện tích ao nuôi.

    – Chọn công thức nuôi cho phù hợp, không nuôi với mật độ quá dày trong khi môi trường nước không tốt.

    – Cá giống trước khi thả cần được tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước.

    – Cho ăn đảm bảo 4 định: định lượng, định chất, định thời gian, định địa điểm.

    – Rắc vôi định kỳ xuống ao nuôi 2 lần/tháng và trước khi trời mưa từ 1.5 – 2kg/1000m3 nước ao.

    – Treo túi vôi 2 – 4kg/túi quanh chỗ cho cá ăn.

    – Định kỳ bổ sung Vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 200 – 300g/100kg thức ăn.

    – Định kỳ 15 ngày/lần dùng liều 2kg/1000 m3 nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, váng nhớt, làm sạch nước,…

    – Định kỳ 15 ngày/lần dùng vi sinh  phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.

    – Thường xuyên theo dõi màu nước ao nuôi và kiểm tra khả năng phản xạ cũng như bắt mồi của cá. – – Nếu nguồn nước thuận lợi nên thay và cấp nước mới thường xuyên cho ao nuôi.

    5. Phương pháp trị bệnh

    Khi cá bị bệnh dùng một trong số các hóa chất sau để xử lý môi trường ao nuôi như:

    Dùng với liều lượng 2 lít cho 1000m3 nước tạt đều khắp mặt ao nuôi.và lặp lại 2 lần trong 1 tuần.

    Kết hợp dùng liều 2kg/1000 m3 nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước.

    Bên cạnh đó dùng men vi sinh  phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ đáy ao (nếu có).

    Giai đoạn đầu khi cá mới bị bệnh rất khó phát hiện được bằng mắt thường và khi đã phát hiện được bằng mắt thường có nghĩa cá đã bị bệnh nặng.Biểu hiện của bệnh nấm thủy mi trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Khi cá bị bệnh nấm thủy mi sẽ bơi lội không định hướng, ngứa ngáy cọ sạt vào bờ hoặc là các vật dụng trong ao. Từ đó làm tróc vẩy trầy ra đây chính là cơ hội cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển làm cho bệnh cá càng nặng hơn.Bệnh nấm thủy mi xảy ra ở hầu hết các loài cá nước ngọt như cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè, cá chép và còn gây ung trứng cá nhất là trứng cá chép. Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động cơ học như đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh.Bệnh phát triển mạnh trong các ao nuôi bị ô nhiễm do mùn bã hưu cơ, ao nuôi ít được thay nước và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt.- Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi diệt tạp từ 7 – 10kg/100mdiện tích ao nuôi.- Chọn công thức nuôi cho phù hợp, không nuôi với mật độ quá dày trong khi môi trường nước không tốt.- Cá giống trước khi thả cần được tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước.- Cho ăn đảm bảo 4 định: định lượng, định chất, định thời gian, định địa điểm.- Rắc vôi định kỳ xuống ao nuôi 2 lần/tháng và trước khi trời mưa từ 1.5 – 2kg/1000mnước ao.- Treo túi vôi 2 – 4kg/túi quanh chỗ cho cá ăn.- Định kỳ bổ sungbằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 200 – 300g/100kg thức ăn.- Định kỳ 15 ngày/lần dùngliều 2kg/1000 mnước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, váng nhớt, làm sạch nước,…- Định kỳ 15 ngày/lần dùng vi sinhphân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.- Thường xuyên theo dõi màu nước ao nuôi và kiểm tra khả năng phản xạ cũng như bắt mồi của cá. – – Nếu nguồn nước thuận lợi nên thay và cấp nước mới thường xuyên cho ao nuôi.Khi cá bị bệnh dùng một trong số các hóa chất sau để xử lý môi trường ao nuôi như:Dùngvới liều lượng 2 lít cho 1000mnước tạt đều khắp mặt ao nuôi.và lặp lại 2 lần trong 1 tuần.Kết hợp dùngliều 2kg/1000 mnước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước.Bên cạnh đó dùng men vi sinhphân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ đáy ao (nếu có).

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Phòng Trị Bệnh Nấm Thuỷ Mi Trên Cá (Bệnh Mốc Trắng)
  • Bệnh Thường Gặp Trên Cá Cảnh Và Cách Phòng Trị
  • Thị Trường Cá Cảnh Ở Hạ Long
  • Hướng Dẫn Thiết Kế Hồ Cá Biển Đơn Giản.
  • Sách Hướng Dẫn Làm Bể Cá Cảnh Biển

Những Bệnh Nấm Hay Gặp Ở Cá Cảnh

--- Bài mới hơn ---

  • Bệnh Nấm Thủy Mi Trên Cá
  • 3 Bệnh Nghiêm Trọng Trên Cá Rô Phi
  • Kỹ Thuật Phòng Trị Nấm Thủy Mi Trên Cá Sặc Rằn
  • Cá Neon Bị Bệnh, Bị Nấm Làm Chết Hàng Loạt Và Cách Xử Lý
  • Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Nước Bể Cá Cảnh Bị Đục
  • Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở cá nhiệt đới. May mắn là đa số những bệnh này đều được điều trị thành công nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

    Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở cá nhiệt đới. Bởi vì những bào tử của nấm được tìm thấy trong bể cá cảnh, chính những bào tử này sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh cho cá khi cá bị căng thẳng(stress), bị thương hoặc bị bệnh nào đó. Chất lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong bể.

    Hầu hết những người nuôi cá đều nhận ra những dấu hiệu nhiễm nấm từ bên ngoài. Hầu hết các vết bệnh đều có màu trắng (mịn, có lông tơ) đặc trưng và thường được gọi là “bệnh len bông-cotton wool disease”. Khi cá bị nhiễm nấm nặng thì vết nhiễm nấm có thể chuyển sang màu xám thậm chí là màu đỏ.

    Nhưng may mắn thay hầu hết nấm chỉ tấn công vào phần mô bên ngoài của cá và những loài nấm thường xuất hiện khi cá bị nhiễm trùng trước hoặc cá bị thương và chính điều đó giải thích tại sao khi cá bị nấm cần phải có 2 phần điều trị đó là vừa phải điều trị vết thương, tăng cường sức khoẻ cho cá kết hợp với điều trị nấm. Tuy nhiên cũng có vài loài nấm sẽ gây nhiễm vào cơ quan bên trong của cá và sau đó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá nếu không được can thiệp kịp thời. Nấm luôn có mặt trong hầu hết bể cá cảnh tuy nhiên điều kiện để làm tăng sự lây nhiễm cho cá trong bể bao gồm:

    – Chất lượng nước bể kém.

    – Vệ sinh bể kém.

    – Có cá chết trong bể hay có sự phân huỷ nhiều các chất hữu cơ trong bể.

    – Cá bị tổn thương, cá già hoặc cá đang có những bệnh khác.

    Những bể cá thường bị lây nhiễm nấm cần kiểm tra và vệ sinh thật kỹ bể, hệ thống lọc nước, chất lượng nước. Những bể chất lượng nước tốt thì cá hiếm khi bị nấm.

    Một số bệnh nấm hay gặp ở cá cảnh bao gồm:

    – Bệnh nấm len bông-cotton wool disease:

    Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây nhiễm trên da, vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công và cả những chỗ cá bị thương. Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.

    Để điều trị loại bệnh này thì có thể tắm cho cá bằng nước muối hoặc sử dụng thuốc kháng nấm có chứa phenoxyethanol. Trong một số trường hợp cần phải điều trị toàn bộ số cá trong bể nhưng nếu có vài con riêng lẻ bị bệnh thì có thể bắt riêng những cá thể đó ra để điều trị riêng. Việc sử dụng thuốc kháng nấm và kháng khuẩn có chứa chất Gentian Violet để bôi vào vết nấm cho cá cũng là một sự lựa chọn tốt trong điều trị.

    Đây là loại bệnh nấm không thường gặp nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và làm cho cá chết nếu không được điều trị. Khi bị nhiễm loại nấm này cá có dấu hiệu hô hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí. Các tơ mang và lá mang dính lại với nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm. Nguyên nhân của bệnh này là do nấm Branchiomyces, có thể làm cho mang bị thối đi. Bệnh này thường xuất hiện khi cá bị stress mà nguyên nhân chủ yếu là lượng amoniac hoặc nitrat trong bể cao. Khi cá bị bệnh thì việc điều trị rất khó khăn và thường là không thành công nhiều. Trong một số trường hợp có thể chữa được bằng cách tắm phenoxyethanol trong thời gian dài và tăng lượng oxy trong bể. Vì thế chế độ chăm sóc tốt bể cá chính là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh này.

    – Bệnh nhiễm nấm toàn thân – Systemic fungal infections:

    Bệnh nhiễm nấm toàn thân ở cá cảnh nhiệt đới là bệnh rất hiếm gặp và nói chung là rất khó chẩn đoán và điều trị. Kết quả là không có nhiều hiểu biết về loại bệnh này. Một loại nấm có thể gây nhiễm bệnh này là Icthyophonus. Cá bị nhiễm bệnh rất yếu ớt, bơi lội, hoạt động và kém ăn rõ rệt. Cá sống trong môi trường nước kém và hay thay đổi dễ bị mắc bệnh này. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị thành công bằng cách tắm và ngâm cá trong thuốc xanh malachit.

    Hầu hết những người nuôi hoặc chơi cá cảnh đều phải đối mặt với những bệnh lây nhiễm nấm không khi này thì khi khác. Đa số những bệnh nấm đều được điều trị thành công nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Có một điều hiển nhiên ai cũng biết là nấm hay phát triển khi cá có sức khoẻ yếu, hoặc bị thương, đặc biệt là việc chăm sóc bể cá kém. Vì vậy khi cá nuôi của bạn bị nhiễm nấm thì bạn hãy kiểm tra chất lượng nước và đảm bảo chắc chắn rằng nước trong bể của bạn được tốt, an toàn và tự nhiên cho các chú cá nuôi của bạn.

    Nguyễn Quốc Minh

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Điều Trị Bệnh Nấm Cho Cá Dĩa
  • Tìm Hiểu Về Bệnh Đốm Đỏ (Rsd) Trên Cá
  • Kinh Nghiệm Nuôi Betta Trong Bể Cá Cảnh
  • Cận Cảnh Cá Betta ‘đẹp, Lạ’ Sặc Sỡ Sắc Màu
  • Câu Cá Ở Biển Vũng Tàu

Cách Phòng Trị Bệnh Nấm Thuỷ Mi Trên Cá (Bệnh Mốc Trắng)

--- Bài mới hơn ---

Bệnh Lở Loét Do Nấm Gây Ra Trên Cá Chẽm

--- Bài mới hơn ---

  • Cá Hanh Biển Cao Cấp Có Bán Ở Đâu
  • 【1/2021】Cá Hanh Biển Bán Ở Đâu
  • Cá Hề Nemo Mới 100%, Giá: Liên Hệ , Gọi: 0933 674 667, Quận Tân Bình
  • 【1/2021】Giá Mua Bán Cá Bớp Biển Hiện Nay Bao Nhiêu Tiền 1 Kg Tphcm【Xem 1,172,556】
  • Hệ Thống Lọc Của Bể Cá Cảnh Biển
  • Nghề nuôi cá chẽm được hình thành từ những năm 70 ở Thái Lan và được nhân rộng ra ở nước châu á như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Ngày nay cá chẽm được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, theo FAO (2006) tổng sản lượng nuôi cá chẽm trên thế giới tăng 37,4% so với năm 1990.

    Ở Việt Nam nghề nuôi cá chẽm cũng bắt đầu phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi có được, nghề nuôi cá chẽm cũng đối diện với những khó khăn do bệnh dịch gây ra, trong đó bệnh lở loét ở cá khá phổ biến, bệnh do nhiều tác nhân gây ra, trong đó có thể kể đến là nấm gây bệnh.

    Bệnh lở loét là một bệnh khá phổ biến ở các loài thủy sản, bệnh do nhiều tác nhân gây ra nhưng chủ yếu là 2 tác nhân chính là vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên ở mỗi tác nhân lại có những dấu hiệu khác nhau và cách chữa trị khác nhau. Đối bệnh do nấm có 2 loại nấm thường gây ra bệnh lở loét trên cá chẽm là nấm Aphanomyces và nấm hạt ( Ichthyophonus, Dermocystidium).

    Nấm hạt: là một trong những loại nấm chính gây ra bệnh lở loét ở các loài thủy sản có thể kể đến như cá chép, cá quả, cá chẽm, … Các tế bào nấm thường thấy trong mô cá ở dạng hình cầu. Bào nang có đường kính từ 10-300 μm. Trong bào nang có một vài bào tử đến hàng trăm bào tử.. Nấm phát triển ở nhiệt độ 3- 20 oC, tối ưu là 10 oC, khi nhiệt độ ở mức 30 o C nấm không phát triển

    Hình 1. Hình thái của nấm hạt được mô phỏng lại dưới dạng bào nang.

    Nấm Aphanomyces: Theo tạp trí khoa học tại trường đại học Nông Lâm Huế, đã có một nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định giống nấm gây bệnh trên cá chẽm gây ra bệnh lở loét ở cá và kết quả nuôi cấy phân lập đã xác định được giống nấm gây bệnh trên cá chẽm là Aphanomyces.

    Hình 2. Hình dạng bào tử của nấm Aphanomyces

    Nấm hạt Ichthyophonus: Khi cá nhiễm bệnh do nấm hạt gây ra, dấu hiện nhận biết được là xuất hiện các vết loét nhỏ và sâu trên thân cá. Nấm chủ yếu nội ký sinh nên khi giải phẩu nội tạng cá ở gan, tim, buồng trứng, … sẽ thấy các đốm trắng nhỏ.

    Khi cá nhiễm nấm hạt do Dermocystidium, thì nấm hạt này thường ký sinh trên vây, dưới da và mang cá những chổ bị ký sinh sưng tấy màu hồng, có hình dạng khác nhau. Kích thước nấm hạt từ 1 – 2cm có khi lớn đến 10c. Xung quanh vết sưng tấy có các đốm viêm nhỏ chứa đầy các bào tử.

    Hình 3: Nội tạng của cá khi bị nấm hạt ký sinh.

    Nấm Aphanomyces: Dấu hiệu khi nhiễm bệnh như là cá bơi lờ đờ, tróc vảy, xuất huyết trên da, gốc vây, lở loét trên thân. Tuy nhiên khác với nấm hạt thì nấm Aphanomyces khi cá mắc bệnh thì xoang bụng cá không xuất huyết, tích dịch. Gan, lách, thận không có biểu hiện bệnh lý.

    Hình 4. Dấu hiệu lở loét của cá khi bị nhiễm bệnh.

    Bệnh phân bố hầu hết ở các vùng nuôi trên cả nước. Tuy nhiên ở Việt Nam cá chẽm được nuôi nhiều ở các tỉnh: Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế. Gần đây các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình… cũng bắt đầu nuôi loài cá này. Nên bệnh xuất hiện nhiều ở các khu vực kể trên.

    Phòng trị

    Người nuôi cần lưu ý là các biện pháp sau chỉ phần nào làm giảm nguy cơ diễn biến của bệnh:

    Theo tạp trí khoa học của trường đại học Nông Lâm Huế cho thấy với loài nấm Aphanomyces: Kết quả thử nghiệm thuốc trên môi trường nuôi cấy nấm cho thấy hydrogen peroxide (H 2O 2) ở nồng độ 250 ppm, 300 ppm và PVP iodine nồng độ 0,9 ppm, 1 ppm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm. Sử dụng hydrogen peroxide nồng 300 ppm và PVP iodine nồng độ 1 ppm tắm cho cá bị bệnh do nấm Aphanomyces trong 30 phút có hiệu quả trị bệnh.

    Đối với bệnh do nấm hạt gây ra: Chưa nghiên biện pháp phòng trị bệnh. Nhưng để phòng bệnh này không cho cá ăn thức ăn là động vật sống nhiễm nấm. áp dụng đầy đủ biện pháp phòng bệnh tổng hợp. dùng thuốc tim KMnO hoặc Formaline tắm cho cá giống phòng bệnh trước khi đưa vào nuôi.

    “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên khi nuôi chúng ta hãy thực hiện thật tốt ở khâu phòng bệnh để có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho cá đạt được lợi ích kinh tế tối đa cho người nuôi bằng các cách sau:

    -Chọn cá giống khỏe mạnh, không xây xát, dị hình, bệnh tật, không thả mật độ quá dày.

    -Nguồn thức ăn chính được sử dụng trong nuôi cá biển là cá vụn, cá tạp. Đây chính là nguồn lây bệnh trực tiếp cho cá và làm ô nhiễm nguồn nước do thức ăn thừa gây ra. Cần quản lý thức ăn thật tốt và không sử dụng thức ăn đã ươn, thối.

    -Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, vệ sinh lồng bè. Khi môi trường thay đổi, nước biển nhớt hoặc có váng, người nuôi cần có biện pháp vệ sinh, phòng ngừa bệnh ngay.

    -Sử dụng thuốc và hóa chất để phòng ngừa bệnh cũng là phương pháp hiệu quả.

    – Khi phát hiện cá chết do dịch bệnh, cần vớt cá chết ra khỏi lồng bè và xử lý cẩn thận; tránh vứt cá chết ra khu vực nuôi, ao, hồ để tránh lây lan dịch bệnh ra môi trường bên ngoài.

    Tạp trí khoa học đại học Nông Lâm Huế: http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/TCKHDHH/article/view/2162

    Bùi Quang Tề, 2009. Bệnh Học Thủy Sản. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I

    Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản – số 02/2008 Trường Đại học Nha Trang : http://ntu.edu.vn/Portals/66/Tap%20chi%20KHCNTS/So%202-2008/So%202.2008_03%20Do%20Thi%20Hoa.PDF

    KLTN Trường đại học Nông Lâm Huế nghiên cứu về chiệu chứng lở loét trên cá chẽm: https://text.123doc.org/document/1410840-nghien-cuu-hoi-chung-lo-loet-tren-ca-chem-lates-calcarifer-nuoi-tai-thua-thien-hue.htm

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cá Thòi Lòi Biển Ăn Gì? Mua, Bán Ở Đâu? Giá Bán Bao Nhiêu Tiền?
  • Đại Họa Ô Nhiễm Môi Trường Biển: Những Câu Hỏi Vẫn Còn Đó
  • Tour Câu Cá Biển Đà Nẵng Thư Giản Chất Lượng Cao
  • Cá Lóc Nướng Bọt Biển Nha Trang
  • Câu Cá Lặn Biển Ngắm San Hô Ở Đảo Ngọc Phú Quốc