Phong Cách Hồ Thủy Sinh “Natural” Có Dễ Dàng Thực Hiện Hay Không?

--- Bài mới hơn ---

  • Phong Cách Tự Nhiên Trong Trường Phái Thuỷ Sinh
  • Trại Ươm Cây Thủy Sinh Bucephalandra
  • Các Bước Cơ Bản Chắm Sóc Bucep Trong Hồ Thủy Sinh
  • Hướng Dẫn Làm Bể Bán Cạn Mini Với Các Bước Đơn Giản
  • Chọn Bể Cá Thủy Sinh Hoàn Hảo Cho Nhà Bạn
  • Phong cách bể thủy sinh tự nhiên được giới thiệu lần đầu tiên bởi Takashi Amano. Phong cách tự nhiên tuân theo nhiều nguyên tắc giống như kỹ thuật làm vườn Nhật Bản.

    Bể thuỷ sinh phong cách tự nhiên là một trong những phong cách thủy sinh phổ biến nhất hiện nay.

    Mục đích chính của phong cách này là bắt chước một cảnh quan thiên nhiên nào đó. Từ dãy núi, đồi, rừng đến đồng bằng, sông, suối, thiết kế này có rất nhiều tiềm năng khai thác về vẻ đẹp và sự độc đáo.

    Người ta thường hay dùng các tỷ lệ vàng để cân xứng bố cục trong hồ thủy sinh này.

    Hệ thống thực vật và cá là một thành phần quan trọng của phong cách Natural.

    Thông thường, phong cách này sử dụng các loài cá và thực vật được tìm thấy trong bối cảnh thực tế mà người làm bể đang cố gắng tái tạo.

    Trong phong cách tự nhiên, thân cây thường được sử dụng nhiều bởi vì chúng phát triển rất nhanh và dày đặc, chúng là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc tạo ra sự khác biệt trong trong hồ cá.

    Ngoài ra, việc sử dụng dương xỉ và rêu cũng thường được sử dụng với gỗ trôi dạt và các loại đá trang trí. Rêu mọc ra từ các nhánh cây càng làm nên vẻ tự nhiên cho bố cục của bạn.

    Bạn cũng cần chọn những loại cá phù hợp với phong cách này. Sự lựa chọn cá nên dựa trên hành vi của loài, hình dạng của chúng và tính thẩm mỹ chung. Các dòng các bơi theo đàn sẽ thích hợp nhất cho phong cách này. Các dòng cá, tép dọn bể như bút chì, otto, tép yamato,… sẽ cực kỳ có lợi cho hồ của bạn.

    Bạn hãy lựa chọn phong cách chơi, lên ý tưởng và tìm nguyên liệu để thực hiện chúng. Cửa hàng thủy sinh Friday aquarium hiện có đầy đủ tất cả các nguyên liệu cần thiết để bạn hoàn thiện được phong cách chơi này.

    Và một điều nữa cần chú ý là khi bạn setup bể nên làm cẩn thận một tý để tránh việc trộn lẫn giữa nền và cát. Cứ thử và bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay luôn.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Làm Bể Cá Thủy Sinh A
  • Bắt Trend Phong Cách Thuỷ Sinh Trên Thế Giới
  • Bể Thủy Sinh 120Cm Của Luís Cardoso
  • Cách Ngăn Ngừa Ốc Hại Trong Hồ Thủy Sinh
  • Nguyên Nhân Và Cách Ngăn Ngừa Ốc Hại

Các Phong Cách Bể Thủy Sinh Phổ Biến.

--- Bài mới hơn ---

  • Xây Dựng Bể Cá Rồng Chất Lượng Đơn Giản
  • Một Số Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc Diệt Rêu Bể Cá
  • Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Nước Bể Cá Cảnh Bị Đục
  • Chán Bể Kính Đắt Tiền, Thanh Niên Setup Thùng Xốp Thủy Sinh Vừa Chất Lừ Vừa Tiết Kiệm
  • Bảo Dưỡng Và Chăm Sóc Bể Cá Cảnh Biển
  • Trong bài viết này mình sẽ cố gắng tổng hợp những phong cách thủy sinh hiện nay với thiết kế độc đáo riêng biệt với nhau .

    Aquascaping là gì?

    Aquascaping là công việc sắp xếp các loại động thực vật thủy sinh, đá, lũa … các kiểu các thứ … để tạo nên một cảnh quan cuốn hút trong bể kính. Những cảnh quan này tóm lược đơn giản bằng một số phong cách sau

    1.Phong cách Nature

    Phong cách Nature được giới thiệu đầu tiên bởi Takashi Amano vào những năm 1990. Đến nay, phong cách này là một trong những phong cách thủy sinh phổ biết nhất. Mục đích chính là dựa theo thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm gốc.Là người sáng tạo ra ADA(Aqua Design Amano).Xuất thân là nhiếp ảnh gia, Sir Amano đã đi nhiều nơi, tìm hiểu về thiên nhiên của nơi đó, ghi chép chúng lại cả bằng văn bản cũng như hình ảnh. Sau khi chắt lọc, tổng hợp dường như ông đã rút ra được một số điểm nhấn cốt lõi nhất bên dưới những thứ hữu hình ấy. Các tác phẩm của ông Amano (và các sản phẩm của ADA) đều đi theo tự nhiên. Nhìn vào một hồ thủy sinh bất kỳ ta đều thấy sự tự nhiên ở đó. Không có một khuôn mẫu nào nhất định.Nhìn tổng thể hồ thấy tự nhiên ,đi vào chi tiết cũng là tự nhiên .đó là trường phái thủy sinh tự nhiên (nature).

    Thiết kế và bố cục của phong cách nature cũng sử dụng ba bố cục phổ biến .Bố cục lồi ,bố cục lõm và bố cục tam giác.Việc kết hợp giữa ba bố cục phổ biến và tỉ lệ vàng giúp cho người chơi dễ đạt được tính thẩm mỹ hơn .Bố cục tam giác .

      Bố cục tam giác (ảnh adana.co.jp)

    Kiểu bố cục như tên của nó có hình tam giác cao một bên hồ và thấp về phía bên kia .

    Mật độ trồng cây rất dày đặc ,từ các loại cắt cắm đến dương xỉ .Lũa đá ,rêu thường được dùng cho bố cục này .

    • Bố cục lồi

      Ở bố cục này lũa đá được xắp xếp ở trung tâm hồ thủy sinh các cây thủy sinh được sắp xếp ở trung tâm (tiêu điểm)và lựa chọn trồng thấp dần sang hai bên .Lựa chọn cây thủy sinh cho bố cục này rất đa dạng phong phú từ các loại ráy dương xỉ chậm phát triển đến các loại cây cắt cắm đầy màu sắc.

    • Bố cục lõm

      Là bố cục được nhiều người chơi lựa chọn vì tạo được con đường thung lũng hay sườn đồi tạo được độ sâu cho hồ thủy sinh của bạn .Nhìn trên hình các bạn có thể thấy được cây thủy sinh được sắp xếp cao về đén thấp tạo phần sau hồ thành hình chữ U nhằm tạo độ sâu.

    Thực vật trong phong cách bể cá tự nhiên.

    Hệ thống thực vật và cá là một thành phần quan trọng của phong cách thiên nhiên.

    Thông thường, phong cách này sử dụng các loài cá và thực vật được tìm thấy trong bối cảnh thực tế mà người làm bể đang cố gắng tái tạo.

    Trong phong cách tự nhiên,cắt cắm thường được sử dụng nhiều bởi vì chúng phát triển rất nhanh và dày đặc, chúng là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc tạo ra sự khác biệt trong trong hồ cá.

    Ngoài ra, việc sử dụng dương xỉ và rêu cũng thường được sử dụng với lũa nhánh và đá .

    Bạn cũng cần chọn những loại cá phù hợp với phong cách này. Sự lựa chọn cá nên dựa trên hành vi của loài, hình dạng của chúng và tính thẩm mỹ chung.

    2.Phong cách Walstad.

    Phong cách duy nhất chưa từng có giải ở các cuộc thi thủy sinh trên toàn thế giới .Phong cách này cũng rất kén người chơi.

    Diana Walstad cũng là tác giả cuốn sách nổi tiếng Hệ sinh thái trong Hồ Thủy Sinh (Ecology of the Planted Aquarium). “Hồ thủy sinh tự nhiên” hay còn gọi là “hồ low-tech” nhấn mạnh đến việc ứng dụng triệt để các “quy trình tự nhiên” (natural processes) để mang lại trạng thái cân bằng cho hồ thủy sinh.Đọc đến đây có lẽ bạn cung đã hình dung được phân nào phong cách walstad .Một hồ thủy sinh tự nhiên áp dụng các quy trình tự nhiên một cách triệt để. Chẳng hạn, quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi khuẩn làm phát sinh CO2 một cách tự nhiên, không phải là CO2 nhân tạo. Và chất thải của cá, chứ không phải phân bón hóa học, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và làm đất nền màu mỡ.Hoàn toàn tự nhiên hạn chế đên mức thấp nhất sự can thiệp của các dụng cụ hồ trợ thủy sinh .

    Khác với những phong cách còn lại, ở đây người chơi trồng các loài thực vật một cách ngẫu nhiên, mục đích là để mô phỏng cách mọi thứ trong tự nhiên tồn tại và phát triển, thay vì sắp xếp nhân tạo.Nền trộn tự tạo ,cây thủy sinh trồng tự nhiên không theo một bố cục hay định hình nào cả .

    Các bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết khác về phong cách này từ google ,youtube.

    3.Phong cách Hà Lan.

    Phong cách Hà Lan là một trong những phong cách chơi thủy sinh khá lâu đời. Nhưng với sự pha trộn mầu sắc, hình dạng của cây, phong cách này vẫn giữ được nét tinh hoa, quyến rũ của nó.

    Phong cách này được phát triển ở Hà Lan từ những năm 1930, được ví như mô phỏng lại “đường phố Hà Lan” với sự sắp xếp hài hòa giữa những bụi cây, nhằm tạo cảm giác chiều sâu, độ tương phản trong lối chơi này.Phong cách này đặc trưng bởi sự phong phú của màu sắc và cây trồng. Nó thường xuất hiện với kiểu thiết kế quy hoạch theo từng khóm cụm, từng lớp, từng tầng rõ ràng, như phong cách làm vườn của người Hà Lan vậy. Nền hồ thường được trồng các loại cây thảm, cây bụi và các loài cao hơn được trồng ở phía hậu cảnh. Đặc biệt bể cá phong cách Hà Lan thường không có những vật trang trí như đá hoặc lũa.

    Khác với các phong cách khác, bể Hà Lan thường không có quá nhiều khoảng trống. Người chơi thường chia diện tích bể thành các phần đều nhau (10×10 cm) để cắm các loại cây thủy sinh phù hợp…. mầu sắc, độ cao, kiểu lá của cây. Một điểm lưu ý là không được quá 4 loại cây trong ô 10×10 này, đồng thời các bụi cây phải tách bạch và được được quá lấn lướt nhau.

    Các loại cây thủy sinh thường được dùng trong hồ Hà Lan.Đa phần các loại cây thủy sinh được sử dụng là cắt cắm ,các loại cây phát triển nhanh và phải được cắt tỉa liên tục .Một lưu ý nhỏ nữa là hồ thủy sinh phong cách hà lan thường sử dụng các loại nền giàu dinh dưỡng nên đa phần là nền trộn.

    Hồng ba tiêu và Trầu lùn: Những cây này phát triển chậm và thấp. Ngoài ra, chúng còn giúp tạo ra các con đường có chiều sâu làm điểm nhấn cho tổng thể.

    Đại hồng huyết và Đại bảo tháp: Tạo hiệu ứng thị giác táo bạo trong bể của bạn. Là những loài mọc nhanh và có thân lớn, chúng tạo ra sự đa dạng về kích thước cho cái nhìn toàn cảnh.thường được trồng hậu cảnh .

    Tiêu thảo: Loài cây bụi mọc chậm, thường được sử dụng làm tiền cảnh cho bể.

    Rau thơm ,trân châu :thường được trồng tiền cảnh

    Huyết tâm lan, Hồng liễu, Vảy ốc hoặc Súng xác pháo: Những loại cây lá lớn và đầy màu sắc, thể hiện sự tương phản mạnh mẽ trong bể,được trồng hậu cảnh và cắt tỉa thành tùng khối .

    Cá : thường rất ít có lựa chọn về cá trong bể hà lan ,đa phần là cac loại cá nhỏ bơi theo đàn như neon ,cá trâm…

    Để thiết kế được bể phong cách Hà Lan, yêu cầu bạn cần phải có kiến thức, hiểu biết chuyên sâu về đặc tính của từng loại cây thủy sinh, cách trồng và chăm sóc chúng. Điều đặc biệt nữa là bể rất ít bị rêu hại tấn công so với nhưng bể mang phong cách rừng hay nature trồng những loại cây chậm phát triển .Cách chăm sóc chủ yếu là cắt tỉa tạo thành từng khóm cho từng nhóm cây nhằm tạo độ tương phản về màu sắc ,độ cao ,hình thái lá….

    5.Phong cách biotope.

    Biotope là hình thức sắp xếp đá lũa mô phỏng những chi tiết ở dưới mặt nước của một đoạn sông, con suối. Những chi tiết thường gặp nhất là cành cây, thân cây bị chìm xuống nước mà mục ruỗng dần trong màu nước vàng đặc trưng xuất phát từ những thảm lá mục trong tự nhiên mô phỏng hoàn hảo một môi trường tự nhiên, bao gồm các thông số về nước, hệ động, thực vật và thậm chí là bố cục tự nhiên với đá hoặc một vài nhánh lũa. . Vì vậy đá lũa trong biotope là một sự lựa chọn cầu kì và khó.

    Tiêu chuẩn để đánh giá – được công bố trên biotope-aquarium.info

    1. Môi trường tương ứng

    2. Sinh vật tương ứng

    3. Chất lượng về cảnh quan

    4. Chất lượng sống của sinh vật

    5. Bố cục của cảnh quan

    6. Khu vực sống của sinh vật

    Hardscape hay Biotope?:Rất rất nhiều người hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa Hardscape (layout thô) và Biotope.

    Hardscape chỉ là phần xương của bố cục, sau khi trồng cây thủy sinh, phần lớn hardscape sẽ bị che khuất, chỉ hiện ra những phần nào đẹp nhất theo ý đồ định trước của người chơi.Để hoàn thành được tác phẩm đẹp từ hardscape bạn phải biết được chiều cao của từng loại cây, hình thái lá, khả năng mọc lan… để kiểm soát được độ che phủ của chúng lên bố cục. Có rất nhiều tác phẩm ở phần sắp xếp bố cục ban đầu rất được khen ngợi, tuy nhiên sau khi hoàn thành người xem lại cảm thấy tiếc nuối vì cây trồng đã không thể làm cho hồ đẹp hơn.

    6.Phong cách rừng (junge).

    Phong cách rừng trong thuỷ sinh thường mô tả một hệ sinh thái hoang dã đúng như cảnh vật trong tự nhiên, mà cụ thể hơn là những khu rừng rậm như một khu rừng nhiệt đới hay Amazon.

    Thiết kế và bố cục rừng cơ bản

    Thiết kế của phong cách rừng thể hiện thiên nhiên nhưng lại đặt trong một sự hỗn loạn, bất đối xứng. Đó cũng là điều đã làm khó nhiều người khi muốn theo phong cách này.

    Tốt nhất người chơi nên giữ cho trí óc được tự do khi sắp xếp bố cục, có vậy họ mới có thể mô phỏng lại yếu tố hoang dã, hỗn loạn trong thiên nhiên. Độ phức tạp của bố cục có thể bị giới hạn bởi khả năng, trình độ của mỗi người chơi.

    Thiết kế và bố cục rừng cơ bản

    Quy luật xa – gần

    Hồ thủy sinh mô tả một không gian lớn trên cạn luôn phải tuân thủ quy tắc bất di bất dịch này. Cây ở gần thì nhìn thấy rõ những nét lồi lõm trên thân, cành, tán lá lòe xòe tự nhiên. Cây ở xa thì “phẳng phiu” hơn, chỉ thấy một thân thẳng và tán lá mịn màng, như một cây nấm vậy. Cây ở gần thì rõ ràng, đứng riêng biệt từng cá thể bên cạnh nhau, tán lá đôi khi đan xen vào nhau tạo nên từng khoảng sáng tối ở khu vực dưới gốc. Những cây ở xa lại có cảm giác đứng chen chúc, có khi là liền thành một thảm, không nhìn thấy từng thân cây riêng biệt nữa.

    Hàng ngày bạn phải đối mặt là việc chăm sóc cũng như thay nước liên tục.

    Ngoài ra, sự đa dạng về cây trồng và khối lượng sinh vật sống lớn trong đòi hỏi phải cân bằng lượng oxy và CO2 hòa tan trong nước. Việc duy trì bể đòi hỏi một bộ lọc nước mạnh mẽ và phân nước bổ sung.

    So với các phong cách khác, lợi thế của phong cách rừng là nó không đòi hỏi cắt tỉa thường xuyên. Tuy nhiên, điều này lại đặt ra một thách thức khác là làm sao để bảo trì hiệu quả hơn mà đỡ tốn thời gian hơn.

    7.Tổng Kết.

    Bài viết sơ lược về những phong cách phổ biến của một bể thủy sinh hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc đang muốn tìm hiểu về thủy sinh có thể lựa chọn cho mình một phong cách phù hợp với mình nhất .

    Ps:còn một phong cách nữa nhưng mình không khuyến khích các bạn đi theo đó là “Việt Nam tham cây ” một cách gọi vui của anh em trên các diễn đàn cũng như group thủy sinh trên cả nước . Phong cách không đi theo một bố cục nào cả kể cả có có bố cục thì cũng bị phá bởi sự đam mê vào các dòng cây đa phần là phát triển chậm nhưng màu sắc và vẻ đẹp khó cưỡng là ráy và bucep.Những ai trót lỡ đam mê vào các dòng cây thì chỉ quan tâm đến sự phát triển cây trong bể .Có những anh em chỉ cần đổ phân nền chạy cycle ổn định là thả cây và ngắm sự phát triển của chúng .Mình sẽ cố gắng có những bài viết cụ thể chuyên sâu về ráy và bucep cho các bạn có đam mê và sở thích này sớm nhất .Hãy theo đuổi đam mê nợ nần sẽ theo đuổi bạn .

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bể Cá Thủy Tinh Acrylic Vs: Cái Nào Tốt Hơn?
  • Bể Cá Thủy Sinh Mini Xiaomi
  • Những Cách Đơn Giản Và Hiệu Quả Để Làm Trong Nước Bể Cá Cảnh
  • Bể Kính Siêu Trong 35X20X23 Cm
  • Cách Loại Trừ Các Loại Rêu Trong Bể Cá Thủy Sinh

Giới Thiệu Phong Cách Bể Thủy Sinh Hà Lan

--- Bài mới hơn ---

  • Giá Bể Cá Thủy Sinh Tại Hà Nội Là Bao Nhiêu?
  • Cách Xếp Đá Iwagumi Cho Bể Thủy Sinh
  • Đa Dạng Các Loại Bể Thủy Sinh Đẹp
  • Thích Thú Với Cách Trang Trí Phòng Khách Từ Bể Cá Thủy Sinh Độc Đáo
  • Bể Cá Thủy Sinh Nhập Khẩu Đặt Tại Văn Phòng Công Ty Hoặc Phòng Khách
  • Bể thủy sinh Hà Lan truyền thống được coi như là một hoa viên dưới nước nơi mà cây thủy sinh được trồng thành cụm tương hỗ để hình thành một cấu trúc có độ tương phản về màu sắc và hình dạng, cũng như chiều sâu. Trải qua nhiều thập kỷ phong cách bể thủy sinh Hà Lan vẫn được lưu giữ và không lẫn vào đâu được bởi độ tương phản mạnh mẽ, màu sắc dịu dàng, lối mòn khuất dần vào bóng đêm. Đó là những gì được chắt lọc qua nhiều thế hệ người chơi thủy sinh.

    1. Các nguyên tắc cơ bản về thiết lập bố cục bể thủy sinh Hà Lan

    Phong cách bể thủy sinh Hà Lan bao gồm một số nguyên tắc cơ bản về bố cục như sau:

    1.1. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải tạo ra cảm giác hài hòa và mộc mạc

    Người chơi khi tạo bố cục cho bể thủy sinh Hà Lan thường sẽ chia diện tích của bể thành các phần đều nhau (thường thì 10x10cm) sau đó mỗi ô diện tích như vậy người chơi sẽ cắm một loại cây thủy sinh phù hợp, tùy thuộc vào màu sắc và độ cao của cây. Lưu ý trong mỗi đoạn 10cm chiều rộng bể không được có quá một loài cây. Kèm theo điều này, các bụi cây phải tách bạch và không được quá lấn lướt.

    Cách phân chia bố cục một bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    1.2. Bể thủy sinh Hà Lan không có nhiều khoảng trống

    Tối thiểu 80% nền hồ phải được trồng cây thủy sinh.

    1.3. Bể thủy sinh Hà Lan được áp dụng nguyên tắc chia 3

    Người Hà Lan chia chiều rộng bể ra làm 3 phần và đặt một tiêu điểm chính (chẳng hạn một cây màu đỏ, một cây to, một ít lũa hay đá) tại vị trí một phần ba hay hai phần ba. Và không bao giờ được đặt tiêu điểm vào ngay điểm chết nằm chính giữa.

    Sen Tiger tạo điểm nhấn cho bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    1.4. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của các loại cây thủy sinh

    Nếu bể thủy sinh Hà Lan không đáp ứng được các yêu cầu này, bạn sẽ kết thúc với một bức tường đơn điệu gồm những cây giống hệt nhau chạy dọc theo chiều rộng bể. Để nhấn mạnh đến độ tương phản, hãy tạo không gian trống giữa những bụi cây và hàng cây cao dần lên (chúng được gọi là “con đường” hay “lối mòn”) nhằm gia tăng chiều sâu. Việc tạo ra những “khe hở” (những bụi cây rời rạc, hay bụi cây có khoảng trống giữa các lá cho phép bạn nhìn thấy phần hậu cảnh ở phía sau) cũng tăng cảm giác về chiều sâu. Mặc dù màu sắc và độ tương phản rất quan trọng nhưng nếu áp dụng thái quá thì có thể làm rối mắt và lấy đi cảm giác cân bằng và nhất quán.

    Bể thủy sinh Hà Lan đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của cây thủy sinh (ảnh sưu tầm)

    2. Cách lựa chọn cây và cá cho bể thủy sinh Hà Lan

    2.1. Cách lựa chọn cây phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

    Như đã nói ở trên, mỗi 10cm chiều rộng bể thủy sinh Hà Lan không trồng quá một loại cây. Các loại cây thường dùng trong bể thủy sinh Hà Lan bao gồm:

    • Hồng ba tiêu, Trầu lùn: Những cây thủy sinh này phát triển chậm và thấp. Ngoài ra, chúng còn giúp tạo ra các “con đường” Hà Lan (là mảng cây mọc thấp được bố trí dưới một góc nhìn và cao dần lên về một bên) nhằm tạo ra chiều sâu làm điểm nhấn cho tổng thể.
    • Tiêu thảo parva, Sao nhỏ: Những loại cây này mọc chậm, thường được trồng thành bụi và hàng từ tiền cảnh đến trung cảnh. Màu sậm như đất của chúng đem lại sự tương phản thích hợp và một khi được trồng, chúng không đòi hỏi phải chăm sóc quá nhiều trong thời gian dài.
    • Đại liễu, Đại bảo tháp, Hồ liễu lá hẹp: Là những loại cây thủy sinh mọc nhanh và có thân lớn, chúng tạo ra sự đa dạng về kích thước cho cái nhìn toàn cảnh, tạo hiệu ứng thị giác táo bạo trong bể thủy sinh Hà Lan của bạn. Bằng việc thường xuyên tỉa cành khi chúng mọc quá cao, chúng vẫn mạnh khỏe và luôn duy trì được hình ảnh mong muốn.
    • Huyết tâm lan, Diệp tài hồng, Vảy ốc: Những loại cây lá lớn và màu sắc nổi bật, thể hiện sự tương phản mạnh mẽ trong bể thủy sinh Hà Lan
    • Sen tiger, Lan muỗng: Những loại cây thủy sinh lá to đứng riêng rẽ, tạo tiêu điểm cho bể thủy sinh Hà Lan.

    Các loại cây cắt cắm được phối hợp hài hòa trong bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    • Tiền cảnh bể thủy sinh Hà Lan rất tinh tế, gọn gàng, ngăn nắp và hòa nhập với hậu cảnh. Nó có thể gồm những bụi cây tương phản nhưng phải khác loài và không bao giờ được trồng lẫn lộn trong một bụi.
    • Đắp bờ là một phần của bể thủy sinh Hà Lan nhưng được thực hiện theo một nguyên tắc đơn giản. Ở đa số vị trí, nền thường được nâng lên chỉ bằng cách sử dụng lũa. Cây cũng được ghép vào lũa chỉ với mục đích tạo ra ảo giác của một nền dốc lên. Trong những bố cục công phu hơn, bức tường cây được trồng dọc theo mặt kiếng trên những tấm gỗ bần hay thậm chí vỏ bần. Bờ được tạo ra với một mục đích đặc biệt là gia tăng chiều sâu và gắn liền với một góc nhìn hay con đường.
    • Lượng chiếu sáng cũng cần phải được đảm bảo, bộ lọc thùng là hệ thống lọc phổ biến nhất và CO2 được phun ở tầm từ 15 đến 20 ppm. Nền đất sét hay laterite được sử dụng, phân bón chứa sắt và khoáng chất được bổ sung một cách thường xuyên.

    Bể thủy sinh Hà Lan cần đảm bảo đủ sáng, có hệ thống lọc và CO2 (ảnh sưu tầm)

    2.2. Cách lựa chọn cá phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

    Các loài cá nhỏ bơi theo đàn được khuyến khích sử dụng trong bể thủy sinh Hà Lan. Có thể kể tên một số loài cá phổ biến trong bể Hà Lan như: cá neon, cá sóc đầu đỏ, cá tam giác, cá mắt đèn,…

    Đàn cá nhỏ khiến bể thủy sinh Hà Lan thêm sinh động (ảnh sưu tầm)

    Không giống như bể thuỷ sinh phong cách tự nhiên hay phong cách rừng, bể thủy sinh Hà Lan không mô phỏng khung cảnh thiên nhiên hoặc một hệ sinh thái cụ thể, mà mang dấu ấn của người thiết kế. Vì vậy, để thiết kế được một bể cá phong cách Hà Lan người làm bể phải có khả năng kiến tạo, đánh giá và sự hiểu biết chuyên sâu về đặc tính của các loài thuỷ sinh cũng như cách trồng cây thủy sinh.

    Bể thủy sinh Hà Lan sử dụng nhiều loại thực vật khác nhau, chính điều đó giúp phân biệt nó với các phong cách thủy sinh khác tạo ra một bức tranh sặc sỡ đồng thời tạo nên một hệ sinh thái cân bằng cho các loài thực vật thủy sinh và cá. Một người làm bể cần hiểu làm thế nào để trồng và kết hợp các loài thực vật để cho ra một tổng thể thẩm mỹ và cân bằng nhất.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Hướng Dẫn Setup Và Chăm Sóc Bể Thủy Sinh Theo Phong Cách Hà Lan Từ A
  • Báo Giá Bể Cá Thủy Sinh
  • Trang Trí Bể Cá Thủy Sinh Giá Rẻ Cho Quán Điện Thoại
  • 5 Dòng Đèn Thủy Sinh Giá Rẻ Dưới 1 Triệu Cho Bể 60Cm
  • (Căn Bản) Ánh Sáng Trong Hồ Thủy Sinh

Tìm Hiểu Về Phong Cách Bể Thủy Sinh Hà Lan

--- Bài mới hơn ---

  • Tìm Hiểu Hồ Cá Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan
  • Bí Quyết Để Có Bể Thủy Sinh Hà Lan Đẹp Và Lên Màu Căng
  • Hồ Thủy Sinh Mini Để Bàn Tích Hợp Thác Nước Phong Thủy “gốm Xanh”
  • Biotope Là Gì? Các Hình Thái Của Phong Cách Biotope
  • Vật Liệu Lọc Nào Tốt Nhất Cho Hồ Thủy Sinh?
  • Bể thủy sinh Hà Lan truyền thống được coi như là một hoa viên dưới nước nơi mà cây thủy sinh được trồng thành cụm tương hỗ để hình thành một cấu trúc có độ tương phản về màu sắc và hình dạng, cũng như chiều sâu. Trải qua nhiều thập kỷ phong cách bể thủy sinh Hà Lan vẫn được lưu giữ và không lẫn vào đâu được bởi độ tương phản mạnh mẽ, màu sắc dịu dàng, lối mòn khuất dần vào bóng đêm. Đó là những gì được chắt lọc qua nhiều thế hệ người chơi thủy sinh.

    1. Các nguyên tắc cơ bản về thiết lập bố cục bể thủy sinh Hà Lan

    Phong cách bể thủy sinh Hà Lan bao gồm một số nguyên tắc cơ bản về bố cục như sau:

    1.1. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải tạo ra cảm giác hài hòa và mộc mạc

    Người chơi khi tạo bố cục cho bể thủy sinh Hà Lan thường sẽ chia diện tích của bể thành các phần đều nhau (thường thì 10x10cm) sau đó mỗi ô diện tích như vậy người chơi sẽ cắm một loại cây thủy sinh phù hợp, tùy thuộc vào màu sắc và độ cao của cây. Lưu ý trong mỗi đoạn 10cm chiều rộng bể không được có quá một loài cây. Kèm theo điều này, các bụi cây phải tách bạch và không được quá lấn lướt.

    Cách phân chia bố cục một bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    1.2. Bể thủy sinh Hà Lan không có nhiều khoảng trống

    Tối thiểu 80% nền hồ phải được trồng cây thủy sinh.

    1.3. Bể thủy sinh Hà Lan được áp dụng nguyên tắc chia 3

    Người Hà Lan chia chiều rộng bể ra làm 3 phần và đặt một tiêu điểm chính (chẳng hạn một cây màu đỏ, một cây to, một ít lũa hay đá) tại vị trí một phần ba hay hai phần ba. Và không bao giờ được đặt tiêu điểm vào ngay điểm chết nằm chính giữa.

    tạo điểm nhấn cho bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    1.4. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của các loại cây thủy sinh

    Nếu bể thủy sinh Hà Lan không đáp ứng được các yêu cầu này, bạn sẽ kết thúc với một bức tường đơn điệu gồm những cây giống hệt nhau chạy dọc theo chiều rộng bể. Để nhấn mạnh đến độ tương phản, hãy tạo không gian trống giữa những bụi cây và hàng cây cao dần lên (chúng được gọi là “con đường” hay “lối mòn”) nhằm gia tăng chiều sâu. Việc tạo ra những “khe hở” (những bụi cây rời rạc, hay bụi cây có khoảng trống giữa các lá cho phép bạn nhìn thấy phần hậu cảnh ở phía sau) cũng tăng cảm giác về chiều sâu. Mặc dù màu sắc và độ tương phản rất quan trọng nhưng nếu áp dụng thái quá thì có thể làm rối mắt và lấy đi cảm giác cân bằng và nhất quán.

    Bể thủy sinh Hà Lan đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của cây thủy sinh (ảnh sưu tầm)

    2. Cách lựa chọn cây và cá cho bể thủy sinh Hà Lan

    2.1. Cách lựa chọn cây phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

    Như đã nói ở trên, mỗi 10cm chiều rộng bể thủy sinh Hà Lan không trồng quá một loại cây. Các loại cây thường dùng trong bể thủy sinh Hà Lan bao gồm:

    • Hồng ba tiêu, Trầu lùn: Những cây thủy sinh này phát triển chậm và thấp. Ngoài ra, chúng còn giúp tạo ra các “con đường” Hà Lan (là mảng cây mọc thấp được bố trí dưới một góc nhìn và cao dần lên về một bên) nhằm tạo ra chiều sâu làm điểm nhấn cho tổng thể.

    • Tiêu thảo parva , Sao nhỏ : Những loại cây này mọc chậm, thường được trồng thành bụi và hàng từ tiền cảnh đến trung cảnh. Màu sậm như đất của chúng đem lại sự tương phản thích hợp và một khi được trồng, chúng không đòi hỏi phải chăm sóc quá nhiều trong thời gian dài.

    • Đại liễu , Đại bảo tháp, Hồ liễu lá hẹp: Là những loại cây thủy sinh mọc nhanh và có thân lớn, chúng tạo ra sự đa dạng về kích thước cho cái nhìn toàn cảnh, tạo hiệu ứng thị giác táo bạo trong bể thủy sinh Hà Lan của bạn. Bằng việc thường xuyên tỉa cành khi chúng mọc quá cao, chúng vẫn mạnh khỏe và luôn duy trì được hình ảnh mong muốn.

    • Huyết tâm lan , Diệp tài hồng , Vảy ốc : Những loại cây lá lớn và màu sắc nổi bật, thể hiện sự tương phản mạnh mẽ trong bể thủy sinh Hà Lan

    • , Lan muỗng: Những loại cây thủy sinh lá to đứng riêng rẽ, tạo tiêu điểm cho bể thủy sinh Hà Lan.

    Các loại cây cắt cắm được phối hợp hài hòa trong bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

    • Tiền cảnh bể thủy sinh Hà Lan rất tinh tế, gọn gàng, ngăn nắp và hòa nhập với hậu cảnh. Nó có thể gồm những bụi cây tương phản nhưng phải khác loài và không bao giờ được trồng lẫn lộn trong một bụi.

    • Đắp bờ là một phần của bể thủy sinh Hà Lan nhưng được thực hiện theo một nguyên tắc đơn giản. Ở đa số vị trí, nền thường được nâng lên chỉ bằng cách sử dụng lũa. Cây cũng được ghép vào lũa chỉ với mục đích tạo ra ảo giác của một nền dốc lên. Trong những bố cục công phu hơn, bức tường cây được trồng dọc theo mặt kiếng trên những tấm gỗ bần hay thậm chí vỏ bần. Bờ được tạo ra với một mục đích đặc biệt là gia tăng chiều sâu và gắn liền với một góc nhìn hay con đường.

    • Lượng chiếu sáng cũng cần phải được đảm bảo, bộ là hệ thống lọc phổ biến nhất và được phun ở tầm từ 15 đến 20 ppm. Nền đất sét hay laterite được sử dụng, phân bón chứa sắt và khoáng chất được bổ sung một cách thường xuyên.

    Bể thủy sinh Hà Lan cần đảm bảo đủ sáng, có hệ thống lọc và CO2 (ảnh sưu tầm)

    2.2. Cách lựa chọn cá phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

    Các loài cá nhỏ bơi theo đàn được khuyến khích sử dụng trong bể thủy sinh Hà Lan. Có thể kể tên một số loài cá phổ biến trong bể Hà Lan như: , cá sóc đầu đỏ , cá tam giác, cá mắt đèn,…

    Đàn cá nhỏ khiến bể thủy sinh Hà Lan thêm sinh động (ảnh sưu tầm)

    Không giống như bể thuỷ sinh phong cách tự nhiên hay phong cách rừng, bể thủy sinh Hà Lan không mô phỏng khung cảnh thiên nhiên hoặc một hệ sinh thái cụ thể, mà mang dấu ấn của người thiết kế. Vì vậy, để thiết kế được một bể cá phong cách Hà Lan người làm bể phải có khả năng kiến tạo, đánh giá và sự hiểu biết chuyên sâu về đặc tính của các loài thuỷ sinh cũng như cách trồng cây thủy sinh.

    Bể thủy sinh Hà Lan sử dụng nhiều loại thực vật khác nhau, chính điều đó giúp phân biệt nó với các phong cách thủy sinh khác tạo ra một bức tranh sặc sỡ đồng thời tạo nên một hệ sinh thái cân bằng cho các loài thực vật thủy sinh và cá. Một người làm bể cần hiểu làm thế nào để trồng và kết hợp các loài thực vật để cho ra một tổng thể thẩm mỹ và cân bằng nhất.

    Website: https://thuysinhtim.vn Shopee: https://shopee.vn/thuysinhtim

    Hotline: 0865313256 (HN) – 0785111988 (HCM)

    FanPage Facebook: https://www.facebook.com/ThuySinhTim

    Showroom 1: Cuối ngõ 26, phố Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

    Showroom 2: Số 1A Bàu Cát 1, phường 14, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

    --- Bài cũ hơn ---

  • (Góc Người Mới) Hướng Dẫn Set Hồ Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan Từng Bước
  • Hồ Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan Đẹp Nhất Gồm Những Yếu Tố Nào ?
  • Tìm Hiểu Lối Thiết Kế Hồ Thủy Sinh Bán Cạn
  • Máy Tạo Khói Cho Hồ Thủy Sinh Bán Cạn Mist Maker
  • Foam Mius Bán Cạn Tạo Bố Cục Cho Hồ Thủy Sinh Bán Cạn

Phong Cách Thủy Sinh Iwagumi

--- Bài mới hơn ---

  • Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi Và Sanzon Iwagumi (Phần 3)
  • Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi Và Sanzon Iwagumi (Phần 2)
  • Cách Vệ Sinh Ống In
  • 6 Lỗi Phổ Biến Của Người Mới Chơi Thủy Sinh
  • Cách Chọn Bộ Lọc Thích Hợp Cho Hồ Thủy Sinh
  • Nếu đam mê thủy sinh, hẳn các bạn đã nghe qua về phong cách Iwagumi. Vậy phong cách Iwagumi là gì? vì sao lại có nhiều người yêu thích layout Iwagumi?

    Phong cách Iwagumi là gì?

    IWAGUMI trong tiếng Nhật có thể hiểu với nghĩa là “đá hình thành” hay “tạo dựng đá”, hiểu một cách đơn giản thì nó có nghĩa là “ghép những khối đá lại để tạo thành bố cục IWAGUMI”.

    Đây là phong cách được xây dựng và phát triển bởi ngài Takashi Amano, ông đã dày công nghiên cứu cách đây khoảng 30 năm trước, , áp dụng kỹ thuật làm vườn Iwagumi đưa vào thế giới thủy sinh mang một vẻ đẹp đơn giản những đầy mê hoặc.

    Thiết kế và bộ cục cơ bản phong cách Iwagumi

    Điểm độc đáo trong phong cách iwagumi đó chính là mỗi viên đá trong bố cục iwagumi đều có tên riêng và vai trò cụ thể trong thiết kế tổng thể, giúp phong cách này luôn luôn có điểm nhấn và bố cục rõ ràng:

    Là viên đá lớn nhất, mang tính thẩm mỹ cao nhất trong toàn bộ thiết kế, Oyaishi luôn được sử dụng làm tâm điểm cho bố cục.

    Là trọng tâm chính của bể, Oyaishi thường khá góc cạnh và được đặt nghiêng để thể hiện dòng chảy, sự bào mòn của nước.

    Theo truyền thống, nó được đặt ở bên trái hoặc bên phải của Oyaishi. Fukuishi sẽ đóng vai trò cân bằng cho Oyaishi.

    Hòn đá lớn thứ ba, nhiệm vụ của nó là làm nổi bật vẻ đẹp của các hòn đá chính.

    Những viên đá nhỏ còn lại trong bố cục, Suteishi còn được coi là “vật hy sinh.” Mặc dù Suteishi không bao giờ là một phần chính của bố cục nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng phần còn lại của thiết kế.

    Phong cách Iwagumi nhìn qua, bạn có thể thấy nó đơn giản và dễ chơi, dễ setup hơn các phong cách khác, nhưng điểm khó của phong cách này đó chính là việc duy trì được bố cục. Ví dụ, sự bó hẹp trong chủng loại và số lượng động thực vật làm hạn chế nguyên liệu thiết kế của bạn.

    Các loại cây được sử dụng trong phong cách Iwagumi thường là loại bám rễ rất sâu, khiến cho việc đảm bảo hệ thống dinh dưỡng và thay đổi cây trồng trở nên khó khăn.

    Trọng lượng cũng là một nhược điểm trong phong cách này, do việc sử dụng đá, nên trọng lượng của bể rất cao, gây khó khăn nếu chúng ta cần di chuyển.

    Tổng kết

    Iwagumi là một phong cách thủy sinh theo mình nghĩ là rất ấn tượng. Để có thể đi theo phong cách này không hề đơn giản, bạn phải tìm hiểu, đọc qua hướng dẫn và tuân thủ những nguyên tắc chứ không hề tùy tiện được.

    Bố cục Iwagumi vô cùng đơn giản, và những thứ đơn giản thường tồn tại rất lâu. Chính vì những điều đơn giản đó, nếu bạn không biết cách phối kết hợp hay có một con mắt nghệ thuật thì layout này sẽ rất dễ bị hỏng hay tạo cảm giác chán. Chính vì vậy, để tạo ra một bố cục Iwagumi đẹp phụ thuộc rất nhiều vào người setup ra layout đó.

    Xin cảm ơn!

    Nguồn: Tổng hợp internet.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Nghệ Thuật Thiết Kế Hồ Thủy Sinh Theo Phong Cách Iwagumi ⋆ Thủy Sinh Việt Nam
  • Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi Và Sanzon Iwagumi
  • Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi Và Sanzon Iwagumi (Phần 1)
  • Các Loại Lũa Thủy Sinh Và Cách Xử Lý
  • Hướng Dẫn Cách Chọn Và Xử Lý Gỗ Lũa Thủy Sinh

Bể Cá Thủy Sinh Mini Đài Phun Nước Phong Thủy,

--- Bài mới hơn ---

  • Bể Cá Thủy Sinh Thông Minh Xiaomi Hfjh Mini
  • Tản Mạn Muôn Kiểu Trang Trí Hồ Cá Thủy Sinh Đẹp Nhất
  • Cách Làm Hồ Cá Thủy Sinh
  • Bể Cá Mini Để Bàn Làm Việc Bên Dòng Thác Nước Độc Đáo
  • Hồ Cá Thủy Sinh Là Gì?
  • THÔNG TIN SẢN PHẨM : Bể Cá Thủy Sinh Mini Đài Phun Nước Nhỏ Chú Tiểu Ngắm Hồ Sen

    Bể Cá Thủy Sinh Mini Đài Phun Nước Nhỏ Chú Tiểu Ngắm Hồ Sen với thiết kế tạo hình vô cùng đơn giản và gần gũi với cuộc sống thường ngày, mẫu bể cá tích hợp thác nước phong thủ y Độc đáo. Bể cá Thủy sinh Với Chất liệu gốm sứ quen thuộc được phủ lớp Men sáng bóng và bền chắc.

    Điểm Xuyến là Các lu nước nhỏ mang đến nén dân dã và thanh bình, mà trong đó, 1 chiếc với nhiệm vụ tạo thác nước đổ ngược Về Hồ Sen tạo tiếng “NƯỚC” róc rách, “LU” còn lại được thiết kế dành riêng cho bạn, ở đó bạn trang trí, có thể là những cánh hoa xinh tươi, một cây thủy sinh tạo nét độc đáo chỉ Riêng của bạn.

    VIDEO Trực Quan Bể Cá Mini Hồ Thủy Sinh Kết Hợp Đài Phun Nước Nghệ Thuật Mini

    Nét Đẹp thuần Kiết của Bể cá Thủy Sinh Mini “Chú Tiểu Ngắm Hồ Sen”

    Bể Cá Thủy Sinh Mini Nghệ Thuật Sắp Đặt Hoàn Hảo Đi cùng chất Liệu Gốm sứ Thân Thuộc

    Bể Cá Thủy Sinh Mini để bàn cùng sự kết hợp tinh tế đài phun nước với chất liệu gốm sứ cao cấp với màu trắng thanh cao làm chủ đạo biểu hiện của sự sang trọng. Đài phun nước đồng thời là bể cá mini tròn trong sự kết hợp với làn khói sương mờ ảo được tạo ra từ máy phun sương thực sự là 1 vật phẩm phong thủy ứng dụng trong trang trí nội thất mang đến vượng khí cho không gian ngôi nhà bạn.

    Tổng quan Bể cá thủy sinh mini Thác nước để bàn Chú Tiểu Bên Hồ Sen

    Bể Cá Thủy Sinh Mini để bàn với Thác nước nước nhỏ, đi cùng Chú Tiểu Bên Hồ Sen theo trường phái cách Tân cổ điển chất liệu gốm sứ cao cấp tạo nên một sản phẩm hài hòa và gần gũi với cuộc sống thường nhật. Thác nước được thiết kế đơn giản với một bể nuôi cá mini Hình Tròn, cùng Chiếc cầu nhỏ mà trên đó Thác nước đổ những dòng nước trắng Phau về mặt hồ phẳng lạng, nơi những chú cá tung tăng bơi lội.

    Thông tin chi tiết về Hồ thủy sinh mini để bàn Chú Tiểu Ngắm Hồ Sen

    – Chất liệu bể cá mini, hồ thủy sinh mini để bàn: Gốm cao cấp được phủ lớp men trong suốt giúp nổi bật màu sắc đồng thời giữ màu luôn tươi mới với thời gian.

    – Khối lượng của bể cá mini: 3kg

    – Đi kèm 1 máy bơm mini tạo thác nước, Bạn nên mua một máy phun sương mini để tăng vẽ đẹp huyền ảo cho sản phẩm

    Bể cá thủy sinh mini để bàn với thiết kế đơn giản tảo vẽ đẹp Quyến rũ sẽ là món quà tặng sinh nhật cho sếp nữ, bạn gái thân yêu

    Nếu sếp Nữ của bạn là người có sở thích nuôi những chú cá nhỏ thì một món quà tặng cho Chị Ấy nhân ngày sinh nhật, Tết hay món quà 8/3 với bộ bể cá thủy sinh mini Chú tiểu ngắm Hồ sen sẽ là một lựa chọn vô cùng tinh tế, nó vừa thể hiện bạn là người tâm lý, bạn là người hiểu Sếp mình rồi đấy.

    Đây cũng là món quà tặng sinh nhật cho bạn gái có sở thích ngắm nhìn, chăm chút những chú cá nhỏ, bạn nên tặng kèm 1 cặp cá uyên ương xinh đẹp để tăng phần ý nghĩa.

    XEM THÊM CÁC MẪU HỒ THỦY SINH MINI ĐỂ BÀN

    Bể Cá Mini Để Bàn Thác Nước Phong Thủy Món Quà Tặng Quyến RũBể Cá Cảnh Mini Để Bàn Bông Thủy Tinh Nhỏ Phong thủy Độc Đáo

    Nơi Bạn Dễ Dàng và Nhanh chóng sở hữu Tặng Phẩm Bể cá thủy sinh mini Đài phun nước nhỏ chú tiểu ngắm Hồ sen:

    Công ty TNHH Quà Tặng NATRA

    6G16 Ngõ 151-Trần Não-An Khánh – Tp.Thủ Đức-Tp.HCM

    Web: chúng tôi Email: [email protected]

    SĐT&Zalo: 0967.608.268

    Sản phẩm tương tự

    --- Bài cũ hơn ---

  • Địa Chỉ Thiết Kế Hồ Cá Thủy Sinh Tại Quận 6 Tp Hồ Chí Minh Giá Rẻ
  • Hình Ảnh Hồ Cá Thủy Sinh Của Khách Hàng
  • Đèn Led Cho Bể Cá, Hồ Cá, Hồ Thủy Sinh
  • Cách Nuôi Cá 7 Màu Trong Bể Kính Lên Màu Đẹp
  • Combo 5 Loại Cây Thủy Sinh Cắt Cắm Cực Đẹp Cho Bể Cá

Bể Thủy Sinh Phong Cách Tự Nhiên Và Những Điều Cần Biết

--- Bài mới hơn ---

  • 14 Các Loại Cây Thủy Sinh Dễ Tìm Đẹp Trong Tự Nhiên
  • Đặt Hồ Thủy Sinh Trong Văn Phòng Giúp Tâm Hồn Thư Thái
  • Bể Cá Thủy Sinh Xiaomi – Mi Center Viet Nam
  • Tham Quan Trại Thủy Sinh Thùng Xốp – Tstx
  • Hồ Thủy Sinh Đơn Giản
  • Điểm thấp này sẽ là gốc, cây thủy sinh hai bên sẽ được lựa chọn và trồng cao dần, tạo thành một hình chữ “U” trong bể.

    Bố cục lõm rất hữu ích khi minh họa thung lũng, đường xá hoặc sườn đồi và tạo ảo giác về độ sâu trong hồ của bạn.

    • Bố cục lồi

    Bố cục dạng này thường dùng cây trồng, đá, lũa để tạo độ cao cho tiêu điểm. Các loài cây được lựa chọn trồng thấp dần sang hai bên và thường là những loài mọc chậm để hạn chế phải cắt tỉa và không mọc nhanh hơn cây trồng tại tiêu điểm.

    • Bố cục tam giác

    Kiểu bố cục này có hình dạng như tam giác vậy, cao ở một bên và thấp dần xuống phía bên kia hồ.

    Lũa, đá, rêu thường được sử dụng trong bố cục này, mật độ cây trồng dày đặc cũng là một đặc điểm dễ nhận thấy.

    Thực vật trong phong cách bể cá tự nhiên

    Hệ thống thực vật và cá là một thành phần quan trọng của phong cách thiên nhiên.

    Thông thường, phong cách này sử dụng các loài cá và thực vật được tìm thấy trong bối cảnh thực tế mà người làm bể đang cố gắng tái tạo.

    Trong phong cách tự nhiên, thân cây thường được sử dụng nhiều bởi vì chúng phát triển rất nhanh và dày đặc, chúng là sự lựa chọn tuyệt vời cho việc tạo ra sự khác biệt trong trong hồ cá.

    Ngoài ra, việc sử dụng dương xỉ và rêu cũng thường được sử dụng với gỗ trôi dạt và các loại đá trang trí.

    Bạn cũng cần chọn những loại cá phù hợp với phong cách này. Sự lựa chọn cá nên dựa trên hành vi của loài, hình dạng của chúng và tính thẩm mỹ chung.

    Hoặc ngay từ đầu hãy chọn loại cá không làm ảnh hưởng đến phong cách chung của hồ cá, chẳng hạn như cá Tetra.

    Khó khăn khi thực hiện phong cách tự nhiên

    Sự đa dạng giữa các loài và việc có quá nhiều yếu tố trong bể theo phong cách tự nhiên dẫn đến khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng của bể cá.

    Việc cung cấp chất nền tốt, chất dinh dưỡng cho thực vật và giám sát nồng độ CO2 để duy trì bể cá cũng là một điều khó khăn khi sử dụng phong cách tự nhiên.

    Nhìn chung, phong cảnh tự nhiên là một phong cách đẹp và thanh lịch như những cảnh quan thiên nhiên thực sự. Tuy nhiên, việc thực hiện và quản lý phong cách này đòi hỏi kỹ năng phức tạp để duy trì một bể cá khỏe mạnh.

    Lời kết

    Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về phong cách tự nhiên (nature aquarium), hãy để lại bình luân dưới bài viết này.

    Bài viết “Bể thủy sinh phong cách tự nhiên và những điều cần biết” của AHISU được bảo vệ bởi đạo luật DMCA.

    Vui lòng để lại nguồn https://ahisu.com/be-thuy-sinh-phong-cach-tu-nhien/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

    5 out of 5 (12 Votes)

    ☆ ☆ ☆ ☆ ☆

    {{average}}

    ({{percent}})

    {{votes}}

    Votes

    Cám ơn bạn đã đánh giá {{rating}} Stars!

    Looks like something went wrong. Please try to rate again. {{error}}

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thủy Sinh Trong Tiếng Tiếng Anh
  • Bể Cá Treo Tường Trong Nhà Phố
  • Nguyên Lý Cơ Bản Làm Thác Cát Hồ Thủy Sinh
  • Tìm Hiểu 2 Cách Làm Thác Cát Hồ Thủy Sinh
  • Cách Trị Giun Trắng Trong Hồ

Bể Cá Cảnh Phong Thủy, Bể Thủy Sinh Đẹp Chất Liệu Mica Cao Cấp

--- Bài mới hơn ---

  • Cách Xây Hồ Xi Măng Nuôi Cá Cảnh
  • Hòn Non Bộ Mini Ngoài Trời Cực Đẹp Với Hơn 100 Mẫu Để Bán Ngay
  • Hướng Dẫn Các Cách Thi Công Hòn Non Bộ
  • Lọc Hồ Cá Non Bộ
  • Hệ Thống Phụ Kiện Lọc Nước Cho Hồ Cá Koi Chuẩn Nhất
  •  

    Việc lắp đặt các loại bể cá cảnh vào không gian nội thất hiện đại ngày càng được ưa chuộng để tạo cho sự gần gũi, hài hòa với thiên nhiên, không chỉ mang đến một không gian sống giàu thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa tích cực về mặt phong thủy.

    Khi bạn dành chút thời gian mỗi ngày để chăm sóc bể cá và ngắm nhìn các loài thủy sinh bơi lội sẽ giúp thư giãn tinh thần, giảm stress, khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc.

    Các loại bể cá mini hiện nay còn được sử dụng như một món quà để dành tặng người thân, bạn bè hoặc cấp trên, thể hiện sự tri ân, kính trọng, phù hợp với nhiều hoàn cảnh.

    Hiện nay, bể cá thủy sinh có rất nhiều loại với mẫu mã, kiểu dáng và kích thước khác nhau. Tùy theo từng không gian, nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp.

    Xu hướng sử dụng bể cá đa năng thông minh trong không gian nội thất hiện đại

    Bể cá cảnh đẹp đa năng là sản phẩm tích hợp nhiều tính năng và tiện ích khác nhau trong cùng một sản phẩm, giúp chủ nhân thực hiện nhiều mục đích trong cuộc sống, giảm bớt áp lực khi sử dụng.

    Khả năng tích hợp điện thoại di động

    Loại bể cá này có khả năng kết nối với điện thoại thông minh để điều khiển từ xa mỗi khi chủ nhân đi du lịch hay công tác, không có điều kiện chăm sóc thường xuyên. Tính năng này giúp người dùng có thể điều chỉnh nhiệt độ, khử trùng, điều chỉnh đèn, nhập thức ăn, cung cấp oxy, tạo sóng….cho bể cá chỉ thông qua các biểu tượng được hiển thị trên điện thoại di động. Với các thao tác đơn giản và dễ dàng, loại bể cá này đang được rất nhiều gia đình hiện đại ưa chuộng.

    Kết hợp kệ tivi

    Bể cá đúc kết hợp kệ ti vi mang đến một sản phẩm 2 trong 1, giúp các gia đình có diện tích nhỏ, hẹp có thể tiết kiệm không gian tối đa mà vẫn đảm bảo công năng vật dụng trong sinh hoạt cũng như nhu cầu trang trí nội thất. Ngoài ra, việc tích hợp bể cá và kệ ti vi trong cùng 1 sản phẩm giúp bạn tiết kiệm chi phí khi phải mua nhiều loại vật dụng.

    Tích hợp bộ lọc thông minh

    Tiện ích này cho phép người dùng bơm nước và lọc nước tự động thông qua hệ thống mô tơ, kết hợp với van khóa mở an toàn, giúp giữ nguồn nước luôn trong sạch, đảm bảo môi trường sống cho các loài thủy sinh cũng như sự trong lành cho không gian sinh hoạt, giảm áp lực tối đa cho người dùng so với các loại bể truyền thống phải thay nước thủ công.

    Các tiện ích khác

    Hầu hết các loại bể cá thủy sinh hiện nay đều được tích hợp hệ thống đèn led đổi màu ấn tượng, tạo hiệu ứng thẩm mỹ đẹp mắt, là điểm nhấn nổi bật cho không gian. Ngoài ra, việc tích hợp hệ thống phun sương, lọc khí, lọc nước, cho cá ăn tự động giúp chủ nhân không phải mất quá nhiều thời gian trong việc chăm sóc và bảo dưỡng vật dụng.

    Vì sao bể cá chất liệu Mica được ưa chuộng?

    Nhựa mica hay còn gọi là acrylic, đây là loại nhựa hàng đầu trong các vật liệu nhựa hiện nay, có tính ổn định hóa học, kháng thời tiết tốt, được dùng phổ biến trong thi công nội thất: vách ngăn, tủ, cánh cửa, nhà tắm…. Mica là vật liệu phổ biến được sử dụng trong thiết kế bể cá cảnh hiện nay với nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn thủy tinh thông thường.

    Mica có độ trong suốt tinh thể, độ truyền ánh sáng lên tới 92%. Vì vậy dùng trong trang trí bể cá cảnh sẽ tạo hiệu ứng ánh sáng tốt, rõ ràng với màu sắc rõ nét và thẩm mỹ.

    Khả năng chịu mài mòn của mica tương đương với nhôm, chống ăn mòn hóa học và có khả năng chịu thời tiết tuyệt vời. Bể cá cảnh sử dụng chất liệu bằng mica thích hợp sử dụng trong cả môi trường nước mặn và nước ngọt mà không lo bị mài mòn.

    Do mica có độ cứng bề mặt cao nên mica có khả năng chịu áp lực lớn, gấp 16 lần so với thủy tinh thông thường. Vì vậy mica được dùng trong cả những thiết kế bể cá thủy sinh cỡ lớn, hồ bơi hay thủy cung với sức chứa lên đến hàng nghìn, hàng triệu lít nước.

    Một ưu điểm nữa của chất liệu mica là có độ truyền kính tương đương với thủy tinh nhưng mật độ và tỉ trọng chỉ bằng 1/2 thủy tinh thông thường. Mica có độ dẻo dai cao nên có thể dễ dàng gia công lắp ghép, uốn ép theo ý muốn mà không sợ nứt vỡ. Nhờ tính dẻo này mà ngay cả khi bị hư hỏng, mica cũng sẽ không tạo ra những mảnh vỡ sắc nhọn như thủy tinh. Vì vậy sử dụng mica để thi công bể cá cảnh đúc sẽ đảm bảo tính an toàn cao hơn so với các loại thủy tinh.

    Phân loại bể cá thủy sinh

    Để áp ứng việc bài trí phù hợp với từng không gian sống cũng như phục vụ từng nhu cầu sinh hoạt mà các loại bể cá thủy sinh hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giúp việc lựa chọn của khách hàng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

    Bể cá treo tường

    Loại bể cá này vừa tiết kiệm không gian tối đa lại mang đến cho căn nhà thêm lịch sự và sang trọng. Bể cá treo tường có 2 loại là bể treo âm tường và bể treo ngoài tường. Tùy theo thiết kế và thi công căn nhà mà bạn có thể lựa chọn kiểu bể cho phù hợp. Khi lắp đặt loại bể này cần lưu ý, đối với bể âm tường nên chọn độ dày tối thiểu của hốc tường là 0,15m, nên để đúng khoảng hở giữa chiều rộng và chiều cao để dễ dàng vệ sinh bể cá. Đối với loại bể treo tường siêu mỏng thì yêu cầu an toàn tối thiểu là tường 10 (xây bằng gạch đặc) và tường 20 (nếu xây bằng gạch lỗ). Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến việc bố trí đường dây diện để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

    Bể cá thủy sinh mini để bàn

    Với những gia đình có không gian nhỏ, nhân viên văn phòng hoặc không có điều kiện kinh tế thì có thể lựa chọn các loại bể cá mini đẹp để bàn. Loại bể nhỏ này không cần sử dụng đèn, không cần dùng sục, các thao tác lọc nước và thay nước cũng rất đơn giản (thông thường từ 3-7 ngày mới phải thay nước). Với kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, bể cá mini để bàn dễ dàng di chuyển, được sử dụng phổ biến để làm quà tặng thay cho các vật phẩm thông thường.

    Bể cá thủy sinh trang trí phù hợp theo phong thủy tại gia

    Ngoài mục đích trang trí, tăng thêm giá trị thẩm mỹ của không gian sống thì các loại bể cá thủy sinh hiện nay còn được coi là vật dụng nội thất mang yếu tố phong thủy, được rất nhiều gia đình lựa chọn. Xét về ngũ hành, bể cá cảnh là tổng hợp các yếu tố: Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ, có tác dụng điều hòa và cân bằng cuộc sống của gia chủ. Trong đó, hành thuỷ tượng trương cho tài lộc, nguồn nước nuôi dưỡng vạn vật. Mộc tức là cây thuỷ sinh trong bể. Kim là kết cấu của bể như khung, giá đỡ… Thổ là đá, sỏi dưới nền bể. Hỏa là màu đỏ, da cam, vàng của những chú cá. Bể cá phong thủy không chỉ giúp điều hòa không gian sống, đưa không gian hài hòa với thiên nhiên, giúp thu hút tài lộc cho gia chủ. 

    Các loại bể cá thủy sinh dùng để trang trí tại gia hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã, thông thường gồm có các kiểu dáng cơ bản:

    – Bể cá dựa tường: Loại bể này được thiết kế với một cạnh bên thẳng đứng để dựng sát tường nhằm tạo thế vững chắc cho sản phẩm, cạnh còn lại uốn cong hình bán nguyệt để tạo tính thẩm mỹ. Loại này khi bài trí giúp và gia tăng tích diện trưng bày sản phẩm.

    - Bể cá hình trụ tròn: Mẫu này rất linh hoạt trong việc trưng bày cho mọi không gian mà không tốn quá nhiều diện tích sử dụng. Loại bể này thường kết hợp với chân tủ để gia tăng công năng sử dụng cho sản phẩm.

    – Bể cá 2 tầng: được phân ra 2 ngăn: ngăn trên và ngăn dưới để giúp gia chủ sử dụng linh hoạt theo từng nhu cầu và mục đích, có thể vừa nuôi sinh vật cảnh, vừa trang trí không gian, dùng nước để tạo sương khói hoặc độ ẩm cho không gian ngôi nhà.

    – Bể cá đứng: Thường được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật với tiết diện lớn, phục vụ nhu cầu nuôi các loại sinh vật cảnh cỡ lớn hoặc trang trí thủy sinh độc đáo, tạo tính thẩm mỹ cho không gian.

    Bể cá thủy sinh trưng bày cho không gian lớn

    Ngoài các loại bể cá nhỏ trang trí tại gia thì hiện nay, các nhà sản xuất đã phát triển nhiều loại bể thủy sinh cỡ lớn để phục vụ nhu cầu bài trí các không gian lớn hơn: đại sảnh khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi…Tùy theo từng không gian và mục đích bài trí mà các loại bể cá này cũng được phân ra làm nhiều loại:

    – Bể cá đại dương: Giống như các loại bể cá trang trí tại gia nhưng có kích thước và sức chứa lớn hơn, có thể lên tới hàng nghìn lít nước để phục vụ cho việc trưng bày tại các không gian lớn. Bể cá đại dương hiện nay cũng có các kiểu cơ bản: hình trụ tròn, hình trụ đúc, hình chữ nhật, hình bán nguyệt…

    – Hồ cá thủy cung: Hay còn được gọi là đại dương nhân tạo với sức chứa lên tới hàng triệu lít nước, mô phỏng moi trường sống của các loài sinh vật dưới biển, phục vụ nhu cầu tham quan, thăm thú của quan khách, thường được lắp đặt tại các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí…Các loại bể thủy sinh này thường sử dụng khối trụ tròn đúc từ Acrylic liền mạch, không có vết nối để đảm bảo tính an toàn của sản phẩm.

     

    Nên mua bể cá cảnh ở đâu chất lượng, giá cả hợp lý?

    Do sự phát triển của sản xuất nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị phân phối bể cá cảnh đẹp khác nhau với mẫu mã, chủng loại đa dạng. Điều này tạo thuận lợi cho khách hàng có đa dạng các sự lựa chọn cho không gian nội thất của mình. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt của các đơn vị phân phối bể cá cảnh mini Hà Nội hay tại các địa phương khác với các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kết cấu không đảm bảo đã gây hoang mang cho người tiêu dùng, đặc biệt các bể cá cảnh kém chất lượng.

    Thực tế, việc thiết kế bể cá mini cho đến các loại bể thủy sinh đều phải đảm bảo các yếu tố tiêu chuẩn về việc lựa chọn chất liệu, kĩ thuật thi công. Điều này để đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng cũng như các giá trị về thẩm mỹ. Vì vậy, không phải loại bể nào cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn này.

    Hiện nay, các sản phẩm bể cá cảnh nhập khẩu Châu Âu được đánh giá có chất lượng vượt trội, mẫu mã thẩm mỹ, kiểu dáng đa dạng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kĩ thuật của thế giới. Sản phẩm được kết cấu từ chất liệu mica nhập khẩu cao cấp với gỗ công nghiệp MDF, tích hợp hệ thống điều khiển điện tử, bộ lọc khí thông minh, mang đến cho bạn một sản phẩm với sự tiện ích và thẩm mỹ hoàn hảo nhất.

    Bể cá cảnh Châu Âu Saleoff 40% tại Onplaza Việt Pháp

    Các sản phẩm bể cá cảnh nhập khẩu Châu Âu hiện nay đang được phân phối bởi Onplaza Việt Pháp với mức giá ưu đãi lên tới 60%.

    Là đơn vị phân phối các sản phẩm nội thất nhập khẩu hàng đầu hiện nay, Onplaza Việt Pháp mang đến cho bạn đa dạng sự lựa chọn về các sản phẩm bể cá cảnh với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau như hình trụ tròn, kiểu đa năng thông minh, 2 tầng, hồ bơi ngoài trời, thủy cung… Bể cá cảnh thủy sinh của Onplaza được nhập khẩu 100% Mica và linh kiện trực tiếp từ Mỹ, Italia và Malaysia với chế độ bảo hành lên tới 24 tháng, giúp bạn có một không gian sống lý tưởng nhất.

    Ngoài ra, Nội thất phòng khách đẹp Onplaza Việt Pháp còn nhận đặt các thiết kế bể cá phong thủy theo yêu cầu của khách hàng. Để biết thêm về các sản phẩm của chúng tôi, khách hàng có thể liên hệ theo hotline: 0932.144.888 – 024.39.555.888 – 024.32.666.777

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chuyển Nhà Có Bể Cá Bằng Kính Phải Làm Sao?
  • Dịch Vụ Vận Chuyển Lắp Đặt Bể Cá
  • Dịch Vụ Vận Chuyển Bể Cá Cảnh Trọn Gói
  • ​ Máy Bơm Nước Bể Cá
  • Cắt Kính Mặt Bàn Tròn Quận Gò Vấp.giá Rẻ

Phong Cách Hồ Thủy Sinh Bố Cục Rừng

--- Bài mới hơn ---

  • Bố Cục Hồ Thủy Sinh Rừng Dùng Lũa Thẳng
  • Bể Thủy Sinh Ruộng Bậc Thang Kết Hợp Bonsai
  • Cách Trồng Rêu Trong Hồ Thủy Sinh Xanh Tốt Sống Lâu
  • Hướng Dẫn Tự Làm Hồ Thủy Sinh Chơi Ráy Và Dương Xỉ
  • Cách Setup Hồ Thủy Sinh Của Bậc Thầy Amano Takashi
  • 1. Đặc điểm của hồ thủy sinh bố cục rừng

    Bố cục rừng trong thuỷ sinh thường mô tả một hệ sinh thái hoang dã đúng như cảnh vật trong tự nhiên, mà cụ thể hơn là những khu rừng rậm như một khu rừng nhiệt đới hay Amazon.

    Cũng giống như phong cách Hà Lan và phong cách thuỷ sinh tự nhiên, phong cách rừng sử dụng thảm thực vật khá phong phú. Đặc biệt, bố cục rừng là tổng hoà của tính tự nhiên và sự sắp đặt, đỉnh cao của nghệ thuật bài trí “sắp đặt như không sắp đặt”.

    Với hồ thủy sinh bố cục rừng bạn cần hiểu biết rõ về cách nuôi trồng và bảo trì của từng loài cây sẽ sử dụng trong hồ. Đối với người thiếu kinh nghiệm, phong cách này có thể sẽ rất khó khăn để làm chủ nhưng khi thành công, nó sẽ mang lại những kết quả bất ngờ bởi sẽ không có bể nào giống bể nào.

    Một góc hồ thủy sinh bố cục rừng của hồ October Twilight – tác giả Piotr Dymowski

    1.1. Các thành phần trong hồ thủy sinh bố cục rừng

    Phong cách rừng được định nghĩa bởi sự bất đối xứngtính hoang dã của nó. Người chơi sẽ phải sử dụng nhiều lũa, đá để tạo bố cục như một khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ. Bên cạnh đó là trồng dày đặc nhiều loài cây trong một bể để tạo nên sự phong phú như chính trong thế giới tự nhiên.

    1.2. Thiết kế hồ thủy sinh bố cục rừng cơ bản

    Thiết kế của phong cách rừng thể hiện thiên nhiên nhưng lại đặt trong một sự hỗn loạn, bất đối xứng. Đó cũng là điều đã làm khó nhiều người khi muốn theo phong cách này.

    Tốt nhất người chơi nên giữ cho trí óc được tự do khi sắp xếp bố cục, có vậy họ mới có thể mô phỏng lại yếu tố hoang dã, hỗn loạn trong thiên nhiên. Độ phức tạp của bố cục có thể bị giới hạn bởi khả năng, trình độ của mỗi người chơi.

    Nên chọn một bộ nền tốt và đảm bảo chất lượng cũng như độ bền để có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của một số lượng lớn cây trồng. Người ta thường chọn dùng những loài cây có hình thái thân và là tương phản nhau. Điều này sẽ tạo ra các cao độ khác nhau trong bố cục và tạo sự khác biệt giữa các loài giúp bể trông tự nhiên hơn.

    1.3. Cây và cá được đề xuất trong hồ thủy sinh bố cục rừng

    Đã nói tới rừng là nói tới sự đa dạng các loài động thực vật phân tầng từ thấp đến cao, từ rậm rạp đến thưa thớt, từ lá kim đến lá rộng, từ cây cao đến bụi thấp… đó là sự phong phú và khéo sắp xếp của tự nhiên.

    Việc kết hợp nhiều loài cây thủy sinh trong cùng một môi trường quả thực là điều không đơn giản. Bạn có thể chọn những loại có môi trường sống tương tự nhau hoặc “tinh vi” hơn là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ánh sáng khác nhau ở mỗi khu vực nền để tạo được hiểu quả mong muốn với từng loại cây. Để có được một bố cục rừng đẹp thì điều này là cần thiết. Một lựa chọn an toàn là rêu và dương xỉ (hai loài này có rất nhiều chủng loại khác nhau), ngoài ra có thể bổ sung ráy và tiêu thảo, đây đều là những loài có môi trường sống khiêm tốn, từ đó giảm được chi phí đầu tư cho một bể thủy sinh bố cục rừng vốn đã khá cao.

    Nếu trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà bạn chỉ có một số chủng loại cây nhất định? Đừng nản chí, hãy sắp xếp chúng xen kẽ, đừng để những cây cùng loài tạo thành khóm, cụm quá lớn như chúng ta vẫn thường làm.

    Tương tự như vậy, việc lựa chọn cá thủy sinh cũng nên được cân nhắc để có thể tạo ra một hệ sinh thái tự nhiên và hoang dã cho hồ thủy sinh bố cục rừng của bạn. Có nhiều loại cá phổ biến phù hợp như: neon vua, chuột cà phê, sóc đầu đỏ,…

    2. Một số quy luật cần tuân theo khi thiết kế hồ thủy sinh bố cục rừng

    2.1. Quy luật xa – gần trong bố cục rừng

    Hồ thủy sinh mô tả một không gian lớn trên cạn luôn phải tuân thủ quy tắc bất di bất dịch này. Cây ở gần thì nhìn thấy rõ những nét lồi lõm trên thân, cành, tán lá lòe xòe tự nhiên. Cây ở xa thì “phẳng phiu” hơn, chỉ thấy một thân thẳng và tán lá mịn màng, như một cây nấm vậy. Cây ở gần thì rõ ràng, đứng riêng biệt từng cá thể bên cạnh nhau, tán lá đôi khi đan xen vào nhau tạo nên từng khoảng sáng tối ở khu vực dưới gốc. Những cây ở xa lại có cảm giác đứng chen chúc, có khi là liền thành một thảm, không nhìn thấy từng thân cây riêng biệt nữa.

    2.2. Quy luật cao – thấp trong bố cục rừng

    Trong một khu rừng rất ít khi có được sự đồng đều giữa các cây (ngoại trừ rừng trồng cây lâm nghiệp của con người). Cây cao, cây thấp phản ánh một đạo luật của tự nhiên, đó là “luật rừng” – mạnh thắng, yếu thua. Cây nào khỏe, thích nghi tốt sẽ vươn lên cao đón lấy ánh sáng mặt trời, đồng thời lá của chúng sẽ che sáng của các cây ở dưới khiến các cây thấp bé hơn vốn đã khó cạnh tranh lại bị kìm hãm khả năng phát triển. Ngoài ra cũng có những loài cây mà thân chỉ đạt tới một độ cao nào đó là ngừng phát triển. Trong hồ thủy sinh, chúng ta làm chủ được điều này rất dễ dàng, dễ hơn việc tạo hóa khống chế cây rừng nhiều!

    2.3. Các chi tiết nhỏ trong hồ thủy sinh bố cục rừng

    Độ chi tiết của tác phẩm được thể hiện rõ nhất ở những bức ảnh chụp, người xem có thể để “trí tưởng tượng bay xa” cùng tác phẩm của bạn hay không đều phụ thuộc rất lớn vào điểm này.

  1. Vết cắt, vết gãy của lũa: Đây là một điểm trừ rất lớn, nó làm mất đi yếu tố tự nhiên. Những vết này có thể được che đi bằng cách buộc rêu hoặc cho cao lên trên mặt nước. Đôi khi bạn muốn thể hiện một cây rừng bị gãy đổ nhưng những vết gãy của lũa không thể đủ “nham nhở” để hiện thực hóa mục đích của bạn, tốt nhất là nên che chúng đi.
  2. Rễ cây rừng: Rừng già với những thân cây lớn sẽ để lộ những rễ cây ngoằn ngoèo và lớn đến độ cây cỏ xung quanh không thể che lấp nổi. Những rễ cây bằng lũa trong bể thủy sinh cần được sắp xếp hợp lý, chú ý những chỗ tiếp giáp giữa thân và rễ cần được che đi.
  3. Rêu bám thân cây: Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể phủ những loại rêu nhỏ như minifiss lên hầu hết thân cây, tảng đá, thậm chí là rêu hại cũng có thể được sử dụng, nó sẽ phủ nét thời gian lên tác phẩm của bạn – một khu rừng già.
  4. Dây leo tán lá: Dây leo là phương tiện di chuyển linh hoạt của Tazan trong rừng, sự đắt giá của nó còn hơn thế khi xuất hiện trong bể thủy sinh bố cục rừng của bạn. Các loại cây thủy sinh dạng dây leo như rau má bò, bình quả thảo rất phù hợp để phủ lên các tán lá.
  5. Cây buông rễ giả: Chi tiết này hay gặp ở những khúc lũa được tạo dáng theo phong cách bonsai, tuy nhiên điểm trừ hay gặp phải là rễ quá cứng nhắc, không thể hiện được sự buông thõng thẳng xuống dưới gốc như trong tự nhiên. Lúc này tác phẩm của bạn trông thật thảm hại, nên hạn chế sử dụng rễ giả nếu bạn không thể làm cho nó có vẻ tự nhiên.
  6. Cây bụi mọc thấp: Dưới những tán cây lớn thường là đất sống các loại cây bụi hoặc cây bò, chi tiết này cũng sẽ làm giảm diện tích đất trống trong hồ. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng 1 hoặc 2 loài cây là sai lầm. Hãy cố gắng phong phú hóa chủng loại cây bởi không cần số lượng nhiều, chỉ cần điểm xuyết hết phần đất dưới những tán cây lớn. Khu vực nào tán cây không che khuất ánh sáng mặt trời thì nên có những bụi cây cao to hơn một chút.
  7. Sự lộn xộn, xơ xác: Điển hình là thảm trân châu hoặc thảm rêu mướt mát, bằng phẳng dưới tán cây rừng, điều này thật vô lý. Ngoài ra có nhiều cây chúng ta không nên quá chăm chút khi cắt tỉa, một chút xơ xác và lá vàng sẽ giúp tác phẩm trở nên gần gũi với tự nhiên hơn.

3. Những thách thức khi chăm sóc hồ thủy sinh bố cục rừng

Thách thức hàng ngày bạn phải đối mặt là việc chăm sóc cũng như thay nước liên tục. Ngoài ra, sự đa dạng về cây trồng và khối lượng sinh vật sống lớn trong đòi hỏi phải cân bằng lượng Oxy và CO2 hòa tan trong nước. Việc duy trì bể đòi hỏi một bộ lọc nước mạnh mẽphân nước bổ sung.

So với các phong cách khác, lợi thế của bố cục rừng là nó không đòi hỏi cắt tỉa thường xuyên. Tuy nhiên, điều này lại đặt ra một thách thức khác là làm sao để bảo trì hiệu quả hơn mà đỡ tốn thời gian hơn.

--- Bài cũ hơn ---

  • Đặc Điểm Hồ Thủy Sinh Bố Cục Rừng
  • Hồ Thủy Sinh 300L Bố Cục Rừng
  • Tìm Hiểu Phong Cách Hồ Thủy Sinh Bố Cục Rừng
  • Rêu Minifiss Trãi Nền Trang Trí Hồ Cá Thủy Sinh Dạng Thảm Size 18×11 Cm
  • Các Kiểu Sắp Đặt Hồ Thủy Sinh
  • Bể Cá Phong Thủy Mini Hợp Phong Thủy

    --- Bài mới hơn ---

    • Bể Cá Cảnh Mini Để Bàn Phong Thủy
    • Bể Cá Cảnh Mini Phong Thủy
    • Bể Cá Mini Phong Thủy Để Bàn
    • Bể Thủy Sinh Mini Đẹp
    • Lý Do Đặt Bể Cá Mini Trong Phòng Ngủ Tốt? Mệnh Nào Hợp Nuôi Cá
    • Bể cá phong thủy mini vật phẩm phong thủy thịnh hành không thể bỏ qua trong xu hướng thiết kế nội thất. Đối với những người mang mệnh thủy, bể cá mini mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng. Trong một ngôi nhà phải cân bằng các yêu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cuộc sống thành thị ngày nay, việc đem Thủy vào nhà rất khó. Mẹo nhỏ khắc phục yếu tố này chính là sở hữu một bể cá phong thủy mini thiết kế trang trí nội thất, tại các phòng ngủ, phòng làm việc.

      Xã hội hiện đại ngày nay, trang trí nhà cửa không chỉ hướng đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà con người còn quan tâm đến cảnh quan phong thủy. Bởi theo quan niệm phương Đông, phong thủy ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc của gia chủ. Việc lựa chọn các vật phẩm này vô cùng được đề cao. Và chúng ta không thể không nhắc tới bể cá phong thủy mini. Đồ vật vừa có vẻ đẹp thẩm mỹ, mang lại lợi ích phong thủy. Hơn nữa đó là thú vui tao nhã, giải tỏa căng thẳng cực tốt.

      Hình dáng nhỏ xinh, bể cá mini là lựa chọn tối ưu mang thiên nhiên vào không gian của bạn. Để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng hiện nay, bể cá mini được thiết kế với nhiều hình thức đa dạng. Bể cá treo, bể cá để bàn có giá treo, bể cá đặt nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Chất liệu cũng vô cùng phong phú: thủy tinh, nhựa mica trong suốt hoặc mica màu, nhựa ABS… Phù hợp với sở thích nhiều đối tượng khách hàng.

      Theo phong thủy, bể cá là vật tốt lành tượng trưng của thủy trong ngũ hành . Nó đem lại tài lộc, vận may cho gia chủ. Chỉ cần đặt đúng chỗ, chọn đúng loại cá hợp mệnh – ” Tiền vào như nước”. Chính vì thế bể cá mini rất hay được đặt tại bàn làm việc. Ngoài ra còn được trang trí ở phòng khách, bàn đón tiếp, treo trang trí ở gầm cầu thang… Đây là những vị trí tốt phát huy tác dụng chiêu tài hút lộc của bể cá mini.

      Ngày nay từ thành thị đến nông thôn, nhu cầu chơi cá cảnh đều rất nhiều. Bởi vậy, những bể cá phong thủy mini nhỏ xinh là vô cùng lí tưởng. Chúng mang thiên nhiên vào không gian của bạn. Giúp bạn giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi và cuộc sống thêm sinh động.

      Bể cá phong thủy mini được coi là vật phong thủy cân bằng âm dương. Chúng khiến không gian của bạn có thêm luồng khí tốt, vượng cho sức khỏe. Theo tâm linh, nước là thủy sẽ gột rửa những bụi bẩn về cả thể xác lẫn tâm hồn con người. Khiến cho bạn có tinh thần, nhiệt huyết để làm việc. Đồng thời, sẽ có những giây phút thoải mái hơn sau giờ làm việc.

      Theo phong thủy, trong không gian sẽ chia thành 2 khu vực: Thanh Long và Bạch Hổ. Thanh Long là khu vực từ tâm nhà về phía bên trái. Bạch hổ là từ tâm nhà về bên tay phải. Thanh Long là khu vực động, nên có thể sử dụng các vật trang trí chuyển động như bể cá. Còn Bạch Hổ tượng trưng cho khu vực tĩnh, vì vậy không nên đặt bể cá ở khu vực này.

      Theo phong thủy, những vị trí sau không nên đặt bể cá:

      – Phòng ngủ: Đặt bể cá ở đây sẽ dễ mất mát về tài chính, tiền bạc.

      – Phòng bếp: Dễ gây bất hòa trong các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là sức khỏe. Bởi lửa luôn kị với nước.

      – Kiêng đặt dưới ban thờ: Bởi sự chuyển động của nước sẽ ảnh hưởng đến sự yên tĩnh linh thiêng.

      – Kiêng đặt dưới tượng thần: ” Chính thần hạ thủy” sẽ gây tán gia bại sản.

      Đồng thời, bể cá nên chọn hướng phù hợp với tuổi của người nuôi.

      Hiện nay hình dạng kích thước bể cá tương đối đa dạng. Nhưng theo phong thủy, bể cá nên chọn hình tròn, sâu lòng, đáy rộng. Thể hiện sự tròn trịa. Đáy rộng nở hậu kích tài vận. Tuy nhiên, cần tùy thuộc vào vị trí mà ta có thể lựa chọn hình dáng bể phù hợp. Song hình tròn vẫn là tối ưu.

      Màu sắc của cá nên phù hợp với gam màu hợp tuổi của gia chủ. Tuổi thích hợp nhất để nuôi cá là Mộc, bởi quan niệm Thủy sinh Mộc rất tốt. Các tuổi mang mệnh Thủy, Thổ, Kim đều có thể nuôi cá. Duy nhất người mang mệnh hỏa không nên nuôi bởi hỏa rất khắc với Thủy.

      – Người mệnh Mộc: Bể quay hướng Bắc, cá màu xanh lá cây.

      – Người mệnh Thổ: Quay hướng Tây Nam, cá màu xanh dương.

      – Người mệnh Kim: Quay hướng Bắc, cá màu trắng.

      – Người mệnh Thủy: Quay Bắc hoặc đông, cá màu trắng hoặc xanh lá cây.

      --- Bài cũ hơn ---

    • Bể Mj M260 Dài 26Cm
    • Bể Cá Mini Kính Đúc 30X17X20 4Mm
    • Bể Cá Mini Kính Đúc 60X30X35 Cm
    • Đèn Led Kẹp Bể Cá Mini
    • Bể Cá Mini Full Combo Có Đèn