2 trong số những viên ngọc quý ởhàng tiền vệ đang được đá ở cùng một vị trí trong hệ thống của Barcelona. Liệu đó là một sự bổ sung chiều sâu cho chất lượng hay đó sẽ là cơn đau đầu của Xavi khi mà vai trò, vị trí và cả tiềm năng của cả 2 đang quá giống nhau.
Hãy cùng tìm hiểu xem liệu họ có thể thi đấu cùng nhau hay không.
So với một CLB đang gặp khủng hoảng, Barça rất khác biệt, họ đang có vô số tài năng. Và trái ngược với những lời bàn tán của giới truyền thông trong nhiều năm nay, La Masia thực sự vẫn đang sống khỏe mạnh và sản sinh ra nhiều tài năng. Trên thực tế, sẽ là không mấy ngạc nhiên nếu một lượng lớn tài năng tốt nghiệp học viện được đôn lên đội trong một tương lai không xa.
Nguyên nhân cho khẳng định trên có thể gói gọn trong 3 chữ: cung và cầu. Nếu không có sự khủng hoảng của CLB, nhu cầu sử dụng hàng nhà trồng chắc chắn sẽ giảm đi. Nhưng một phần của phương châm ‘Més que un club’ đó là sự tin tưởng vào lò La Masia, tin tưởng vào những ngôi sao trong tương lai. Theo đó, Barça luôn tìm kiếm những giải pháp trong lò trước, sau đó mới là tìm trên thị trường. Đấy phải là phương châm của CLB.
Khi được hỏi về nhà của mình ở đâu, Pablo Martín Páez Gavira hay còn được gọi là Gavi, đã nhanh chóng trả lời rằng "ở La Masia". Điều này có vẻ hơi khó hiểu với người ngoài cuộc, nhưng nó lại hoàn toàn chính xác. Gavi đúng là hiện thân của La Masia theo nhiều cách; Cách anh ấy xoay người, chạy chỗ, kiểm soát bóng, chuyền hay nhận bóng - tất cả đều thể hiện rõ cái “chất Barça”. Nhưng cái cách mà Gavi tác động lên trận đấu thì hoàn toàn khác biệt, nó khiến cậu ấy tách mình hoàn toàn ra khỏi đẳng cấp của một cầu thủ 17 tuổi. Điều này khiến Gavi nổi bật hơn bao giờ hết.
Mặt khác, chúng ta có Pedri; một đứa trẻ tài năng, thành thạo về kỹ thuật và có tư thế hoàn hảo đến mức thường bị nhầm lẫn với một cầu thủ đến từ La Masia. Không, Pedri có thể không được trui rèn ở Barça nhưng chắc chắn rằng cậu ấy có được cái “Barça DNA” mà mọi người hay nói tới đó.
Tuy nhiên, nhiều người đã nhận ra rằng cả hai đều là những cầu thủ có vẻ giống nhau. Những “số 8” nhỏ bé, có tư duy chiếm hữu những khoảng không hệt nhau và sắm vai trò hệt nhau trong một hệ thống. Và bây giờ, nhiệm vụ của Xavi sẽ là tạo điều kiện cho cả 2 cùng thi đấu được trong chiến thuật của anh ấy
Barcelona, mặc dù chưa bao giờ thật sự thiếu chất lượng cầu thủ, nhưng vẫn cứ hoài loay hoay để có được loại chất lượng đúng đắn. Ý tôi muốn nói là những năm qua, Barça đã lạc lối trong con đường tạo ra Galaticos của riêng họ để duy trì sự thống trị và rồi đưa về những cầu thủ không thật sự phù hợp (Coutinho và Griezmann là ví dụ). Trong một thời gian, hàng tiền vệ dường như cũng đang gặp phải vấn đề tương tự, do đó, Ronald Koeman và giới truyền thông nói chung đã liên tục than vãn về việc “thiếu một tiền vệ có thể chất tốt”.
Nhưng thực chất, không nhất thiết phải có thể chất mới có thể xây dựng được lối chơi. Việc có một tiền vệ “biết đấm nhau” chưa và không bao giờ quan trọng đến như thế. Đúng vậy, những tiền vệ box to box và bổ sung chất lượng vào chiều dọc sân trong quá trình build up rất khan hiếm tại Barça. Hệ quả của việc đấy là lối chơi của Blauragna trông có vẻ rất buồn ngủ do lối tiếp cận, xây dựng trận đấu và build up chậm thông qua những đường chuyền trung bình, ngắn. Nhưng để hệ thống này hoạt động tốt, một hàng tiền vệ có tư duy nhất định phải luôn là tâm điểm và điểm mạnh của bất kỳ triều đại nào của Barcelona.
Pedri và Gavi thể hiện điều đó một cách hoàn hảo nhưng qua những phẩm chất khác nhau. Hãy bắt đầu với những điều cơ bản về di chuyển và chiếm lĩnh không gian. Dưới đây là bản đồ nhiệt của 2 cầu thủ này, và không khó để nhận thấy rằng xu hướng hoạt động của 2 người này thật sự giống nhau.
Lưu ý rằng dữ liệu trên đã sử dụng là của Pedri mùa 2020/21 và Gavi mùa 2021/22 và cả hai vẫn chưa thường xuyên chơi cùng nhau. Và vâng, chúng khá giống nhau. Nhưng điểm giống nhau đấy xuất phát từ vai trò của tiền vệ trung tâm lệch trái trong hệ thống của Barcelona. Người ta gọi chỗ đấy là “vùng Iniesta” - cầu thủ đá ở đấy có xu hướng sáng tạo, hoạt động ở hành lang giữa các tuyến và bổ sung ma thuật vào ⅓ cuối sân. Nhưng ở đây có sự khác biệt mà ta cần phải lưu ý.
Trong khi cả hai đều có xu hướng di chuyển rộng khi cần thiết, Pedri có xu hướng giữ vị trí ở giữa nhiều hơn và cũng là người hướng về phía trước nhiều hơn. So sánh số liệu thống kê của họ được Wyscout ghi lại trong năm dương lịch vừa qua, Gavi có trung bình 1,71 lần chạm bóng trong 90 phút so với 2,31 của Pedri. Tương tự, các hành động tấn công thành công của Gavi là 2.13 (sút, tạt và lừa bóng) kém hơn so với con số 2.46 của Pedri.
Nhưng khi mà không tính việc rê bóng trong thống kê đấy, con số của Pedri là 1,97, không thể so được với 2,57 của Gavi. Nếu so về tranh chấp tay đôi thì thậm chí còn chênh lệch hơn: Gavi là 10,71/ 90 phút, con số này của Pedri là 6,63/ 90 phút. Những con số này nếu không đặt vào đúng ngữ cảnh sẽ dễ dàng dẫn đến những kết luận sai lầm. Thực ra thì bạn tranh chấp bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là ở đâu.
Bản đồ tranh chấp dưới đây sẽ giúp bạn dễ hiểu mệnh đề ở trên hơn. Tất nhiên, đây không phải là một bản đồ thống kê trung bình mà là một ví dụ trong một trận đấu riêng biệt nên mẫu có thể thay đổi tùy theo từng trận đấu. Tuy nhiên, trong khi cả hai cầu thủ đều có sự hiện diện rất đậm ở tuyến giữa, Gavi có xu hướng lùi sâu hơn trong khi Pedri là người dâng cao hơn, thâm nhập vào vòng cấm và ⅓ cuối sân nhiều hơn.
Pedri cũng tích lũy được nhiều giá trị bàn thắng kỳ vọng hơn (xG) trong khi Gavi, có lẽ đáng ngạc nhiên, đã có được nhiều giá trị kiến tạo kỳ vọng hơn (xA) trong năm vừa qua mặc dù từng bị chỉ trích vì lối chuyền bóng an toàn của anh ấy.
Nói về việc chuyền bóng, đây là pass map của cả 2 cầu thủ này, được lấy từ 2 trận đấu khác nhau để dễ làm mẫu.
Xu hướng nhận bóng của họ khá giống nhau, từ cách đổi bên, cách lùi sâu, cách tịn tiến trái bóng và cũng đều rất chính xác khi thực hiện. Nhưng một lần nữa, vai trò của họ thực chất lại khác nhau: Pedri là một mũi tên luôn hướng lên phía trước còn Gavi lại là một máy chuyền và luân chuyển bóng lên trên.
Các con số sẽ chỉ ra rõ hơn: Gavi thực hiện trung bình nhiều đường chuyền lên trên hơn, chạy lên trên nhiều hơn, chuyền đến ⅓ cuối sân nhiều hơn, chuyền vào vòng cấm nhiều hơn và thậm chí là tung ra nhiều key pass hơn trong mỗi 90 phút. Mặt khác, Pedri thực hiện trung bình nhiều đường chuyền hơn và hiệu quả hơn trong ⅓ cuối sân, treo bóng nhiều hơn, quan trọng là hiệu quả hơn trong mỗi 90 phút.
Vì vậy, vâng, họ khá giống nhau về một số mặt và họ thực sự có chung một số phẩm chất. Nhưng đồng thời, họ khác nhau ở một số khía cạnh chính mà chúng tôi vừa phân tích ở đây. Bây giờ, đã đến lúc xem xét về mặt lý thuyết, họ có thể hoạt động cùng nhau như thế nào trong hệ thống của Xavi.
Khi cả hai đều khỏe mạnh và sẵn sàng để thi đấu, sẽ là hợp lý khi cho rằng cả hai đều sẽ có cùng tác dụng. Vẫn chưa biết rằng Xavi sẽ để họ cùng đá hay là sẽ chỉ sử dụng 1 trong 2. Tuy nhiên, với khả năng, sự phát triển và thậm chí là phong độ hiện tại của họ, ít nhất là trong trường hợp của Gavi, công bằng mà nói, họ có thể trở thành hai nền tảng của hệ thống mà Xavi đã và đang hướng đến để xây dựng tại Barcelona.
Don Xavi là một huấn luyện viên rất theo khuôn mẫu của Pep Guardiola và nhiều chiến thuật của Xavi giống với huấn luyện viên cũ của anh ấy một cách kỳ lạ. Nhưng có hai khái niệm cực kỳ quan trọng khi nói về triết lý của Xavi: vùng ở trong và vùng song song. Với 2 khía cạnh đó, Xavi đề cao tính ưu việt, chiếm lĩnh chiều ngang sân và thêm sự nguy hiểm vào những pha tịnh tiến bóng thẳng lên trên trong sơ đồ của mình.
Cho đến nay, chúng ta đã thấy đội bóng cũ của Al Sadd được triển khai theo hai đội hình chính: 3-4-3 và 4-2-3-1. Nhưng tại Barcelona, điều đó có thể thay đổi khi nhân sự, phong cách và đối thủ là khác hoàn toàn. Đội bóng xứ Catalan theo truyền thống sử dụng 4-3-3 nhưng điều đó thay đổi tùy thuộc vào trạng thái trận đấu, cách tiếp cận của đối thủ và tình hình nhân sự. Tuy nhiên, một khi Pivot của họ lùi sâu và hậu vệ cánh đẩy cao hơn, nó gợi ta nhớ về cấu trúc 3-4-3 của Al Sadd.
Nếu như Xavi muốn tái hiện những gì anh đã từng làm được tại Al Sadd thì đây có lẽ là lineup phù hợp nhất. 3 trung vệ, một cặp Pivot phía trước và 2 Inside Forward thay vì những cầu thủ thuần chạy cánh. Pedri và Gavi là 2 tiền vệ xuất sắc nhưng cả hai đều có thể chơi ở vị trí tiền đạo cánh hoặc tiền vệ cánh ảo.
Sau tất cả, chúng ta đã từng thấy cả hai đã từng thi đấu như vậy trong quá khứ. Pedri có xu hướng dạt rộng và đẩy về phía trước trong khi Gavi đôi khi là một cầu thủ chạy cánh ảo dưới thời Koeman. Họ thường nhận bóng trong những khoảng không gian rất quan trọng để tiến lên trước và tạo cơ hội, dàn xếp cho cuộc tấn công từ những khu vực mà họ chiếm giữ. Hai vai trò này được chỉ thích hợp với những cầu thủ có chất lượng và nhận thức không gian tuyệt vời, có khả năng nhận bóng, xoay trở nhanh và phối hợp tốt.
Thật thú vị, đó cũng là một vai trò mà Riqui Puig có thể thể hiện khá tốt khi mà cả anh ấy và Pedri đều là những đối tác tuyệt vời cho sự hiện diện của Gavi ở bên phải. Puig là máy gia tốc nhịp độ; dù đôi khi nó hơi phản tác dụng, anh ta sẽ can đảm, mạo hiểm và không thể đoán trước. Pedri thì khác, cậu có thể nhận ra nhu cầu của đồng đội tốt hơn trong bất kỳ tình huống nào nhưng vẫn là một cầu thủ sáng tạo tốt, có điều Pedri biết tiết chế hơn Puig.
Ngược lại điều đó với Gavi, người tấn công năng nổ hơn bên cánh phải và ta sẽ có được thứ mà Barcelona đã thiếu trong một thời gian dài - sự cân bằng. Anh ấy sẽ không thất thường ở ⅓ cuối sân nhưng kiểm soát tốt hơn và có khả năng chống pressing từ xa tốt hơn rất nhiều.
Thật thú vị là sơ đồ chiến thuật mà Xavi từng xây dựng tại Al Sadd lại có thể giúp anh sử dụng được cùng lúc cả 4 cầu thủ chất lượng ở giữa sân như Frenkie de Jong, Nico González, Pedri và Gavi. Một cặp Pivot và một cặp tiền vệ công có thể sẽ là giải pháp.
Có khả năng Xavi sẽ sử dụng Busquets và đẩy de Jong xuống đá hậu vệ nhưng cũng có thể đây sẽ là cơ hội hoàn hảo để Xavi cho ra mắt Mika Màrmol, một trung vệ chất lượng từ lò La Masia thì sao.
Nhưng việc sử dụng sơ đồ này phụ thuộc nhiều vào việc các cầu thủ chạy cánh có thiếu hay không. Nếu cả Dembelé và Fati điều khoẻ mạnh để đá (vâng, rất hiếm), Xavi có thể sẽ sử dụng cái gì đó giống với 4-3-3 hơn. Tất nhiên, đừng quên rằng Ansu cũng có khả năng được sử dụng như một số 9 nếu Barça sớm ký hợp đồng với ai đó như Karim Adeyemi hoặc Raheem Sterling.
Nếu như vậy thì đương nhiên ta sẽ không thấy Pedri và Gavi đá ở cánh. May mắn thay, họ có thể hoạt động tốt như những số 8 trong sơ đồ 4-3-3.
Ở đây, vai trò của họ không thay đổi nhiều so với phương án 3-4-3 mà chúng ta đã thảo luận trước đó. Họ vẫn chiếm lĩnh những khu vực quan trọng trên sân mà Xavi muốn tận dụng trong các đợt tấn công và những sự khác biệt trong lối chơi của họ sẽ tạo ra một cấu trúc cân bằng cho tuyến giữa. Như đã nói ở trên, một người là mũi tên hướng lên trên, một người là nhà thu hồi và trạm trung chuyển bóng.
Điều đó không có nghĩa là họ sẽ chỉ bị giới hạn ở đó mà sẽ phát huy hết thế mạnh của họ. Tất nhiên, một chiếc đinh ba tiền vệ tiêu chuẩn như thế có nghĩa là không có cách nào đưa tất cả họ vào phương trình. Nico đang trở nên nổi bật theo từng phút, Gavi dường như đang ở trong một thế giới của riêng anh ấy, Pedri vẫn như thế dù có chấn thương và De Jong lẫn Busy điều đang còn rất đẳng cấp. Tất cả những điều đó báo hiệu rằng cầu thủ như Puig có thể gặp nhiều khó khăn trong việc gia nhập đội hình.
Khi đó thì câu chuyện sẽ được rẽ sang một hướng khác, khi mà ta nói đến sự cạnh tranh và chiều sâu đội hình.
Barça có thể sử dụng cả 2 người họ. Nhưng điều đó còn tùy vào Xavi có thể tìm ra công thức phù hợp để khai thác tốt nhất tiềm năng ưu tú mà những cầu thủ trẻ này có hay không.
Chúng ta hãy cùng theo dõi và tin vào anh ấy.
Domagoj Kostanjsak (Pedri & Gavi: Co-existing in Xavi's jigsaw)